Tài liệu Ngoại lực - Phan Thị Hồng Thủy

TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC

 Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

1. Quá trình phong hoá

 Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

a) Phong hoá lí học

 Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước

 Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá

b) Phong hoá hoá học

 Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước

 Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ.

Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt

 

doc 21 trang cucpham 22/07/2022 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ngoại lực - Phan Thị Hồng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Ngoại lực - Phan Thị Hồng Thủy

Tài liệu Ngoại lực - Phan Thị Hồng Thủy
NGOẠI LỰC
 Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển
 Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.
 Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.
TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
 Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
1. Quá trình phong hoá
 Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.
a) Phong hoá lí học
 Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước
 Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá
b) Phong hoá hoá học
 Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước
 Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ.
Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt
c) Phong hoá sinh học
 Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.
2. Quá trình bóc mòn
 Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển  làm chuyển dời các vật liệu ( sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.
 Quá trình bóc mòn gồm có các quá trình: xâm thực, thổi mòn, mài mòn
a) Xâm thực
 Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà
Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên bề mặt Trái Đất. Các dòng chảy tạm thời thường tạo ra những khe rãnh, còn dòng chảy thường xuyên tạo thành các thung lũng sông
Tác động xâm thực của sóng biển tạo nên các vịnh và mũi đất nhô ra biển.
b) Thổi mòn
 Tác động xâm thực do gió còn gọi là quá trình thổi mòn, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô khan. Các cơn gió cuốn theo những hạt cát đập mạhh vào bề mặt đá, phá huỷ đá để tạo thành những dạng địa hình  độc đáo như nấm đá, cột đá
c) Mài mòn
 Mài mòn là quá trình tác động của nước chảy tràn trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà Quá trình này diễn ra chậm, chủ yếu là ở trên những bề mặt đất đá.
Mài mòn do sóng biển thường tạo nên các địa hình như hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn ở bờ biển.
3. Quá trình vận chuyển
 Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách chuyển dịch xa hay gần phụ thuộc và động năng của quá trình, vào kích thước và trọng lượng của vật liệu, vào điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của mặt đệm.
4. Quá trình bồi tụ
 Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ còn gọi là quá trình lắng đọng vật chất hoặc quá trình trầm tích.
Kết quả của quá trình bồi tụ này là tạo nên hàng loạt địa hình mới. Ở sa mạc, gió vận chuyển và tích tụ vật liệu, tạo ra các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát . Ở hạ lưu các con sông, địa hình bồi tụ là các đồng bằng châu thổ
Việc phân tách hoạt động tạo địa hình của các tác nhân ngoại lực thành các quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ mang tính quy ước, vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng.
Nội lực và ngoại lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất. Nhìn chung, những biểu hiện của chúng đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng rất thống nhất và luôn xen kẽ, bổ sung cho nhau để tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.
NỘI LỰC
 Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất
Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC
 Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
