Tổng hợp Các biện pháp tu từ
I. SO SÁNH
1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có
nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Tác dụng của phép so sánh: Vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự
vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm
sâu sắc.
3. Các kiểu so sánh:
-So sánh ngang bằng. Ví dụ: Cô giáo như mẹ hiền
- So sánh không ngang bằng. Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con .
4. Cách nhận biết
- Câu có từ so sánh giữa hai vế:
+ Từ so sánh ngang bằng: như, là. tựa, như là.
Ví dụ: “Cô giáo như mẹ hiền”; “Người ta là hoa đất”
+ Từ so sánh không ngang bằng: hơn, kém, chẳng bằng, không bằng.
Ví dụ: “Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”.
- Câu có từ so sánh bị ẩn đi: Nhận dạng với dấu hai chấm giữa hai vế hình
ảnh
Ví dụ: “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp Các biện pháp tu từ
Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 1 CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ I. SO SÁNH .......................................................................................................................... 2 II. NHÂN HÓA..................................................................................................................... 2 III. ẨN DỤ............................................................................................................................ 3 IV. HOÁN DỤ ...................................................................................................................... 4 V. NÓI QUÁ ......................................................................................................................... 5 VI. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH ................................................................................................ 5 VII. PHÉP LIỆT KÊ ............................................................................................................... 6 VIII. ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ, LẶP TỪ ..................................................................................... 6 IX. CHƠI CHỮ:..................................................................................................................... 7 X. CÂU HỎI TU TỪ .............................................................................................................. 8 XI. DẤU CHẤM LỬNG (DẤU BA CHẤM) ........................................................................... 8 Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 2 I. SO SÁNH 1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Tác dụng của phép so sánh: Vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 3. Các kiểu so sánh: -So sánh ngang bằng. Ví dụ: Cô giáo như mẹ hiền - So sánh không ngang bằng. Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con . 4. Cách nhận biết - Câu có từ so sánh giữa hai vế: + Từ so sánh ngang bằng: như, là. tựa, như là.... Ví dụ: “Cô giáo như mẹ hiền”; “Người ta là hoa đất” + Từ so sánh không ngang bằng: hơn, kém, chẳng bằng, không bằng.... Ví dụ: “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”. - Câu có từ so sánh bị ẩn đi: Nhận dạng với dấu hai chấm giữa hai vế hình ảnh Ví dụ: “Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào” II. NHÂN HÓA Cách gọi tả vật, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn dùng gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới vật, đồ vật trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. => Làm cho đối tượng hiện ra thật sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn. Cách nhận biết Có 3 kiểu nhân hóa: Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 3 - Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị Cốc, Chú Dế Mèn, Bác Tai, Lão Miệng,... - Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: “Tre giữ làng ,tre xung phong đánh giặc...” - Trò chuyện với vật như với người : “Trâu ơi ta bảo trâu này...” III. ẨN DỤ - Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. CÁCH NH ẬN BIẾ T ⃰ Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp: - Ẩn dụ hình thức- tương đồng về hình thức: + Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”. ð Về hình thức, lửa hồng tương đương màu đỏ của bông hoa râm bụt. - Ẩn dụ cách thức- tương đồng về cách thức. + Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (tục ngữ) ð Ăn quả tương đồng về cách thức với hưởng thụ thành quả lao động, trồng cây tương đồng với cách thức công lao khó nhọc tạo ra thành quả. Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 4 IV. HOÁN DỤ Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (Hoán dụ gợi vào sự liên tưởng tương cận( gần gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới(A) và tên cũ (B) có quan hệ gần gũi.) Cách nhận biết: Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp: - Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể Ví dụ: Bàn tay ta làm lên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Ca dao) ð Bàn tay- con người lao động- lấy một bộ phận người để chỉ toàn bộ con người diễn tả sinh động về công sức của con người và gợi những liên tưởng ý vị sâu sắc về ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống. “Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời Một khối óc lớn đã ngừng sống” (Xuân Diệu) ð “Một trái tim”, “một khối óc” là hình ảnh hoán dụ để chỉ cả con người đó là Bác Hồ- vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật được chứa đựng: Ví dụ: Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh ( Tố Hữu) “Trái đất” là vật chứa đựng chỉ toàn thể những con người sống trên trái đất( vật bị chứa) Ăn ba bát, uống ba chai Dùng bát và chai để chỉ những cái chứa trong chúng( cơm, cháo, mì, bia, rượu) là lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng. - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Ví dụ: Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 5 Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè. ( Tố Hữu) “ Đổ máu” chỉ chiến tranh. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương ( Ca dao) Dùng “mồ hôi” – đặc điểm - chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối vẫn săn gân “Bắp chân đầu gối vẫn săn gân” dùng để chỉ tinh thần kháng chiến dẻo dai. V. NÓI QUÁ Nói quá, ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng (cường điệu hóa mọi thứ dựa trên sự thật) Nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt. = Nói quá sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày như: lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, khóc như mưa, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi, nghĩ nát óc.... Phép tu từ nói quá còn dùng trong các tác phẩm văn học như các bài ca dao châm biếm, anh hùng ca. VD: “Điêu Thuyền có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành” VI. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. -Các cách nói giảm nói tránh + Dùng các từ Hán việt đồng nghĩa để nói giảm nói tranh VD:Không nói “xác chết” mà thường nói “tử thi”, “thi hài”. Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 6 +Dùng cách phủ định các từ ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa VD: “Bạn ấy xấu”, có thể thay bằng “Bạn ấy không đẹp lắm” +Dùng cách nói trống VD:” Ông ấy sắp chết” có thể thay bằng “Ông ấy chỉ nay mai thôi”. VII. PHÉP LIỆT KÊ Là sắp xếp nối tiếp hang loạt từ hay cụm từ cùng loại, đưa ra hàng loạt những sự vật, sự việc, hiện tượng để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. CÁCH NHẬN BIẾT: - Trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, lien tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”. - Dựa vào cấu tạo chia ra thành: + Liệt kê theo từng cặp. Ví dụ: Em thích hoa hồng và hoa cẩm tú cầu, còn bạn ấy thích hoa nhài và hoa lan. + Liệt kê không theo từng cặp. VD: Bể cá nhà tớ có rất nhiều loài cá khác nhau: cá vàng, cá ba đuôi, cá bảy màu, - Dựa vào ý nghĩa chia ra thành: + Liệt kê tăng tiến. VD: Ta yêu chính mình, yêu gia đình, họ hàng, làng xóm, quê hương và Tổ quốc ta. + Liệt kê không theo tăng tiến. VD: Cửa hang thời trang của mẹ tớ có rất nhiều mẫu: từ quần âu, áo sơ mi, váy, đầm, áo thun các loại. VIII. ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ, LẶP TỪ Lặp lại một cụm từ hoặc một từ nhằm nâng cao, nhấn mạnh sự biểu đạt, cảm xúc hoặc ý nghĩa, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong câu. - Điệp từ: Lặp lại một từ - Điệp ngữ: Lặp lại một cụm từ Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 7 CÁCH NHẬN BIẾT Có 3 dạng điệp ngữ: 1. Điệp ngữ cách quãng: Lặp lại một từ hoặc một cụm từ cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp. VD: “ Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao giờ tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa ”. → Trong đoạn thơ trên, cụm từ “Nhớ sao” là điệp ngữ cách quãng 2. Điệp ngữ nối tiếp: Lặp lại từ ngữ liên tiếp nhau, tạo tính chất tăng tiến VD: Một buổi chiều, một buổi chiều êm như một giấc mơ. → Trong câu văn trên, cụm từ “Một buổi chiều” là điệp ngữ nối tiếp 3. Điệp ngữ vòng (điệp ngữ chuyển tiếp): từ ngữ ở cuối câu này được lặp lại ở đầu câu dưới tiếp nó. VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. IX. CHƠI CHỮ: Là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,làm câu văn hấp dẫn và thú vị. VD: “Bà già đi chợ cầu đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”. Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 8 CÁCH NHẬN BIẾT: Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố, Các lối chữ thường gặp: + Dùng từ ngữ đồng âm. + Dùng lối nói gần âm. + Dùng cách điệp âm. + Dùng lối nói lái. + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. X. CÂU HỎI TU TỪ Khái niệm: Là loại câu hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời, làm rõ vấn đề , hoặc câu trả lời nằm ngay chính trong câu hỏi, thường dùng trong văn thơ. => Nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh nội dung mà người nói người viết muốn gửi gắm. Ở đây, hỏi chỉ là cách thức thể hiện chứ không phải mục đích. Đó là dạng câu hỏi được đặt ra mà không cần câu trả lời. Trong lời nói bình thường ngoài đời cũng hay dùng câu hỏi tu từ nhưng là loại bình dân. Ví dụ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" "Ai biết tình ai có đậm đà?" XI. DẤU CHẤM LỬNG (DẤU BA CHẤM) a. Biểu thị người viết không diễn đạt hết ý, còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự như vậy chưa được liệt kê hết. VD1: Thể hiện ca Huế có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán VD2: “Tuổi thần tiên có phấn bảng, sân trường, lớp học, màu đỏ hoa phượng và màu trắng của tình thơ ngây.” Các biện pháp tư từ - Nhóm Ngữ Văn THCS. 9 b. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ,ngắt quãng, nhằm tạo điểm nhấn hoặc gợi sự lắng đọng của cảm xúc. VD 1: Bởi vì bởi vì (San cúi mặt và bỏ tiếng Nam, dùng tiếng Pháp) người ta lừa dối anh. (Nam Cao) VD 2: Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời: – Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn) c. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm. VD1: Thầy Lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt nói: Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày. (Trương Chính – Phong Châu) VD 2: Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp. (Báo Hà Nội mới) d. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. VD 1: () Cái cụ bà thét ra lửa ấy lại cứ nhũn nhặn mời hắn vào nhà xơi nước. (Nam Cao) VD 2: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (). (Hoài Thanh) · Có trường hợp, dấu chấm lửng được thay thế bằng kí hiệu: v.v VD: Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dừa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Lũy, Cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi rồng v.v Bức nào cũng xanh đỏ lòe loẹt, bức nào cũng có những nét hoàn chỉnh mà ngây thơ, bức nào củng làm cho chúng tôi thích thú. (Vũ Bằng)
File đính kèm:
- tong_hop_cac_bien_phap_tu_tu.docx