Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2
ÔN TẬP VĂN BẢN: NHỚ RỪNG( THẾ LỮ)
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
1, Tác giả: Thế Lữ ( 1907 – 1945)
- Quê Bắc Ninh. Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT
- Hồn thơ dồi dào, lãng mạn.
+ Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ, bút danh đặt theo cách chơi chữ, nói lái; còn có hàm ý là người lữ khách trên trần thế chỉ biết đi tìm cái đẹp:
2. Văn bản
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- In trong tập Mấy vần thơ( 1943)
- Tiêu biểu, mở đầu cho sự thắng lợi của Thơ mới.
- Bài thơ sáng tác năm 1934 lúc đó nước ta đang là thuộc địa của Pháp. Nhân dân ta đang sống trong than phận nô lệ bị mất tự do, bị áp bức bóc lột đủ đường.
b. Thể thơ: tự do 8 chữ vần liền; vần bằng, trắc hoán vị đều đặn.
c. Bố cục:
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: Đoạn 1, 4:Con hổ trong vườn bách thú.
+ Phần 2: Đoạn 2, 3: Con hổ thời quá khứ
+Phần 3: Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn.
d. Giá trị nghệ thuật:
- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.
e. Giá trị nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. Tài liệu của Thu Nguyễn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2
CHUYÊN ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI ÔN TẬP VĂN BẢN: NHỚ RỪNG( THẾ LỮ) I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Tác giả: Thế Lữ ( 1907 – 1945) - Quê Bắc Ninh. Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT - Hồn thơ dồi dào, lãng mạn. + Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ, bút danh đặt theo cách chơi chữ, nói lái; còn có hàm ý là người lữ khách trên trần thế chỉ biết đi tìm cái đẹp: 2. Văn bản a. Hoàn cảnh sáng tác: - In trong tập Mấy vần thơ( 1943) - Tiêu biểu, mở đầu cho sự thắng lợi của Thơ mới. - Bài thơ sáng tác năm 1934 lúc đó nước ta đang là thuộc địa của Pháp. Nhân dân ta đang sống trong than phận nô lệ bị mất tự do, bị áp bức bóc lột đủ đường. b. Thể thơ: tự do 8 chữ vần liền; vần bằng, trắc hoán vị đều đặn. c. Bố cục: - Bố cục: 3 phần. + Phần 1: Đoạn 1, 4:Con hổ trong vườn bách thú. + Phần 2: Đoạn 2, 3: Con hổ thời quá khứ +Phần 3: Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn. d. Giá trị nghệ thuật: - Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình - Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm. e. Giá trị nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. Tài liệu của Thu Nguyễn II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi Với cặp báo chuồng bên vô tư lự Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiệu về tác giả và văn bản đó? Câu 2: Hãy xác định từ loại của từ “gậm”, “khối căm hờn” . Nêu cách hiểu của em về từ “gậm”, “khối căm hờn” và nêu tác dụng của cách dùng từ này? Câu 3: Ta có thể thay từ “gậm” bằng từ “ngậm” và từ “ khối” bằng từ “nỗi” được không? Câu 4: Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ? Câu 5: Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ của tác giả trong đoạn thơ? Câu 6: Nhà thơ tả tâm trạng của con hổ với dụng ý nghệ thuật gì? Câu 7: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên theo kiểu diễn dịch trong đó có sử dụng một kiểu câu đã học chỉ rõ và gạch chân kiểu câu đó? GỢI Ý: Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ. a) Tác giả ( 1907 – 1945) - Quê Bắc Ninh. Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT - Là Hồn thơ dồi dào, lãng mạn. b) Tác phẩm - In trong tập Mấy vần thơ( 1943) - Tiêu biểu, mở đầu cho sự thắng lợi của Thơ mới. Câu 2: - Gậm(Động từ) - Một khối căm hờn(cụm dt). - “gậm”: nghĩa là dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạm, kiên trì., “khối căm hờn”: cảm xúc căm hờn kết đọng thành khối đông cứng, đè nặng nhức nhối. => Diễn tả hành động bứt phá của con hổ, bộc lộ tâm trạng uất hận, căm hờn cao độ. Câu 3: + Ngậm là giữ một vật ở trong miệng lâu->sự chủ động của chủ thể, không gây khó chịu. + Nỗi: ý nghĩa trìu