Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Bài 1: Để liên kết các đoạn văn trong văn bản, ta dùng phương tiện liên kết là từ nối và câu nối. Đúng hay sai.

A. Đúng B. Sai

Bài 2: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản?

A. Làm cho ý nghĩa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.

B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý cho nhau.

C. Làm cho hình thức văn bản được cân đối.

D. Cả ba phương án trên.

Bài 3: Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:

Hiện nay thói ích kỉ tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.

 .những vấn đề trong tác phẩm Nam Cao đặt ra xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.

A. Tuy nhiên B. Hơn nữa

C. Vì vậy D. Mặt khác

 

doc 7 trang cucpham 02/08/2022 700
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Liên kết các đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Liên kết các đoạn văn trong văn bản
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Bài 1: Để liên kết các đoạn văn trong văn bản, ta dùng phương tiện liên kết là từ nối và câu nối. Đúng hay sai.
Đúng B. Sai
Bài 2: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản? 
Làm cho ý nghĩa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.
Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý cho nhau.
Làm cho hình thức văn bản được cân đối.
Cả ba phương án trên.
Bài 3: Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:
Hiện nay thói ích kỉ tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
..những vấn đề trong tác phẩm Nam Cao đặt ra xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.
Tuy nhiên B. Hơn nữa
C. Vì vậy D. Mặt khác
Bài 4: Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4.1, 4.2
a. Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
b. [...]: phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.
(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại
 Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III.)
4.1. Điền từ thích hợp vào dấu [...]:
A. Nhưng B. Nói tóm lại
C. Mặc dù vậy D. Song
4.2. Từ liên kết còn thiếu ở dấu [...] cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung như thế nào?
A. Nối tiếp B. Bổ sung
C. Tương phản D. Khái quát – tổng kết
Bài 5: Những đoạn văn sau đây được liên kết bằng những yếu tố ngôn ngữ nào? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các đoạn?
a. Cô bé ngồi nép mình vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, em thu đôi chân lại, hai bàn tay ôm chặt lấy cho đỡ rét nhưng mỗi lúc em lại càng cảm thấy rét hơn. 
Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu như chưa bán được bao diêm nào hay chưa có ai bố thí cho em một xu, em sẽ bị cha đánh đập bằng những phát roi hằn trên lưng. 
Vả lại, có trở về thì cũng rét vậy thôi, hai cha con em ở trên gác, mặc dù đã lấy những mảnh giẻ nhét vào những khe hở trên bức vách nhưng những luồng gió rét vẫn thổi rít vào trong nhà không ngớt. Đến lúc này, đôi bàn tay em cũng đã tê cứng. (Cô bé bán diêm)
	b. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
	Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (Tôi đi học – Thanh Tịnh)
Bài 6: Hãy thay thế các từ ngữ liên kết đã được sử dụng trong bài tập 5 bằng các từ ngữ đồng nghĩa.
Bài 7: Dưới đây là bài văn ngắn phân tích nhân vật “Lão Hạc” trong văn bản cùng tên của Nam Cao. Giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết. Em hãy viết thêm vào chỗ trống một từ hoặc một câu để các đoạn văn sau có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
	Một trong những cây bút viết về hiện thực trong làng văn học Việt Nam để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ không thể không nhắc đến Nam Cao. Ông để lại rất nhiều những áng văn chương viết về hiện thực xã hội rất có giá trị như: “’Đời thừa”, “Chí Phèo”Trong đó tiêu biểu là truyện ngắn “Lão Hạc”. Tác phẩm này đã khắc họa thanh công nhân vật lão Hạc.
