Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 các tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 201-2020

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ

chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay,

chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với

những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm. chứa

chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện

trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông

đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc

hiến tạng, . là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy

luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và

đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội,

là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình

thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công

sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật

chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn

cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.

Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền. mà họ nhận được từ

các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc

của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc

cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông,

Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá

trị của việc cho đi, cho đi. là còn mải, đó chính là tình người!

(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)

Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì

Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho

trườngtừ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà

Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả

những người từng có quá khứ lỗi lầm.”

Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là

gì? Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự

tươngthân tương ái của dân tộc.

pdf 145 trang cucpham 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 các tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 201-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 các tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 201-2020

Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 các tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 201-2020
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
1 
GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH – NĂM HỌC 2019 – 2020 
I..AN GIANG 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ 
chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, 
chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với 
những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa 
chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện 
trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông 
đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc 
hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy 
luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. 
 Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và 
đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, 
là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình 
thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công 
sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật 
chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn 
cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật. 
 Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ 
các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc 
của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc 
cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, 
Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá 
trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người! 
(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn) 
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì 
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho 
trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà 
Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả 
những người từng có quá khứ lỗi lầm...” 
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là 
gì? Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự 
tương thân tương ái của dân tộc. 
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): 
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CÁC TỈNH – NĂM HỌC 2019 – 2020 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
2 
I..AN GIANG 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ 
chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, 
chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với 
những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa 
chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện 
trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông 
đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc 
hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy 
luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. 
 Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và 
đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, 
là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình 
thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công 
sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật 
chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn 
cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật. 
 Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ 
các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc 
của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc 
cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, 
Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá 
trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người! 
(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn) 
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì 
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho 
trườngtừ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà 
Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả 
những người từng có quá khứ lỗi lầm...” 
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là 
gì? Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự 
tươngthân tương ái của dân tộc. 
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): 
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả trong 
phần đọc hiểu: “cho đi... là còn mãi". 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
3 
Câu 2. (5,0 điểm) 
Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng 
của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân? 
ÁNH TRĂNG 
Nguyễn Duy 
Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với biển 
hồi chiến tranh ở rừng 
vầng trăng thành tri kỷ 
Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa 
Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường 
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buyn-đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn 
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình 
TP. Hồ Chí Minh, 1978 
(Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 155-156) 
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 BÌNH THUẬN 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4. 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
4 
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím 
tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì 
các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. 
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu 
nâu, hay nheo lại như chói nắng.” 
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh 
Khuê Câu 2. Những từ láy được sử dụng trong đoạn văn: xa xăm, dài dài 
Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như 
đàihoa loa kèn.” là câu ghép 
Hai bím tóc dày(CN), tương đối mềm(VN), một cái cổ cao (CN), kiêu hãnh như 
đài hoa loa kèn. (VN) 
Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết thế: 
"mắttôi" - "nó" 
- PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) 
Câu 2. (4,0 điểm) 
I. Mở bài 
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du (đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới) 
- Truyện Kiều là tác phẩm gây tiếng vang, trở thành kiệt tác văn học Việt Nam 
- Trích dẫn đoạn thơ: khắc họa vẻ đẹp của những trang tuyệt thế giai nhân mà còn 
thể hiện tài năng miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du. 
II. Thân bài 
1. Khái quát vấn đề chung 
- Miêu tả nhân vật khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của 
Nguyễn Du, đây là thành công lớn của ông 
+ Xây dựng thành công nhiều nhân vật để lại dấu ấn như Thúy Kiều, Kim Trọng, 
Từ Hải, Mã Giám Sinh, Sở Khanh 
- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả 
nhân 
vật phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ 
đẹp toàn bích tới chuẩn mực Á Đông là hai nàng Vân, Kiều. 
2. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân (4 câu thơ đầu) 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
5 
- Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên 
nhiên: mai, tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh 
tao, và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết 
- Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: thanh cao, duyên dáng, trong trắng 
+ Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý 
phái của nàng. 
+ Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trăng, 
tuyết, ngọc 
+ Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong 
thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ) 
- Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu 
“thua”, “nhường”, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió 
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều (4 câu thơ tiếp theo) 
+ Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo 
về trí tuệ 
+ Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi 
