Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn

Câu 2: Dấu hai chấm trong câu: “Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi và chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (trích Tôi đi học – Thanh Tịnh) có tác dụng gì?

 A. Đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp.

 B. Đánh dấu, báo trước phần giải thích cho phần trước.

 C. Đánh dấu, báo trước phần bổ sung cho phần trước.

 D. Đánh dấu, báo trước lời đối thoại.

Câu 3:“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!.”(Lão Hạc – Nam Cao)

Hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích trên?

 A. Đánh dấu lời đối thoại.

 B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

 C. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.

 D. Đánh dấu phần bổ sung trước đó.

Câu 4:Hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Nguyễn Dữ có Truyền kì mạn lục (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là "thiên cổ kì bút" (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

 A. Đánh dấu phần thuyết minh thêm cho phần in nghiêng và phần trong ngoặc kép.

 B. Đánh dấu phần giải thích nghĩa của phần in nghiêng và phần trong ngoặc kép.

 C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt.

 D. Đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin cho phần in nghiêng và phần trong ngoặc kép.

 

docx 3 trang cucpham 1880
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn

Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 - Dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn
DẤU HAI CHẤM VÀ DẤU NGOẶC ĐƠN
Câu 1:Tác dụng của dấu hai chấm là gì?
A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). 
B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. 
C. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh).
D. Cả A, B đều đúng
Câu 2: Dấu hai chấm trong câu: “Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi và chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (trích Tôi đi học – Thanh Tịnh) có tác dụng gì?
A. Đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu, báo trước phần giải thích cho phần trước.
C. Đánh dấu, báo trước phần bổ sung cho phần trước.
D. Đánh dấu, báo trước lời đối thoại.
Câu 3:“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!...”(Lão Hạc – Nam Cao)
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích trên?
A. Đánh dấu lời đối thoại.
B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
C. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
D. Đánh dấu phần bổ sung trước đó.
Câu 4:Hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:
Nguyễn Dữ có Truyền kì mạn lục (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là "thiên cổ kì bút" (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.
A. Đánh dấu phần thuyết minh thêm cho phần in nghiêng và phần trong ngoặc kép. 
B. Đánh dấu phần giải thích nghĩa của phần in nghiêng và phần trong ngoặc kép. 
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt.
D. Đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin cho phần in nghiêng và phần trong ngoặc kép. 
Câu 5:Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?
A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung...).
B. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).
D. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Câu 6:
Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của dấu hai chấm trong ví dụ sau?
Xan-chô Pan-xa vội thúc lừa chạy đến cứu, và khi tới nơi thì thấy chủ nằm không cựa quậy: đó là kết quả cái ngã như trời giáng của lão và con Rô-xi-nan-tê.	
(Đánh nhau với cối xay gió)
A. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó.
B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
C. Đánh dấu lời đối thoại
Câu 7:Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì?
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. (Lão Hạc)
A. Đánh dấu lời đối thoại.
B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
C. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó.
D. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó.
Câu 8:Dấu hai chấm trong phần trích dẫn sau có vai trò gì ?
“Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:	
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”
A. Dùng để đánh dấu báo trước lời đối thoại
B. Dùng để đánh dấu báo trước lời thuyết minh
C. Dùng để đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp
D. Dùng để đánh dấu báo trước phần giải thích
Câu 9:Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau?
"Xan-chô Pan-xa vội thúc lừa chạy đến cứu, và khi tới nơi thì thấy chủ nằm cựa quậy: đó là kết quả cái ngã như trời giáng của lão và con Rô-xi-nan-tê". (Đánh nhau với cối xay gió)
A. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó.
B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
C. Đánh dấu lời đối thoại.
D. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó.
Câu 10:Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì?	
 	Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:	
 	- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!	
 	- Cụ bán rồi?	
 	- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.	
 	(Lão Hạc)
A. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
B. Đánh dấu lời đối thoại.
C. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó.
D. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó.

File đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_ngu_van_lop_8_dau_hai_cham_va_dau_ngoac_don.docx