Tài liệu dạy thêm, ôn thi Ngữ văn Lớp 9 - Hướng dẫn viết văn nghị Luận văn học

1. Mở bài theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng. ( Mở bài trực tiếp)

- Giới thiệu tác giả + sự nghiệp sáng tác: Những tác giả các em được học đều nổi tiếng nên cứ giới thiệu na ná như nhau. Chỉ thay nhà thơ bằng nhà văn

- Giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm các em được học đều là những tác phẩm thành công và đặc sắc nên cũng giới thiệu na ná như nhau

- Giới thiệu nội dung cần nghị luận: Thì các em nói dung khái quát nhất của tác phẩm, của nhân vật Cái này có trong ghi nhớ hoặc đã học.

- Câu cuối: Vẻ đẹp của đoạn thơ, đoạn văn, của nhân vật được thể hiện một cách sâu sắc, chân thật của khổ thơ thứ .hoặc qua đoạn trích Phương Định phá bom

Lưu ý: chớ nhầm lần khi đề yêu cầu nghị luận 1 đoạn thơ sẽ mở bài khác nghị luận 1 bài thơ (khác ở câu cuối giới thiệu vấn đề cần nghị luận). Đối với đè thi vào lớp 10 hay cuối kì, cuối năm thì hiếm khi ra nghị luận cả bài thơ mà thường chỉ ra một vài khổ thơ hoặc một vài đoạn văn. Vì thế câu cuối cùng của mở bài hoặc câu đầu tiên của thân bài phải giới thiệu được VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN là nằm ở đoạn thơ, đoạn trích nào. (xem ví dụ ở trên)

2. Phần thân bài: Cũng theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng

- Nêu luận điểm

- Nêu dẫn chứng

- Đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật về dẫn chứng đã đưa ra.

3. Kết bài cũng theo mô típ 3 gạch đầu dòng.

- Tổng kết về nghệ thuật

- Tổng kết về nội dung

- Viết vài dòng cảm nghĩ, lời cảm ơn tác giả hoặc cảm xúc cho mượt mà

- Dẫn một vài câu thơ gần gũi thì sẽ hay hơn

4. Trình bày đoạn văn

Nhất định trong bài văn phải có câu nêu luận điểm và đoạn văn phải trình bày theo cách diễn dịch hoặc Tổng - phân - Hợp (không nên trình bày theo cách quy nạp hoặc song hành)

 

doc 89 trang cucpham 30/07/2022 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dạy thêm, ôn thi Ngữ văn Lớp 9 - Hướng dẫn viết văn nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dạy thêm, ôn thi Ngữ văn Lớp 9 - Hướng dẫn viết văn nghị Luận văn học

