Tổng hợp tài liệu Nghị luận xã hội - Phùng Thị Hồng Thanh

CÁCH DỰA VÀO ĐỀ BÀI ĐỂ XÂY DỰNG Ý CHO PHÙ HỢP

Các bạn có thể thắc mắc là tại sao đề bài mấy năm gần đây thường đi từ một tác

phẩm văn học, rồi từ một nội dung nào đó sẽ gắn vào nghị luận xã hội. Các bạn cần biết

những lời dẫn trong tác phẩm , những câu hỏi nhỏ của phần có nghị luận xã hội, . sẽ là

những gợi ý không thể bỏ qua để xây dựng ý trong đoạn/ bài nghị luận xã hội đấy. Cùng một

vấn đề nhưng đi từ những tác phẩm khác nhau thì có thể xây dựng ý cũng khác nhau đấy nhé!

VD1: Từ lòng yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn

Kim Lân, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của các bạn trẻ trong giai đoạn

hiện nay.

VD2: Từ hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi

sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của các bạn

trẻ trong giai đoạn hiện nay.

VD3: Từ hình ảnh anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hãy

nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên.

VD4: Từ hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về

tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, hãy nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống

của thanh niên.

=> Từ các đề bài trên, các em có thể thấy, nghị luận về cùng một vấn đề (lòng yêu nước, lí

tưởng sống) nhưng đi từ các tác phẩm khác nhau thì khi xây dựng ý (thường là biểu hiện hoặc

vai trò/ ý nghĩa.) sẽ bám vào tác phẩm để làm. Những vẻ đẹp, tính cách, biểu hiện của nhân

vật, đối tượng trong tác phẩm sẽ là gợi ý để chúng ta viết được nội dung của đoạn văn nghị

luận.

pdf 111 trang cucpham 03/08/2022 681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp tài liệu Nghị luận xã hội - Phùng Thị Hồng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp tài liệu Nghị luận xã hội - Phùng Thị Hồng Thanh