mắt trong sáng, long lanh của Kiều 
+ Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải 
ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn 
- Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa 
sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh 
khéo là ghét nhau” 
- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy 
này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều 
- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): 
mặn mà, trang trọng, sắc sảo... 
- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích 
điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích. 
- Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca 
trung đại (miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước tro ... hơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở 
ra đoạn hai. 
- Chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, 
chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí. 
=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì 
diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết 
có nhau. Văn mẫu:Phân tích trích đoạn trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu 
TÂY NINH 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới. 
Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy 
được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống 
như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước 
mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển. 
(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh 
Niên) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2: (1,0 điểm) 
Xác định biện pháp tu từ và nếu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu: Ước mơ 
giống nhau thành lại của con tàu. 
Câu 3: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả; người không ước mơ 
sẽtrôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển? 
PPPP. PHẦN LÀM VĂN 
(7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) 
Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị 
lực sống của con người. 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
141 
Câu 2: (4,0 điểm) 
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa 
(Ngữ văn 9, tập 1) của tác giả Nguyễn Thành Long, 
 Hết - 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 TÂY NINH NĂM 
2019 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận 
Câu 2: (1,0 điểm) 
Biện pháp tu từ trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu là so sánh, ước mơ 
được so sánh với bánh lái con tàu. 
- Tác dụng 
- Giúp câu văn thêm độc đáo, dễ hình dung và sinh động hơn 
- Khi so sánh ước mơ như bánh lái con tàu tác giả muốn nhấn mạnh nếu con tàu không 
có bánh lại không thể vận hành, cũng giống như con người sống không có mơ ước thì 
chính là đang sống hoài, sống phí. 
Câu 3: (1,5 điểm) 
Cách nói của tác giả có thể được hiểu như sau: Sống mà không có mơ ước tức là 
không có mục tiêu, cuộc sống tái diễn những ngày tháng lặp lại nhàm chán và rồi cuối 
cùng không biết mình sống để làm gì, không tìm được ý nghĩa cuộc sống. 
- PHẦN LÀM VĂN (7,0 
điểm) Câu 1: (3,0 điểm) 
I. Mở bài 
- Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: ý chí và nghị lực sống là điều cần thiết 
trong cuộc sống. 
II. Thân 
bài 1. Giải 
thích 
- Nghị lực sống: Cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu. 
- Người có ý chí, nghị lực sống: Luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, 
chông gai trong cuộc đời. 
2. Phân tích, chứng minh 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
142 
a) Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị 
lực - Nguồn gốc 
+ Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện 
từ gian khổ của cuộc sống. Ví dụ: Nguyễn Sơn Lâm 
- Biểu hiện của ý chí nghị lực 
+ Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc. Không 
khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven 
b) Vai trò của ý chí nghị lực 
- Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một 
cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate,  
3. Bình luận, mở rộng 
- Trái ngược với những người có ý chí rèn luyện là những người không có ý chí. Giới 
trẻ bây giờ vẫn rất còn nhiều người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất 
bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. 
⇒Lối sống cần lên án gay gắt. 
4. Bài học nhận thức và hành động 
- Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng. 
- Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử 
thách trên chặng đường dài. 
- Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về 
cuộc sống. 
- Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công. 
III. Kết bài 
- Khẳng định lại vấn đề: Có ý chí, nghị lực, niềm tin thì chúng ta có thể vượt qua mọi 
khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và hạnh phúc. 
Câu 2: (4,0 điểm) 
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa 
(Ngữ văn 9, tập 1) của tác giả Nguyễn Thành Long, 
Dàn ý tham 
khảo 1. Mở bài 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
143 
- Giới thiêu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. 
- Nêu cảm nhận chung vẻ đẹp anh thanh niên mà em nhận thấy khi đọc tác 
phẩm 2. Phân tích, cảm nhận 
a. Hoàn cảnh sống và làm việc 
QQQQ. Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm 
công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, 
tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để 
phục vụ sản xuất và chiến đấu. 
RRRR. Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, 
quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công 
việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao. 
b. Là một anh thanh niên với suy nghĩ thật 
đẹp * Nghĩ về công việc: 
SSSS. Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với 
công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình 
được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ 
cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy 
mới gọi là lý tưởng”. 
TTTT. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các 
thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo 
trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra 
vườn, mưa tuyết, giá lạnh...” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của 
cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết 
Mất”. 
UUUU. Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước 
thời tiết nên việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. 
->Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình 
dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. 
* Nghĩ về cuộc sống: 
VVVV. Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, 
mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản 
thân và ý nghĩa của cuộc sống. 
WWWW. Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi 
cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát 
hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, 
bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
144 
=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long 
đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên 
cũng như của những người lao động ở Sa Pa. 
c. Phong cách sống đẹp: 
XXXX. Sống một mình nhưng căn nhà vẫn luôn ngăn nắp, gọn gàng “một căn nhà 
ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng 
của anh thanh niên thu lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, 
một giá sách” 
YYYY. Anh tự tạo niềm vui trong cuộc sống: 
- Anh trồng hoa để cuộc sống có thêm màu sắc “Hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, 
đỏ, hồng phấn tổ ong” 
- Anh nuôi gà để cải thiện bữa ăn và để có thêm niềm vui 
XXX. Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. 
Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh 
tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. 
d. Là một người có đức tính đẹp: 
- Anh cởi mở, chân thành với khách, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát 
gặp gỡ, được trò chuyện. 
YYY. Chặn khúc cây giữa đường để được nói chuyện với mọi người 
ZZZ. Trân trọng mọi người khách ghé thăm 
AAAA. Dù mới gặp mà anh đã rất cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư cô 
+Quý trọng từng phút giây được gặp gỡ, nói chuyện với mọi người - Dầu phải sống một 
mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: 
+ Tự tay đào tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm + Pha nước chè mời khách, thứ chè 
pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn 
+ Tặng cô gái tất cả hoa trong vườn, tặng bác họa sĩ một giỏ trứng đầy. - Anh còn là 
người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là 
nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối vì nghĩ mình không 
xứng đáng, rồi anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng 
đáng cảm phục hơn. 
-> Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy 
chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là 
những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn 
trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. 
 GV – NGUYỄN LÝ TƯỞNG 
145 
e. Về nghệ thuật. 
+ Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ giả, cô kĩ sư trẻ 
và anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng 
đã để lại nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà 
nghiên cứu sét. 
+ Tác giả xây dựng nhân vật - chân dung nhân vật được đánh giá qua những cảm nhận 
trực tiếp, được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. Điều 
3. Tổng kết 
+ Truyện khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên, có quan điểm sống tích cực, 
đẹp đẽ. Đây là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam lặng lẽ cống hiến, xây dựng 
đất nước. 
............................................. 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_de_thi_vao_lop_10_cac_tinh_mon_ngu_van_nam_hoc_201.pdf