tượng, không thể hiện được tâm trạng uất hận của con hổ. + Gậm: hành động gậm nhấm một cách khó khăn 1 vật gì đó + Khối: ý nghĩa cụ thể, 1 vật lớn và cứng -> Ta không thể thay thế được vì hai từ đó không thể hiện được tâm trạng không chấp nhận thực tại, không an phận của con hổ. Dường như nỗi uất hận trong lòng nó đã tích tụ thành hình, thành khối. Câu 4: Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế của con hổ: buông xuôi, bất lực, ngày đêm gậm nhấm khối căm hờn, mà theo thời gian cứ một rắn thêm, lớn thêm. Câu 5: Tác giả đảo từ “ gậm” và từ “giương” ở thành phần vị ngữ lên đứng đầu câu, đã diễn tả chính xác tâm trạng uất ức tủi hận của một chúa sơn lâm tài cao nhưng “ phận thấp” khi “sa cơ lỡ bước” đành “nằm dài” nhìn sự ngạo mạn, ngẩn ngơ” dám “ giễu oai linh rừng thẳm”. Câu 6: Nhà thơ tả tâm trạng của con hổ với dụng ý nghệ thuật: nói lên nỗi đau đớn của tầng lớp trí thức khi chứng kiến cảnh đất nước nô lệ mà bản thân không giúp được gì cho Tổ quốc, cho đồng bào, chỉ biết thét lên trong câm lặng, nỗi căm hờn uất ức giận sôi. Qua đấy tác giả gửi gắm tấm lòng yêu nước thầm kín của mình. Câu 7: * Mở đoạn( Câu chủ đề): Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ đã rất thành công trong việc thể hiện tâm trạng của con hổ trong thời hiện tại. * Thân đoạn: - Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già. Thế Lữ đã sử dụng động từ "gậm" để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. "Khối căm hờn" là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn"gậm" trong mình. "Trong cũi sắt" lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. - Vì vậy, con hổ chỉ có thể "nằm dài" trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ "trông ngày tháng dần qua. Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu "Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ". "Lũ người" ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. - Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: "khinh", "giễu" : "Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm" câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn "oai linh rừng thẳm". - Trở về với thực tại, con hổ cảm nhận được thấm thía cảnh ngộ của mình, đó là sự "sa cơ lỡ vận" nên phải chịu cuộc sống "nhục nhằn tù hãm". Vì nhận thức được thời thế, hoàn cảnh của mình nên con hổ càng cảm thấy đau khổ, nhục nhã. Đường đường là chúa sơn lâm của rừng đại ngàn, thống trị muôn loài, nay cuộc sống tù hãm khiến cho nó đau khổ. Đau khổ hơn nữa , đó chính là phải làm những việc tầm thường, vô vị "Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi", oai hùng là vậy nhưng khi đã sa cơ, hình ảnh tù hãm vốn đầy đau khổ uất hận lại trở thành những "trò lạ mắt", những "trò chơi" cho người người thưởng thức. Sống tù túng song không phải ai cũng có tâm trạng giống con hổ, lối sống thanh cao, hơn người nay bị đặt chung hàng với những con vật tầm thường "Chịu ngang bầy cùng lũ gấu dở hơi"; càng thấy buồn hơn khi thấy "cặp báo chuồng bên vô tư lự", chúng không biết mình ở hoàn cảnh nào, không biết tức giận, phẫn uất mà lúc nào cũng "vô tư lự". Câu thơ cũng thể hiện sự đánh giá của nhà thơ về một bộ phận con người trong xã hội,dù sống trong hoàn cảnh mất tự do nhưng không biết lo, không có ý thức cần đứng lên mà phó mặc tất cả cho số phận. * Kết đoạn: Tóm lại, với viêc sử dụng những từ ngữ chọn, thể thơ tự do, đoạn thơ đã diễn tả sâu sắc tâm trạng uất ức, bất lực, buông xuôi vì mất tự do của chúa sơn lâm, phải chăng qua đó tác giả bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của mình?