Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

1. Các lớp từ.

1.1. Từ xét về cấu tạo.

1.1.1Từ đơn.

+ Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

 VD: ăn, đẹp, hoa, và, vì

Lưu ý: các từ đơn đa âm tiết dễ lẫn với từ láy: đu đủ, chôm chôm, cào cào

 Hay các từ đơn đa âm tiết: ti vi, ra – đi – ô. (từ mượn)

+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc.

1.1.2.Từ ghép.

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Phân loại từ ghép:

 Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

 Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

+ Vai trò: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

Lưu ý: Từ ghép đẳng lập thường: có thể thay đổi vị tri: quần áo – áo quần; cùng một từ loại: tốt tươi ( tính từ), ăn uống ( động từ), bởi vì (quan hệ từ). ;có thể chêm xen: quần áo - quần và áo.

 

docx 186 trang cucpham 02/08/2022 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn
 PHẦN I. ĐỌC HIỂU.
KHÁI QUÁT KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT, TẬP LÀM VĂN
I. Từ vựng
Các lớp từ.
1.1. Từ xét về cấu tạo.
1.1.1Từ đơn.
+ Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành. 
 VD: ăn, đẹp, hoa, và, vì
Lưu ý: các từ đơn đa âm tiết dễ lẫn với từ láy: đu đủ, chôm chôm, cào cào
 Hay các từ đơn đa âm tiết: ti vi, ra – đi – ô.... (từ mượn)
+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc.
1.1.2.Từ ghép.
+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Phân loại từ ghép:
	Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
	Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
+ Vai trò: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
Lưu ý: Từ ghép đẳng lập thường: có thể thay đổi vị tri: quần áo – áo quần; cùng một từ loại: tốt tươi ( tính từ), ăn uống ( động từ), bởi vì (quan hệ từ)... ;có thể chêm xen: quần áo - quần và áo. 
1.1.3.Từ láy.
+ Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
+ Phân loại: 
 Láy hoàn toàn: xanh xanh, thăm thẳm ( biếm đổi thanh điệu); khanh khách ( biến đổi phụ âm cuối).
 Láy bộ phận: láy vần: lao xao, li ti....; láy âm: rì rào, lung linh, đủng đỉnh....
+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.
1.2. Từ xét về nghĩa 
1.2.1.Nghĩa của từ:
+ Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,) mà từ biểu thị.
+ Cách giải thích nghĩa của từ: 
	Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
	Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
 Mô tả bằng các sự vật trong tự nhiên
1.2.2.Từ nhiều nghĩa.
+ Khái niệm: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
+ Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa:
	Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
	Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
 Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Thành ngữ.
+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, nói quá
+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. 
Các loại từ xét về quan hệ nghĩa:
Từ đồng nghĩa.
+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ: chết – hy sinh – bỏ mạng
+ Phân loại: (2 loại).
	Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa (quả - trái)
	Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau (ăn – hốc).
+ Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau (đồng nghĩa không hoàn toàn). Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
2.2.Từ trái nghĩa.
+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 Ví dụ: béo – gày, cao – thấp
+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
2.3.Từ đồng âm.
+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. (con ruồi đậu mâm xôi đậu)
+ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. 
2.4.Cấp độ khái quát nghĩa của từ: 
+ Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
2.5. Trường từ vựng:
+ Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ: gà, vịt, ngan, ngỗng: trường gia cầm.
2.6. Từ tượng thanh, từ tượng hình.
+ Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người.
 Ví dụ: hứt hứt, gâu gâu, tích tắc
 Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
 Ví dụ: loạng choạng, lêu nghêu, lù đù...
+ Công dụng: Tử tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
3. Từ xét về nguồn gốc
3.1.Từ thuần Việt: Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
3.2.Từ mượn: Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tương, đặc điểm,mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Từ mượn gồm phần lớn là từ Hán Việt (là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt: nhân dân, tái phạm, ngọc bích...) và từ mượn các nước khác (Ấn Âu: in-tơ-nét, ma-ket-tinh...).
Nguyên tắc mượn từ: Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
 3.3. Từ toàn dân: là những từ ngữ được toàn dân sử dụng trong phạm vi cả nước.
 3.4. Từ địa phương, biệt ngữ xã hội: 
 + Khái niệm:
 Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. ( ba, má: phương ngữ Nam Bộ)
 Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. [ngỗng (2 điểm), trúng tủ, phao... từ ngữ của học sinh]
	+ Cách sử dụng: 
	Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
	Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
4.Các biện pháp tu từ từ vựng
4.1.So sánh: 
+ Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hính, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 VD: Quê hương là chùm khế ngọt
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
+ Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.
	Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
	Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).
Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
	Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
	Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
+ Phân loại : Có hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng ( có các từ như, tựa như, giống như, là, tựa...) và so sánh không ngang bằng ( hơn, kém, chẳng bằng...)
+ Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Lưu ý: từ “là” trong phép so sánh
 - Mẹ em là giáo viên 
 Mẹ em như là giáo viên (nghĩa đã bị thay đổi, không phải là so sánh)
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời 
Mẹ như là ngọn gió của con suốt đời (ko thay đổi ý nghĩa, là so sánh)
4.2. Nhân hoá.
+ Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
+ Các kiểu nhân hoá:
	Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật ( cậu Vàng, bác Chuột Cống)
	Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật ( Ngọn mùng tơi nhảy múa)
	Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. ( Trâu ơi ta bảo trâu này!)
4.3. Ẩn dụ.
+ Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu ẩn dụ: 
 Ẩn dụ hình thức (ông trời mặc áo giáp đen: tương đồng về màu sắc); 
 Ẩn dụ cách thức ( Đường về quê Bác miền Trung. Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng: giống nhau về cách thức (thắp – nở); 
 Ẩn dụ phẩm chất ( Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lắng rất đỏ: sự vĩ đại, mang ánh sáng của BH giống như mặt trời);
 Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nắng chảy đầy vai).
4.4. Hoán dụ.
+ Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu hoán dụ: 
 Lấy một bộ phận để gọi toàn thể ( bàn tay ta làm nên tất cả: bàn tay – con người); 
 Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng [Vì sao trái đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh: Trái đất ( vật chứa ) chỉ nhân dân sống dưới trái đất (vật bị chứa)]; 
 Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ( những trang giáo án vẫn thức: chỉ giáo viên);
 Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng (Vì lợi ích trăm năm trồng người: chỉ lợi ích lâu dài (khái quát).
4.5. Nói quá: Nói quá là biện pháp tu từ p ... c phẩm chính: Cao điểm màu hạ (1978); Đoàn kết (1980); Bi kịch nhỏ (1993); Một mình qua đường (tập truyện – 2006).
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà văn Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:
* Nội dung: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
* Nghệ thuật: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
3. Tóm tắt:
- “Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao - tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom.
- Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom - công việc diễn ra từ ba đến năm lần mỗi ngày.
- Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Cuộc sống của ba cô gái dù là khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản thơ mộng và đặc biệt họ gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người cá tính.
- Phương Định - nhân vật kể chuyện và cũng là nhân v ật chính là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỷ niệm với gia đình và thành phố của mình. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã hết lòng lo lắng chăm sóc. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao khiến các cô hết sức vui thích.
4. Nhan đề.
 Nhan đế Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh Những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hôn nhiên đầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phong trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời. Phần cuối truyện ngắn, hình ảnh Những ngôi sao xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định – Ngôi sao trên bầu trời thành phố, ánh điện như những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích.
5. Ngôi kể:
Truyện kể về ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm.
Tác dụng: Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc; suy nghĩ của nhân vật, đồng thời phù hợp với nội dung tác phẩm tăng tính chân thực cho câu chuyện.
III. Phân tích
Đề . Phân tích nhân vật Phương Định.
I. Mở bài
- Truyện ngắn “Ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn.
- Cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.
II. Thân bài.
1. Tổng.
Phương Định cùng Nho và Thao – những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của chị và đồng đội trong tổ chinh sát mặt đường là "đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom" để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Công việc của chị thật vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh gian khổ. Song chính hoàn cảnh gian khó hiểm nguy ấy đã làm cho chúng ta cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của chị.* Hoàn cảnh sống và chiến đấu
- Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn. Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Công việc hết sức nguy hiểm.
2. Phân
Luận điểm 1. Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con đôi khi nhạy cảm, mơ mộng, thích hát.
- Là một cô gái thanh niên xung phong có nhiệm vụ cùng đồng đội san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Chị là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Chị tự đánh giá: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của chị đã hấp dẫn bao chàng trai” các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”.
- Chị vẫn hay nhớ về những kỉ niệm bên mẹ trong căn gác nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ.
- Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi ở Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
- Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở  Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: “Tôi thích nhiều bài hát, dân ca quan họ dịu dàng, dân ca Ý trữ tình giàu có”.
Luận điểm 2. Bản chất anh hùng, nghiêm túc trong công việc, tinh thần dũng cảm, luôn có thần chết rình rập.
- Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
 Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: ”Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.
- Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cùng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: ’’Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng... dấu hiệu chẳng lành".
Luận điểm 3. Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
3. Hợp. 
 Bước chân lên đường đánh Mĩ, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, có những người vừa rời ghế nhà trường. Tâm hồn các anh, các chị trong trẻo, đầy ước mơ, khao khát và đặc biệt là giàu lí tưởng. Chính những kỉ niệm êm đẹp về gia đình như kỉ niệm về người mẹ trên căn gác nhỏ của Phương Định hay những những kỉ niệm về bàn bè, mái trường,... là hành trang để các anh, các chị mang vào trận chiến. Sống giữa nơi đầu tên mũi đạn họ chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ một cách ngoan cường, dũng cảm. Ai bảo không có những phút giây yếu lòng, lo lắng? Ai bảo tâm hồn họ là thép là đá? Không. Con tim họ cũng biết run lên khi tiếng súng phát nổ. Thần kinh họ cũng căng ra khi quan sát trái bom... Nhưng điều đáng quý và điều làm nên sự khác biệt ở họ là các anh các chị đã giữ được tâm hồn trong trẻo, giàu yêu thương đối với gia đình, đồng đội, đất nước. Và rồi, chính những tình cảm cao đẹp đó đã trở thành động lực để họ chiến thắng những phút giây hiểm nguy, nao núng. Các anh các chị thực sự là “... những con người Việt Nam đẹp nhất / Biết căm thù và cũng biết yêu thương” như nhà thơ Tố Hữu từng ca ngợi. Không tiếc tuổi thanh xuân, họ hiến dâng trọn vẹn cho Tố quốc những gì quý giá nhất: 
 “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
III. Kết bài
- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động,tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, hào hùng.
- Ca ngợi những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh, tỏa sáng.
 Mẫu:  Đọc "Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, người đọc thấy khâm phục và yêu mến Phương Định trước hết bởi những nét tính cách đáng quý của cô. Nhưng không chỉ vậy, qua nhân vật này chúng ta còn cảm nhận được hình ảnh, tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng gian khó. Và đây cũng là thành công quan trọng nhất của tác phẩm giàu chất nhân văn này.
 Hưng Yên, tháng 8 năm 2020

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.docx