Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" - Năm học 2015-2016 - Võ Thị Tám

Dàn ý:

a) Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật VN- ng p/n đẹp người đẹp nết nhưng có cuộc đời bất hạnh, số phận bi thảm.

b) Thân bài:

* VN – người phụ nữ đẹp người đẹp nết

- Một người vợ yêu chồng, thủy chung son sắt.

+ Biết chồng hay ghen, sống nhất mực “giữ gìn khuon phép nên vợ chồng không phải bất hòa.”

+ Khi chồng đi lính, nàng lo lắng cho chồng nơi hòn tên mũi đạn trăm vàn hiểm nguy, chẳng mong được công danh phú quý mà chỉ mong chồng trở về “ mang theo đc hai chữ bình yên”.

+ Xa chồng, nàng không nguôi thương nhớ “ nhìn trăng soi thành cũ.trông liễu rủ bãi hoang” lại “ thổn thức tâm tình”.Rồi mỗi khi “ bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn đc”

+ Nuôi con, chờ chồng, nàng một lòng một dạ chung thủy sắt son “ cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.”

- Một người con dâu hiền thảo:

+ Mẹ chồng ốm, nàng “ hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”

+ Mẹ chồng mất, nàng “ hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”

+ Lời trăng trối của mẹ chồng trc khi mất đã cho thấy bà yêu thương VN như con đẻ của mình.

- Một người mẹ yêu thương con:

+ Nuôi con một mình, gánh vác gia đình không một lời phàn nàn.

+ Thương con, chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là cha, muốn con trẻ nguôi ngoai nỗi nhớ cha

* Vũ Nương – một ng p/n có cuộc đời bất hạnh, số phận bi thảm.

- Cuộc hôn nhân không có tình yêu, phải chịu đựng thói gia trưởng, tính ghen tuô ng của người chồng vô học.

- Bị chồng nghi ngờ tiết hạnh, nàng đau đớn xót xa, hết lời thanh minh

- Bị chồng đánh đuổi, nàng vô cùng đau xót khi “ bình rơi trâm gãy. mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió.” ko còn con đường nào khác phải chọn sông Hoàng Giang để minh oan cho mình. Lời than của nầng trên bến Hoàng Giang như một lời nguyền của một con người bất hạnh cùng cực “ Kẻ bạc mệnh duyên phận hẩm hiu.tiếng chịu nhuốc nhơ.dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ.”

- Phải chọn cái chết là một kết cục đau thương và bi thảm. Bi kịch cuả VN là bi kịch chung của những ng p/n dưới chế độ cũ: Do chiến tranh ly tán, do thói gia trưởng, do tư tưởng trọng nam khinh nữ.

c) Kết bài:

- Nhân vật VN là tiêu biểu cho những ng p/n dưới XH cũ: đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh.

- Tác giả ca ngợi vẻ đẹp người p/n, thương cam xót xa bênh vực cho họ, lên tiếng tố cáo chiến tranh pk, tố cáo XHPK đương thời với những hủ tục lạc hậu đã dồn đẩy những người p/n lương thiện vào bước đường cùng.

 

doc 151 trang cucpham 02/08/2022 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" - Năm học 2015-2016 - Võ Thị Tám", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" - Năm học 2015-2016 - Võ Thị Tám

Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" - Năm học 2015-2016 - Võ Thị Tám
Chuyện Người con gái Nam Xương
Câu 4: ( 7 đ) Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương “ Nguyễn Dữ”.
Dàn ý:
a) Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật VN- ng p/n đẹp người đẹp nết nhưng có cuộc đời bất hạnh, số phận bi thảm.
b) Thân bài:
* VN – người phụ nữ đẹp người đẹp nết
- Một người vợ yêu chồng, thủy chung son sắt.
+ Biết chồng hay ghen, sống nhất mực “giữ gìn khuon phép nên vợ chồng không phải bất hòa.”
+ Khi chồng đi lính, nàng lo lắng cho chồng nơi hòn tên mũi đạn trăm vàn hiểm nguy, chẳng mong được công danh phú quý mà chỉ mong chồng trở về “ mang theo đc hai chữ bình yên”.
+ Xa chồng, nàng không nguôi thương nhớ “ nhìn trăng soi thành cũ...trông liễu rủ bãi hoang” lại “ thổn thức tâm tình”...Rồi mỗi khi “ bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn đc”
+ Nuôi con, chờ chồng, nàng một lòng một dạ chung thủy sắt son “ cách biệt ba năm giữ gìn một tiết...ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót...”
- Một người con dâu hiền thảo:
+ Mẹ chồng ốm, nàng “ hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”
+ Mẹ chồng mất, nàng “ hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”
+ Lời trăng trối của mẹ chồng trc khi mất đã cho thấy bà yêu thương VN như con đẻ của mình.
- Một người mẹ yêu thương con:
+ Nuôi con một mình, gánh vác gia đình không một lời phàn nàn.
+ Thương con, chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là cha, muốn con trẻ nguôi ngoai nỗi nhớ cha
* Vũ Nương – một ng p/n có cuộc đời bất hạnh, số phận bi thảm.
- Cuộc hôn nhân không có tình yêu, phải chịu đựng thói gia trưởng, tính ghen tuô ng của người chồng vô học.
- Bị chồng nghi ngờ tiết hạnh, nàng đau đớn xót xa, hết lời thanh minh
- Bị chồng đánh đuổi, nàng vô cùng đau xót khi “ bình rơi trâm gãy. mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió...” ko còn con đường nào khác phải chọn sông Hoàng Giang để minh oan cho mình. Lời than của nầng trên bến Hoàng Giang như một lời nguyền của một con người bất hạnh cùng cực “ Kẻ bạc mệnh duyên phận hẩm hiu...tiếng chịu nhuốc nhơ...dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ..”
- Phải chọn cái chết là một kết cục đau thương và bi thảm. Bi kịch cuả VN là bi kịch chung của những ng p/n dưới chế độ cũ: Do chiến tranh ly tán, do thói gia trưởng, do tư tưởng trọng nam khinh nữ...
c) Kết bài:
- Nhân vật VN là tiêu biểu cho những ng p/n dưới XH cũ: đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh.
- Tác giả ca ngợi vẻ đẹp người p/n, thương cam xót xa bênh vực cho họ, lên tiếng tố cáo chiến tranh pk, tố cáo XHPK đương thời với những hủ tục lạc hậu đã dồn đẩy những người p/n lương thiện vào bước đường cùng.
Bài tham khảo:
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Dữ là một tác giả nổi tiếng với các câu chuyện thuộc thể loại “ Truyền kỳ mạn lục”. Truyện của ông thường đề cập tới cuộc đời và số phận của những người phụ nữ Việt nam dưới chế độ phong kiến xưa. Những ai đã từng đọc “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ chắc chắn không thể quên được VN – 1 người p/n đẹp người, đẹp nết nhưng phải chịu một cuộc đời bất hạnh và số phận bi thảm.