( câu nghi vấn) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho câu thơ: “ Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng” Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Của ai? Câu 3: Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? Câu 4: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ và phân tích tác dụng? Câu 5: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh con hổ trong đoạn thơ bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 đến 10 câu trong đó có sử dụng một câu nghi vấn gạch chân câu nghi vấn đó? Gợi ý: Câu 1: Hs chép tiếp những câu thơ để hoàn thiện khổ thơ. Câu 2: Đoạn thơ em vừa chép thuộc là bài thơ: “Nhớ rừng” của Thế Lữ Câu 3: Nêu nội dung chính của khổ thơ : đoạn thơ tái hiện hình ảnh dũng mãnh, oai vệ, uy quyền tuyệt đối của con hổ chốn rừng xanh . Câu 4: - Tác giả sử dụng một loạt các động từ chỉ hoạt động kết hợp với các tính từ “dõng dạc, bước, ...” làm nổi bậy sự xuất hiện đầy oai vệ của chúa tể rừng xanh - Đại từ “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, tự hào, khẳn định quyền uy của con hổ Câu 5: Đoạn văn tham khảo * Mở đoạn: (Câu chủ đề) Khổ thơ trên trích trong văn bản “ Nhớ rừng” của tác gải Thế Lữ đã rất thành công trong việc nói về hình ảnh dũng mãnh, oai vệ và quyền uy tuyệt đối của con hổ chốn rừng xanh. * Thân đoạn: - Giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hổ xuất hiện với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của một vị chúa tể. - Tác giả sử dụng một loạt các động từ chỉ hoạt động kết hợp với các tính từ “dõng dạc, bước, ...” làm nổi bậy sự xuất hiện đầy oai vệ của chúa tể rừng xanh. - Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp của con hổ. Đó là vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển. Đại từ “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, tự hào, khẳn định quyền uy của con hổ. Phải chăng với cương vị là “chúa tể cả muôn loài” giữa chốn rừng thiêng, quyền uy của chúa Sơn Lâm là tuyệt đối?( Câu nghi vấn) * Kết đoạn: Tóm lại, với việc sử dụng thành công các tính từ, đại từ, động từ tác giả đã tái hiện hình ảnh chúa sơn lâm dũng mãnh, oai vệ và quyền uy tuyệt đối của con hổ chốn rừng xanh. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Cho câu thơ: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” Câu 1: Hãy chép tiếp 9 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép? Câu 3: Trong đoạn thơ em vừa chép, kiểu câu phân theo mục đích nói nào được sử dụng nhiều nhất? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ? Câu 4: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” thuộc kiểu câu gì? (xét theo mục đích nói) Câu 5: Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày theo cách diễn dịch cảm nhận đoạn thơ trên?( có m ... ười tù cách mạng Câu 5: 1. Giống nhau: Tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đang quyến rũ 2. Khác nhau: + Đầu bài thơ: Tu hú gọi bầy: gợi cảnh đất trời bao la vào hè- tâm trạng náo nức hòa vào cảnh vật + Cuối bài thơ: Tu hú cứ kêu: gợi niềm chua xót đau khổ- tâm trạng u uất bực bội ->Vì hai tâm trạng được khơi dậy từ hai không gian hoàn toàn khác nhau: không gian tự do và không gian mất tự do. Câu 6: Nhan đề bài thơ rất độc đáo : - Cấu trúc ngữ pháp : Chưa trọn vẹn thành câu, mang chức năng trạng ngữ - Ý nghĩa : + Không nói về sự việc, tư tưởng, chỉ nói về thời gian, không gian + Đây là nhan đề mở, là khởi điểm cho mạch cảm xúc của toàn bài thơ. + Cách nói nửa chừng, gây hấp dẫn thu hút sự chú ý của người đọc - Khi con tu hú gọi bầy, người chiến sĩ cách mạng trong tù như nhìn thấy cảnh mùa hè hiện ra thật đáng yêu, nhưng cũng chính tiếng chim tu hú kêu lại khiến ông thêm ngột ngạt, uất ức, chỉ muốn đạp tan phòng giam để về với cuộc sống tự do ở ngoài đời. Câu 7: * Mở đoạn: Đoạn thơ trên là khổ thơ cuối trong bài “ Khi con tu hú”, một bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu, đã rất thành công trong việc thể hiện tâm trạng uất ức, ngột ngạt cùng niềm khát khao tự do của người tù cách mạng một cách chân thực, rõ nét. * Thân đoạn: - Sự đau khổ, uất ức và ngột ngạt diễn tả một cách trực tiếp qua một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, những động từ mạnh: “đạp, chết, uất”; những từ cảm thán “ôi”, “làm sao” và cách ngắt nhịp thơ bất thường. - Đoạn thơ cũng thể hiện niềm khao khát cháy bỏng muốn