Tổng hợp tài liệu Nghị luận xã hội - Phùng Thị Hồng Thanh
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 1 
MỤC LỤC 
TT NỘI DUNG TRANG 
 Cấu trúc làm đoạn văn nghị luận xã hội 
 Cách dựa vào đề bài để xây dựng ý 
 Cách viết đoạn nghị luận để làm rõ một ý kiến, một nhận định, một quan 
niệm 
 Cách lấy dẫn chứng 
 Cách chuyển ý 
 Đề tài trọng tâm kiến thức NLXH 
1. Lòng tin 
2. Lòng hiếu thảo 
3. Lòng vị tha 
4. Tình bạn đẹp 
5. Nếp nghĩ ―sùng ngoại‖ và ―bài ngoại‖ 
6. Sức mạnh của niềm hi vọng 
7. Lối sống thờ ơ, vô cảm 
8. Tính đố kị 
9. Cách ứng xử với mọi người 
10. Bàn về ―cảm ơn‖ và ―xin lỗi‖ (bài văn) 
11. Phương pháp đọc sách 
12. Hiện tượng học sinh thích đọc truyện tranh và tiểu thuyết ngôn tình 
13. Lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ 
14. Thái độ và trách nhiệm của các bạn trẻ hôm nay trước những đổi thay, biến 
động của cuộc sống. 
15. Vai trò của quê hương và trách nhiệm của bản thân 
16. Hạnh phúc 
17. Sự quan tâm của các tổ chức đến trẻ em 
18. Cuộc chạy đua vũ trang ―không những đi ngược lại lí trí của con người mà 
còn đi ngược lại lý trí của tự nhiên nữa‖. 
19. Vai trò của thiên nhiên và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ 
thiên nhiên 
20. Cám dỗ và bản lĩnh để vượt qua cám dỗ 
21. Vai trò của tình mẫu tử và trách nhiệm của bản thân 
22. Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhật 
23. Đoàn kết 
24. Ý nghĩa của việc đọc sách 
25. Tình cảm của mỗi người đối với quê hương và trách nhiệm 
26. Lòng biết ơn 
27. Khiêm tốn 
28. Dũng cảm 
29. Ý chí, nghị lực 
30. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 
31. Bạo lực học đường 
32. Hiện tượng ―học chay‖, ―học vẹt‖ 
33. Văn hóa đọc 
34. Việc tử tế 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 2 
35. Mạng xã hội (Facebook) – con dao hai lưỡi 
36. Hiện tượng học sinh nói tục chửi thề 
37. Lòng tự trọng 
38. Lòng khoan dung 
39. Tình yêu thương là hành phúc của mỗi người 
40. Lối sống giản dị 
41. Đức tính trung thực 
42. Khi con người mải mê chạy theo những giá trị ảo thì những giá 
trị đích thực của cuộc sống có nguy cơ bị mai một, lung lay. 
43. Suy nghĩ về vấn đề ―tự học‖ 
44. Mối quan hệ giữa ―tài‖ và ―đức‖ 
45. Suy nghĩ về ―cho‖ và ―nhận‖ 
46. Vấn đề thực phẩm bẩn 
47. Hiện tượng giới trẻ nghiện facebook 
48. Khả năng kết nối và cảm nhận thế giới 
49. Hiện tượng nghiện in-ter-net 
50. Hiện tượng sử dụng điện thoại di động không đúng trong học sinh 
51. Hiện tượng chụp ảnh tự sướng 
52. Hiện tượng ô nhiễm môi trường 
53. Sự quan tâm chăm sóc tới trẻ em cơ nhỡ, lang thang 
54. Tính trung thực 
55. 
56. 
57. 
58. 
59. 
60. 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 3 
CẤU TRÚC LÀM ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí Nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng 
1. Giải thích vấn đề 
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện của vấn đề 
(lấy dẫn chứng) 
3. Nêu ý nghĩa (hoặc tác hại) 
- Đối với bản thân 
- Đối với gia đình/nhà trường 
- Đối với xã hội 
4. Bàn luận: về vấn đề trái ngược 
5. Bài học 
- Nhận thức 
- Hành động 
 + Chung: Với mỗi người.... 
 + Riêng: Học sinh 
1. Giải thích vấn đề 
2. Nêu thực trạng (lấy dẫn chứng) 
3. Nêu nguyên nhân 
- Chủ quan 
- Khách quan 
4. Nêu tác hại (hoặc ý nghĩa) 
- Đối với bản thân 
- Đối với gia đình/nhà trường 
- Đối với xã hội 
5. Biện pháp khắc phục/ Cách phát huy và 
bài học liên hệ 
* Lƣu ý: Trên đây là cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, tuy nhiên tùy thuộc vào từng 
đề mà học sinh cần biến đổi hướng dẫn trên sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Sau 
đây là một số lưu ý trong viết đoạn văn nghị luận xã hội 
CÁCH XÁC ĐỊNH TRỌNG TÂM VÀ PHẠM VI DẪN CHỨNG 
VD: 
 - (1) Suy nghĩ của em về lòng yêu nước 
 - (2) Suy nghĩ của em về lòng yêu nước của các bạn trẻ trong giai đoạn hiện 
nay. 
 - (3) Suy nghĩ của em về vai trò của niềm tin trong cuộc sống 
 Qua 3 VD trên có thể thấy, đối với đề bài thứ (1) thì không có trọng tâm và phạm 
