Tài liệu Một số phương pháp dạy học

Mục tiêu :

* Về kiến thức

Nắm vững các kiến thức cơ bản để đạt những yêu cầu học tập ở CĐSP và biết vận dụng vào dạy học ở THCS.

- Các cuộc cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (tiêu biểu là các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ).

- Phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác.

* Về tư tưởng

- Hiểu rõ bản chất của các cuộc cách mạng tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa để nhận thức đúng về con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước mà Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện.

- Khẳng định tính quy luật cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày nay.

* Về kỹ năng

- Tiếp thu, sưu tầm, xử lý các nguồn tư liệu cần thiết cho việc học tập nghiên cứu.

- Phân tích, khái quát, rút kết luận và vận dụng kiến thức đang học vào học tập, cuộc sống và chuẩn bị để giảng dạy.

- Rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.

- Vận dụng kiến thức đang học vào dạy Lịch sử ở THCS (đối chiếu, liên hệ với SGK THCS)

 

doc 117 trang cucpham 25/07/2022 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Một số phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Một số phương pháp dạy học

Tài liệu Một số phương pháp dạy học
PHẦN III
MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
(Học phần/ Môn học)
1. Tên học phần	: PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI
2. Mã số	: 
3. Thời lượng	: 3 (40,5)
4. Mục tiêu	: 
* Về kiến thức
Nắm vững các kiến thức cơ bản để đạt những yêu cầu học tập ở CĐSP và biết vận dụng vào dạy học ở THCS.
- Các cuộc cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (tiêu biểu là các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ).
- Phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác.
* Về tư tưởng
- Hiểu rõ bản chất của các cuộc cách mạng tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa để nhận thức đúng về con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước mà Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện.
- Khẳng định tính quy luật cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày nay.
* Về kỹ năng
- Tiếp thu, sưu tầm, xử lý các nguồn tư liệu cần thiết cho việc học tập nghiên cứu.
- Phân tích, khái quát, rút kết luận và vận dụng kiến thức đang học vào học tập, cuộc sống và chuẩn bị để giảng dạy.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.
- Vận dụng kiến thức đang học vào dạy Lịch sử ở THCS (đối chiếu, liên hệ với SGK THCS)
5. Chương trình chi tiết
Chương I
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI
 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII
(15 tiết)
1. Những biến đổi trong kinh tế- xã hội Tây Aâu thế kỷ XVI- XVII.
1.1. Sự phát triển của sản xuất, sự xuất hiện các trung tâm sản xuất, thương mại.
1.2. Sự hình thành các giai cấp mới.
1.3. Mâu thuẫn xã hội dẫn tới cách mạng tư sản. 
 2. Cách mạng Nêdeclan (1566-1579)
2.1. Nêdeclan trước cách mạng.
2.2. Diễn biến, ý nghĩa của cách mạng.
3. Cuộc cách mạng tư sản Anh (1642- 1688) 
3.1. Những tiền đề kinh tế xã hội của cuộc cách mạng.
3.2. Tình thế cách mạng. Diễn biến, ý nghĩa của cách mạng.
4. Chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Sự thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ (1775- 1781)
4.1. Các thuộc địa ở Bắc Mỹ trước chiến tranh.
4.2. Cuộc chiến tranh giành độc lập.
4.3. Sự thành lập Hoa Kỳ, Hiến Pháp 1787, ý nghĩa cuộc chiến tranh.
5. Cách mạng tư sản Pháp 1789.
5.1. Nước Pháp trước cách mạng.
5.2. Các giai đoạn phát triển của cách mạng. Ý nghĩa lịch sử.
Chương II
CÁC NƯỚC ÂU, MỸ TRONG THẾ KỶ XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX
(15 tiết)
1. Nước Pháp và Châu Aâu từ sau cách mạng tư sản Pháp đến nửa đầu thế kỷ XX.
1.1. Nước Pháp và Châu Aâu từ 1799- 1815: Chiến tranh Napolêông và Hội nghị Viên.
1.2. Hoàn thành cách mạng công nghiệp ở Anh và quá trình công nghiệp hóa ở Châu Aâu.
2. Sự hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Aâu, Bắc Mỹ. Việc xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
2.1. Thống nhất Italia.
2.2. Thống nhất Đức.
2.3. Cải cách nông nô ở Nga.
2.4. Nội chiến ở Mĩ.
3. Các nước tư bản phát triển chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
3.1. Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX.
3.2. Anh.
3.3. Pháp.
3.4. Đức.
3.5. Mỹ.
3.6. Những nét khái quát về chủ nghĩa đế quốc.
Chương III
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ XIX
 VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX.
(10 tiết)
1. Sự hình thành giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của công nhân thế giới vào nửa đầu thế kỷ XIX.
1.1. Phong trào đập phá máy móc.
1.2. Các cuộc khởi nghĩa Liông và Sôlêdin.
1.3. Phong trào Hiến chương Anh.
1.4. Cách mạng 1848 Pháp và Châu Aâu.
 2. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. 
2.1. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
2.2. Các mác – Ph. Aênghen. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. 
3. Phong trào công nhân thế giới từ nửa sau thế kỷ XIX.
3.1. Quốc tế thứ nhất: Thành lập, hoạt động, vai trò.
3.2. Công xã Pari 1871: Cuộc khởi nghĩa 18-3, hoạt động của Nhà nước kiểu mới; cuộc chiến đấu bảo vệ Công xã, ý nghĩa, bài học.
4. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
4.1. Phong trào công nhân vào cuối thế kỷ XIX.
4.2. Quốc tế thứ hai: thành lập, hoạt động, phá sản.
5. V.I. Lênin và phong trào cách mạng Nga đầu thế kỷ XX.
5.1. V.I. Lênin và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
5.2. Cách mạng Nga 1905-1907.
6. Đánh giá
· Hình thức:
- Hoạt động trong giờ học và xêmina. 
- Bài tập giữa học phần, được xem là điều kiện để thi hết học phần.
- Thi viết hay thi vấn đáp cuối học phần (có tính đến kết quả của bài tập để cộng thêm điểm).
· Tiêu chí:
 Nắm vững các kiến thức, có kỹ năng thực hành bộ môn; trình bày (miệng và viết), ý thức vận dụng kiến thức được vào dạy học ở THCS.
7. Hướng dẫn thực hiện chương trình
- Cung cấp kiến thức mới, tổ chức, hướng dẫn sinh viên làm việc và trao đổi trên lớp.
- Tổ chức xêmina sau khi học Chương I (2 tiết) và sau Chương II, III (3 tiết). 
Các vấn đề xêmina:
- Từ những vấn đề chung của cách mạng tư sản hãy phân tích nguyên nhân, tính chất, nhiệm vụ của công cuộc thống nhất của Ý của Đức, cách mạng công nghiệp và Duy tân Minh Trị.
- Phân tích những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh giai cấp (mối quan hệ giữa sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với phong trào công nhân và học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học).
- Chú ý sử dụng các kiến thức đang học vào việc chuẩn bị cho thực tập sư phạm ở Trung học cơ sở.
8. Tài liệu tham khảo
1. Phan Ngọc Liên, Đỗ Thanh Bình, Đặng Thanh Tịnh: Lịch sử thế giới cận đại (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
2. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng: Đại cương Lịch sử thế giới cận đại, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
3. Trần Văn Trị: Cách mạng tư sản Pháp 1789, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1989.
4. Phạm Gia Hải, Phạm Hữu Lư Lịch sử thế giới cận đại (1871-1918). NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992.
5. V.I. Lênin: Chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội, 1962. 
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
Lịch sử thế giới cận đại là một nội dung lịch sử có nhiều vấn đề quan trọng rất hay và cũng rất khó trong nghiên cứu, giảng dạy. Cái khó ở đây chính là mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức và thời lượng chương trình, giữa hệ thống khái niệm phức tạp, những lý luận biện chứng của các vấn đề lịch sử với năng lực nhận thức của sinh viên và giữa những sự kiện, ngày tháng, nhân vật lịch sử, nguồn tư liệu phong phú với thời gian thực hiện chương trình (phải đảm bảo sự kiện nào cũng được đề cập) Chính vì vậy phương pháp giảng dạy theo vấn đề là giải pháp tốt nhất để xử lý mối quan hệ giữa tài liệu sự kiện và khái quát lý luận.