phá tan chế độ tù đày, muốn thoát khỏi phòng giam tù túng, chật chội - Tiếng chim tu hú vang vọng vào nhà giam như thiêu đốt tâm can, như giục giã người tù chiến sĩ trở về với cuộc sống tự do - Từ tâm trạng của người tù cách mạng, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu quê hương, yêu đất nước và khát vọng tự do cháy bỏng. Phải chăng có thể coi đây là cuộc vượt ngục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng? * Kết đoạn( Câu chủ đề): Tóm lại, đoạn thơ đã sử dụng thành công cách ngắt nhịp, giọng điệu, biện pháp tu từ ẩn dụ...góp phần thể hiện tâm trạng ngột ngạt, uất ức song khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do của người chiến sĩ trẻ tuổi. Chú thích: Sử dụng câu nghi vấn trong đoạn văn: Phải chăng có thể coi đây là cuộc vượt ngục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng? B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN Đề 1: Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thể hiện lòng yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. Hãy viết bài văn chứng minh nhận định trên. Dàn ý 1, Mở bài: - Giới thiệu tác giả, văn bản - Trích nhận định Tham khảo mở bài sau: Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thể hiện lòng yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.” Đi tìm hiểu bài thơ ta sẽ làm sáng tỏ nhận định trên. 2, Thân bài: Chứng minh nhận định trên: Luận điểm 1: Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống tha thiết của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. Đang say xưa hoạt động cách mạng thì người chiến sĩ cộng sản bị địch bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ Huế trong bốn bức tường của xà lim ngột ngạt, nghe được âm thanh của tiếng chim tu hú, nhà thơ đã tưởng tượng ra một khung cảnh mùa hè làng quê thanh bình (Trích sáu câu thơ – nêu cảm nhận) +Người chiến sĩ cách mạng đang ở trong xà lim mà chỉ qua âm thanh tiếng chim tu hú đang vọng vào mà tác gải hình dung ra một mùa hè sống động + Nhà thơ không chỉ đang nghe thấy mà như đang nhìn thấy, đang nếm hương vị ngot của trái cây mùa hè. Đó không chỉ là bức tranh của thiên nhiên sự sống mà còn là bức tranh thân thuộc của quê hương. Phải là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế có lòng yêu cuộc sống tha thiết thì mới hình dung ra 1 bức tranh mùa hè đẹp đến thế Luận điểm 2: Bài thơ còn thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. Khi nghe tiếng tu hú vọng vào nhà giam tác giả đã hình dung không gian cuộc sống bên ngoài rất tự do, tươi đẹp, vì thế tác giả càng cảm thấy không gian trong tù ngột ngạt, nóng bức, uất ức - Người chiến sĩ cách mạng ấy đã khao khát tự do cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về thế giới tự do bên ngoài (Trích bốn câu cuối) – nêu cảm nhận - Sự đau khổ, uất ức và ngột ngạt diễn tả một cách trực tiếp qua một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, những động từ mạnh: “đạp, chết, uất”; những từ cảm thán “ôi”, “làm sao” và cách ngắt nhịp thơ bất thường. - Đoạn thơ cũng thể hiện niềm khao khát cháy bỏng muốn phá tan chế độ tù đày, muốn thoát khỏi phòng giam tù túng, chật chội. - Tiếng chim tu hú vang vọng vào nhà giam như thiêu đốt tâm can, như giục giã người tù chiến sĩ trở về với cuộc sống tự do - Từ tâm trạng của người tù cách mạng, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu quê hương, yêu đất nước và khát vọng tự do cháy bỏng, có thể coi đây là cuộc vượt ngục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. Kết bài: Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng và những hình ảnh thơ quen thuộc nhưng gợi cảm, bài thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa hè sống động với tình yêu cuộc sống thiết tha. Bài thơ cũng trực tiếp bộc lộ tâm trạng của con người với niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. Đề 2: Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thể hiện lòng yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. Hãy