Vận động kiến tạo là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.
1. Vận động theo phương thẳng đứng
 Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên, hạ xuống) diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn, làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên, mở rộng diện tích lục địa ở khu vực này và hạ xuống, thu hẹp diện tích lục địa ở khu vực kia một cách chậm chạp và lâu dài.
Những hiện tượng nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn xảy ra tuy rất chậm. Ví dụ: vùng phía bắc của Thuỵ Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống
2. Vận động theo  phương nằm ngang
 Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
a) Hiện tượng uốn nếp
 Vân động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá, khiến chúng bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt ở những nơi đá có độ dẻo cao, rõ rệt nhất là các đá trầm tích.
Khi cường độ ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực thì sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp. Ví dụ như các dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đet
b) Hiện tượng đứt gãy
 Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, chuyển dịch tạo ra các hẻm vực, thung lũng 
Nếu cường độ tách dãn còn yếu, đá chỉ bị nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên khe nứt.
Khi sự chuyển dịch diễn ra với biên độ lớn, có bộ phận trồi lên nhưng cũng có bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy, sẽ tạo ra các địa luỹ, địa hào.
Nói chung, núi thường tương ứng với địa luỹ: dải núi Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam. Thung lũng và các bồn địa giữa núi tương ứng với địa hào: thung lũng sông Rai-nơ, Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông Phi đều là những địa hào.
Động đất
 Những chấn tâm động đất toàn cầu, 1963–1998.
Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các đĩa kiến tạo chia ra quyển đá của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.
Đặc điểm
Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Phần lớn các động đất được nhiều trận động đất nhỏ hơn đi trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là tiêu điểm. Phóng điểm trên mặt đất từ điểm này được gọi là chấn tâm.
Nhiều động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, có thể vì đáy biển bị biến thể hay vì đất lở dưới đáy biển gây ra.
Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra cùng lúc. Tuy nhiên, chúng có vận tốc khác nhau và có thể cảm nhận được theo thứ tự sau: sóng P, sóng S, sóng Love, và cuối cùng là sóng Rayleigh.
Độ Richter
1–2 trên thang Richter 
Không nhận biết được 
2–4 trên thang Richter 
Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại 
4–5 trên thang Richter 
Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể 
5–6 trên thang Richter 
Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt 
6–7 trên thang Richter 
7–8 trên thang Richter 
Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất. 
8–9 trên thang Richter 
>9 trên thang Richter 
Rất hiếm khi xảy ra 
Các thang đo khác
Thang độ lớn mô men (Mw) 
Thang Rossi-Forel (viết tắt là RF) 
Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết tắt là MSK) 
Thang Mercalli (viết tắt là MM) 
Thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản 
Thang EMS98 tại châu Âu 
Nguyên nhân
Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy. 
Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. 
Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. 
 Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa c ... ộ ngoài khơi Ấn Độ Dương trực tiếp gây nên. Xem Trận động đất tháng 7, 2006 Java. 
Sóng thần tại Bắc Mỹ và Caribbea
1690 - Nevis 
14 tháng 11, 1840 - Great Swell trên Sông Delaware 
18 tháng 11, 1867 - Quần đảo Virgin 
17 tháng 11, 1872 - Maine 
11 tháng 10, 1918 - Puerto Rico 
18 tháng 11, 1929 - Newfoundland 
9 tháng 1, 1926 - Maine 
4 tháng 8, 1946 - Cộng hòa Dominica 
18 tháng 8, 1946 - Cộng hòa Dominica 
