Thực hành xây dựng câu hỏi dạng trả lời ngắn Ngữ văn THCS

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là

 Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào

 (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.40)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)

Đáp án:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự

Câu 2: Có mấy lượt lời trong cuộc hội thoại giữa các nhân vật? (0,5 điểm)

Đáp án:

Văn bản trên có ba lượt lời:

[- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là

- Thưa ngài, ngài là

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ]

 

doc 2 trang cucpham 01/08/2022 860
Bạn đang xem tài liệu "Thực hành xây dựng câu hỏi dạng trả lời ngắn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực hành xây dựng câu hỏi dạng trả lời ngắn Ngữ văn THCS

Thực hành xây dựng câu hỏi dạng trả lời ngắn Ngữ văn THCS
NHÓM GV SGD TỈNH HÒA BÌNH
1. Hà Thị Hiền – PGD&ĐT Tân Lạc – Hòa Bình
2. Trần Thị Hoàng Điệp – Trường DTNT THCS&THPT Lạc Thủy – Hòa Bình
3. Đỗ Thị Hương Lan – PGD&ĐT TP Hòa Bình
THỰC HÀNH XÂY DỰNG CÂU HỎI DẠNG TRẢ LỜI NGẮN
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: 
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là
 Người thầy giáo già hoảng hốt: 	
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào 
 	 (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.40)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)
Đáp án:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự
Câu 2: Có mấy lượt lời trong cuộc hội thoại giữa các nhân vật? (0,5 điểm)
Đáp án:
Văn bản trên có ba lượt lời:
[- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là	
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ]
Câu 3: Xét theo mục đích nói, câu: “- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?” thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm)
Đáp án:
Xét theo mục đích nói: câu: “- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?” thuộc kiểu câu nghi vấn.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu nói cuối cùng trong văn bản: “Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”? (1,0 điểm)
Đáp án:
Vị danh tướng hiểu được sự thành công vẻ vang của mình ngày hôm nay, chính là nhờ công lao dạy dỗ, giáo dục của thầy.
Câu 5: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1,0 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Mức độ
Điểm đạt
HS rút ra được bài học sâu sắc đúng với nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Câu trả lời đề cập đến sự kính trọng thầy, trọng đạo thầy, tri ân thầy. 
1,0
HS rút ra bài học nhưng chưa được đầy đủ, chưa sâu sắc.
0,5
HS trả lời chung chung, mơ hồ, chưa rút ra được những bài học theo yêu cầu/ rút ra bài học chưa đúng với ý nghĩa nội dung câu chuyện/không trả lời.
0
Ví dụ về câu trả lời:
Mức độ
Điểm đạt
* Bài học HS cần rút ra được bài học sâu sắc từ câu chuyện: 
- HS cần kính trọng, trọng đạo thầy cô - những người đã có công dạy dỗ mình nên người. Biết tri ân, biết đối nhân xử thế thấu tình đạt lí .
1,0
- HS chỉ đề cập đến bài học về truyền thống Uống nước nhớ nguồn.
0,5
- HS nhận thức theo hướng tuổi trẻ, tài cao, chức vụ quan trọng hơn tình nghĩa thầy trò,...

File đính kèm:

  • docthuc_hanh_xay_dung_cau_hoi_dang_tra_loi_ngan_ngu_van_thcs.doc