viết bài văn giới thiêu tác giả, văn bản và chứng minh nhận định trên. Dàn ý – Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng minh). Thuyết minh về tác giả và và văn bản và cần làm sáng tỏ nội dung nhận định. 1, Mở bài: - Giới thiệu tác giả, văn bản - Trích nhận định Ví dụ: Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thể hiện lòng yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.” Đi tìm hiểu bài thơ ta sẽ làm sáng tỏ nhận định trên. 2, Thân bài: a, Thuyết minh về tác giả Tố Hữu và văn bản“Khi con tu hú” - Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quang Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sau cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền (từng là ủy viên bộ chính trị, Bí thư ban chấp hành trung ương đảng, Phó chủ tịch hội đồng Bộ trưởng), đồng thời vẫn sáng tác thơ. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946), “Việt Bắc” (1946 – 1954) - Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây + Văn bản: - Năm sáng tác: Bài thơ “Khi con tu hú” sáng tác vào táng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả bị bắt giam ở đấy chưa lâu. -Thể thơ: Lục bát - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả. - Giá trị nội dung: Văn bản thể hiện lòng yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. - Giá trị nghệ thuật: . Thể thơ lục bát . Giọng điệu tự nhiên, tha thiết . Nhịp thơ thay đổi linh hoạt . Biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ b. Chứng minh nhận định trên: Luận điểm 1: Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống tha thiết của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. Đang say xưa hoạt động cách mạng thì người chiến sĩ cộng sản bị địch bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ Huế trong bốn bức tường của xà lim ngột ngạt, nghe được âm thanh của tiếng chim tu hú, nhà thơ đã tưởng tượng ra một khung cảnh mùa hè làng quê thanh bình (Trích sáu câu thơ – nêu cảm nhận) +Người chiến sĩ cách mạng đang ở trong xà lim mà chỉ qua âm thanh tiếng chim tu hú đang vọng vào mà tác gải hình dung ra một mùa hè sống động + Nhà thơ không chỉ đang nghe thấy mà như đang nhìn thấy, đang nếm hương vị ngot của trái cây mùa hè. Đó không chỉ là bức tranh của thiên nhiên sự sống mà còn là bức tranh thân thuộc của quê hương. Phải là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế có lòng yêu cuộc sống tha thiết thì mới hình dung ra 1 bức tranh mùa hè đẹp đến thế Luận điểm 2: Bài thơ còn thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. Khi nghe tiếng tu hú vọng vào nhà giam tác giả đã hình dung không gian cuộc sống bên ngoài rất tự do, tươi đẹp, vì thế tác giả càng cảm thấy không gian trong tù ngột ngạt, nóng bức, uất ức Người chiến sĩ cách mạng ấy đã khao khát tự do cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về thế giới tự do bên ngoài (Trích bốn câu cuối) – nêu cảm nhận - Sự đau khổ, uất ức và ngột ngạt diễn tả một cách trực tiếp qua một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, những động từ mạnh: “đạp, chết, uất”; những từ cảm thán “ôi”, “làm sao” và cách ngắt nhịp thơ bất thường. - Đoạn thơ cũng thể hiện niềm khao khát cháy bỏng muốn phá tan chế độ tù đày, muốn thoát khỏi phòng giam tù túng, chật chội - Tiếng chim tu hú vang vọng vào nhà giam như thiêu đốt tâm can, như giục giã người tù chiến sĩ trở về với cuộc sống tự do. - Từ tâm trạng của người tù cách mạng, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu quê hương, yêu đất nước và khát vọng tự do cháy bỏng, có thể coi đây là cuộc vượt ngục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. Kết bài: Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng và những hình ảnh thơ quen thuộc nhưng gợi cảm, bài thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa hè sống động với tình yêu cuộc sống thiết tha. Bài thơ cũng trực tiếp bộc lộ tâm trạng của con người với niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc