Tài liệu Nhà Tây Sơn

Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.

Giống như Trung Quốc ở thời điểm đó, đời sống nông dân rất thấp kém. Đa số ruộng đất theo thời gian rơi vào tay số ít người. Quan lại quan liêu áp bức và thường tham nhũng; các vị chúa cai trị sống hoang phí trong những cung điện lớn.

Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía bắc của các chúa Trịnh khá yên bình. Trong khi đó ở phía nam, các chúa Nguyễn thường gây chiến với Đế chế Khmer yếu ớt ở bên cạnh và sau đó là với cả một nước khá mạnh là nước Xiêm. Trong khi các chúa Nguyễn thường là kẻ thắng trận và đất đai mới mà họ giành được thường mang lại những cơ hội mới cho những người nghèo không có đất đai thì những cuộc chiến thường xuyên cũng khiến người dân Đàng Trong chịu tổn thất và đóng góp nhiều.

 

doc 22 trang cucpham 25/07/2022 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Nhà Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Nhà Tây Sơn

Tài liệu Nhà Tây Sơn
Nhà Tây Sơn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tên gọi Tây Sơn được sử dụng theo nhiều cách để chỉ giai đoạn khởi nghĩa nông dân và phân quyền giữa các triều đình nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên Tây Sơn được dùng để chỉ các lãnh đạo cuộc khởi nghĩa (anh em nhà Tây Sơn), cũng được dùng làm tên cuộc chiến (khởi nghĩa Tây Sơn), cũng dùng để chỉ gọi triều đại của anh em nhà Tây Sơn.
Bối cảnh lịch sử
Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.
Giống như Trung Quốc ở thời điểm đó, đời sống nông dân rất thấp kém. Đa số ruộng đất theo thời gian rơi vào tay số ít người. Quan lại quan liêu áp bức và thường tham nhũng; các vị chúa cai trị sống hoang phí trong những cung điện lớn.
Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía bắc của các chúa Trịnh khá yên bình. Trong khi đó ở phía nam, các chúa Nguyễn thường gây chiến với Đế chế Khmer yếu ớt ở bên cạnh và sau đó là với cả một nước khá mạnh là nước Xiêm. Trong khi các chúa Nguyễn thường là kẻ thắng trận và đất đai mới mà họ giành được thường mang lại những cơ hội mới cho những người nghèo không có đất đai thì những cuộc chiến thường xuyên cũng khiến người dân Đàng Trong chịu tổn thất và đóng góp nhiều.
Người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa quận He, quận Hẻo, chàng Lía, Hoàng Công Chất... ở đàng ngoài và đàng trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như Trịnh Doanh ở Đàng Ngoài và Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa.
Phát tích
Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất.
Các sách Đại Việt sử ký tục biên, Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì.
Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thày đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam[1][2][3].
Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất[4]:
Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thuỷ mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đã khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ". 
Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ[5]. 
Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám. 
Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ". 
Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của ông.
Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Theo ý kiến của PGS Nguyễn Phan Quang trong sách Phong trào nông dân Tây Sơn (2003), tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận.
Chinh phục chúa Nguyễn
Chính sự họ Nguyễn
Sau khi Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chết, chính quyền họ Nguyễn rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Loan thao túng triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Nguyễn Phúc Luân (cha Nguyễn Phúc Ánh) và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi, tức là Định vương.
Năm 1769, vị vua mới của nước Xiêm là P'ya Taksin tức Trịnh Quốc Anh tung ra một cuộc chiến nhằm tìm cách lấy lại quyền kiểm soát nước Chân Lạp (Campuchia) vốn chịu nhiều ảnh hưởng của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn buộc phải lùi bước khỏi những vùng đất mới chiếm.
Thất bại này cộng với sưu thuế nặng nề cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền họ Nguyễn đã yếu càng yếu thêm. Đó chính là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn.
Tây Sơn khởi nghĩa
Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu:
"Binh triều là binh Quốc phó 
Binh ó là binh Hoàng tôn" 
Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa[6]. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách Les Espagnols dans l’Empire d’Annam trích dẫn như sau:
"Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..." 
Điều này cũng được xác nhận bởi Phó Giáo sư Geogres Dutton trong cuốn Rethinking of Tay Son era.[1]
Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa.
Năm 1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tương truyền Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính của mình khiêng đến trá hàng, nộp quân họ Nguyễn. Nửa đêm, ông phá cũi, cùng quân trá hàng làm nội ứng và quân bên ngoài tới phối hợp đánh chiếm thành. Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình họ Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài chính cho Tây Sơn.
Sau khi hạ thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Quân Trịnh tham chiến
Xem chi tiết: Hoàng Ngũ Phúc 
Họ Nguyễn, khi cuối cùng đã nhận ra sự nguy hiểm của cuộc khởi nghĩa, đã ký hòa ước với người Xiêm, từ bỏ một số vùng họ đã chiếm được trong những thập kỷ trước đó. Tuy nhiên không vì thế mà họ Nguyễn được rảnh tay đánh Tây Sơn. Tháng 10 năm 1774, chúa Trịnh Sâm, sau 100 năm giữ hòa bình với chúa Nguyễn, sai Quận Việp Hoàng Ngũ Phúc, một viên tướng lão luyện, mang 4 vạn quân vào nam tấn công Phú Xuân (Huế), cũng lấy danh nghĩa trừng phạt Trương Phúc Loan. Mặc dù chúa Nguyễn Phúc Thuần buộc phải trói Loan nộp cho Hoàng Ngũ Phúc nhưng rồi quân Trịnh vẫn tiến. Quân Nguyễn không chống nổi, quân Trịnh chiếm thành Phú Xuân, buộc họ Nguyễn phải bỏ chạy về Quảng Nam. Nhưng tại đây chúa Nguyễn lại bị Tây Sơn đánh ra uy hiếp, bắt được hoàng tôn Dương. Chúa Nguyễn cùng thế phải vượt biển trốn vào Gia Định (tức Sài Gòn). Hoàng tôn Dương sau đó cũng dùng kế trốn thoát theo chúa Nguyễn.
Quân Trịnh tiếp tục đi về phía nam vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Quân Tây Sơn thua trận. Trước tình thế "lưỡng đầu thọ địch", Nguyễn Nhạc xin giảng hòa với quân Trịnh, trên danh nghĩa đầu hàng nhà Lê, xin làm tiên phong đi đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Trịnh bằng lòng và phong chức cho Nguyễn Nhạc.
Tiến đánh Gia Định
Xem thêm bài: Nguyễn Nhạc 
Tạm yên mặt bắc, Tây Sơn tập trung lực lượng tiếp tục việc chinh phục phía nam. Trong gần 10 năm (từ 1776 đến 1783) quân Tây Sơn nhiều lần vào đánh chiếm Gia Định. Năm 1777, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn bắt được cả Định vương Thuần lẫn Hoàng tôn Dương đem xử tử. Một cháu trai là Nguyễn Ánh, con của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát ra đảo Thổ Chu.
Tuy nhiên, lần nào cùng vậy, sau khi chiếm được Gia Định, chủ tướng (Nguyễn Lữ hoặc Nguyễn Huệ) và quân chủ lực của Tây Sơn rút về giao lại cho một bộ tướng co ... ong những thời kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử Việt Nam trên khắp phạm vi lãnh thổ, thậm chí cả những biến cố bên ngoài biên giới có liên quan (Campuchia, Lào, Trung Quốc). Chiến tranh liên miên kéo dài suốt 30 năm từ khi Tây Sơn nổi dậy cho tới cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt thì chiến tranh mới kết thúc. Toàn bộ các cuộc chiến lớn nhỏ đều có sự tham gia của quân Tây Sơn.
Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn chép lại lời tâu của bề tôi Nguyễn Ánh về Tây Sơn:
Kẻ kia, Nhạc, Huệ, anh em từ dân áo vải, không tấc đất cắm dùi, vươn tay hộ một tiếng, người theo có cả vạn, chẳng đầy 5-6 năm mà có được nước. Họ không có quá tài đức của người thì vì lẽ gì mà lại hưng thịnh dữ dội như vậy? 
Về võ công
Hiếm có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam lập được nhiều chiến tích đến thế trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi sự như nhà Tây Sơn. Từ Nam ra Bắc, Tây Sơn đánh đổ cả chính quyền cai trị sở tại lẫn ngoại viện hùng mạnh từ nước ngoài do tàn dư của các thế lực cũ rước vào. Điều đáng nói hơn là trong số những chiến tích võ công đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
Nổi bật trong ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Huệ với tài năng kiệt xuất. Hầu hết chiến thắng của nhà Tây Sơn gắn liền với tên tuổi ông. Đời sau mãi mãi còn tiếc nuối cho sự ra đi quá đột ngột của ông với nhiều dự định lớn lao chưa thành hiện thực.
Vua Quang Trung ngoài việc đánh đổ nhà Lê cùng các dòng họ Trịnh, Nguyễn còn có ý tấn công nhà Thanh nhằm vẽ lại bản đồ Việt-Hoa, nhưng cái chết đột ngột của ông khiến dự định không thể thực hiện.
Tuy nhiên quân Tây Sơn cũng nổi tiếng ưa đốt phá, cướp bóc và thường họ đến đâu chỉ một thời gian ngắn là dân chúng tìm cách trốn khỏi vùng họ kiểm soát, để tránh không bị cưỡng bức vào quân đội hay chế độ lao dịch.[4]
Về văn trị
Sau khi định đô ở Quy Nhơn, vua Thái Đức không có đóng góp gì đáng nói về văn trị. Văn trị nhà Tây Sơn vẫn chủ yếu là thành tựu của vua Quang Trung nhờ ông biết trọng dụng nhân tài. Việc khuyến khích phát triển kinh tế và dùng chữ Nôm chứng tỏ ông không chỉ là một người lãnh đạo "võ biền" đơn thuần. Đánh tơi tả Xiêm, Thanh, nhưng cũng ngay lập tức, Quang Trung chú trọng nối lại hòa bình bằng ngoại giao với các nước này, dù sau đó ông cũng có âm mưu thôn tính cả Trung Hoa. Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông quá ngắn ngủi khiến tác dụng của những biện pháp cai trị của ông chưa có hiệu quả rõ nét và kế hpọach tấn công Trung Hoa của ông coi như đổ sông đổ biển.
Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đă biểu lộ tinh thần quốc gia mănh liệt. Quang Trung tuy trọng khoa cử, học hành chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đă được đặt vào một địa vị quan trọng.[17]
Vốn là con người có óc thực tế, vua Quang Trung sau khi lên ngôi liền nghĩ ngay việc đúc tiền bằng đồng để tiêu dùng trong nước và có sự thuận tiện trong việc thương măi. Năm Quang Trung thứ tư (1791) do cần chuẩn bị việc đánh Măn Thanh, nhà vua đă cho đi thu gom các đồ bằng đồng tốt trong nước để đem làm binh khí và đúc tiền cho rộng tài nguyên[18]
Nguyên nhân thất bại
Với sự xuất sắc của nhà lãnh đạo, tài năng của các tướng lĩnh và sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, Tây Sơn đã tiêu diệt rất nhiều kẻ thù và gần như là một đội quân vô địch. Vậy vì sao đội quân đó không thể triệt tiêu hoàn toàn lực lượng tàn dư của Nguyễn Ánh để gây thành hậu họa sau này?
