Tổng hợp đề thi vào 10 - Ngữ liệu đọc hiểu ngoài sách giáo khoa

. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”.

Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó.

Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì?

 

doc 288 trang cucpham 881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề thi vào 10 - Ngữ liệu đọc hiểu ngoài sách giáo khoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề thi vào 10 - Ngữ liệu đọc hiểu ngoài sách giáo khoa

Tổng hợp đề thi vào 10 - Ngữ liệu đọc hiểu ngoài sách giáo khoa
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀO 10
NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) 
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”.
Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó.
Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng thương người.
Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự
Câu 2. (0,5 điểm) Thành phần biệt lập gọi đáp "Con ơi"
Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến "Gieo nhân nào gặt quả nấy"
Ý nghĩa tục ngữ gieo nhân nào gặt quả nấy có nghĩa là khi bạn ở hiền thì gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ bị như thế, vì thế hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác như thương người như thể thương thân thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình.
Câu 4. (1,0 điểm)
Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Giới thiệu lòng thương người: Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người.  Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lòng thương người.
Bàn luận vấn đề
1. Giải thích thế nào là lòng thương người:
- Lòng thương người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau.
- Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
- Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác.
2. Biểu hiện
a. Trong gia đình:
- Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ
- Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người
- Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tính yêu thương của mình đối với ba mẹ
- Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa an hem với nhau.
*Trong xã hội:
- lòng thương người là truyển thống đạo lí:
“ bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
3. Phê phán bác bỏ những người không có lòng thương người:
- Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương
- Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh
Kết thúc vấn đề: nêu cảm nghĩ của em về lòng thương người
Câu 2. (5,0 điểm) 
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. Thân bài
1. Giới thiệu tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.
2. Phân tích nhân vật anh thanh niên
a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
    + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
    + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
    + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
- Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình
b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
    + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m)
    + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
    + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
    + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
- Hành động, việc làm đẹp
    + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
- Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp
    + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
    + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
    + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé
→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
- Anh thanh niên đại diện cho người lao động
    + Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
    + Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.
- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.
- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.
--------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 : (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
   “Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người... "
 (Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ -2005)
1. Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. Hãy cho biết, trong các phương thức biểu đạt ấy, đâu là phương thức biểu đạt chính được sử dụng? (0.5 điểm)
2. Câu văn “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại” mang hàm ý gì? Tác dụng? (0.5 điểm)
3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong đoạn văn. (1.0 điểm)
Câu 2 : (3.0 điểm)
Nhà khoa học vĩ đại của nhân loại, Albert Einstein đã từng chia sẻ rằng :
   “Tôi rất biết ơn tất cả những người đã nói KHÔNG với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc.”
(Nguồn: www.loihayydep.org)
   Trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu nói của Einstein.
Câu 3 : (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau :
      “Bỗng nhận ra hương ổi
       Phả vào trong gió se
       Sương chùng chình qua ngõ
       Hình như thu đã về
      Sông được lúc dềnh dàng
      Chim bắt đầu vội vã
      Có đám mây mùa hạ
      Vắt nửa mình sang thu”
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1 (2.0 điểm)
1. - Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn : Tự sự, biểu cảm.
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: Tự sự.
3. Các biện pháp tu từ (chính) được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng :
- Tương phản (Đối lập) : “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại”: Tương phản giữa ra đi và ở lại.
- Ẩn dụ: “Lòng tôi bất giác chùng xuống”; “đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi”: Lòng tôi chùng xuống và đôi chân nặng nề là ẩn dụ cho nỗi niềm luyến tiếc của nhân vật.
- Hoán dụ + Nhân hóa: “Trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau”: T ... ức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “Tôi” trong câu chuyện thể hiện tình cảm gì của nhân vật đối với ông lão ăn xin? (0.5 điểm)
Câu 3: Theo em, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện  đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?(0,5 điểm)
Câu 4:  Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? ( 1.5 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương của giới trẻ hiện nay.
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:
- Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát.. Không vào giờ "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lại phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đây, bác cũng chẳng thèm người là gì?"
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hoà nhé!". Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn... .
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD)
GỢI Ý LÀM BÀI
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự 
Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm xót thương và đồng cảm với cảnh ngộ của người ăn xin 
Câu 3: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác 
Câu 4: Các bài học rút ra từ văn bản:
-  Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.
- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác
- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.
Trả lời được 1 trong 3 bài học trên thì được trọn điểm
Học sinh có thể rút ra các bài học khác nhau nhưng phải gắn với thông điệp của văn bản.
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1. (2.0 điểm)
a/ Yêu cầu về kỹ năng: 
HS biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc. 
b/ Yêu cầu về kiến thức: 
            Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu lên được quan điểm của bản thân (có thể là đồng ý, có thể là không đồng ý hoặc ý kiến khác) và lý giải được vì sao lại có quan điểm như vậy:
            1/ Giới thiệu vấn đề bàn luận: Tình yêu thương con người là phẩm chất cao quý, sáng ngời giá trị nhân văn của mỗi con người chúng ta, phát xuất từ tình yêu những người ruột thịt : cha mẹ, anh em, họ hàng cô bác rồi đến cộng đồng người trong xã hội nói chung.
            2/ Đưa ra quan điểm đánh giá của bản thân:
- Quan điểm tích cực: Giới trẻ ngày nay vẫn luôn thể hiện tình yêu thương của mình với gia đình, thầy cô, bạn bè và xã hội. Những học sinh, sinh viên không những lo đèn sách, học tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức mà họ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội như: Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo,dạy thêm cho các mái ấm  đó là biểu hiện tốt đẹp của tình yêu thương con người
            - Quan điểm tiêu cực: Hiện nay, một bộ phận giới trẻ ăn chơi lêu lổng, ích kỉ, vô cảm với cuộc sống của người thân trong gia đình và xã hội. Những người này không những không thể hiện tình yêu thương đối với gia đình, mọi người xung quanh mà thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
            3/ Rút ra bài học cho bản thân
 Câu 2.
1. Mở bài:  Giới thiệu tác giả, đoạn trích
- Tác giả Nguyễn Thành Long:
+ Là một nhà văn Việt Nam, Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định
+ Ông có nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Bác cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),...
- Tác phẩm Lặng lẽ Sapa:
+ Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật
+ Qua câu chuyện ta có thể thấy được nhiều phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên
+ Tác phẩm xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
+ Đoạn trích nằm trong đoạn hội thoại của anh thanh niên với ông họa sĩ qua đó bộc lộ vẻ đẹp trong tính cách của người thanh niên.
2. Thân bài: Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích cuộc đối thoại với ông họa sĩ
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cổ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định).
- Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.
* Những nét đẹp trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với mọi người.
- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp:
- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “ Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịtmình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.
- Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
- Ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quí trong công việc thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”
- Anh còn biết tìm đến những niềm vui lành mạnh để cân bằng cuộc sống tinh thần của mình. Cuộc sống của anh không còn cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn ( trồng hoa, nuôi gà ). Thế giới riêng của anh là công việc “ Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời anh thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”
* Ở người thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến
- Anh đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quí báu: “ Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời cô và bác vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm”, “ Trời ơi chỉ còn có năm phút !”
- Anh còn người khiêm tốn thành thực, cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ, nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục.
=> Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng bằng những chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghiã của công việc.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về phẩm chất con người tốt đẹp của anh thanh niên.
- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người: dù trong hoàn cảnh đơn độc giữa thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà con người vẫn không cô đơn buồn tẻ khi người ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của mình.
--------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_thi_vao_10_ngu_lieu_doc_hieu_ngoai_sach_giao_kho.doc