vi dẫn chứng rộng (có thể lấy cả trong văn học, trong cuộc sống, cả xưa và nay). Nhưng 
đề bài (2) cũng viết về lòng yêu nước, tuy nhiên khi lấy dẫn chứng cần chú ý cụm từ ―của 
các bạn trẻ trong giai đoạn hiện nay‖. Cụm từ này đã giới hạn cho chúng ta biết chỉ lấy 
dẫn chứng ―các bạn trẻ‖ và ―hiện nay‖ (không lấy dẫn chứng trong văn học, thời xưa,...). 
Đối với đề bài thứ (3) viết về niềm tin phải lưu ý: Trọng tâm của đề bài nằm ở chữ ―vai 
trò‖, như vậy đề nhấn mạnh vào mục 3 trong cấu trúc viết đoạn văn. Đồng thời, dẫn 
chứng của đề (3) là lấy ―trong cuộc sống‖ thế nên, khi xây dựng ý cần chú ý chỉ cần viết 
các mục: 1,3,4,5 trong cấu trúc, đặc biệt là viết sâu vào mục 3 (vai trò/ ý nghĩa...). Vì 
vậy, khi đọc đề bài nghị luận xã hội cần thực hiện các bước sau: 
 B1: Xác định dạng bài nghị luận xã hội (tư tưởng đạo lí hay sự việc hiện tượng) 
 B2: Ghi dàn ý ra nháp (gồm 5 bước theo cấu trúc) 
 B3: Đọc lại đề bài lần nữa và xác định trọng tâm của đề (nhấn mạnh, viết sâu vào 
phần nào) và phạm vi dẫn chứng (rộng hay hẹp) để không viết lan man, viết thừa nội 
dung của yêu cầu... 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 4 
CÁCH DỰA VÀO ĐỀ BÀI ĐỂ XÂY DỰNG Ý CHO PHÙ HỢP 
 Các bạn có thể thắc mắc là tại sao đề bài mấy năm gần đây thường đi từ một tác 
phẩm văn học, rồi từ một nội dung nào đó sẽ gắn vào nghị luận xã hội. Các bạn cần biết 
những lời dẫn trong tác phẩm , những câu hỏi nhỏ của phần có nghị luận xã hội , .... sẽ là 
những gợi ý không thể bỏ qua để xây dựng ý trong đoạn/ bài nghị luận xã hội đấy. Cùng một 
vấn đề nhưng đi từ những tác phẩm khác nhau thì có thể xây dựng ý cũng khác nhau đấy nhé!
 VD1:
Từ
lòng yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn 
Kim Lân, hãy nêu suy nghĩ của em về
lòng yêu nước của các bạn trẻ
trong giai đoạn
 hiện nay.
 VD2: Từ
hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi 
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, hãy nêu suy nghĩ của em
về
lòng yêu nước của
các bạn 
trẻ
trong giai đoạn hiện nay.
 VD3: Từ
hình ảnh anh thanh niên trong “Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hãy 
nêu suy nghĩ của em về
lí tưởng sống của thanh niên.
 VD4: Từ
hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, hãy nêu suy nghĩ của em về
lí tưởng sống 
của thanh niên....
 =>
Từ
các đề
bài trên, các em có thể
thấy, nghị
luận về
cùng một vấn đề
(lòng yêu nước, lí 
tưởng sống) nhưng đi từ
các tác phẩm khác nhau thì khi xây dựng ý (thường là biểu
hiện hoặc 
vai trò/ ý nghĩa....) sẽ
bám vào tác phẩm để
làm. Những vẻ
đẹp, tính cách, biểu
hiện của nhân 
vật, đối tượng trong tác phẩm sẽ
là gợi ý để
chúng ta viết được nội dung của đoạn văn nghị
luận.
Chẳng hạn, ở
VD1 biểu hiện
của ông Hai với lòng yêu nước , chúng ta có thể
xây 
dựng ý cho biểu hiện
về
lòng yêu nước của các bạn trẻ
trong giai đoạn hiện nay như cách 
làm dưới đây:
Biểu hiện về lòng yêu nước của 
nhân vật ông Hai 
Xây dựng biểu hiện về lòng yêu nước dựa vào đề bài 
Khoe làng, nhớ làng, tự hào về 
làng, quan tâm đến làng, cảm 
thấy xấu hổ và thất vọng khi làng 
theo giặc... 
1. Giải thích: 
2. Biểu hiện: 
- Tự hào về quê hương đất nước (vẻ đẹp, văn hóa, 
phong tục tập quán,...), 
- Quan tâm đến những con người sống trên mảnh đất 
quê hương, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó 
khăn,.... 
3. Ý nghĩa 
4. Bàn luận mở rộng 
5. Bài học 
 Nhưng nếu xây dựng ý như ở VD2 lại khác, các cô gái thanh niên xung phong 
trong truyện ngắn ―Những ngôi sao xa xôi‖ của Lê Minh Khuê lại có biểu hiện lòng yêu 
nước khác với nhân vật ông Hai, cho nên khi xây dựng ý cũng có khác: 
Biểu hiện về lòng yêu nước của 
những cô gái thanh niên XP 
Xây dựng biểu hiện về lòng yêu nước dựa vào đề bài 
- Sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ để vào 
chiến trường khói lửa, không 
1. Giải thích: 
2. Biểu hiện: 
- Sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của bản thân để đến 
những miền khó khăn của đất nước, để giúp đỡ đồng 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 5 
ngại khó khăn, gian khổ để hoàn 