Giảng viên ngay từ đầu phải khái quát, hệ thống các vấn đề lịch sử, chỉ ra được mối liên hệ giữa các vấn đề các sự kiện, hiện tượng lịch sử và những phương pháp cần thiết để nghiên cứu, học tập. 
Những mối liên hệ lịch sử lớn cần khái quát:
- Cách mạng tư sản XVI – XVIII - Sự hình thành xác lập chủ nghĩa tư bản ở Aâu -Mỹ. 
- Chủ nghĩa tư bản phát triển – mâu thuẫn xã hội – Phong trào công nhân quốc tế.
- Phong trào công nhân – Lý luận chủ nghĩa Mác – chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản: Tự do cạnh tranh – Độc quyền – Lũng đoạn – Lũng đoạn nhà nước – Chủ nghĩa đế quốc – Chiến tranh đế quốc.
- Chiến tranh đế quốc – Cách mạng vô sản. 
Vấn đề “Các cuộc cách mạng tư sản Aâu – Mỹ thời cận đại".
Nếu giảng dạy theo trình tự chương bài với từng cuộc cách mạng tư sản sẽ khó tránh khỏi tình trạng sa lầy về sự kiện, không làm rõ được nội dung lịch sử, các mối liên hệ và không khái quát được toàn cục lịch sử. Tình trạng chung là không thể hoàn tất nội dung với thời lượng 15 tiết.
Những vấn đề chung về cách mạng tư sản: 
Các cuộc cách mạng tư sản đều có chung một bố cục: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp – Tính chất, nhiệm vụ, hình thức cách mạng - Diễn biến – Kết quả, ý nghĩa lịch sử 
Phần mở đầu cần khái quát được những nội dung chính của tất cả các cuộc cách mạng tư sản Aâu – Mỹ và các hình thức cách mạng khác.
- Nguyên nhân chung của mọi cuộc cách mạng tư sản: Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong lòng chế độ phong kiến, bị chế độ phong kiến kìm hãm, nảy sinh mâu thuẫn xã hội và bùng nổ cách mạng.
Tuy nhiên sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các quốc gia cũng có nhiều yếu tố khác nhau: Anh đặc điểm nổi bật là phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông thôn, xuất hiện tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản trong nông nghiệp; ở Pháp kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm kém phát triển và kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, mâu thuẫn xã hội gay gắt với chế độ 3 đẳng cấp; Bắc Mỹ thì miền Bắc công nghiệp phát triển mạnh nhưng miền Nam lại phát triển kinh tế đồn điền trang trại với chế độ nô lệ Chính những đặc điểm kinh tế này dẫn đến những mâu thuẫn xã hội cũng khác nhau và do đó sẽ khác nhau về tính chất như giai cấp lãnh đ ... đạo của giảng viên cũng sẽ quyết định phần lớn chất lượng học tập của sinh viên. Sinh viên phải từng bước có được những phẩm chất năng lực thích ứng với phương pháp tích cực như giác ngộ mục đích học tập, lòng say mê khoa học và ngành nghề mình đang theo đuổi. Có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân và kết quả chung của cả lớp. Đặc biệt, sinh viên phải biết cách tự học và học ở mọi nơi mọi lúc và với phương châm học suốt đời. Phải dần dần rèn luyện những phẩm chất khoa học, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế 
Về mặt lý luận, hoạt động học của sinh viên là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên đại học. Giảng viên phải hoạt hoá những phẩm chất của sinh viên để sinh viên trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức – huy động ở mức cao nhất tiềm năng, vốn sống để chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm. Sinh viên không chỉ tái tạo lại tri thức mà còn tìm kiếm tri thức mới. Sinh viên học và tìm kiếm tốt nhất trong điều kiện môi trường sư phạm mới.
