Tập huấnkĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn 9

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa.

 (Trích Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương NXB Giáo dục, 2008)

Câu 1. (0,5điểm) Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2.(0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. (1,5 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của ít nhất 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu.

Câu 4. (0,5 điểm) Tìm ít nhất 02 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ chạy trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ và chỉ ra hiệu quả biểu đạt của từ được nhà thơ sử dụng (chạy).

 

doc 5 trang cucpham 01/08/2022 100
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấnkĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấnkĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn 9

Tập huấnkĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn 9
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TẬP HUẤNKĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ II (90 phút)
A- MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kiến thức tổng hợp trong chương trình học kì II, Ngữ văn 9.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 
 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
 4. Năng lực: Nhận thức, xác định và giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương
B. MA TRẬN
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. ĐỌC HIỂU 
Nhận biết phương thức biểu đạt
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Xác định và nêu tác dụng của BPTT sử dụng trong văn bản.
- Kiến thức về từ đồng nghĩa
1
3
4
0,5
2,5
3
5 %
25 %
30%
II. TẬP LÀM VĂN
Viết đoạn văn về vấn đề gợi ra từ ngữ liệu đọc hiểu
Viết một bài văn nghị luận văn học
1
1
2
2
5
7
20%
50%
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5 %
3
2,5
25%
1
2
20%
1
5
50%
6
10
100%
C. ĐỀ MINH HỌA
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
	Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa. 
 (Trích Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương NXB Giáo dục, 2008)
Câu 1. (0,5điểm) Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2.(0,5 điểm)  Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 3. (1,5 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của ít nhất 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu.
Câu 4. (0,5 điểm) Tìm ít nhất 02 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ chạy trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ và chỉ ra hiệu quả biểu đạt của từ được nhà thơ sử dụng (chạy).
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Từ ý thơ trên của Trương Nam Hương, hãy viết đoạn văn ngắn không quá 100 chữ với chủ đề: Lời ru của mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 
Câu 2. (5 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
	.Hết
D. HƯỚNG DẪN CHẤM
I. YÊU CẦU CHUNG
1.HS xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề ra. Kiến thức vững vàng, chính xác.
2.Nắm vững phương pháp làm từng dạng đề (câu hỏi) cụ thể.
3.Hành văn trôi chảy, linh hoạt, sáng tạo. Trình bày bài viết sáng rõ, sạch, đẹp.
II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu/Ý
Nội dung cần nêu
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
I.1
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
0,5
I.2
- Nội dung chính của đoạn thơ trên: Bộc lộ niềm xót xa, tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ. 
0,5
I.3
. - Phép nhân hoá: Thời gian chạy qua tóc mẹ -> Thời gian trôi qua vô cùng nhanh, sự tảo tần lam lũ của mẹ cũng được thể qua mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian. 
(Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao -> Diễn tả chân thực cảm giác nôn nao của niềm kính trọng, biết ơn xen lẫn nỗi thương yêu, xót xa của con khi nhìn mái tóc của mẹ đã in hằn dấu vết của những tháng năm vất vả cho côn khôn lớn.)
- Phép đối lập trong hai câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao”: bộc lộ suy nghĩ và lòng biết ơn của tác giả đối với đức hy sinh của mẹ. 
(HS nêu được 2 trong 3 phép trên, chỉ ra được hiệu quả nghệ thuật thì cho điểm tối đa; chỉ nêu được phép tu từ thì cho ½ số điểm).
0,75
0,75
I.4
- HS tìm được ít nhất 02 trong các từ sau : Thổi, lướt, luồn, vụt
- Hiệu quả biểu đạt của từ chạy: Tạo vẻ đẹp độc đáo cho câu thơ; giúp hình ảnh thơ sinh động hơn, gần gũi hơn (nhất là với đối tượng thiếu nhi)
0,25
0,25
II
LÀM VĂN
II.1
- Xác định đúng chủ đề: ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi người.
0,25
- Cho điểm tối đa nếu hs đảm bảo các ý cơ bản sau: 
+ Lời mẹ ru con chứa chan tình mẫu tử; là dòng sữa ngọt ngào; là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ.
+ Từ câu hát ru của mẹ mà con hiểu cuộc đời, hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin, và nghị lực để con bay cao bay xa. 
+ Liên hệ về trách nhiệm của bản thân.
0,5
0,5
0,5
- Diễn đạt sáng rõ, chuẩn xác, sáng tạo
- Đảm bảo đúng hình thức, cấu trúc đoạn văn
0,25
II.2
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh,bố cục rõ ràng
- Biết vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận văn học để phân tích đoạn thơ. 
- Hành văn trôi chảy, hạn chế các lỗi về chính tả, diễn đạt.
b. Yêu cầu về kiến thức
 Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, học sinh phải làm sáng tỏ bức tranh thiên nhiên mùa xuân đất trời trong sáng, tươi đẹp, giàu sức sống và niềm say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của nhà thơ Thanh Hải trước vẻ đẹp của đất trời khi vào xuân.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
1.Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận  
- Thông tin về tác giả Thanh Hải, về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, đoạn trích thơ.
- Nêu vấn đề nghị luận: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đất trời trong sáng, tươi đẹp, giàu sức sống và niềm say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của nhà thơ Thanh Hải trước vẻ đẹp của đất trời khi vào xuân.
0,5
2. Giải quyết vấn đề
+ Vị trí của khổ thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ.
+ Phân tích, cảm nhận khổ thơ
* Khái quát về bài thơ, khổ thơ:
   - Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980 trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: nhà thơ đang nằm trên giường bệnh chưa đầy một tháng sau thì ông qua đời.
   - Khổ thơ nằm ở phần đầu của bài. Nội dung thơ ca ngợi cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế mộng mơ, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.
* Phân tích, cảm nhận khổ thơ:
- Bức tranh thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, tràn đầy sức sống 
+ Bức tranh xuân của thiên nhiên đất trời được phác hoạ bằng những chi tiết tiêu biểu về hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Nhà thơ như vẽ ra một không gian cao rộng, dòng sông, bầu trời, mặt đất bao la... Phân tích các từ : xanh, tím biếc, mọc để thấy được màu sắc, sức sống của mùa xuân.
+ Âm thanh được gợi tả trong bài thơ là tiếng chim chiền chiện... Từ ơi, chi thể hiện sự ngạc nhiên, thú vị và tình cảm trìu mến của tác giả.
- Niềm say sưa, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi vào xuân:
+ Cảm xúc hân hoan, náo nức của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo : “Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng” .
Phân tích nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
-> Niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ lúc vào xuân Tư thế tôi đưa tay tôi hứng đầy nâng niu, trân trọng như ôm trọn vào lòng những giọt tinh tuý, đẹp đẽ của mùa xuân.
c. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
- Thể  thơ năm chữ gần với làn điệu dân ca miền Trung mang âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ : đảo ngữ, ẩn dụ
-> Đoạn thơ khắc hoạ bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, ý nghĩa
0,5
1,5
1,0
0,5
3. Kết thúc vấn đề
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
- Bài học liên hệ
0,5
-Trình bày sáng rõ; bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu từ)
0,5
* Lưu ý:
- HS có thể triển khai, trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là đảm bảo được các nội dung trên. 
- Cần khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo của người viết.
	- Các câu chỉ đạt điểm tối đa khi đáp ứng được cả 2 yêu cầu I và II

File đính kèm:

  • doctap_huanki_thuat_xay_dung_ma_tran_de_kiem_tra_danh_gia_ket_q.doc