Có thể coi là sóng thần 
35 triệu năm trước - Thiên thạch Vịnh Chesapeake, Vịnh Chesapeake 
9 tháng 6, 1913 - Longport, New Jersey 
6 tháng 8,1923 - Rockaway Park, Queens, New York 
8 tháng 8, 1924 - Đảo Coney, New York 
19 tháng 8, 1931 - Thành phố Atlantic, New Jersey 
21 tháng 9, 1938 - Hurricane, Bờ biển New Jersey 
19 tháng 5, 1964 - Đông bắc Hoa Kỳ 
4 tháng 7, 1992 - Bãi biển Daytona, Florida 
Sóng thần tại Châu Âu
Ngày 16 tháng 10, 1979 - 23 người đã chết khi bờ biển Nice, Pháp, bị một cơn sóng thần tấn công. Đây có thể là một trận sóng thần do con người gây ra vì việc xây dựng một sân bay mới ở Nice đã gây ra một trận lở đất dưới đáy biển.
Thung lũng
Thung lũng là một vùng đất có địa hình trũng hơn so với những vùng đất xung quanh.
Sự hình thành thung lũng
Phần lớn các thung lũng được hình thành nhờ quá trình biến đổi địa lý của Trái Đất.Sự biến động địa chất trong thời gian dài đã tạo nên những thung lũng lớn.Hầu hết các thung lũng có mặt trên Trái Đất ngày nay đều được kiến tạo từ cách đây hàng vạn năm trước (Thời kỳ Băng hà).
Tầng đáy
Hầu hết các thung lũng thường có mặt cắt hình dạng chữ U hay chữ V khổng lồ. Khoảng cách giữa hai thành bên của thung lũng thường là từ 1 đến 5 km.
Những thung lũng nổi tiếng
Châu Á
Great Rift (từ Jordan tới Biển Đỏ và Hồ Victoria 
Thung lũng sông Ấn, Pakistan 
Thung lũng các Hoàng đế, Ai Cập 
Châu Âu
Thung lũng sông Danube, Đông Âu, Wachau 
Mỹ
Thung lũng Trung tâm California 
Hẽm núi Đồng (Copper Canyon) 
Thung lũng Chết, California 
Thung lũng Silicon, California 
Thung lũng San Fernando 
Thung lũng Santa Clara 
Thung lũng Chết 
Grand Canyon (Hẻm Lớn) 
Thung lũng Napa 
Thung lũng Shenandoah 
Việt Nam
Thung lũng Tình Yêu, Đà Lạt 
Những thung lũng ngoài Trái Đất
Mặt Trăng của Trái Đất cũng như nhiều tiểu hành tinh, hành tinh khác ttrong hệ Mặt Trời đều có nhiều thung lũng.Nhất là những hành tinh có tầng khí quyển mỏng.Trên Mặt Trăng các thung lũng được tạo thành là do sự va chạm của các mảnh thiên thach,hay do bị các sao chổi quyét đuôi qua.
Thung lũng lớn nhất Hệ Mặt Trời là Thung lũng Marineris ở Sao Hỏa (được phát hiện lần đầu bởi Schiaparelli vào năm 1877). Đó là một hệ thống các hẻm núi khổng lồ,với kích thước lên tới 4.500 x 600 km.
Núi lửa
Núi lửa
1. Magma chamber-Nguồn dung nham
2. Country rock-đất đá
3. Conduit (pipe)-ống dẫn
4. Base-nền đất
5. Sill-ngưỡng
6. Branch pipe-đường dẫn nhánh
7. Layers of ash emitted by the volcano
8. Flank-sườn
9. Layers of lava emitted by the volcano
10. Throat-cổ họng núi lửa
11. Parasitic cone
12. Lava flow
13. Vent-lỗ thoát
14. Crater-miệng núi lửa
15. Ash cloud-bụi khói
Hai núi lửa Bromo và Semeru đang bốc khói tại đảo Java, Indonesia.
Sự phun lửa có thể tàn phá thú vật và cây cối, cũng như người xung quanh
Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.
Liên quan giữa núi lửa và động đất
Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần.
Các núi lửa hoạt động trong lịch sử
Pinatubo, Philippines: lần hoạt động gần đây nhất là vào năm 1991. 
Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt trái đất. Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ
Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính núi lửa sẽ gây ra thảm họa rõ rệt cho ít nhất 500 triệu người, tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17. trong 500 năm qua?
Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người
Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới
Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương. Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9000 mét.
Mưa
Mưa là một dạng trong sự ngưng đọng của nước, các dạng khác còn có tuyết, mưa tuyết, mưa đá và sương. Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.
Đặc trưng
 Trời mưa
Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.
