Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn nghị luận
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương,
- Ông là nhà yêu nước anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Văn bản
a, Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”: ra đời trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng (1428), sau 10 năm k/c chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn.
* Đoạn trích: Nằm trong phần mở đầu của t/phẩm.
b, Phương thức biểu đạt: Nghị luận
c, Bố cục:
+ Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa
+ Tám câu tiếp: Chân lý chủ quyền, độc lập dân tộc Đại Việt
+ Sáu câu còn lại: Sức mạnh của nhân nghĩa, của chủ quyền dân tộc.
d, Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ
- Sử dụng phép so sánh, đối lập, đặt Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc.
- Câu văn biền ngẫu ngắn, mạnh như lời hùng biện đanh thép.
- Biện pháp liệt kê các dẫn chứng cụ thể, các yếu tố xác định tư cách độc lập của dân tộc Đại Việt.
- Kết hợp giữa lí lẽ và thực tế
e, Giá trị nội dung: Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn nghị luận
CHUYÊN ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN ÔN TẬP VĂN BẢN: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA ( NGUYỄN TRÃI) I, KIẾN THỨC CƠ BẢN Tác giả: - Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương, - Ông là nhà yêu nước anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Văn bản a, Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”: ra đời trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng (1428), sau 10 năm k/c chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn. * Đoạn trích: Nằm trong phần mở đầu của t/phẩm. b, Phương thức biểu đạt: Nghị luận c, Bố cục: + Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa + Tám câu tiếp: Chân lý chủ quyền, độc lập dân tộc Đại Việt + Sáu câu còn lại: Sức mạnh của nhân nghĩa, của chủ quyền dân tộc. d, Giá trị nghệ thuật: - Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ - Sử dụng phép so sánh, đối lập, đặt Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc. - Câu văn biền ngẫu ngắn, mạnh như lời hùng biện đanh thép. - Biện pháp liệt kê các dẫn chứng cụ thể, các yếu tố xác định tư cách độc lập của dân tộc Đại Việt. - Kết hợp giữa lí lẽ và thực tế e, Giá trị nội dung: Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc và trả lời câu hỏi: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc - Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có” (Trích Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1: Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai? Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể loại ấy? Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản? Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 4: Hãy giải thích từ “nhân nghĩa”? Câu 5: Qua hai câu : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Câu 6: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc tác giả đã đưa ra những yếu tố nào? Yếu tố nào tác giả đưa lên đầu tiên? Tại sao? Câu 7: Tìm những từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn thơ đó? Tác dụng? Câu 8: Ở bài “Nước Đại Việt ta” đã tiếp nối và phát triển những yếu tố nào so với bài “ Sông núi nước Nam”? Câu 9: Vì sao Bình Ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam? Câu 10: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra trong đoạn trích? Gợi ý: Câu 1: Tác giả: Nguyễn Trãi Thể loại: Cáo Cáo: Thể văn NL cổ được vua, chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày 1 chủ trương hay công bố kết quả 1 sự nghiệp để mọi người cùng biết. Được viết bằng văn biền ngẫu. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Thời gian sáng tác:Năm 1428, sau khi quân ta đại thắng quân Minh Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích: Niềm tự hào của tác giả về nước Đại Việt bao gồm không chỉ cương vực, địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục, văn hiến. sánh ngang cùng với triều đại phong kiến phương Bắc. Câu 4: “Nhân nghĩa” là đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau . Câu 5: Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân” và “trừ bạo” “Yên dân” là đem lại cuộc sống yên ổn cho dân “Trừ bạo” là diệt trừ quân xâm lược, cụ thể là giặc Minh Muốn người dân được hưởng cuộc sống thái bình thì phải diệt trừ quân xâm lược Câu 6: Những yếu tố: Nền văn hiến lâu đời. Cương vực lãnh thổ riêng. Lịch sử, chủ quyền riêng. Truyền thống, chế độ riêng. Văn hiến ( Văn hiến: truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp) là yếu tố cơ bản nhất, có vai trò quan trọng đối với dân tộc, là hạt nhân để xác định tư cách tồn tại độc lập của một dân tộc. Đưa văn hiến lên hàng đầu và việc nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta luôn có sự xuất hiện của những người tài giỏi là cách đập thẳng vào luận điệu coi thường dân ta là man di, mọi rợ của bọn phong kiến phương Bắc. Câu 7: Các từ ngữ: Vốn, đã lâu, đã chia, cũng khác, bao đời, đời nào, cũng có - >Với các phó từ chỉ quan hệ thời gian đi kèm, tác giả như khẳng định một cách chắc chắn nền độc lập, chủ quyền của đất nước ta vốn có từ lâu đời. - Sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh, phép đối, sử dụng câu văn biền ngẫu-> Đặt vị trí nước ta ngang hàng với phương Bắc, giọng văn hào sảng, nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc và truyền thống lịch sử vẻ vang của Đại Việt. Câu 8: - Ở Sông núi nước Nam: ý thức về độc lập được xây dựng trên 2 yếu tố: + Lãnh thổ; + Chủ quyền. - Nước Đại Việt ta tiếp nối 2 yếu tố trên và bổ sung 3 yếu tố: + Văn hiến; + Phong tục tập quán; + Truyền thống lịch sử. Câu 9: - Ý thức về nền độc lập dân tộc( Sông núi nước Nam) được xác định trên hai phương diện: lãnh thổ( Sông núi nước Nam) và chủ quyền (| Vua Nam ở) - Bình Ngô đại cáo ý thức dân tọc cao hơn, sâu sắc và toàn diện nhiều hơn. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa. Đó là văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng “ bao đời xây nền độc lập”. Câu 10: Câu mở đoạn: Đoạn trích trên đã khẳng định niềm tự hào của tác giả về sự trường tồn độc lập có chủ quyền cuả dân tộc Việt Nam. Các câu khai triển: Ngày nay, chúng ta được sống trong một đất nước độc lập chủ quyền là niềm tự hào, là niềm hạnh phúc của mọi người. Để có cuộc sống hòa bình như ngày nay ông cha ta đã đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, sương máu thậm chí là tính mạng. Thế hệ chúng ta cần phải biết ơn thế hệ cha ông đã mạng lại cuộc sống hòa bình đó. Vậy chúng ta cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của cha ông? Chúng ta cần phải học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt để trở thành người có ích cho đất nước để xứng đáng với sự hi sinh đó. Đồng thời, chúng ta cũng cần bồi đắp ý thức, trách nhiệm để gìn giữ sự bình yên và xây dựng Tổ Quốc ta ngày càng giàu đẹp. Kết đoạn: Tóm lại, bằng tài năng và tình cảm của mình, đoạn trích trên đã khẳng định niềm tự hào của tác giả về sự trường tồn độc lập có chủ quyền cuả dân tộc Việt Nam. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn thơ trả lời câu hỏi : “Vậy nên: .................................còn ghi”. Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Em có nhận xét gì về các dẫn chứng mà tác giả đưa ra trong đoạn thơ ? Câu 2: Em có nhận xét gì về cách gọi của tác giả khi nhắc đến tướng giặc? Tư thế thất bại của chúng có giống nhau không? Câu 3: Tác giả nói chứng cớ còn ghi, đó là những chứng cớ gì? Câu 4: Từ nội dung văn bản “Nước Đại Việt ta”, em hiểu được điều gì về tác giả Nguyễn Trãi? Câu 5: Nêu ý nghĩa của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”? Câu 6: Từ văn bản, em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước bằng một đoạn văn khoảng 7-10 