Tóm tắt kiến thức về câu và các thành phần của câu

1 Câu và thành phần của câu:

a. Thành phần chính: Gồm chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ; tính từ hoặc cụm tính từ

b. Thành phần phụ của câu: Là thành phần không bắt buộc, thường đứng đầu hay cuối câu để bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu. Thành phần phụ gồm có trạng ngữ và khởi ngữ.

c. Thành phần biệt lập: Gồm thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.

 2 Câu phân loại theo cấu tạo

 a. Câu trần thuật đơn: Là loại câu do một cụm C – V tạo thành. Ví dụ: Mây trắng/ đang bay.

 b. Câu đặc biệt: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Ví dụ: Gió. Mưa. Não nùng.

 c. Câu rút gọn: Là câu khi nói và viết có thể lược bớt một số thành phần mà không thay đổi nội dung diễn đạt của câu. Ví dụ: Tổ nào làm trực nhật hôm nay ?/ Tổ ba.

 d. Câu ghép : Là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị được gọi là một vế câu. Ví dụ : Ngoài trời, nắng đã lên, /mây trắng trôi bồng bềnh. Hoặc Vì trời mưa to/ nên chúng tôi không lao động được.

 e Câu mở rộng thành phần : Là câu mà một thành phần nào đó ( CN, VN, TN ) được cấu tạo bằng một kết cấu C – V. Ví dụ : Cái áo này vai/ hơi sờn. Hoặc Miệng/ tươi cười, cô giáo bước vào lớp.

 

doc 2 trang cucpham 5900
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kiến thức về câu và các thành phần của câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt kiến thức về câu và các thành phần của câu

Tóm tắt kiến thức về câu và các thành phần của câu
 TÓM TẮT KIẾN THỨC VỀ CÂU VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÂU	 
1 Câu và thành phần của câu:
Thành phần chính: Gồm chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ; tính từ hoặc cụm tính từ
Thành phần phụ của câu: Là thành phần không bắt buộc, thường đứng đầu hay cuối câu để bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu. Thành phần phụ gồm có trạng ngữ và khởi ngữ.
Thành phần biệt lập: Gồm thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
 2 Câu phân loại theo cấu tạo
 a. Câu trần thuật đơn: Là loại câu do một cụm C – V tạo thành. Ví dụ: Mây trắng/ đang bay.
 b. Câu đặc biệt: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Ví dụ: Gió. Mưa. Não nùng.
 c. Câu rút gọn: Là câu khi nói và viết có thể lược bớt một số thành phần mà không thay đổi nội dung diễn đạt của câu. Ví dụ: Tổ nào làm trực nhật hôm nay ?/ Tổ ba.
 d. Câu ghép : Là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị được gọi là một vế câu. Ví dụ : Ngoài trời, nắng đã lên, /mây trắng trôi bồng bềnh. Hoặc Vì trời mưa to/ nên chúng tôi không lao động được.
 e Câu mở rộng thành phần : Là câu mà một thành phần nào đó ( CN, VN, TN ) được cấu tạo bằng một kết cấu C – V. Ví dụ : Cái áo này vai/ hơi sờn. Hoặc Miệng/ tươi cười, cô giáo bước vào lớp. 
 3 Câu phân loại theo mục đích nói
 a. Câu trần thuật: Là câu dùng để kể, thông báo , miêu tả. Cuối câu có dấu chấm (. ) Ví dụ : Có một con gà mới nhảy ổ.
b Câu cảm thán: Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc. Cuối câu thường có dấu chấm than ( ! ). Ví dụ : Cái áo này đẹp quá !.
c Câu nghi vấn: Là câu có những từ nghi vấn dùng để hỏi. Cuối câu thường có dấu hỏi ( ? ) Ví dụ : Chiều nay chúng ta đi học chứ ?
d. Câu cầu khiến : là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo Cuối câu thường có dấu chấm than ( ! ). Ví dụ : Cả lớp làm bài tập 2 nhé !
 4. Chuyển đổi câu : Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 Ví dụ : a. Họ đã xây cây cầu này được ba năm. ( Câu chủ động )
 b. Cây cầu này đã được xây ba năm. ( Câu bị động )
 ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN.
 Thời gian : 50 phút
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau: 
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
 ( Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2 )
Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân đất nước trong đoạn thơ sau: 
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao
 Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước.
 ( Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2 )

File đính kèm:

  • doctom_tat_kien_thuc_ve_cau_va_cac_thanh_phan_cua_cau.doc