Thực hành xây dựng đề Ngữ văn THCS

ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là

 Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào

 (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.40)

Câu 1: (0,5 điểm) Câu chuyện trên có mấy nhân vật? Các nhân vật đó gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy lượt lời trong cuộc hội thoại giữa các nhân vật? Ghi rõ các lượt lời đó?

Câu 3: (0,5 điểm) Xét theo mục đích nói, câu: “- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?” thuộc kiểu câu nào?

Câu 4: (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về câu nói cuối cùng trong văn bản: “Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.”?

Câu 5: (1,0 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

 

doc 6 trang cucpham 01/08/2022 1040
Bạn đang xem tài liệu "Thực hành xây dựng đề Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực hành xây dựng đề Ngữ văn THCS

Thực hành xây dựng đề Ngữ văn THCS
NHÓM GV SGD TỈNH HÒA BÌNH
1. Hà Thị Hiền – PGD&ĐT Tân Lạc – Hòa Bình
2. Trần Thị Hoàng Điệp – Trường DTNT THCS&THPT Lạc Thủy – Hòa Bình
3. Đỗ Thị Hương Lan – PGD&ĐT TP Hòa Bình
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
- Ngữ liệu: văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọnngữ liệu: văn bản có độ dài khoảng 150 chữ.
- Nhận diện được các dấu hiệu, hình thức, nội dung văn bản bằng những kiến thức về nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp, lượt lời trong hội thoại, câu phân loại theo mục đích nói.
- Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, câu xuất hiện trong văn bản.
- Trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
3
1,5
15%
1
0,5
5%
1
1
10%
5
3
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội
Viết một bài văn Nghị luận văn học
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1
2
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
3
1,5
15%
1
0,5
5%
2
3
30%
1
5
50%
7
10
100%
B. ĐỀ BÀÌ (CÂU HỎI THEO MA TRẬN):
I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: 
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là
 Người thầy giáo già hoảng hốt: 	
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào 
 	 (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.40)
Câu 1: (0,5 điểm) Câu chuyện trên có mấy nhân vật? Các nhân vật đó gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy lượt lời trong cuộc hội thoại giữa các nhân vật? Ghi rõ các lượt lời đó? 
Câu 3: (0,5 điểm) Xét theo mục đích nói, câu: “- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?” thuộc kiểu câu nào? 
Câu 4: (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về câu nói cuối cùng trong văn bản: “Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”? 
Câu 5: (1,0 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? 
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
Từ câu chuyện ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những biểu hiện của tình thầy trò trong nhà trường hiện nay.
Câu 2: (5,0 điểm)
“Sang thu – Khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý”. Qua việc cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
C. HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
I.
Đọc – hiểu
( 3 điểm)
1. 
- Trong câu chuyện có 2 nhân vật: Người thầy giáo già và vị danh tướng. 
- Hoàn cảnh gặp gỡ: Vị danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm và ông đã gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ.
0,5
0,25
0,25
2. 
* Văn bản trên có ba lượt lời.
* Cụ thể:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là	
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào 
0,5
0,25
0,25
3. Xét theo mục đích nói: câu: “- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?” thuộc kiểu câu nghi vấn.
0,5
4. Câu nói có ý nghĩa: Vị danh tướng hiểu được sự thành công vẻ vang của mình ngày hôm nay, chính là nhờ công lao dạy dỗ, giáo dục của người thầy.
0,5
5. 
* Các mức độ:
 - HS rút ra được bài học sâu sắc đúng với nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Câu trả lời đề cập đến sự kính trọng thầy, trọng đạo thầy, tri ân thầy. 
- HS rút ra bài học nhưng chưa được đầy đủ, chưa sâu sắc.
- HS trả lời chung chung, mơ hồ, chưa rút ra được những bài học theo yêu cầu/ rút ra bài học chưa đúng với ý nghĩa nội dung câu chuyện/không trả lời.
* Ví dụ về câu trả lời:
- HS cần kính trọng, trọng đạo thầy cô - những người đã có công dạy dỗ mình nên người. Biết tri ân, biết đối nhân xử thế thấu tình đạt lí .
- HS chỉ đề cập đến bài học về truyền thống Uống nước nhớ nguồn.
- HS nhận thức theo hướng: tuổi trẻ, tài cao, chức vụ quan trọng hơn tình nghĩa thầy trò,...
1,0
0,5
0
1,0
0,5
0
II.
Tập làm văn
(7 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn.
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình thầy trò trong xã hội hiện nay.
c. Nội dung nghị luận:
 HS có thể trình bày theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung:
- Từ xưa đến nay tình thầy trò luôn là một tình cảm thiêng liêng, góp phần tạo nên đạo lí làm người.
- Những biểu hiện về tình thầy trò trong nhà trường hiện nay:
+ Tình thầy đối với trò
+ Tình trò đối với thầy.
(Kết hợp lấy dẫn chứng ngắn gọn)
- Phê phán những biểu hiện trái ngược với đạo làm thầy, nghĩa làm trò.
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
(2 điểm) 
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
Câu 2: 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bài thơ “Sang thu » của Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ 01 nhận định: “Sang thu - Khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý”. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và dẫn ra được nhận định cần chứng minh.
* Về nội dung: 
 HS cần cảm nhận về cái hay, cái đẹp, cái nhẹ nhàng thơ mộng qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh cùng ý nghĩa triết lý ở khổ thơ cuối trong bài thơ để làm sáng tỏ nhận định, có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý:
(1) Hai khổ thơ đầu:
- Khổ 1: 
+ Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Sự chuyển mình nhẹ nhàng được cảm nhận bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm: hương ổi, gió se, sương chùng chình,...
+ Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thi sĩ. Qua đó, ta hiểu tâm hồn nhà thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết.
- Khổ 2: Mùa thu dần dần đến và hiện ra ngày càng rõ hơn trước mắt nhà thơ:
+ Sự vận động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hoá bằng những đổi thay của vạn vật: Sông dềnh dàng, chim vọi vã, đám mây mùa hạ.
=> Chốt ra nhận định: Hai khổ thơ đầu cho thấy khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. 
(2) Khổ 3: Khúc giao mùa của không gian và thời gian khi sang thu còn được thể hiện ở chiều sâu suy ngẫm trong khổ cuối như một lời thì thầm triết lý.
+ Khổ cuối nói về những biến chuyển của nắng, mưa, sấm trong lúc giao mùa. Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên. 
+ Hai dòng cuối bài có hai tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ - gợi liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống. Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu, nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Với hình ảnh này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời .-> đó chính là lời thì thầm triết lý của bài thơ.
* Về nghệ thuật: thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, các phép tu từ,...
* Đánh giá chung: Khẳng định lại nhận định:  Sang thu là một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý 
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn văn.
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
(5 điểm)
0,25
0,25
0,5
2,5
0,75
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docthuc_hanh_xay_dung_de_ngu_van_thcs.doc