Theo logic hoạt động học của sinh viên thì sinh viên phải hứng thú với việc học, cách học tích cực mới xảy ra. Sinh viên phải được tham gia tích cực vào việc học tự chiếm lĩnh tri thức. Từ đó sinh viên sẽ chịu trách nhiệm đến cùng việc học và có khả năng tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh trong quá trình học tập. Vai trò của giảng viên với phương pháp tích cực và môi trường kỹ thuật số sẽ thực sự giúp cho sinh viên có được hoạt động nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Từ tư duy trừu tượng trở về với thực tế khách quan”. Rèn luyện được những kỹ năng ứng dụng tri thức khoa học trong thực tiễn. 
d- Chuẩn bị của giảng viên và sinh viên
- Nhập và lưu trữ các loại tài liệu lịch sử (Văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu). Công việc này cần tiến hành thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Có thể ghi âm, ghi hình, quay video, photo coppy bằng những thiết bị đơn giản như điện thoại di động, ổ USB, CD ROM Thông tin và các thể loại tư liệu lịch sử có ở khắp nơi nhưng tản mát, bất chợt tiếp cận được như trên mạng Internet, trên chương trình TV, sách, báo hoặc ở một địa danh nào đó. Gần đây có nhiều phim tư liệu rất quý về Bác Hồ, về Điện Biên Phủ, về cuộc chiến tranh chống Mỹ (phim màu “Việt Nam - cuộc chiến tranh mười ngàn ngày”) hoặc các phim khoa học của nước ngoài cần nắm được kỹ thuật thu chương trình TV vào máy tính, cắt, ghép phim và số hoá đồng bộ cơ sở dữ liệu.
Dữ liệu nhiều loại và từ nhiều nguồn cần phải được xử lý bằng kỹ thuật số cho phù hợp với các phần mềm ứng dụng như PowerPoint, Comple, Flash, Reference, Violet, Publisher. Dữ liệu được phân loại và lưu trữ trong ổ cứng máy tính hoặc trên CD ROM. Tư liệu lịch sử nên chia thành các nhóm thư mục như Nhóm tư liệu trực quan hiện vật, Nhóm tư liệu trực quan tạo hình (hình ảnh, âm thanh, nhạc nền, phim, video clip), Nhóm tư liệu trực quan quy ước (bản đồ câm, bản đồ động, sơ đồ, biểu đồ) với những tên ngắn gọn, dễ nhớ tiện truy xuất.
- Chuẩn bị, thiết kế slide show trình diễn, chuyên đề khoa học , soạn bài giảng điện tử... Giảng viên cần nắm được tin học căn bản, tin học văn phòng và chuyên sâu về một chương trình PowerPoint hoặc Flash
- Truy nhập các nguồn thông tin khác (Internet, CD ROM lịch sử)
Để có được khả năng tích hợp chức năng nghe nhìn của các phương tiện kỹ thuật dạy học lịch sử trước đây các khoa xã hội hay tổ lịch sử cần xây dựng Phòng Bộ môn. Có thể kết hợp các phương tiện sử dụng như một Phòng học đa năng và môi trường dạy – học tương tác (hoặc kết hợp multimedia ở giảng đường để trình chiếu các môn chung, thi NVSP, các hoạt động Ngoại khoá, Gameshow với hàng trăm sinh viên tham gia). Nếu quá khó khăn nên thiết kế một “xe đẩy kỹ thuật số” gọn nhẹ gồm máy tính, máy chiếu, loa, micro, ổ cắm lưu động để tiện sử dụng. Điều quan trọng hàng đầu là nguồn cơ sở dữ liệu khoa học lịch sử phải phong phú, có giá trị khoa học và thiết kế khoa học, đảm bảo tính mỹ thuật sư phạm. Cần thiết lập thư viện cơ sở dữ liệu để lưu trữ, xử lý và thiết kế các trang tư liệu trình diễn phù hợp với việc dạy học ứng dụng đa phương tiện. Các phần mềm dạy học, phim tư liệu lịch sử, bản phim trong, phim dương bản và hiện vật phục chế cần được sản xuất hàng loạt cho đồng bộ, thống nhất.
Hướng dẫn chung
- Sử dụng chương trình “History of sosial development”: 
Có thể sử dụng các chương trình trực tiếp từ CD-ROM trong các phần giới thiệu chương trình các phân môn học phần, trong các bài tổng kết, ôn tập cuối học phần. Sử dụng trong các chuyên đề, ngoại khoá, các cuộc thi Nghiệp vụ sư phạm
Nếu thiết kế các bài giảng hoặc các tiết Hội giảng chuyên đề: Chép từng slide nội dung cùng tư liệu multimedia cần thiết vào ổ cứng và soạn thảo bổ sung theo ý tưởng sư phạm của mình trên nền MS-PowerPoint. Chú ý thiết lập lại đường dẫn giữa các tư liệu, giữa các liên kết (hyperlink) slide, hypertext hoặc các trang văn bản dạng web. Ấn định lại các hiệu ứng kỹ thuật, thời gian hợp lý giữa từng nội dung và các slide cho hợp lý. Sử dụng tốt chức năng liên kết (hyperlink) để tạo bài giảng mở.