Các nhà chuyên môn đã rất lưu tâm đến vấn đề này và Nguyễn Phan Quang đưa ra lý giải:
Thứ nhất, họ Nguyễn lúc ấy không được lòng dân chúng nhưng lại có được sự ủng hộ của một bộ phận lớn các địa chủ tại Nam Bộ. Do đó, khi lực lượng bố phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, họ Nguyễn nhanh chóng lấy lại vùng này.[19][cần số trang] 
Thứ hai, các nhà lãnh đạo Tây Sơn đã từng có thời điểm đánh giá chưa đúng thực lực của Nguyễn Ánh. Sau khi nghe tin Ánh giết tướng Đỗ Thanh Nhơn (Nhân) vì uy tín của Nhơn có phần lấn át Ánh, Nguyễn Nhạc cho rằng tướng soái của Nguyễn Ánh không có ai đáng ngại nữa. Sau này, khi đánh bật được Ánh ra khỏi lãnh thổ, nhất là sau khi chớp nhoáng đập tan quân Xiêm, sự đánh giá ấy càng trở nên chủ quan hơn.[19] 
Thứ ba là sự chia rẽ trong nội bộ anh em Tây Sơn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Chính cuộc xung đột năm 1787 đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở về lấy lại Gia Định. Lực lượng Tây Sơn ở đây đơn độc tại Nam Bộ không được sự tiếp viện cần thiết từ phía bắc nên đã không thể giữ được đất này. Sau khi cuộc xung đột của hai anh em chấm dứt, Nguyễn Huệ lại bộn bề với những biến cố tại Bắc Hà, Nguyễn Nhạc thì đã suy yếu lực lượng và suy nhược về tinh thần, không còn khả năng một mình tiến hành Nam chinh nữa. Cái chết của Nguyễn Lữ dù không ảnh hưởng quá nhiều đến nhà Tây Sơn (vì ảnh hưởng của ông cũng là ít nhất trong ba người) nhưng có lẽ càng khiến tinh thần Nam chinh của Nguyễn Nhạc thêm mòn đi. Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Ánh có thể chắc chân tại Nam Bộ tạo cơ sở cho ông Bắc tiến sau này.[19] 
Cùng với các nguyên nhân trên, còn những nguyên nhân khác dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn khiến lực lượng của Nguyễn Ánh chiến thắng lập nên Nhà Nguyễn:
Cái chết quá sớm của vua Quang Trung, người làm nên gần như tất cả các thành tựu của nhà Tây Sơn kể từ năm 1777, mà không có người thay thế xứng đáng. Quang Toản quá nhỏ không có đủ uy tín và sự cứng cỏi nên không thể dành được sự ủng hộ của người dân ở Bắc Hà, mảnh đất vừa chính thức về tay nhà Tây Sơn không lâu. Việc sau này, lúc bị quân Nguyễn Ánh bắt, anh Toản là Quang Thùy đã tự vẫn nhưng Toản không dám chết cùng chứng tỏ Toản không bằng Đoan Nam vương Trịnh Tông. 
Sự xung đột nghiêm trọng của hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Tây Sơn có nhiều tướng tài, nhưng sau khi người lãnh đạo tối cao Nguyễn Huệ qua đời, dường như không ai chịu ai. Các tướng giỏi, ngoài Ngô Văn Sở, Lê Văn Trung bị giết, còn có Ngô Thì Nhậm phải lánh đi ở ẩn và nguy hại hơn là Lê Chất chạy sang đầu hàng Nguyễn Ánh. Thực ra, việc ấu chúa lên ngôi mà triều đình vẫn phải thực hiện di mệnh đánh dẹp không phải là nhiệm vụ không thể thực hiện được, như trường hợp của vua Thuận Trị (Phúc Lâm) nhà Thanh. Khi Hoàng Thái Cực mất, Phúc Lâm còn nhỏ (và sau chết yểu) nhưng nhà Thanh vẫn tiến vào trung nguyên, hoàn thành việc chiếm Trung Quốc, diệt nhà Minh và Lý Tự Thành. Công việc nhờ vào tay nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn. Bởi các tướng Tây Sơn không thể làm được như Chu công nhà Chu, lại bị người Pháp từ bên ngoài can thiệp giúp sức cho Nguyễn Ánh nên nhà Tây Sơn càng nhanh chóng sụp đổ. 
Một nguyên nhân khác, dù không phải là quan trọng nhất nhưng không thể không nói đến. Đó là lòng kiên trì kèm thêm may mắn của Nguyễn Ánh. Rõ ràng Ánh đã gặp may khi nhiều lần thoát nạn trước sự truy đuổi của Tây Sơn. Nhưng phải thừa nhận ông cũng là một người có lòng dũng cảm và ý chí bền bỉ không sờn, dù bị thua hết lần này đến lần khác, gặp rất nhiều hiểm nguy. Có thể nói tài năng quân sự của ông không bằng Nguyễn Huệ nhưng sau khi Nguyễn Huệ chết, không còn ai là đối thủ của ông. Có ý kiến nuối tiếc cho sự ra đi sớm của Nguyễn Huệ cho rằng việc Nguyễn Ánh "có số mệnh dài hơn và chết sau Nguyễn Huệ" là một nhân tố giúp ông giành thắng lợi sau cùng. 
Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại là Georges Dutton, Phó Giáo sư (Assistant Professor) khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu, đồng thời là Giám đốc Chương trình Liên khoa Đông Nam Á Học của trường đại học California tại Los Angeles (UCLA) thì việc hào quang hóa phong trào Tây Sơn trong trí tưởng tượng của dân chúng vào thế kỷ thứ mười chín... Khả năng cách nhìn ưu ái dành cho phong trào và chính thể Tây Sơn có thể là sản phẩm của mối ác cảm dân chúng dành cho nhà Nguyễn, cũng nhiều bằng khả năng đó chính là ký ức tập thể thật sự về nhà Tây Sơn.[20]
Dù sao đi nữa, tên tuổi Tây Sơn còn ghi mãi trong lịch sử, dù đây là một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam. Điều đáng nhắc đến là mặc dù thất bại, nhà Tây Sơn không đi cầu viện nước ngoài như Nguyễn Ánh, Lê Duy Kỳ, mặc dù triều đại này đã được sự thừa nhận của các nước láng giềng. Nguyên nhân có lẽ muốn cầu viện cũng không ai giúp vì Tây Sơn đã gây thù chuốc oán với tất cả các nước láng giềng như Xiêm, Lào, Trung Quốc. Nhà Thanh dù công nhận Quang Trung là An Nam Quốc Vương nhưng vẫn rất bất bình về việc Quang Trung dung dưỡng, bao che cho quân hải tặc Trung Hoa như Trần Thiên Bảo, Trịnh Thất, Mạc Quan Phù đi cướp bóc thuyền buôn Trung Hoa suốt 1 thời gian dài. Thậm chí Quang Trung còn phong tước Đô đốc cho những kẻ này.
Dư âm
Dù Tây Sơn mất nhưng còn nhiều ảnh hưởng về sau, chẳng những trong nhân dân mà ngay cả với nhà Nguyễn. Theo sách "Truyện cũ cố đô" của Nguyễn Đắc Xuân, vào đời cháu nội của Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Phúc Miên Tông làm vua, tức là Thiệu Trị (1841-1847), có sứ giả nhà Thanh đến. Vốn là người hay chữ, Thiệu Trị ra vế đối cho hai hoàng tử là Nguyễn Phúc Hồng Bảo và Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (sau là vua Tự Đức) rằng:
"Bắc sứ lai triều" 
Không cần suy nghĩ, Hồng Bảo đọc ngay:
"Tây Sơn phục quốc" 
Vế đối về chữ nghĩa thì thật chỉnh chu không thể bắt bẻ nhưng về nội dung thì thật "phản nghịch". Thiệu Trị nghe như sét đánh ngang tai, chỉ mặt Hồng Bảo mắng:
- Tây Sơn mà phục quốc thì còn đâu ngai vàng cho mày nữa!
Sau đó một phần vì việc này mà Thiệu Trị truất ngôi con trưởng của Hồng Bảo, lập Hồng Nhậm làm thái tử, sau Nhậm trở thành vua Tự Đức.
Các danh tướng văn, võ nhà Tây Sơn
Lục quân
Trần Quang Diệu 
Bùi Thị Xuân 
Võ Văn Dũng 
Đặng Tiến Đông 
Ngô Văn Sở 
Ngô Thì Nhậm 
Phan Văn Lân 
Phan Huy Ích 
Nguyễn Thiếp 
Bùi Dương Lịch 
Nguyễn Tăng Long (Đô Đốc Long) 
Đặng Xuân Bảo (Đô Đốc Bảo) 
Nguyễn Văn Tuyết (Đô Đốc Tuyết) 
Nguyễn Văn Lộc (Đô Đốc Lộc) 
Lê Văn Trung 
Lê Văn Hưng 
Võ Đình Tú 
Lý Văn Bưu 
Trương Văn Đa (Phò Mã) 
Vũ Văn Nhậm (Phò Mã) 
Nguyễn Văn Trị (phò mã) 
Hải quân
Trần Thiên Bảo (Đô đốc/hải tặc) 
Mạc Quan Phù (hải tặc) 
Trịnh Thất (hải tặc) 
Lương Văn Canh (hải tặc) 
Phan Văn Tài (hải tặc) 
Lý Tài (hải tặc) 
Tập Đình (hải tặc) 
Trịnh Nhất (hải tặc) 
Trương Bảo (hải tặc

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nha_tay_son.doc