thành nhiệm vụ...; 
- Sẵn sàng hi sinh tính mạng để 
hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc 
giao... 
bào,.... 
- Thậm chí nhiều bạn trẻ sau khi rời ghế nhà trường sẵn 
sàng nhập ngũ, đến những nơi biên cương, hải đảo xa 
xôi để canh giữ biên cương và bầu trời của Tổ quốc.... 
3. Ý nghĩa 
4. Bàn luận mở rộng 
5. Bài học 
 Tương tự như vậy với đề ở VD3 và VD4, các bạn học sinh có thể bám vào biểu 
hiện của nhân vật trong tác phẩm để xây dựng ý, như vậy mới là sự khôn ngoan trong 
làm bài. Tuy nhiên, ngoài việc bám vào ngữ liệu đã cho cần có sự suy nghĩ riêng của cá 
nhân về vấn đề bởi đó chỉ là một gợi ý để bài viết đi đúng hướng, để hoàn thiện bài viết 
cần có sự sáng tạo và tư duy. Các bạn học sinh có thể nhận ra ngay trong cách xây dựng 
ý ở các đề bài trong tài liệu này nhé! 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 6 
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỂ LÀM RÕ MỘT Ý KIẾN, 
MỘT NHẬN ĐỊNH, MỘT QUAN NIỆM... 
 Trong mấy năm gần đây, đề nghị luận xã hội của Hà Nội thi vào lớp 10 THPT có 
một số biến đổi đòi hỏi kĩ năng của học sinh cần tốt hơn. Nhiều bạn thuộc cách viết 
nhưng khi đề biến đổi lại không biết cách làm bài và cứ viết cấu trúc thông thường dẫn 
đến hiệu quả bài viết chưa cao. Chúng ta cùng phân tích và chỉ ra điểm giống, điểm khác 
của các đề bài sau nhé: 
VD1: Suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của khó khăn đối với 
mỗi ngƣời. 
VD2: Hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn 
cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi ngƣời khám phá khả năng của chính mình (Đề 
thi năm 2019) 
 Sau đây là cách xây dựng ý cho hai đề bài trên, từ đó các em rút ra kinh nghiệm 
cho mình trong cách làm bài nhé! 
VD1 VD2 (ề thi năm 2019) 
1. Giải thích: Thế nào là 
―hoàn cảnh khó khăn‖? 
2. Vai trò của hoàn cảnh khó 
khăn 
(chỉ ra các vai trò và lấy dẫn 
chứng cho phù hợp) => Trọng 
tâm của đoạn văn 
3. Bàn luận mở rộng 
4. Bài học: Nhận thức, hành 
động 
1. Giải thích: Nội d ... uộc sống thực và cuộc sống ảo, 
lựa chọn một lối ứng xử phù hợp trên các trang mạng xã hội; hãy xác định đúng đắn mục 
tiêu, lí tưởng sống của mình để không lãng phí thời gian vô nghĩa. => Trong ―Thép đã tôi 
thế đấy‖, nhân vật Paven đã có lần khẳng định: ―Đời người chỉ sống có một lần. Phải 
sống sao cho khỏi xót xa ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí‖. Trân 
trọng từng khoảnh khắc của cuộc đời thực, sống trọn vẹn với cuộc sống thực, có như vậy, 
cuộc sống con người mới trôi đi không vô nghĩa. 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
107
Suy nghĩ về hiện tƣợng môi trƣờng bị ô nhiễm hiện nay 
Gợi ý: 
1. Giải thích: Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường sống tự nhiên của con người 
như đất, nước, không khí bị nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại đối với sức khoẻ, tinh 
thần của con người, xã hội. 
2. Biểu hiện: Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề: đất, nước, không khí 
+ Mặt đất đầy rác thải khó phân huỷ 
+ Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chảy tự do vào nguồn nước sạch ở các sông
, hồ, ao, đầm. 
+ Không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn từ các khu công nghiệp. 
3. Hậu quả 
- Tài nguyên thiên nhiên như nước sạch ngày càng khan hiếm, cạn kiệt. 
- Chất lượng cuộc sống của con người nói chung bị giảm sút: tinh thần hoang mang, lo âu, 
đặc biệt sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có những nơi cả làng nhà 
nào cũng có người mắc bệnh hoặc chết vì ung thư. 
- Từng gia đình phải tốn nhiều tiền để chạy chữa bệnh tật. Nhà nước cũng phải chi nhiều 
tiền cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. 
4. Nguyên nhân 
- Chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và 
việc giải quyết những vấn đề phát sinh về xã hội, môi trường 
- Nguyên nhân chính: do ý thức kém của con người: chặt phá rừng, vứt rác thải, xả nước 
thải bừa bãi, săn bắt thú quý hiếm, tiến hành các hoạt động khai thác các tài nguyên thiên 