Tài liệu dạy thêm, ôn thi Ngữ văn Lớp 9 - Hướng dẫn viết văn nghị Luận văn học
TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 9.
HƯỚNG DẪN VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
BỘ SỐ 1
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
MÔ TÍP, CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Mở bài theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng. ( Mở bài trực tiếp)
- Giới thiệu tác giả + sự nghiệp sáng tác: Những tác giả các em được học đều nổi tiếng nên cứ giới thiệu na ná như nhau. Chỉ thay nhà thơ bằng nhà văn
- Giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm các em được học đều là những tác phẩm thành công và đặc sắc nên cũng giới thiệu na ná như nhau
- Giới thiệu nội dung cần nghị luận: Thì các em nói dung khái quát nhất của tác phẩm, của nhân vật Cái này có trong ghi nhớ hoặc đã học. 
- Câu cuối: Vẻ đẹp củađoạn thơ, đoạn văn, của nhân vật được thể hiện một cách sâu sắc, chân thật của khổ thơ thứ.hoặc qua đoạn tríchPhương Định phá bom
Lưu ý: chớ nhầm lần khi đề yêu cầu nghị luận 1 đoạn thơ sẽ mở bài khác nghị luận 1 bài thơ (khác ở câu cuối giới thiệu vấn đề cần nghị luận). Đối với đè thi vào lớp 10 hay cuối kì, cuối năm thì hiếm khi ra nghị luận cả bài thơ mà thường chỉ ra một vài khổ thơ hoặc một vài đoạn văn. Vì thế câu cuối cùng của mở bài hoặc câu đầu tiên của thân bài phải giới thiệu được VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN là nằm ở đoạn thơ, đoạn trích nào. (xem ví dụ ở trên)
2. Phần thân bài: Cũng theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng
- Nêu luận điểm
- Nêu dẫn chứng
- Đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật về dẫn chứng đã đưa ra. 
3. Kết bài cũng theo mô típ 3 gạch đầu dòng.
- Tổng kết về nghệ thuật
- Tổng kết về nội dung
- Viết vài dòng cảm nghĩ, lời cảm ơn tác giả hoặc cảm xúc cho mượt mà
- Dẫn một vài câu thơ gần gũi thì sẽ hay hơn
4. Trình bày đoạn văn
Nhất định trong bài văn phải có câu nêu luận điểm và đoạn văn phải trình bày theo cách diễn dịch hoặc Tổng - phân - Hợp (không nên trình bày theo cách quy nạp hoặc song hành)
Chúng ta hãy là những người bạn để chia sẻ và kết nối thay vì những cuộc chiến tranh trên mạng để rồi ai cũng sẽ trở thành người nổi tiếng bạn nhé.
Hướng dẫn cách viết mở bài đơn giản nhưng đúng 
Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. Điều đó được thể hiện một cách sâu sắc, chân thật, giản dị cua khổ thơ thứ....(Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)
DIỄN GIẢI MỞ BÀI
Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. (Câu này giới thiệu tác giả)
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng (Câu này giới thiệu thật ngắn gọn, đơn giản sự nghiệp văn chương )
 Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông (Câu này giới thiệu nội dung nghị luận)
Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)
Nếu phân tích 1 đoạn thơ thì phải thêm câu giới thiệu đoạn thơ đó nữa. 
Ví dụ ta thêm: Điều đó được thể hiện một cách chân thực và sâu sắc qua khổ thơ thứ...
GHI NHỚ SGK 
Cach làm bài văn nghị luận về đoạn thơ , bài thơ trang 78
Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo lí thuyết SGK trang 63
Bài vận dụng theo ghi nhớ
BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ
	Chính Hữu là một trong những nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sự nghiệp sáng tác của ông không thật sự đồ sộ nhưng có những tác phẩm làm lay động trái tim bao bạn đọc. “Đồng chí” được viết vào năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo" là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ đã thể hiện thành công hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp bình dị và giàu tình đồng chí đồng đội
Luận điểm 1: Hai dòng thơ đầu tiên, tác giả giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của người lính.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
" Anh" và "tôi" được tác giả đặt ở hai câu thơ tạo ra một sự sóng đôi trong cấu trúc với những lời thơ mộc mạc chân tình như chính hoàn cảnh xuất thân của họ (nghệ thuật). Anh ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua" còn tôi vào lính từ một vùng "đất cày lên sỏi đá". Đó là những mảnh đất bạc màu, nhiễm mặn cằn cỗi, khô cằn. Ở họ đều giống nhau ở cái nghèo khó, vất vã, giống nhau ở cái chất nông dân chất phác. Anh và tôi từ xa xôi thành gần gũi, từ lạ trở thành thân quen. Và cũng từ đây họ trở thành "đồng đội" và "tri kỉ" của nhau. Cách sử dụng hai thành ngữ rất sáng tạo khiến câu thơ trở nên giàu tính gợi cảm và sức khái quát cao.
Luận điểm 2: Tình đồng chí không những bắt nguồn từ cảnh ngộ mà hơn thế nữa, tình đồng chí còn được hình thành từ cùng chung nhiệm vụ, chung lí tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. 
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí
phân tích nghệ thuật Æ Hai hình ảnh hoán dụ "súng" và "đầu" được tác giả đặt gần nhau khẳng định sự thống nhất trong lí trí và tình cảm của người chiến sĩ. "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, "đầu" biểu tượng cho lí trí và tình cảm. Từ cái khó khăn, thiếu thốn khiến cho người lính hiểu và cảm thông cho nhau hơn và chính điều đó đã khiến họ trở thành "tri kỉ". Thật cảm động biết bao khi đọc câu thơ "đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trình bày suy nghĩ Æ Sự nghiệp giải phóng dân tộc đã xoá bỏ mọi khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người. "Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, ý chí và lí tưởng" . Đến khi đắp “chung chăn” trong đêm giá rét thì họ đã thực sự là anh em một nhà. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết: "Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" là để thể hiện tình kháng chiến gắn bó, bền chặt. Để nói về sự gần gũi, sẻ chia, về cái thân tình ấm áp không gì hơn là hình ảnh đắp chăn chung. Như thế, tình đồng chí đã bắt nguồn từ cơ sở một tình tri kỉ sâu sắc, từ những cái chung giữa "anh" và "tôi". Phân tích từ ngữ Æ Tri kỉ là hiểu bạn như hiểu mình, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, đắng cay với bạn. Cái hay ở câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” chính là cách dùng từ “đôi” mà không dùng từ “hai”? Đôi là gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau như đôi dép, đôi đũa vậy: “Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia” .Đó là cách độc đáo trong cách dùng từ của nhà thơ. Cho nên cách nói “đôi bạn” sẽ khác với “hai người bạn” là như thế.
phân tích nghệ thuật, giọng thơ Æ Câu thơ thứ 7 chỉ có hai tiếng “Đồng chí” nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất? Nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Bình Æ Hai tiếng "đồng chí" được tác giả cố ý tách thành một câu thơ như một dụng ý nghệ thuật vừa tạo ra sự hài hoà, cân đối của bài thơ vừa tạo ra ra điểm nhấn như khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội.
	Luận điểm 3: Những câu thơ tiếp theo là những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và đồng đội. Trước hết là sự thấu hiểu tâm tư, hoàn cảnh của nhau
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ giáo lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
	Nhận xét, đánh giá " Hình ảnh ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa hiện lên thật bình dị mà gần gũi biết bao. Đó là những hình ảnh rất thân quen của những người nông dân. Ruộng vườn và căn nhà lung lay trước gió đang chờ đợi những bàn tay của người chồng, người cha sửa chữa thế nhưng người lính vẫn tạm gác lại tất cả lo toan nơi quê nhà để ra trận. Người lính ở đây đã hi sinh tất cả những gì là riêng tư để đi làm nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả hơn. Họ đã đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình. Họ ra đi mang theo trên vai mình cả trọng trách của cả Tổ quốc. Phân tích từ ngữ Æ Từ "mặc kệ" thể hiện thái độ dứt khoát, quyết tâm. Có người cho rằng người lính ở đây thật vô tình vì còn có gì sâu nặng hơn gia đình quê hương vậy mà họ không chút bận tâm khi ra đi. Nhưng đó mới là cái làm nên sự cao đẹp không gì sánh nổi trong tình cảm của người lính. Người lính ý thức được rằng khi nước mất, nhà tan thì ruộng nương hay nhà hay gia đình cửa cũng không thể giữ được dẫu biết rằng đối với họ đó là tài sản quý giá nhất. Chúng ta càng phải cảm động và cảm thông cho những mất mát và thiệt thòi cho họ. phân tích nghệ thuật, biện pháp tu từ Æ Hình ảnh nhân hoá "giếng nươc gốc đa" khiến ta nghĩ đến những người thân, làng xóm đang ngóng trông họ trở về trong khúc đã khải hoàn ca chiến thắng. Giếng nước gốc đa kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người ra lính không nguôi nhớ quê hương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn? Quả thực giữa người chiến sĩ và quê hương anh đã có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà. Bình Æ Tác giả đã gợi nên hai tâm tình như đang soi rọi vào nhau đến tận cùng. Ba câu thơ với hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy. 
	Các anh còn chia sẻ với nhau trong thiếu thốn và bệnh tật 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá..
Chân không giày
Lại là những câu thơ rất chân thật về hoàn cảnh của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chông Pháp. Bình luận Æ Người lính không chỉ thiếu ăn, thiếu mặc và hơn hết là họ luôn phải đối mặt với những cơn bệnh sốt rét khủng khiếp vì những đêm dài hành quân trong rừng Trường Sơn. Chắc hẳn chúng ta không ai quên những câu thơ của Quang Dũng đã viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (Câu li ... ̃y viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên.
B. Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận 
 (Phần này cho: 2,0 điểm)
- Những điều ngọt ngào: là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm..., những hành động mang ý nghĩa tích cực như: động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng...