câu ? Gợi ý: Câu 1: Nội dung: Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc. Tác giả đã lấy các sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến của Ngô Quyền với quân Nam Hán, của vua Lí Thường Kiệt với nhà Tống , của nhà Trần với quân Mông -Nguyên lần thứ 2. Câu 2: Tác giả gọi thẳng tên của chúng, thể hiện thái độ coi thường. Những tư thế thất bại khác nhau được liệt kê đầy đủ một cách hả hê Câu 3: Đó là dấu tích trên sông Bạch Đằng; là sự tháo chạy tán loạn của giặc. Là lịch sử chiến thắng quân Nam Hán, giặc Tống, quân Mông Nguyên lẫy lừng. Câu 4: Là người yêu nước; có tư tưởng nhân nghĩa, tiến bộ; giàu tình cảm và lòng tự hào dân tộc... Câu 5: Ý nghĩa: Nước ta là đất nước có nhiều nền văn hiến lâu đời, có chủ quyền riêng, có phong tục riêng, lịch sử riêng, kẻ xâm lược là kẻ phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại. Câu 6: Mở đoạn: Được sống trong hòa bình, tự do thế hệ trẻ cần có trách nhiệm gì với đất nước hôm nay? * Thân đoạn: - Chúng ta cần khắc sâu công ơn của các thế hệ đi trước, bảo vệ, giữ gìn nền hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. - Đưa nước ta sánh ngang tầm các nước phát triển trên thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. - Học tập trau dồi kiến thức, kĩ năng, ( nhất là học ngoại ngữ), rèn luyện thể chất để có sức khỏe trí tuệ. - Sống chủ động, tự lập phát huy thế mạnh của người Việt: cần cù, chăm chỉ, đoàn kết, nhân ái, ham học hỏi, ...tránh xa sự lười biếng ỷ nại ích kỉ, đố kị. - Đề cao cảnh giác và tỉnh táo trước những âm mưu chống phá nhà nước của các thế lực thù địch; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; sẵn sàng chiến đấu khi Tổ Quốc cần... - Không nên ăn chơi sa đọa, tham gia vào các tệ nạn xã hội, chìm trong sự hưởng thụ mà sống một cuộc đời mờ nhạt, không có mục tiêu. - Cần rèn luyện thể chất, bồi dưỡng kiến thức, kí năng, nâng cao trình độ để thực hiện sứ mệnh cao cả của tuổi trẻ đối với đất nước. * Kết đoạn: Tóm lại, mỗi chúng ta , đặc biệt là tuổi tẻ cần phải có trách nhiệm với đất nước để góp phần giữ vững nền hòa bình và xây dựng đất nước phát triển. B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN Đề bài 1: Qua văn bản “Nước Đại Việt ta” em hãy làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi? Dàn bài(hướng dẫn) 1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, văn bản Trích dẫn nhận định 2, Thân bài: Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: + Yên dân + Trừ bạo + Mối quan hệ So sánh với tư tưởng nhân nghĩa của nho giáo *Lòng tự hào, tự tôn dân tộc - Thể hiện ở việc khẳng định chủ quyền, khẳng định độc lập dân tộc “Như nước Đại Việt ta từ trước, Song hào kiệt đời nào cũng có” + Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc + Tác giả: Sử dụng các từ ngữ t ... “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành. “Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu . Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế. Bài viết tham khảo 2: Mỗi người khi sinh ra đều phải học. Nhưng học như nào để có hiệu quả.? Từ xưa vấn đề này đã được các nhà thông thái bàn tới. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Điều đó nói lên tầm quan trọng của phương pháp học đi đôi với hành, một trong những phương pháp quyết định tới sự thành công của người học. Cốt lõi của việc học là rèn luyện con người thành người tố. Học để làm người tốt đẹp, có nhân cách cao thượng, biết phân biệt lẽ đúng sai. Học để giữ gìn đạo lí ở đời. Học là quá trình ta tiếp thu kiến thức cho bản thân mình thông qua sách vở, quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Học là cách ta nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước, trau dồi kiến thức, mởmang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của bản thân. Hành là hành động, là hoạt động, là làm, là thực hành. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học lí thuyết vừa thực hành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được vận dụng vào trong thực tế. phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Trong phần cuối của bài tấu, đã bàn về phép học (Luận học pháp) : “Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành. Theo Nguyễn Thiếp, mục đích của việc học là học để làm người tốt đẹp, có nhân cách cao thượng; học để biết phân biệt lẽ đúng sai; học để giữ gìn kỉ cương và đạo lí ở đời. Nghĩa là phải biến những điều đã học được thành hành động cụ thể để tạo ra một hiệu quả nhất định. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thểtách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Học là để hiểu biết còn hành làđể quen tay. Chúng ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. Bởi thế học và hành hết sức quan trọng và có mối quan hệ mật thiết. Nếu “học” mà không “hành” tức là nắm vững lí thuyết mà thiếu kĩ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế, làm việc dễ thất bại, trở thành người vô dụng. Một đất nước có nhiều người hay chữ, đó là điều tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đem đến những hạn chế to lớn nếu chỉ có văn hay chữ tốt mà không biết vận dụng nó vào trong đời sống, khiến cho những kiến thức có được trở nên có ích cho đời cho xã hội. Giống như muôn hoa đua nở trên cành mà không thơm hương, tuy đẹp mà vô dụng vậy. Thực tế hiện nay, có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan... lúng túng không biết phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên do là “học” mà không “hành”, là do học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn nữa. La Sơn Phu tử cũng đã chú ý đến vấn đề này. Ông dặn dò: “Cứ theo điều học mà làm”. Nghĩa là, khi làm việc không được rời xa điều đã học, đảm bảo đúng đắn, chính xác, không sai lệch. Nền chính học được xây dựng dựa trên những điều đã được kiểm nghiệm thực tế, nếu lý thuyết đã được khẳng định thì nên tuân theo, không nên làm khác đi. Điều khác biệt, cái mới, cái sáng tạo sẽ được tôn trọng và đề chỉ khi nó đúng, còn nếu làm khác một cách cố chấp, mù quáng thì có khác chi là ngu xuẩn vậy. Nếu vừa “học” vừa “hành” thì vừa nắm vững lí thuyết vừa có kĩ năng vững vàng, hình thành kinh nghiệm thực tế, ít sai sót, dễ hoàn thành công việc và thành công trong cuộc sống. Thông thuộc kinh sử, sách vở cổ kim là điều mà các bậc danh nho luôn chú tâm. Phải biết một cách chắc chắn rồi mới làm. Qua thực tế mà tự hoàn thiện bản thân, hạn chế được sai lầm, thiệt hại, tránh làm cho bản thân hoặc người khác bị tổn thất. Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Vậy muốn học và hành có hiệu quả mỗi người cần phải học và hành một cách chân chính. Trước hết, theo La Sơn Phu Tử là phải học lấy cái gốc của tri thức. Phải học có hệ thống một cách bài bản, kĩ lưỡng, không được lơ là. Thông hiểu tri thức, thấu hiểu lí lẽ ở đời mới giúp con người có hành động đúng đắn, công việc được trôi chảy. Từ đó đạo đức cũng được đề cao, đạo học được khẳng định mạnh mẽ. Việc nắm vững tri thức sẽ làm nảy sinh khát vọng làm việc và cống hiến của con người. Điều đó là rất đúng, vì vậy đểhọc và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc về mối quan hệ giữa học và hành. Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm đểchứng tỏ với mọi người là ta có học thì chỉ uổng phí và mất thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách. Chính vì vậy nên học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua phân tích tác dụng của việc “học đi đôi với hành” ta thấy quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Chính vì thế mỗi người hãy lựa chọn cho mình mục đích học tập đúng đắn nhất để vận dụng phương pháp học đi đôi với hành này để có thể đi tới được thành công của chính mình đồng thời đem lại lợi ích cho quốc gia xã hội.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_8_chuyen_de_van_nghi_luan.doc