Tổng hợp đề thi vào lớp 10 các tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm. chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, . là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.

 Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.

 Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền. mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi. là còn mải, đó chính là tình người!

(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)

Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì

Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm.”

Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì?

Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.

• LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả trong phần đọc hiểu: “cho đi. là còn mãi".

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân?

 

doc 154 trang cucpham 01/08/2022 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề thi vào lớp 10 các tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề thi vào lớp 10 các tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Tổng hợp đề thi vào lớp 10 các tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH
NĂM HỌC 2019 – 2020
1. AN GIANG
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 	Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
 	Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
 	Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!
(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...”
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì? 
Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả trong phần đọc hiểu: “cho đi... là còn mãi".
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân?
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 AN GIANG
 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là: những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thắm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”.
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...”
Các từ sắp xếp thành một trường từ vựng "thành phần tổ chức từ thiện": mạnh thường quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường, người từng có quá khứ lỗi lầm.
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung: giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
Câu 4 (0,50 điểm): Câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
Cả bè hơn cây nứa.
Góp gió thành bão
Hợp quần gây sức mạnh.
Lá lành đùm lá rách
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Thương người như thể thương thân.
Dân ta nhớ một chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụp lại nên hòn núi cao.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Nhiễu điều phũ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):
Tham khảo đoạn văn sau:
Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuôc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ
là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).
Câu 2. (5,0 điểm):
+ Mở bài
– Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ
– Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”.
– Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.
– Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
+ Thân bài.
Những câu đầu tiên của bài thơ tác giả đang hồi ức lại những ngày thơ bé sống ở vùng quê, nơi có những kỷ niệm tuổi thơ trong vắt. Ánh trăng vì thế trong mắt tác giả cũng mang màu sắc trong trẻo, nên thơ.
“Hồi nhỏ sống với rừng
Với sông rồi với biển”
“trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ”
Trong những câu thơ này thể hiện tác giả là người có lối sống giản dị, lớn lên từ những miền quê và có cuộc sống gắn liến với sống biển. Ánh trăng trong kí ức của tác giả mà một màu trong veo, nên thơ của cuộc sống.
“Hồi chiến tranh ở rừng
 Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của những người lính khi sống trong rừng, khi không có đèn không có điện chỉ có ánh trăng soi đường.
- Dọc đường hành quân đi chiến đấu người lính hát cùng ánh trăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng. Ánh trăng đã thân thuộc gần gũi nhưng là người thân của tác giả.
+ Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
– Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” – người khách qua đường xa lạ.
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
-Tác giả vội vàng "bật của sổ" như thể mời một vị khách quý tới nhà, sợ mình chậm trễ người khách sẽ bỏ về.
– Câu thơ dưng dưng – lạnh lùng – nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Vì những con người trong cuộc sống hiện tại dường như bị giá trị vật chất cuốn mình đi.Con người quên đi giá trị tinh thần và ngày càng lạnh lùng, thờ ơ với nhau.
– Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. 
– Vầng trăng vẫn là một vầng trăng tròn đầy như hồi thơ bé tác giả nhìn thấy nhưng chỉ con người là đã thay đổi.
- Tác giả và vầng trăng như một người bạn tri kỷ, hình ảnh ánh trăng tròn đầy tỏa sáng đã khiến cho chúng ta những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình.
- Tác giả đã vô cùng xúc động khi gặp lại ánh trăng một hình ảnh quen thuộc gắn bó từ khi còn nhỏ.
– Lúc này những câu thơ dường như hối hả hơn khiến cho người đọc cũng cảm thấy nghẹn ngào trong từng câu chữ
- Niềm vui khôn tả tác giả cảm giác mình đang được trở về hồi thơ bé.
 * Liên hệ bản thân em và bài học em rút ra được
+ Kết
- Ánh trăng là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Duy nó mang tính triết lý sâu sắc.
- Nó ngầm nhắc nhở chúng ta cần sống chung thủy trước sau như một tránh bị những giá trị vật chất làm lu mờ ý chí.
2. GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 BÌNH THUẬN
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê 
Câu 2. Những từ láy được sử dụng trong đoạn văn: xa xăm, dài dài
Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” là câu ghép.
Hai bím tóc dày(CN), tương đối mềm(VN), một cái cổ cao (CN), kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. (VN)
Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết thế: "mắt tôi" - "nó"
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm)
Câu 2. (4,0 điểm)
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du (đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới)