Trước hết, VN – một người vợ thùy mị, nết na, yêu thương chồng và thủy chung son sắt. Nàng là con nhà nghèo, được TS mến vì dung hạnh cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ để vợ chồng phải thất hòa. Khi TS phải đi lính, VN ko hề tham lam danh vọng, tiền tài, chỉ cầu mong cho chồng trở về mang theo được hai chữ bình yên. Nàng lo chồng nơi biên ải xa xăm gặp vô vàn nguy hiểm. Không chỉ lo lắng cho chồng, VN còn bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của người vợ trẻ, mỗi khi “ nhìn trăng soi thành cũ”, trông “ liễu rủ bãi hoang”, tấm lòng người vợ trẻ lại trào dâng niềm thương nhớ khôn nguôi. Khi mùa xuân ấm áp tươi vui “ bướm lượn đầy vườn”, lúc mùa đông ảm đạm hắt hiu “ mây che kín núi” thì nỗi buồn nơi góc bể chân trời không thể nào ngăn cản được. Chính vì yêu thương chồng mà nàng luôn chung thủy sắt son “ cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết” và “ ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Thật là một người vợ đức hạnh vẹn toàn!
	Không chỉ là người vợ hiền thục, đức hạnh thủy chung, Vũ Nương còn là một người mẹ đảm đang, một người con dâu hiếu thảo. Chồng đi lính xa nhà, gánh nặng gia đình không còn ai chia sẻ đã dổ dồn lên đôi vai nhỏ bé của nàng.Vậy mà nàng vẫn vui vẻ gánh vác, không hề cay ca phàn nàn nửa lời. Mẹ chồng ốm, nàng hết lời khuyên lơn, thuốc thang chăm sóc, mẹ chồng khuất núi, nàng lo tế lễ ma chay “ như đối với cha mẹ đẻ của mình”. Thật khó có thể tìm được một nàng dâu đảm đang, hiếu nghĩa hơn! Con trai nàng khóc vì nhớ cha, nàng đã chỉ cái bóng trên bức vách và bảo rằng đó là cha của nó. Việc làm của nàng xuất phát từ lòng thương con, và cũng vì thiện ý tốt đẹp luôn mong muốn gia đình có đầy đủ 3 người quấn quýt sớm tối bên nhau. Nàng thật là một người mẹ yêu thương con hết lòng!
	Một người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh như vậy lại có một cuộc đời bất hạnh, số phận bi thảm. Lẽ ra khi chồng trở về, VN sẽ được chồng bù đắp cho những nỗi khó khăn vất vả mà nàng đã phải gánh chịu. Ai ngờ, cái thói gia trưởng, ghen tuông vô học của TS đã khiến nàng phải chịu một số phận bi thảm. Từ lời con trẻ, ko suy xét trước sau, chồng nàng đã gán cho nàng cái tội tày đình, đó là thất tiết với chồng – một tội lỗi nhuốc nhơ ngàn năm không rửa sạch! Nàng đã bàng hoàng, sửng sốt, hết lời thanh minh nhưng vô ích. Nàng bị chồng đánh mắng, bị đuổi ra khỏi nhà. Nàng vô cùng đau đớn, xót xa khi “ bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió...” Cuối cùng, nàng ko còn con đường nào khác phải mượn nước sông Hoàng Giang để minh oan cho tấm lòng trong trắng của mình. Thật là một cái chết oan khuất, một bi kịch thương tâm.
	Thông qua cái chết thương tâm của Vũ Nương, nhà văn đã lên tiếng tố cáo chiến trang phong kiến phi nghĩa, thói ghen tuông mù quáng của người đời, và đặc biệt đó là chế độ phong kiến với tư tưởng nam quyền đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng. Cái chế độ nam quyền ấy đã ăn sâu bén rễ vào trong tư tưởng của người chồng là Trương Sinh. Anh ta độc đoán, gia trưởng, một mực đổ riệt cho vợ cái nỗi oan tày đình mà không cho vợ cơ hội thanh minh, giải thích. Mặc cho hàng xóm hết sức can ngăn, anh ta vẫn mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, khiến nàng phải tìm đến cái chết thương tâm. Rõ ràng, Trương Sinh là kẻ đã bức tử vợ nhưng lại không hề bị xã hội lên án, phải chăng anh ta chính là kẻ thực hiện cái chế độ nam quyền ấy một cách xuất sắc? Sống trong một xã hội với tư tưởng cổ hủ và lạc hậu như vậy, những người phụ nữ như Vũ Nương làm sao có thể tìm thấy hạnh phúc? Nguyễn Dữ cũng lên tiếng ca ngợi, cảm thông, bênh vực cho nàng. Đặc biệt, phần cuối truyện, nhà văn vì yêu mến nhân vật của mình đã ko để nàng chết mà cho nàng sống một cuộc sống hạnh phúc ở một thế giới không có thật. Thế giới ấy chỉ có tình yêu thương, nhân nghĩa mà ko có những oan trái, khổ đau như ở trần gian.