	.Lão Hạc là một người nông dân nghèo, bất hạnh. Vợ mất sớm lão phải gà trống nuôi con. Vì không có tiền cưới vợ nên con trai của lão đã phẫn chí đi đồn điền cao su biền biệt chưa về để lại lão thui thủi một mình. Rồi tai họa dồn dập kéo đến: lão bị ốm, trận bão, mất mùa, làm lão thất nghiệp túng thiếu cùng quẫn phải bán chó và tự tử. Chao ôi, hoàn cảnh của lão sao mà đáng thương đến thế!
	..Khi bán cậu Vàng đi, lão ân hận, day dứt vì cho rằng mình đã đánh lừa con chó.Thấy lão Hạc khó khăn, ông giáo giấu vợ, ngấm ngầm giúp đỡ lão nhưng lão từ chối gần như hách dịch bởi lão không muốn nhận sự thương hại của mọi người. Thậm chí, trước khi chết lão còn gửi tiền ông giáo lo hậu sự vì không muốn liên lụy đến làng xóm và chọn cái chết như một con chó để tự trừng phạt mình. Lòng tự trọng của lão thật đáng trân trọng biết bao!
	Khi con lão vì không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su, lão canh cánh bên lòng cảm giác tội lỗi vì làm cha mà không lo đươc hạnh phúc cho con. Ở nhà, lão ngày đêm thương nhớ, lo lắng mong ngóng con trở về. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Dù đói kém dai dẳng, lão vẫn quyết không bán vườn mà gửi lại ông giáo để cho con . Đặc biệt, lão chọn cái chết, hi sinh sự sống của mình vì không muốn phạm vào mảnh vườn của con. Đây chính là tình phụ tử thiêng thiêng, cao quý!
	Lão Hạc đúng là người nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất cao đẹp. Qua đây ta thấy tác giả thể hiện thái độ yêu thương, trân trọng, ngợi ca sâu sắc. Để khắc họa thành công nhân vật này, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sinh động, gợi hình, gợi cảm; kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt; đặc biệt là tài miêu tả tâm lí nhân vật. Nhờ vậy mà nhân vật lão Hạc luôn được mọi người yêu quý.
Bài 8: Dựa vào các mô hình liên kết sau, tập viết câu nối giữa đoạn văn trên với đoạn văn dưới.
Trên đâydưới đây.
không những..mà còn
..là thế, nhưng
DẶN DÒ
Nắm chắc các cách liên kết đoạn đã học. Hoàn thành các bài tập
Có các phương tiện liên kết nào để liên kết các đoạn văn trong văn bản?
Dùng từ nối các đoạn văn
Dùng câu nối các đoạn văn
Dùng từ nối và câu nối
Dùng lí lẽ và dẫn chứng
Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản? 
Làm cho ý nghĩa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.
Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý cho nhau
Làm cho hình thức văn bản được cân đối
Cả ba phương án trên
Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:
Hiện nay thói ích kỉ tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữa nổi nhân cách, nhân phẩm.
..những vấn đề trong tác phẩm Nam Cao đặt ra xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.
Tuy nhiên
Hơn nữa
Vì vậy
Mặt khác
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4.1, 4.2:
Tháp Ép - phen không những được coi là biểu tượng của Pari, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh, ...
[...] điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
4.1Điền từ thích hợp vào dấu [...]:
A. Nhưng
B. Song
C. Tuy nhiên
D. Mặc dù vậy
4.2. Từ liên kết còn thiếu ở dấu [...] cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung như thế nào?
A. Nối tiếp
B. Bổ sung
C. Tương phản
D. Nguyên nhân – kết quả
Những đoạn văn sau đây được liên kết bằng những yếu tố ngôn ngữ nào? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các đoạn?
a.	Cô bé ngồi nép mình vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, em thu đôi chân lại, hai bàn tay ôm chặt lấy cho đỡ rét nhưng mỗi lúc em lại càng cảm thấy rét hơn. 
Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu như chưa bán được bao diêm nào hay chưa có ai bố thí cho em một xu, em sẽ bị cha đánh đập bằng những phát roi hằn trên lưng. 
Vả lại, có trở về thì cũng rét vậy thôi, hai cha con em ở trên gác, mặc dù đã lấy những mảnh giẻ nhét vào những khe hở trên bức vách nhưng những luồng gió rét vẫn thổi rít vào trong nhà không ngớt. Đến lúc này, đôi bàn tay em cũng đã tê cứng.
(Cô bé bán diêm)
b.	Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
	Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
	(Tôi đi học – Thanh Tịnh)
c.	Tờ giấy xanh lạnh lùng phủ ngoài vách đất chứng tỏ nhà mới có tang.
Nhưng mớ mạng nhện chằng chịt quấn trên đám chân hương lơ thơ lại làm chứng cho một thời gian khá lâu, chủ nhân không hề cúng lễ.
	(Ngô Tất Tố)
d.	Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế cũng càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế còn là một thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến hàng ngàn năm bị sụp đổ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng. 
(Ngữ văn 8, Tập 1)
e.	Cái thứ mặt sắt mà “ ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!
	 Ông quan đã thế, lại còn bài quan nữa. Đại biểu cho bà quan ở đây là mụ mẹ Hoạn Thư.
	(Hoài Thanh)
f. Ngã ba Đồng Lộc
 	Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đường tỉnh lộ số 8 và số 15 thuộc vùng đất đội Hà Tĩnh. Trên một đoạn đường khoảng 20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng hơn 2057 trận bom. Ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, bảo đảm an toàn cho xe và người qua lại. Ngày 24 - 7 - 1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng.
 	Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng, gan dạ, mưu trí. Liên tục 116 ngày đêm làm nhiệm vụ, chị đã quan sát, đánh dấu những quả bom chưa nổ ở các trọng điểm địch đánh phá ác liệt. Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các hút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.
(Ngữ văn 8, Tập 1)
Dựa vào các mô hình liên kết sau, tập viết câu nối giữa đoạn văn trên với đoạn văn dưới.
Trên đâydưới đây.
không những..mà còn
..là thế, nhưng
Viết thêm một câu vào chỗ trống để ba đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
	Nhân vật lão Hạc trong văn bản cùng tên của Nam Cao là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, lão phải gà trống nuôi con. Vì không có tiền cưới vợ nên con trai của lão đã phẫn chí đi đồn điền cao su biền biệt chưa về để lại lão thui thủi một mình. Rồi tai họa dồn dập kéo đến: lão bị ốm, trận bão, mất mùa, làm lão thất nghiệp túng thiếu cùng quẫn phải bán chó và tự tử. Những chi tiết này chứng tỏ lão vô cùng khốn khổ, cô đơn. 
	Khi bán cậu Vàng đi, lão ân hận, day dứt vì cho rằng mình đã đánh lừa con chó.Thấy lão Hạc khó khăn, ông giáo giấu vợ, ngấm ngầm giúp đỡ lão nhưng lão từ chối gần như hách dịch bởi lão không muốn nhận sự thương hại của mọi người. Thậm chí, trước khi chết lão còn gửi tiền ông giáo lo hậu sự vì không muốn liên lụy đến làng xóm và chọn cái chết như một con chó để tự trừng phạt mình. Lòng tự trọng của lão thật đáng trân trọng biết bao!
	.Khi con lão vì không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su, lão canh cánh bên lòng cảm giác tội lỗi vì làm cha mà không lo đươc hạnh phúc cho con. Ở nhà, lão ngày đêm thương nhớ, lo lắng mong ngóng con trở về. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Dù đói kém dai dẳng, lão vẫn quyết không bán vườn mà gửi lại ông giáo để cho con . Đặc biệt, lão chọn cái chết, hi sinh sự sống của mình vì không muốn phạm vào mảnh vườn của con. Đây chính là tình phụ tử thiêng thiêng, cao quý! Qua đây ta thấy tác giả thể hiện thái độ yêu thương, trân trọng ngợi ca sâu sắc.