nhiên một cách vô tội vạ mà không chú ý đến các giải pháp bảo vệ môi trường đã làm 
cho môi trường ngày một bị tàn phá nặng nề, bị ô nhiễm đến mức báo động.
 5. Biện pháp và bài học
 a. BPKP
 -
Phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ 
quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
-
Bên 
cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ
động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính 
cấp phường, xã
 -
Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu 
học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và
những hậu quả của 
việc phá hoại môi trường , từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang 
sống . Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những 
phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu
vực công 
cộng, làm sạch bãi biển
 b. Bài học:
 -
Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. 
Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người 
quanh mình, của toàn xã hội. Đó là trách nhiệm lớn lao của bản thân, thế hệ trẻ trong xã 
hội ngày nay.
 -
Hành động:
 + Tích cực vận động, tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống quanh 
mình.
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 108 
+ Học tập, nghiên cứu để góp phần tìm ra những giải pháp hữu ích nhằm cứu môi trường 
đang bị ô nhiễm. 
+ Có những hành động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp ở chính 
nơi mình đang học tập, cư trú: không vứt rác bừa bãi, xả chất thải đúng nơi quy định, tích 
cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do các đoàn thể tổ chức như trồng cây 
xanh, khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường phố, ngõ xóm 
=> Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần 
lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi 
người. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi 
trường xanh – sạch – đẹp. 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
109
Đề bài: Hiện nay, ở nƣớc ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ 
nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình 
thƣơng để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vƣơn lên sống lành mạnh, tốt 
đẹp. 
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tƣợng đó. 
Gợi ý: 
1. Mở bài 
- Mỗi con người trong cuộc đời được sinh ra và sống trong môi trường khác nhau. Có 
người may mắn được sống trong gia đình ấm êm hạnh phúc. Lại có người không may mất 
cha, mất mẹ, hoặc phải sống cuộc sống lang thang. 
- Cảm thông với những số phận bất hạnh đó, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức 
thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái 
ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, 
tốt đẹp. 
2. Thân bài 
a) Giải thích 
- Trẻ em lang thang, cơ nhỡ là những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên bị mồ côi cả cha lẫn 
mẹ, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, do cha mẹ bất hòa, gia đình khó khăn hay một lí do 
nào đó mà không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, sớm phải sống lang thang, tự lập.
 b) Bàn luận
 (1) Hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ
 -
Cuộc sống của trẻ em lang thang, cơ nhỡ phần lớn là đói rách, nghèo khổ, không được 
học hành đến nơi đến chốn, không được bao bọc, chở che trong vòng tay yêu thương của 
cha mẹ hay người thân. Nhìn chung, đó là những trẻ em chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh 
bởi là trẻ thơ mà không có tuổi thơ.
 -
Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đã và đang sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức: luôn bị 
đói nghèo, bệnh tật đe dọa; bị bóc lột sức lao động; dễ bị kẻ xấu lạm dụng, lợi dụng làm 
việc phạm pháp; dễ bị tha hóa; cuộc sống không ổn định; tương lai mờ mịt, sống hôm nay 
mà không biết ngày mai sẽ ra sao
 -
Trên khắp cả nước, có nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện chung tay giúp đỡ những trẻ 
em bất hạnh này:
 + Sư thầy Đàm Thích Lan ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) đón nhận nuôi dưỡng 
