Tài liệu Lịch sử thế giới cận đại (Tiếp theo)
1. Nhật Bản từ đầu đến thế kỉ XIX đến trước năm 1868
- Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng.
- Về chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân - Sôgun.
- Về xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế, song không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ đe doạ xâm lược Nhật Bản. Nhật Bản đứng trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến hoặc tiến hành cải cách duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Cuối năm 1867 - đầu năm 1968, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
+ Về chính trị: xác lập truyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sa, cầu cống.
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- Ý nghĩa, vai trò của cải cách:
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Lịch sử thế giới cận đại (Tiếp theo)
lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo) Chủ đề 1: Các nước châu á, châu phi và khu vực mĩ la tinh (Từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) I- Nhật bản 1. Nhật Bản từ đầu đến thế kỉ XIX đến trước năm 1868 - Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng. - Về chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân - Sôgun. - Về xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế, song không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. - Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ đe doạ xâm lược Nhật Bản. Nhật Bản đứng trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến hoặc tiến hành cải cách duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị - Cuối năm 1867 - đầu năm 1968, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ: + Về chính trị: xác lập truyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sa, cầu cống... + Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. + Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây. - ý nghĩa, vai trò của cải cách: + Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. + Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu á. II- ấn độ 1. Tình hình kinh tế, xã hội ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX - Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở ấn Độ. ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. - Về chính trị, xã hội, Chính phủ Anh cai trị trực tiếp ấn Độ, thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như: chia để trị, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. 2. Khởi nghĩa Xipay - Nguyên nhân sâu xa: chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân ấn Độ với thực dân Anh. - Duyên cớ: Binh lính người ấn Độ trong quân đội của thức dân Anh bị đối xử tàn tệ, bị xúc phạm về tinh thần dân tộc và tín ngưỡng nên đã nổi dậ khởi nghĩa. - Diễn biến: + Ngày 10/5/1857, hàng vạn lính Xipay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa đã được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanhc hóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung ấn Độ. + Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu. - ý nghĩa: có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. 3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 - 1908) - Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức ấn Độ. Họ bắt đầu vươn lên đòi tự do phát triển kinh tế và được tham gia chính quyền, nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm. - Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. - Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hoá thành hai phái: phái "ôn hoà" chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái "cấp tiến" do Tilắc cầm đầu thì có thái độ kiên quyết chống Anh. - Tháng 7/1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Bengan: miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Hinđu. Hành động này khiến nhân dân ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã nổ ra. - Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt giam Tilắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Tilắc đã thổi bùng lên đợt đấu tranh mới. - Tháng 7/1908, công nhân Bombay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến luỹ để chống quân Anh. Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc. GIai cấp công nhân ấn Độ đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc, thể hiện sự thức tỉnh của nhân dân ấn Độ trong trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu á đầu thế kỉ XX. III- Trung quốc 1.Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược - Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc. - Từ tháng 6/1840 đến tháng 8/1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, buộc chính quyền Mãn Thanh phải ký hiệp ước Nam Kinh, mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. - Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng Châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc,... - Quan sát hình 6. Các nước đế quốc xâu xé "cái bánh ngọt" Trung Quốc - SGK và nêu nhận xét về việc các nước đế quốc chia nhau Trung Quốc. - Xác định trên lược đồ các vùng ở Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm. 2. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911) - Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh rất nhiều vào đàu thế kỉ XX. Do bị phong kiến, tư bản nước ngoài kìm hãm, chèn ép, giai cấp tư sản trung Quốc đã tập hợp lực lượng và thành lập các tổ chứ riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. - Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí của ông đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản của Trung Quốc. Tham gia tổ chức này có trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông. Cương lĩnh chính trị của tổ chức này dựa trên học thuyết Tam dân của tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc). Mục đích của Hội là "đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc". Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang. - Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hoá đường sắt", thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rử quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi. Ngày 10/10/1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Vũ Xương, sau đó khởi nghĩa lan ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của rung Quốc (kết hợp sử dụng lược đồ- hình 8 - SGK để trình bày diễn biến chính của cách mạng). Ngày 29/12/1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống. Sau đó, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông lên làm Tổng thống (2/1912). Cách mạng coi như chấm dứt. - Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân củ tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản ở Trung Quốc phát triển. Cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á, trong đó có Việt Nam. - Cách mạng cũng có nhiều hạn chế: không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng (thương lượng với Viên Thế Khải), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. IV- Các nước đông nam á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam á - Đông Nam á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Campuchia; Tây ban Nha, rồi Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia. - Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở - Đông Nam á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của ta bản Anh và Pháp. 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam á - Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiêm, do lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, kết cục, các nước thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị vơ vét của cải, bóc lột nhân dân các nước Đông Nam á. - Chính sách cai trị của bọn thức dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra. + ở Inđônêxia, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chú nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920). + ở Philippin, cuộc cách mạng 1896 - 1898 do giai cấp tư sản lãnh đạo, chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập Cộng hoà Philippin, nhưng ngay sau đó lại bị Mĩ thôn tính. + ở Campuchia, có cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo nổ ra ở Takeo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pucômbô (1866 - 1867) có liên kết với nhân dân Việt Nam, gây cho Pháp nhiều khó khăn. + ở Lào, năm 1901, Phacađuốc lãnh đạo nhân ... công Thuận An. + Quân triều đình chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng quân Pháp vẫn chiếm được các pháo đài, kinh đô Huế bị uy hiếp trực tiếp. b) Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng - Ngày 25/8/1883, triều đình nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp, Việt Nam bị chia làm ba "kì", trong đó Trung Kì gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà được giao cho triều đình Huế quản lý. - Ngày 6/6/1884, Pháp lại thay Hiệp ước Hácmăng bằng Hiệp ước Patơnốt, nội dung không khác mấy so với Hiệp ước Hácmăng, chỉ điều chỉnh lại địa giới Trung Kì ra hết tỉnh Thanh Hoá và vào đến Bình Thuận, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc quan lại phong kiến. Từ đây nước Việt Nam bị đặt dưới sự "bảo hộ" của Pháp, dần dần biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. III- Phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân việt nam trong những năm cuối thế kỉ XIX 1. Phong trào Cần vương bùng nổ a) Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương - Sau hai hiệp ước Hácmăng và Patơnốt phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. - Sự bất bình và phẫn uất trong nhân dân, đặc biệt trong các sĩ phu, văn thân yêu nước dâng cao. - Phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương là cơ sở vànguồn cổ vũ cho phái chủ chiến ở Huế hành động. - Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Cuộc tấn công bị thất bại. - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), rồi lấy sanh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp, cứu nước. - Chiếu Cần Vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, trở thành phong trào rầm rộ, sôi nổi trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX. b) Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương - Giai đoạn 1: Từ khi chiếu Cần vương phát ra (tháng 7/1885) đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888). Gây ra đoạn bùng phát mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào trên phạm vi cả nước. - Giai đoạn 2: từ năm 1889 đến năm 1896, phong trào quy tụ thành những trung tâm lớn, tập trung ở Bắc Trung Kì và Bắc Kì, với các cuộc khởi nghĩa điển hình như Bãi Sậy, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Hương Khê. 2. Một số cuộc khởi nghĩa tieu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX a) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương - Về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương, lập bảng hệ thống kiến thức. Cuộc khởi nghĩa Lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chủ yếu Kết quả, ý nghĩa Khởi nghĩa Ba đình (1886 - 1887) Phạm Bành, Đinh Công Tráng Ba lànglà Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn, Thanh Hoá) Xây dựng căn cứ chính Ba Đình và căn cứ Mã Cao. Nghĩa quân chặn đánh các đoàn xe, các toán lính Pháp Gây cho Pháp nhiều thiệt hại, tháng 1/1887, Pháp chiếm được căn cứ Ba Đình. Khởi nghĩa thất bại. Bãi Sậy 1883 - 1892 Nguyễn Thiện Thuật - Căn cứ chính ở Bãi Sậy (Hưng Yên). - Địa bàn hoạt động lan sang Hải Dương, Bắc Ninh... - Giai đoạn 1885 - 1887, nghĩa quân đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét, gây cho địch nhiều thiệt hại. - Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt, nghĩa quân di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh đồng bằng - Căn cứ bãi Sậy và căn cứ Hai Sông bị Pháp nao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đóc