CHUYỆN LẠ LOÀI KIẾN
Trong các loài vật xung quanh ta có lẽ chẳng ai lạ gì con kiến. Thôi thì kiến vàng, kiến đen, kiến lửa... ai mà chẳng biết? Ấy thế nhưng mà kiến là một loài rất lạ!
Cái lạ thứ nhất là kiến không có bộ não, không có mắt, không có tai, không có bộ phận máy phát âm, chỉ nhờ có xúc giác, thế mà cái gì nó cũng biết, lại còn lôi kéo cả đàn làm theo. Thức ăn, bánh kẹo, mật ong.... không cất cẩn thận thế nào nó cũng bu đến! Đặc biệt nó biết rõ thời tiết. Hễ động trời sắp mưa là nó biết ngay, lo tích thức ăn, bịt kín tổ kiến.
Cái lạ thứ 2 là nó rất khoẻ. Mỗi con kiến có thể mang một trọng lượng nhiều gấp 40 lần trọng lượng cơ thể nó. Trên thế giới này hẳn không có loài vật nào có sức mạnh như thế. Đã thế kiến là loài vật ném không chết. Người ta ném con kiến từ độ cao gấp hàng nghìn lần cơ thể nó, vậy mà khi rơi xuống nó vẫn bình yên bì đi như không!
Cái lại thứ ba: Kiến là một kiến trúc sư tài ba. Bạn đã có dịp thấy tổ kiến chưa? Nếu cắt ra mà xem mới thấy đó là một thành phố có nhiều nhà cao tầng, đường đi lối lại thông suốt, trong đó có cung vua, có hậu cung, có nhà trẻ, kho lương thực, có nhà chung cư! Ở châu Phi có tổ kiến hình trụ hoặc hình kim tự tháp cao mười mấy mét! Chất liệu làm tổ chỉ là đất với nước bọt của chúng mà tổ kiến rất chắc, dùng rìu chặt cũng không đứt!
Cái lạ thứ tư: Kiến là loài vật dũng cảm và hung dư vào loại hiếm có. Nếu gặp địch thủ, dù to lớn thế nào, kiến đều xông vào chiến đấu, không sợ hy sinh, cho đến khi hạ gục đối thủ, hoặc là ăn ngay tại trận, hoặc là mang về tổ. Ở châu Mĩ nhiều người bị kiến tấn công, tiêm nọc độc rồi trong chớp mắt, đàn kiến đông bu lại ăn hết thịt!
Kiến là động vật có hại, vì nó nuôi rệp, lại hay làm tổ ở chân đê gây vỡ đê khi lũ. Nhưng cũng có nơi lấy kiến làm thức ăn, nghe nói giá trị dinh dưỡng gấp ba lần thịt bò!
Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu loài kiến để hạn chế tác hại, lợi dụng các khả năng của chúng nhằm mưu lợi cho con người.
(Dựa theo Bách khoa loài vật)
Gợi ý:
HỌ NHÀ KIM
Trong mọi dụng cụ của con người, có lẽ chúng tôi thuộc loại bé nhất. Tuy bé nhưng nhà ai cũng cần đến. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? chúng tôi là cái kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa li, bề dài khoảng hai ba phân, một đầu nhọn, một đầu tù, có lỗ chôn để sâu chỉ. Kim phải cứng mới dùng được. Khi đứt cúc, sứt chỉ thế nào cũng có tôi thì mới xong.
Tôi có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần đến kim khâu để may áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên bây giờ mới có câu tục ngữ "mài sắt nên kim".
Họ nhà kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim bé hơn để thêu thùa, lại có kim khâu trong khi mổ, kim to khâu giày, kim đóng sách,... Công dụng của kim là để luồn chỉ mềm qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì nhiều nghành sản xuất gặp khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỷ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!
Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để chích vào huyệt nhằm chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!
Họ kim lại còn có kim tiêm. Vẫn thân hình bé nhỏ, cứng cáp, có đầu nhọn, nhưng trong ruột lại rỗng, dùng để đưa thuốc chữa bệnh vào trong cơ thể con người. Khi ốm nặng, cần tiêm mà không có kim tiêm sạch thì nguy!
Chúng tôi bé thật đấy, nhưng không tầm thường tí nào! Chúng tôi làm được những việc mà những kẻ to xác không làm được, có phải là rất đáng tự hào không?
                                                                 (Bài làm của HS)

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_ngu_van_lop_8_lien_ket_cac_doan_van_trong_van_ba.doc