50 trẻ em bị bỏ rơi, cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ nghiện ngập đem con gửi nhà chùa nuôi rồi 
không trở lại, người già neo đơn. Hàng ngày, sư thầy dạy các trẻ những điều thiện theo 
giáo lí Phật, cho học văn hóa, dạy các em làm những công việc nhà chùa theo sức của 
mình.
 + Cô nhi viện Thánh An (Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường , Nam Định) sẵn sàng tiếp 
nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ bị khuyết tật như bại liệt, thần kinh, bị di chứng 
chất độc màu da cam không phân biệt lương –
giáo. Cô nhi viện đã giúp các em học văn 
hóa, dạy nghề để hòa nhập cộng đồng. Từ 1993 đến nay đã nhận 201 trẻ mồ côi, bị bỏ 
rơi. Trong số đó, đã có 23 em được nhận làm con nuôi, 8 em đi học đại học, 9 em đang 
học THPT, 22 em đang học từ mẫu giáo đến THCS, 6 em đã trưởng thành, đi làm ở Hà 
Nội, thành phố
Hồ Chí Minh
 + Mái ấm Diệu Giác (phường Bình An, quận 2, tp. Hồ Chí Minh) có 17 bà mẹ ngày đêm 
túc trực, chăm lo cho 120 đứa con từ 4 ngày tuổi đến 18 tuổi. Các mẹ làm tất bật như 
một doanh nhân. Chỉ khác ở chỗ, các doanh nhân thì có phúc lợi, lương bổng,
còn 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 110 
với những người mẹ hiền làm việc suốt 24 giờ một ngày không lương bổng này thì niềm 
vui duy nhất là nhìn thấy các con khỏe mạnh, khôn lớn, con nào cũng ngoan ngoãn, lễ 
phép. Từ mái ấm tình thương này đã có 3 em học Đại học Giao thông vận tải tp Hồ Chí
 Minh, 3 em đi làm ở nhà in chuẩn bị trở về dạy nghề cho các em nhỏ ở nhà. + Nhiều cá 
nhân, tập thể hảo tâm tuy không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em lang thang, cơ 
nhỡ nhưng luôn sẵn lòng ủng hộ, vận động quyên góp tiền, quần áo, sách vở, thuốc men 
cho những cá nhân và tập thể đang cưu mang những trẻ em bất hạnh. Đáng quan tâm là 
những cuộc vận động lớn như Nhịp cầu trái tim, Nối vòng tay lớn được tổ chức thường 
xuyên mỗi năm. 
(2) Ý nghĩa của hoạt động 
- Góp phần giảm bớt những bất hạnh mà trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang phải gánh chịu; 
trả lại cho các em cuộc sống hạnh phúc, nụ cười hồn nhiên thơ trẻ; 
- Giúp các em có môi trường lành mạnh để phát triển nhân cách, tạo cho các em cơ hội 
thuận lợi để sống tự lập khi bước vào cuộc sống; giảm bớt nguy cơ tội phạm và tệ nạn xã 
hội. 
- Thể hiện bản chất và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Góp phần xây dựng 
một xã hội mà con người coi trọng tình yêu thương – cơ sở của một xã hội văn minh, tốt 
đẹp. 
(3) Mở rộng, phản đề 
- Mọi hành động giúp đỡ cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, từ sự cảm thông, chia sẻ 
và tấm lòng cam tâm tình nguyện chứ không nhằm mục đích khác. 
- Phê phán trong xã hội vẫn còn có những kẻ vô cảm, coi khinh thậm chí là nhục mạ 
những đứa trẻ lang thang, hoặc biến những đứa trẻ trở thành công cụ để thu lợi nhuận. c) 
Bài học nhận thức và hành động 
- Nhận thức: Đây là một hoạt động có ý nghĩa xã hội lớn lao, mang tính nhân đạo sâu sắc
. 
- Hành động: 
+ Khâm phục, cảm động trước tấm lòng nhân hậu, nghĩa cử cao đẹp của những cá nhân, 
tập thể đang nuôi dưỡng, ủng hộ, giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ. 
+ Tình nguyện, tự giác tham gia các hoạt động giúp đỡ trẻ em bất hạnh ở nơi cư trú, học 
tập hay công tác: quyên góp sách vở, đồ dùng sinh hoạt; chăm sóc trẻ em bất hạnh trong 
các mái ấm, cơ sở tình thương; dạy văn hóa, trò chuyện, tâm tình với trẻ. 
+ Tích cực tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ 
nhỡ. 
3. Kết bài 
Trẻ em như búp trên cành 
Biết ăn ngủ, biết học hành là 
ngoan
Thế nhưng, đâu phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có được niềm hạnh phúc bình thường, giản 
dị ấy? Còn nhiều lắm những số phận bất hạnh ngoài kia. Cần nhiều lắm những bàn tay 
chia sẻ, yêu thương để không còn nữa những thân phận trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). 
 111 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_tai_lieu_nghi_luan_xa_hoi_phung_thi_hong_thanh.pdf