Tít phải ra hàng giặc (8/1889). - Để lại những kinh nghiệm trong tác chiến ở đồng bằng. Hương Khê (1885 - 1886). Phan Đình Phùng, Cao Thắng. - Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh). - Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì. - Từ1885 đến 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực... - Từ 1888 đến 1896, nghĩa quân bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt, liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng. Phan Đình Phùng hy sinh (12/1895): năm 1896, khởi nghĩa thất bại. - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. b) Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) - Diễn biến: + Giai đoạn 1884 - 1892, dưới dự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm, nghĩa quân đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. + Giai đoạn 1893 - 1897, do Đề Thám lãnh đạo, giảng hoà với Pháp 2 lần, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang (Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng). + Giai đoạn 1898 - 1908, trong 10 năm hoà hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước. + Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã. - ý nghĩa: thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chủ đề 2 Việt nam từ đầu thế kỉ XX Đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) I- Xã hội việt nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp 1. Những chuyển biến về kinh tế - Về nông nghiệp, Pháp chiếm đất làm đồn điền, khiến cho phần lớn nông dân không còn tư liệu sản xuất. - Về công nghiệp, Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời. - Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. - Về giao thông vận tải, chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục vụ việc chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự. 2. Những chuyển biến về xã hội - Những biến động lớn của giai cấp cũ: + Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước. + Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong kiến. - Các giai cấp, tầng lớp xã hội mới: + Công nhân (xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX) ngày càng công đảo, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy..., bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống. + Tầng lớp tư sản, xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chén ép. + Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, gồm những chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do... - Nguyên nhân của sự chuyển biến: những chuyển biến trong nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất đã dẫn tới sự chuyển biến về xã hội. - Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới cùng với những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng sâu sắc là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi, nhiều màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX. II- phong trào yêu nước và cách mạng ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) 1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động - Lãnh đạo phong trào Đông du là Phan Bội Châu. - Mục tiêu: Xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh, có kinh tế phát triển, chính trị tiến bộ... - Chủ trương: giành độc lập bằng phương pháp bạo động, nhưng với nhưng cách thức tổ chức, huy động lực lượng khác trước (so sánh với chủ trương cứu nước trước đó). - Hoạt động: + Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân, với mục tiêu chống Pháp, giành độc lập, xây dựng chính thể quân chủ lập hiến. Lúc đầu, Hội chủ trương cầu viện Nhật Bản nhưng đã nhanh chóng chuyển sang "cầu học", tổ chức phong trào Đông du. + Từ tháng 8/1908, theo thoả thuận với thực dân Pháp, Chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước. Phong trào Đông du tan rã. + Dưới ảnh hương của Cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912, tại Quảng Châu, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhắm đánh Pháp, khôi phục nền độc lập của Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam. + Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị bắt. - Trao đổi, nêu nhận xét về xu hướng, hoạt động của Phan Bội Châu trong giai đoạn này. 2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách - Chủ trương: + Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương thiết lập dân chủ, quyền, thông qua con đường cải cách để tiến tới độc lập. Ông muốn dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến hủ bại, vận động nhân dân "tự lực khai hoá". + Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kì. - Hoạt động: + Hình thức: mở trường, diễn thuyết về các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp... + Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung kì. Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp, Phan Châu Trinh bị bắt. - Nhận xét về xu hướng, hoạt động của Phan Châu Trinh. 3. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới a) Phong trào công nhân - Phong trào công nhân tiếp tục nổ ra ở nhiều nơi như: nhà máy sàng Kế Bào, mở than Hà Tu (1916), mỏ bô xít Cao Bằng. - Công nhân còn tham gia vào cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (8/1917). - Hình thức đấu tranh phổ biến là đấu tranh kinh tế kết hợp với vũ trang. - Nét mới là thể hiện rõ hơn tinh thần đoàn kết, ý thức kỷ luật của giai cấp công nhân nước ta. - Tuy nhiên phong trào còn mang tính lẻ tẻ, tự phát. b) Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918) - Nguyễn Tất Thành hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm tường cứu nước. - Từ năm 1911 đến năm 1917, người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề để kiếm sống. Người thấy rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. - Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam; tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
File đính kèm:
- tai_lieu_lich_su_the_gioi_can_dai_tiep_theo.doc