Các giọt mưa rơi thông thường được vẽ trong các tranh hoạt họa như là "giọt nước mắt", tròn ở phần đáy và nhỏ, nhọn ở phần đỉnh, nhưng điều này không đúng (chỉ có các giọt nước nhỏ ra từ một nguồn nào đó mới có dạng như vậy ở thời điểm hình thành ra giọt nước). Các giọt mưa nhỏ là có dạng gần như hình cầu. Các giọt lớn hơn thì bị bẹt dần đi, giống như bánh hamburger (một loại bánh mì dẹp như bánh bao); còn các giọt rất lớn thì có hình dạng giống như cái dù. Trung bình thì giọt mưa có kích thước từ 1 mm đến 2 mm theo đường kính. Những giọt mưa lớn nhất trên Trái Đất đã được ghi lại ở Brasil và quần đảo Marshall năm 2004 - một số giọt có kích thước tới 10 mm. Kích thước lớn được giải thích là sự ngưng tụ trong các hạt khói lớn hay bởi sự va chạm giữa các giọt mưa trong một khu vực nhỏ với lượng rất lớn nước lỏng.
Nói chung, nước mưa có độ pH nhỏ hơn 6 một chút, đơn giản là do nó hấp thụ điôxít cacbon trong khí quyển, nó bị điện ly một phần trong nước, tạo ra axít cacbonic. Ở một số sa mạc, các luồng không khí vận chuyển cả cacbonat canxi lên không trung, do đó nước mưa ở đây có thể là có pH bằng hoặc cao hơn 7. Các trận mưa có pH thấp hơn 5,6 thì được coi là mưa axít.
Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượng mưa đặt tại một số điểm ngẫu nhiên, xa khu vực có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Nó là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và có thể được tính bằng mm (milimét) hay L/m². Độ chính xác của các máy đo có thể đạt tới 0,25 mm hay 0,01 in.
Tín ngưỡng, văn hóa
Các quan điểm trên thế giới về mưa rất khác nhau trong các nền văn hóa. Trong thế giới phương Tây, ngày mưa thông thường có ý nghĩa buồn và tiêu cực, ngược lại với ngày nắng đẹp và hạnh phúc. Trong các khu vực khô cằn, chẳng hạn như Ấn Độ, mưa được chào đón với một sự vui mừng.
Nhiều người cảm nhận thấy hương vị của mưa là dễ chịu. Nguồn gốc của hương vị này là do một loại tinh dầu được cây cối sản xuất, được hấp thụ bởi đất đá, sau đó được giải phóng trong không khí trong thời gian mưa.
Công dụng
Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống. Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng. Sau khi mưa, đa số người đều cảm thấy dễ chịu, hiện tượng này được giải thích là do lượng ion mang điện tích âm tăng lên, tuy vậy nếu mưa kéo dài nhiều ngày thì do độ ẩm tăng cao thì lại gây cảm giác khó chịu.
Mưa mang lại nước, nguồn sống cho tất cã các sinh vật trên Trái Đất. Ở những vùng có nhiệt độ cao mưa làm giảm nhiệt. Mưa là một mắt xích quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của nước. Con người lợi dụng điều này để khai thác năng lượng Mặt Trời gián tiếp từ nước bằng các nhà máy thủy điện.
Phòng tránh
Ở những vùng nhiệt đới, trong mùa mưa hay xảy ra các cơn dông. Trong những trường hợp như vậy, để phòng tránh nguy hiểm do sét đánh, không nên trú ẩn dưới các gốc cây to cô độc ngoài khoảng trống.
Người ta đã chế tạo ra một số đồ và thiết bị, công cụ để có thể đi lại và làm việc dưới trời mưa như ô hay áo mưa, cũng như để thoát nước mưa như: máng nước, ống hay hệ thống cống rãnh thoát nước.
Khi mưa quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn sẽ sinh ra hiện tượng ứ đọng cục bộ do nước không kịp thoát hay ngấm xuống đất. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày có thể sinh ra ngập lụt, gây ra nhiều tổn thất. Ngược lại của tình trạng ứ đọng cục bộ là sự nước thoát nhanh theo các con sông, suối nhỏ ở những nới có độ chênh lệnh về độ cao mà không có những thứ giữ nước lại như rừng, hồ... hay đập ngăn nước thường được biết là tình trạng lũ cuốn, lũ ống. Tình trạng này mang lại nhiều thiệt hại cho môi trường.
Núi
Núi Phú Sĩ - Ngọn núi nổi tiếng nhất Nhật Bản.
Núi là một dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên một phạm vi nhất định.
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thì núi cao hơn đồi. Theo bách khoa toàn thư Britannica, núi có chiều cao từ 610 m trở lên.
Núi là dạng địa hình phổ biến của Trái Đất, chiếm 52 % diện tích châu Á, 36 % Bắc Mỹ, 25 % châu Âu, 22 % nam Mỹ, 17 % của Australia, khoảng 3 % bề mặt châu Âu và 24% bề mặt Trái Đất.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_ngoai_luc_phan_thi_hong_thuy.doc