- Truyện Kiều là tác phẩ ... inh tế. Điều
3. Tổng kết
Truyện khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên, có quan điểm sống tích cực, đẹp đẽ. Đây là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam lặng lẽ cống hiến, xây dựng đất nước.
.............................................
36. ĐỀ NGỮ VĂN VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI – THI VÀO 10 TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2019 – 2020 ( Ngày 05/06/2019)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".
(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.
(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.
(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.
- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?
- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.
(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:
- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!
- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói. 
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai? 
Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp. 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu) 
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn.
Câu 2. (5,0 điểm) Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hòa ca 
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai tươi
Dù là khi tóc bạc... 
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai. NXBGD Việt Nam, 2015) 
Từ đó, liên hệ tới trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay
Gợi ý trả lời 
Phần I – Đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức tự sự
Câu 2:
Ban đầu vị chuyên gia từ chối lời đề nghị của chàng trai vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn.
Câu 3:
Câu văn có lời dẫn trực tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai “ Ngày mai hãy đến đây”
Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp:
Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai ngày mai hãy đến.
Câu 4:
Đồng ý, vì:
- Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế.
- Khi tự học, người học sẽ lựa chọn những gì phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân. 
- Qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. 
Phần II – Tạo lập văn bản
Câu 1:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần: Ý nghĩa của lòng kiên nhẫn
c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau:
1. Nêu khái niệm lòng kiên nhẫn: Là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, nhẫn nại chịu đựng trong hoàn cảnh khó khăn .
2. Bàn luận mở rộng
- Lòng kiên nhẫn giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã.
-Người có lòng kiên nhẫn thường là những người có ý trí theo đuổi mục tiêu cao, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống.
- Người kiên nhẫn sẽ thường đạt được thành công bởi kiên nhẫn giúp con người khẳng định được bản thân mình thử thách được năng lực của mình trước những chướng ngại vật.
- Người có lòng kiên nhẫn tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai.
- Dẫn chứng cụ thể một tấm tấm gương về lòng kiên nhẫn mà em biết.
- Người không có lòng kiên nhẫn thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.Lòng kiên nhẫn cùng với sự tìm tòi và đi đúng hướng mới thành công được, còn nếu bạn kiên trì, nhẫn nại nhưng thiếu hiểu biết thì sẽ đồng nghĩa với phá hoại “ Kiên trì cộng ngu dốt sẽ là phá hoại”
3. Bài học nhận thức và hành động
- Lòng kiên nhẫn là một đức tính đáng quý và đáng có của con người.
- Tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự tỉ mỉ và nhẫn nại. Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khan gian khổ
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề .
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn 
- Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề : ước nguyện hóa thân, dâng hiến của nhà thơ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
1. Giới thiệu chung
a.Tác giả:
- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.
- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý.
2.Cảm nhận
a. Niềm nguyện ước chân thành của tác giả:
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của dân tộc.
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
+Đại từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người. 
+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp đẽ, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ cho thấy lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.
-> Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mười
Dù là khi tóc bạc.
+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
+ Điệp từ “dù là” + hỉnh ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.
-> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.
-> Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.
b. Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.
- Cảm xúc chân thành, tha thiết.
3. Đánh giá chung:
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành, đó là ước nguyện được hòa nhập, được là một con chim hót, một nhành hoa tỏa ngát hương, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác.
- Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh.
4. Liên hệ
- Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, thống nhất và đang trên đà phát triển, nhiệm vụ của chúng ta là phải gắng phấn đấu học tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên: “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Mỗi người với khả năng của mình, hãy cố gắng đóng góp những những “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho đất nước, để đưa quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
​ - Để là người sống có trách nhiệm với đất nước, chúng ta phải sống có mục đích, ước mơ, lí tưởng. Đặc biệt, tuổi trẻ chúng ta cần tránh xa những tệ nạn xã hội, biết sống một cách lành mạnh và có trách nhiệm, hướng về nguồn cội, tổ tiên.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo,thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề .
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt 

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_thi_vao_lop_10_cac_tinh_mon_ngu_van_nam_hoc_2019.doc