	Nguyễn Dữ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện. Với lời văn tự sự, các câu văn biền ngẫu, chi tiết cái bóng có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện, ông đã khiến người đọc xúc động, yêu quý và đau xót cho nhân vật Vũ Nương.
	Nói tóm lại, Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu một số phận bất hạnh. Nàng là tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt nam dưới chế độ phong kiến đương thời. Ngày nay, người phụ nữ Việt Nam không còn phải chịu số phận như Vũ Nương, nhưng “ Chuyện người con gái Nam Xương” vẫn chiếm được cảm tình của bạn đọc, và nó luôn xứng đáng là một “ Thiên cổ kỳ bút”.
Hoàng lê nhất thống chí
Câu 2:
Đoạn văn:
Các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí vốn là những trí thức trung quân rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng được hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Trước hết, họ là những nhà viết tiểu thuyết lịch sử nên rất có ý thức tôn trọng lịch sử. Bản thân Quang Trung là một vị vua trí tuệ sáng suốt, một vị tướng mưu lược kỳ tài khiến cho tất cả mọi người nể phục. Chính vì thế cho dù các tác giả của Ngô gia văn phái dù phụng sự triều Lê vẫn không thể phủ nhận Quang Trung và xuyên tạc lịch sử được. Hơn nữa, các tác giả lại có cái nhìn tiến bộ, vượt qua những định kiến giai cấp, tư tưởng trung quân mù quáng, họ đã xây dựng hình ảnh một vị anh hùng dân tộc một cách chân thực, sinh động trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán lớn nhất từ trước tới nay.
Câu 3: 
Đoạn văn:
Trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hòang Lê nhất thống chí, bọn bán nước và cướp nước đã hiện lên với bộ mặt thật thảm hại. Trước hết là sự thất bại nhục nhã, ê chề của quân tướng xâm lược nhà Thanh. Với chiêu bài phò Lê diệt tây Sơn nhưng thực chất là xâm lược nước ta, biến nước ta thành một quận của thiên triều nhà Thanh. Tướng giặc nhà Thanh bất tài, kiêu căng tự mãn, cầm quân mà không biết tình hình thực hư. Vì quá kiêu căng nên bọn chúng mất cảnh giác, chỉ lo ăn chơi tiệc tùng xa hoa. Đến khi quân Tây Sơn tiến đánh, tướng nhà Thanh “ sợ mất mật”, rồi “ ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp” vội vàng bỏ quân chuồn trước qua cầu phao về hướng Bắc. Tướng thì như vậy, đương nhiên quan cũng chẳng hơn gì. Chẳng qua là một lũ ô hợp, vô kỷ luật và hèn nhát. Khi đóng quân thì bỏ đồn đi lang thang, khi lâm trận thì chưa đánh đã chạy, dẫm đạp lên nhau để tháo thân làm cho “ nc sông tắc nghẽn không chảy đc”. Bên cạnh quân cướp nước là lũ bán nước Lê Chiêu Thống với một số phận thảm hại, nhục nhã. Là vua một nước mà phải đi van xin cầu cạnh nước khác, thật chẳng còn chút tư cách nào. Đã thế, còn phải chầu chực hàng ngaỳ ở dinh của tướng giặc để xin lệnh, hkông dám nói khi bị quở mắng. Nhục nhã hơn cả là khi quan trướng nhà Thanh thua trận, tất cả hoàng thân quốc thích nhà Lê phải “ cạo đầu, tết tóc, ăn mặc như người Mãn Thanh để chạy trốn” . Nhưng không gì đau đớn, tủi nhục hơn là cuối cùng, bọn chúng phải gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
 ... hể..) Khi phá bom thành công (ngực đau nhói, mắt cay mãi mới mở ra được...mùi thuốc bom buồn nôn...) 
- Tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, lạc quan yêu đời :
+ Dù vào chiến trường vẫn mang nét tâm hồn của cô gái Hà Nội nhạy cảm, mộng mơ, hồn nhiên (mê hát, đôi khi hát bịa lời rồi bò ra cười một mình, khi có mưa đá thì niềm vui con trẻ của tôi nở tung ra, say sưa, tràn đầy, hay nhớ nhà nhớ cái dáng mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố...hoặc là cái cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, chiếc xe chở đầy thùng kem, những ngọn điện trên quảng trường lung linh, hoa trong công viên
+ Là một cô gái kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài (không săn sóc, vồn vã khi bọn con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ..)
+ Yêu thương, quan tâm đến đồng đội : lo lắng, sốt ruột khi đồng đội trên cao điểm chưa về, chăm sóc tận tình khi Nho bị thương, hiểu sâu sắc sở thích và tâm trạng của đồng đội...
- Thao:
+ Cô gái đội trưởng ( sợ máu và vắt, thích tỉa lông mày nhỏ, thích hát và có ba quyển sổ dày đặc bài hát dù chẳng thuộc một bài nào, yêu thương đồng đội, bản lĩnh, quyết đoán trong công việc, là chỗ dựa cho cả đội) 
- Nho:
+ Cô gái nhỏ nhắn (Trông nó mát lạnh như một que kem) nhưng rất dũng cảm, gan dạ ( Khi bị bom vùi bị thương nặng vẫn không rên la dù đau đớn).
Đề 4: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Tham khảo:
	Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nc của dân tộc ta đang ở trong giai đoạn khốc liệt nhất. Câu chuyện đã dựng lên bức chân dung của ba nữ TNXP trên tuyến đường TS máu lửa. Mặc dù mỗi người một tính cách riêng nhưng ở họ, chúng ta đều cảm nhận thấy nét chung hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm tuyệt vời trong chiến đấu. Để lại ấn tượng nhất với người đọc có lẽ là Phương Định – nhân vật chính của truyện.
 Phương Định là một cô gái Hà nội trẻ trung, xinh đẹp, rất quan tâm đến hình thức. Cô tự cho mình “ là một cô gái khá. Hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” Những lúc rảnh rỗi, cô lại thích ngắm mắt mình trong gương “ Nó dài dài, màu nâu nâu, hay nheo lại như chói nắng”. Vẻ đẹp của cô hấp dẫn bao chàng trai: “ Ko hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi” rồi họ còn viết “những lá thư dài gửi đường dây làm như là cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày.” Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, dù chưa dành tình cảm cho riêng ai.
Phương Định và hai cô gái Nho, Thao làm việc trên một cao điểm của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn. Cô cùng đồng đội phải làm những công việc hết sức hiểm nguy “ hàng ngày khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để đảm bảo an toàn cho những đoàn xe vào chiến trường Nam bộ. Cô làm việc bất kể giữa trưa nắng hay lúc nửa đêm. Nhiều lúc phá những quả bom nguy hiểm, cô cứ nghĩ sẽ bị bom vùi luôn, “ có khi bò lên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, cười thì hàm răng lóa lên, khuôn mặt lem luốc”.
Nhưng đức tính mà người đọc cảm thấy yêu mến, cảm phục cô nhất chính là lòng dũng cảm trong chiến đấu, khi phá bom, sẵn sàng đối diện với nguy hiểm, không sợ hy sinh. Trong những lần phá bom nguy hiểm, Phương Định sẵn sàng “không đi khom người mà cứ đàng hoàng bước tới”. Cô bạo dạn dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom rồi châm lửa đốt, phá bom, chạy nhanh ra chỗ nấp. Trong giây phút mong manh giữa sự sống và cái chết đó, cô căng thẳng đứng trên cao điểm “tim tôi đập cũng ko rõ, tuy đằng kia lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột bom.” Mặc dù đã “ quen rồi” mỗi ngày phá bom năm lần nhưng cái hồi hộp trong cô dường như vẫn ko thể thay đổi. Tất cả đều im lặng, cả gió, cả tim trong lồng ngực cô, chỉ có tiếng đồng hồ vẫn “ chạy sinh động và nhẹ nhàng đè lên những con số vĩnh cửu.” Cô gái dũng cảm ấy đối diện với cái chết thật nhẹ nhàng. Bom nổ thành công thì “ ngực tôi đau nhói, mắt cay mãi mới mở được. Mùi thuốc bom buồn nôn”. Cái chết với cô thật “mờ nhạt và ko cụ thể.” Mặc dù biết “Thần chết là một tay ko thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom” nhưng cô vẫn mặc kệ, vẫn ko mảy may bận tâm về điều đó. Cuộc sống chiến đấu của cô thật có ích biết bao! 
Không những vượt qua khó khăn nguy hiểm, dũng cảm ngoan cường mà Phương Định còn là một cô gái có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, lạc quan yêu đời. Sau những giờ làm việc căng thẳng, ngột ngạt, Phương Định trở về với cái hang đá mát lạnh dưới chân cao điểm, và đây chính là không gian thanh bình, yên ổn nhất của cô. Dù vào chiến trường song cô vẫn mang đậm nét tâm hồn của một cô gái Hà Nội nhạy cảm, mộng mơ, hồn nhiên. Cô rất mê hát, đôi khi cô “cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời mà hát” lời cô bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến chính cô cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra cười một mình. Mỗi khi có mưa đá thì “ niềm vui con trẻ của tôi nở tung ra say sưa, tràn đầy.” Cô rất hay nhớ nhà, nhớ bóng dáng người mẹ hiền tần tảo “ Cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố,” “hoặc là cái cây, hoặc là cái vòm tròn nhà hát, hoặc là “ bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh.” Những nỗi nhớ của Phương Định mới tươi đẹp làm sao! Càng nhớ về quê hương, về những kỷ niệm tuổi thơ yêu dấu, cô càng mong mỏi, càng chiến đấu hết mình để ngày độc lập đến gần, đất nc giải phóng, cô sẽ được trở về với quá khứ đẹp đẽ ấy. Nỗi nhớ ấy cũng chính là nỗi nhớ về quá khứ, hôm nay và mai sau. Những ngôi sao trên bầu trời như những vì sao trong câu chuyện cổ tích về xứ sở thần tiên và diệu kỳ hiện lên giữa hiện thực khốc liệt của chiến tranh, làm nên sức mạnh diệu kỳ cho cô và tất cả mọi người.
Mặc dù lạc quan yêu đời là thế nhưng Phương Định cũng có cá tính riêng biệt, kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra ngoài. “ Khi bọn con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt.” Nhưng không phải là cô coi thường hay khinh ghét họ mà “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.
	Trong cuộc sống và công việc hàng ngày, Phương Định luôn quan tâm chu đáo tới đồng đội. Cô lo lắng, sốt ruột khi chị Thao và Nho ở trên cao điểm chưa về. Cô chăm sóc Nho tận tình khi Nho bị thương, cô hiểu từng sở thích, tâm trạng của chị Thao...Tất cả những điều đó đã làm nên nét đẹp trong tâm hồn người con gái Hà Nội này.
	Câu chuyện về các cô gái thanh niên xung phong phá bom mở đường của Lê Minh Khuê đã dựng lại khung cảnh cuộc chiến tranh khốc liệt, hào hùng của dân tộc ta trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước. Bức chân dung cô TNXP Phương Định được khắc họa bằng ngòi bút miêu tả chân thực và sinh động, lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc. Phương Định chính là đại diện tiêu biểu cho tuổi trẻ VN trong những năm tháng cả nước ta “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Đề 5: Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện “Những ngôi sao xa xôi”
Gợi ý:
- Hình ảnh ngôi sao thường tượng trưng cho cái đẹp, sự trong sáng, biểu tượng cho tương lai rực rỡ, biểu tượng cho sự vĩnh cửu.
- ở những cô TNXP luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kỳ diệu nhưng không phô trương, rực rỡ, chói chang. Các chị xứng đáng là những ngôi sao xa xôi trên đỉnh TS, những ngôi sao dẫn đường cho dân tộc VN đi đến thắng lợi.
- Từ lời nhận xét của các anh bộ đội về đôi mắt của Phương Định với cái nhìn như những ngôi sao xa, nhà văn đã hình tượng hóa trở thành ý nghĩa câu chuyện. Cái nhìn của Định, chị Thao, Nho và của hàng vạn nữ TNXP trên những cao điểm, trọng điểm, con đường chiến lược Trường Sơn và trái tim rực đỏ của họ chính là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, tỏa sáng trên bầu trời Việt Nam.
Văn học nước ngoài
1/ ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh con đường trong truyện ngắn “ Cố hương” của Lỗ Tấn?
- Con đường mưu sinh phải xa quê hương
- Con đường tình nghĩa, không quản ngại xa xôi để về thăm quê hương.
- Con đường hy vọng để vươn lên phía trước
- Con đường số phận của mỗi con người và con đường vươn lên để chiến thắng số phận.
- Con đường của mỗi dân tộc là con đường CM. Chỉ có con đường Cách mạng mới có thể đưa c/s của quê hương thoát khỏi nghèo đói. Đó là con đường không tự có ( trên mặt đất làm gì có đường) mà phải do con người tạo nên ( người ta đi mãi mà thành đường)
2/ Qua đoạn trích “ Những đứa trẻ” của M.Goreky, em hiểu thêm gì về tình mẹ và tình bạn?
* Tình mẹ:
- Những đứa trẻ đều mồ côi mẹ, sống với cha, với ông bà. Dù thương yêu song họ vẫn không thể bù đắp được khoảng trống trong tâm hồn chúng xa vắng mẹ. Sự khát khao tình mẹ của Aliosa và những đứa trẻ con ông đại tá cho thấy người mẹ có một vị trí vô cùng quan trọng trong c/đ mỗi con người. Mất mẹ, đó là nỗi bất hạnh lớn lao nhất.
* Tình bạn :
- Tình bạn tuổi thơ rất ngây thơ, hồn nhiên, không tính toán, không phân biệt ( những đứa trẻ chơi với nhau rất thân, kể chuyện trên trời dưới bể)
- Tình bạn là không do dự, bất chấp hiểm nguy để cứu bạn. ( Aliosa cứu đứa nhỏ hàng xóm khi bị rơi xuống giếng)
- Tình bạn vượt qua mọi sự cấm đoán, mọi lễ nghi hà khắc của xã hội. ( Bị cha cấm đoán nhưng những đứa con ông đại tá vẫn lén lút tìm đủ mọi cách gặp gỡ Aliosa)
3/ Suy nghĩ của em về nhân vật Phi líp trong truyện ngắn “ Bố của Xi-Mông: của Mô-pa-xăng?
- Một người tốt bụng, nhân hậu, quan tâm đến người khác, yêu thương trẻ em:
+ Thấy Xi-Mông có ý nghĩ tự tử -> bác khuyên nhủ, đưa về nhà
+ Biết mẹ của Xi-Mông có nỗi khổ riêng, bác rất trân trọng, thương cảm
+ Khi thấy Xi-Mông khao khát có bố, bác đã nhận lời làm bố của Xi-Mông -> bác là người xoa dịu nỗi đau con trẻ, nhen nhóm trong lòng bé Xi- Mông niềm tin, ánh sáng của tình người, mang lại hạnh phúc cho mẹ con Xi- Mông.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_ngu_van_lop_9_van_ban_chuyen_nguoi_con_gai_nam_xuon.doc