Tập huấn Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Có đáp án)
Câu 1. Đặc điểm đổi mới căn bản về cấu trúc SGK Toán 6 là gì?
A. Thiết kế nội dung theo các chương, mục như SGK Toán 6 hiện hành.
B. Thiết kế nội dung theo các chương, bài và có các nội dung mới so với sách Toán 6 hiện hành là Thống kê xác suất và Hình học trực quan.
C. Thiết kế nội dung các mạch kiến thức đan xen vào nhau trong cả năm học.
D. Thiết kế nội dung mỗi bài học là 1 tiết học.
Đáp án : 1B
Câu 2. SGK Toán 6 giúp GV dễ dàng chuẩn bị và giảng dạy vì những điểm nào sau đây?
(1) Nội dung và hình thức tổ chức các bài học giống SGK Toán 6 hiện hành.
(2) Cách viết đơn giản, không hàn lâm.
(3) Kế thừa những điểm tích cực của SGK Toán 6 hiện hành giúp GV tận dụng được các kinh nghiệm đã có.
(4) Có cấu trúc bài học phù hợp với quy trình bốn bước lên lớp.
Phương án trả lời nào sau đây là đúng nhất?
A. (1) B. (4)
C. (2), (3) D. (3), (4)
Đáp án : 2D
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Có đáp án)
ĐÁP ÁN TẬP HUẤN SGK TOÁN 6 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Câu 1. Đặc điểm đổi mới căn bản về cấu trúc SGK Toán 6 là gì? A. Thiết kế nội dung theo các chương, mục như SGK Toán 6 hiện hành. B. Thiết kế nội dung theo các chương, bài và có các nội dung mới so với sách Toán 6 hiện hành là Thống kê xác suất và Hình học trực quan. C. Thiết kế nội dung các mạch kiến thức đan xen vào nhau trong cả năm học. D. Thiết kế nội dung mỗi bài học là 1 tiết học. Đáp án : 1B Câu 2. SGK Toán 6 giúp GV dễ dàng chuẩn bị và giảng dạy vì những điểm nào sau đây? (1) Nội dung và hình thức tổ chức các bài học giống SGK Toán 6 hiện hành. (2) Cách viết đơn giản, không hàn lâm. (3) Kế thừa những điểm tích cực của SGK Toán 6 hiện hành giúp GV tận dụng được các kinh nghiệm đã có. (4) Có cấu trúc bài học phù hợp với quy trình bốn bước lên lớp. Phương án trả lời nào sau đây là đúng nhất? A. (1) B. (4) C. (2), (3) D. (3), (4) Đáp án : 2D Câu 3. Dạy học phần Hoạt động Tìm tòi-Khám phá trong SGK Toán 6 nhằm mục tiêu cơ bản nào? A. Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới. B. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học. C. Luyện tập, củng cố kiến thức. D. Kiểm tra bài đã học. Đáp án : 3A Câu 4. Dạy học phần Luyện tập, Thực hành trong SGK Toán 6 nhằm mục tiêu cơ bản nào? A. Thực hành vận dụng kiến thức bổ sung. B. Giúp HS thực hành, luyện tập kiến thức ở mức độ cơ bản (củng cố trực tiếp kiến thức). C. Thực hành vận dụng kiến thức tổng hợp của chủ đề. D. Thực hành vận dụng nâng cao kiến thức. Đáp án : 4B Câu 5. Dạy học cấu phần Vận dụng trong tiết học ở SGK Toán 6 nhằm những mục tiêu cơ bản nào trong các mục tiêu sau? (1) Củng cố kiến thức đã học. Gây hứng thú học tập cho HS. (2) Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề thực tế. (3) Giúp đỡ HS yếu kém. (4) Giải bài toán ở mức độ phối hợp các kiến thức cũ và mới. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Đáp án : 5D Câu 6. Dạy học bài Luyện tập chung trong SGK Toán 6 nhằm những mục tiêu cơ bản nào sau đây? (1) Bài Luyện tập chung (sau một vài bài học) giúp HS củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức trong bài học thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết bài toán thực tiễn cuộc sống. (2) Bài Luyện tập chung giúp HS ôn tập, củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức của một số bài đã học hoặc của cả chương. (3) Chủ yếu là giúp HS khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3). Đáp án : 6A Câu 7. Những điều cơ bản đạt được và chưa đạt được trong bài dạy minh hoạ (qua xem video bài giảng minh hoạ) là gì? (1) Đã đạt được mục tiêu bài giảng. Học sinh được tham gia hoạt động. (2) GV dạy khá, có thể là tiết dạy để GV tham khảo. Tuy nhiên, GV tương tác chưa nhiều với HS của cả lớp. Giáo viên đôi khi còn chưa sôi nổi. Lớp học còn chưa thật vui. (3) Tiết dạy không đạt yêu cầu. (4) GV có cố gắng tổ chức các hình thức tổ chức dạy học (như lồng ghép vào câu chuyện, liên hệ thực tế, dùng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại, ...) nhằm tạo sự hấp dẫn của bài học và gây hứng thú học tập, phát huy được tích cực, chủ động của HS. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Đáp án : 7D Câu 8. Các loại hình kiểm tra, đánh giá và mục tiêu của mỗi loại hình đó trong việc đánh giá kết quả học tập của HS đối với Toán 6 là gì? (1) Có hai loại hình kiểm tra, đánh giá về học tập là Đánh giá thường xuyên và Đánh giá định kì. (2) Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của HS. Đánh giá định kì nhằm xác định mức độ kết quả đạt được của HS so với Chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực và công nhận thành tích học tập của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện. (3) Đánh giá định kì ở lớp 6 có 4 bài kiểm tra môn Toán vào: giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2, cuối năm học. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2), (3). Đáp án : 8A Câu 9. Xây dựng kế hoạch bài học để dạy tốt SGK Toán 6 cần đạt những yêu cầu cơ bản nào? (1) Làm rõ vị trí của tiết dạy trong chương, bài học (trước đã học gì, sau sẽ học gì); xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực. (2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, hứng thú học tập của HS, đạt hiệu quả, tránh áp đặt, hình thức. (3) Lựa chọn thiết bị, đồ dùng dạy học,... phù hợp và dự kiến phương án sử dụng. (4) Tất cả các tiết dạy học đều phải tổ chức học nhóm, sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Đáp án : 9A Câu 10. Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên không? A. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên. B. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa, còn không nhất thiết phải theo đúng sách giáo viên vì sách giáo viên là tài liệu tham khảo. C. Giáo viên có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong sách giáo khoa và sách giáo viên sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của học sinh. D. Tất cả các phương pháp trên. Đáp án: 10C
File đính kèm:
- tap_huan_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_co_d.doc