Bài giảng điện tử môn lịch sử hay các slide show trình diễn phải bám sát mục tiêu đào tạo, mục đích yêu cầu của từng bài giảng.
 Các trang trình chiếu phải thể hiện được kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng. Kênh chữ cần ngắn gọn, xúc tích và có hàm lượng tri thức cao. Các hiệu ứng xuất hiện các dòng phải thể hiện được tính hệ thống kết cấu nội dung bài giảng, các đề mục và tư liệu minh hoạ phù hợp với kịch bản dạy học.
Tư liệu phải được xử ly,ù số hoá và lựa chọn khoa học. Thời gian xuất hiện, chuyển đổi giữa các tư liệu phải thiết lập hợp lý. Các kênh thông tin như film, ảnh, vidéo clip, các hiệu ứng flash cần chọn lọc, cài đặt chế độ phù hợp để có hiệu quả cao. 
Yêu cầu chung của một bài giảng điện tử hay chương trình dạy học phải bảo đảm được tính khoa học, tính tư tưởng, tính sư phạm và tính thẩm mỹ.
- Những nhược điểm phổ biến cần tránh: 
Tránh lạm dụng các hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh hoặc phim minh hoạ không thật phù hợp với ý tưởng sư phạm của nội dung bài giảng. Màu nền, font chữ, hình ảnh trình bày thiếu hài hoà, rườm rà hoặc chỉ toàn khối kênh chữ bay nhảy khiến học sinh, sinh viên nhận thức tản mạn, thiếu hệ thống.
Các thiết kế kỹ thuật chưa hoàn chỉnh, kỹ thuật sao lưu chưa đầy đủ khiến font chữ thay đổi, phim, ảnh động không chạy khiến giảng viên phải quá lệ thuộc các thao tác với máy tính, chưa kết hợp được với việc tổ chức hoạt động dạy và học tương tác trên lớp.
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN
HOẶC NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KHÁC
Phương tiện dạy học mới là những kỹ thuật thông tin và liên lạc mới được sử dụng trong quá trình dạy học. Đó là xu hướng mới tích cực và không thể thiếu của nền giáo dục hiện đại. Môi trường tương tác về kỹ thuật với kỹ thuật, giữa nội dung chương trình và phương pháp hiện đại, giữa giảng viên và sinh viên. Có thể khái quát các bước phát triển kỹ thuật dạy học từ trước đến nay như sau: Bảng đen phấn trắng với phương pháp truyền thống từ 500 năm trước (khi phát minh ra máy in Gultenberg). Kỹ thuật máy chiếu bản phim trong Overhaed Projector có từ thập niên 70. Kỹ thuật Video xuất hiện vào thập niên 80. Kỹ thuật đa phương tiện Multimedia bắt đầu từ năm 2000 
CÁC PHƯƠNG TIỆN MULTIMEDIA HIỆN NAY CÓ THỂ ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở CÁC BẬC HỌC Hình ảnh tư liệu minh họa với sự tham gia của Ths Đoàn Văn Hưng, Trưởng Bộ môn phương pháp – Đại học Qui Nhơn
 - NGHE: - Máy ghi âm (Cassette) + băng từ
 - Máy ghi âm kỹ thuật số (MP3 Player)
- NHÌN: - Máy đèn chiếu (Slide projector) + phim dương bản
 - Máy phóng hình (Overhead projector) + film A4 
- Máy chiếu vật thể (Visual projector)+ film A4 hoặc vật thể (hiện vật rất hiếm và quý, có thể chiếu trực tiếp tranh ảnh, trang in không cần phim trong)
NGHE-NHÌN : 
	 - Máy chiếu phim dương bản 35mm (hình động + phim nhựa + có âm nhạc và thuyết minh)
- Máy chiếu phim Video, băng từ + TV
- Đầu đĩa VCD, DVD + các loại CD Room, TV
 - Máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector)
- NGHE- NHÌN-TRUY NHẬP-LƯU TRỮ DỮ LIỆU :
 - Máy vi tính + TV, Projector + Các nguồn thông tin
MỤC LỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI  4
Phần II.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TỪNG MÔN HỌC HOẶC HỌC PHẦN108
Phần III.
 MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN 
THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO.. 264
 QUY TRÌNH ĐÀO TẠO  
Học phần/môn học  265
Kế hoạch cho một xêmina 297
Sinh viên tự học .302
 Phương pháp dự án ..305
Thực hành, tham quan, ngoại khoá313
Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông..330
Sử dụng phương tiện nghe nhìn hoặc những
 phương tiện dạy học khác .365
 HOÀNG ANH KHIÊM 
 E-mail: hoanganhkhien@gmail.com
 Đt: 089751347 và 0919150189

File đính kèm:

  • doctai_lieu_mot_so_phuong_phap_day_hoc.doc