- Yêu thương: là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người.
=> Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương...
2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm)
- TẠI SAO ? Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm...
(Ví dụ: sự quan tâm, chiều chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ..., lời khen, lời tán dương của bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương 
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ.
 Có phải khi nào ngọt ngào cũng làn nên yêu thương không ? Có phải yêu thương là phải ngọt ngào không ? 
- Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. (Phân tích Dẫn chứng truyện cổ tích Lưu Bình Dương Lễ )
(HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ như sự nghiêm khắc, khắt khe, thái độ cứng rắn không dung túng cho con cái, cho học trò của cha mẹ, của thầy cô..., những lời nói thẳng nói thật của bạn bè........)
- Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều cay đắng không làm nên yêu thương.
 (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối...
 (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
3. Bài học nhận thức và hành động: (Phần này cho:2,0 điểm)
- Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình...
- Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung quanh...
- Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân mình.
 (Liên hệ bản thân)
BÀI 3
Hãy đặt một nhan đề và viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về điều được gợi ra từ bức ảnh trên.
Bài làm:
- Nhan đề: Sự vô cảm
Mở bài 1: 
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Cuộc sống của chúng ta biết bao điều lo toan, biết bao mới quan hệ, ràng buộc và cả âu lo sợ hãinhưng trong tấ cả những điều đáng sợ không có nỗi sợ hãi nào hơn sự vô cảm. Người ta có thể ngụy biện nho nhiều sai lầm thiếu sót và cả cái xấu xa của mình nhưng không có sự ngụy biện nào cho sự vô cảm. Bức ảnh mà chúng ta đang nhìn thấy kia là lời cảnh báo cho một thực tế hiện nay – sự vô cảm.
Mở bài 2: 
Xã hội ngày một phát triển vô tình khiến con người bị cuốn vào trong vòng xoáy của công việc, của những cuộc vui bất tận Và rồi chẳng ai còn để ý tới ai, chẳng ai còn quan tâm tới những thứ đang diễn ra xung quanh mình. Tất cả những gì mà người ta nghĩ chỉ còn là bản thân họ. Đó là một trong những “triệu chứng” của bệnh vô cảm – căm bệnh đang gây nhức nhối trong xã hội hiện nay.
Tóm tắt bắc ảnh: Bức ảnh mà chúng ta đang thấy kia có lẽ làm nhói lòng những người có lương tri và trách nhiệm. Nó gợi cho chúng ta biết bao điều cần suy nghĩ. Một người đang vùng vẫy trong hồ nước sâu, cố đưa tay lên để cầu cứu. thay vì những cánh tay nám chặt lấy để đưa người bị nạn lên là những cánh tay chìa ra để chụp ảnh, chớp lấy những khoảnh khắc đau thương, có lẽ là để khoe lên mạng xã hội để câu likeĐó là biểu hiện tột cùng của sự vô cảm mà cao hơn là sự vô nhân tính của đồng loại.
Giải thích: Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “bệnh vô cảm” là gì? Vô cảm là một trạng thái không cảm xúc, không lay động trước bất cứ sự vật, hiện tượng gì xung quanh mình. Bệnh vô cảm ở đây có thể hiểu là những con người sống ích kỷ, hẹp hòi, thờ ơ, vô cảm trước những số phận, những sự việc bên ngoài. Họ chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân mình mà quên đi mối quan hệ khác thậm chí quên đi nỗi đau đớn, sự hiểm nguy mà người khác đang đối mặt.
Nêu ra biểu hiện: Một thực trạng đáng buồn là hiện nay bệnh vô cảm trong xã hội đang có chiều hướng ra tăng. Bệnh vô cảm xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng thường gặp nhất là ở một bộ phận giới trẻ. Là thế hệ cấp tiến của xã hội, những chủ nhân tương lai của đất nước nhưng một bộ phận giới trẻ lại không nhận thức được vai trò của mình. Họ sa đà vào những cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng, họ chỉ biết đòi hỏi những thứ tốt nhất thuộc về mình để thỏa mãn những nhu cầu vị kỉ. Họ đắp lên mình những thứ hào nhoáng, thả mình vào những cơn mộng mị của cồn, của chất kích thích mà quên đi trách nhiệm của bản thân với gia đình, với xã hội và những người xung quanh. Trước những số phận, những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ họ hoàn toàn dửng dưng. Hay ngay trong cuộc sống, khi bắt gặp những trường hợp cần giúp đỡ, những vụ tai nạn, thay vì giúp đỡ, rất nhiều bạn trẻ lại chỉ biết chụp ảnh, ghi hình, livetream (ứng dụng phát trực tiếp trên facebook) để “câu like”, sống ảo. Thậm chí, có những người mù quáng, mất kiểm soát tới mức đã sát hại cả bố mẹ mình vì không đáp ứng được những nhu cầu của họ. Cao hơn là thay vì giúp đỡ họ hôi của của nạn nhân. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta bắt gặp những cảnh tương tự như thế không ít trên mặt báo. Một em bé bị bỏ rơi khóc gào mặc cho bao người qua lại, một vụ tai nạn mà nạn nhân phải nằm giữa đường.Bức tranh mà chúng ta đang nhìn kia chỉ là một biểu hiện trong hàng ngàn điều xẩy ra xung quanh chúng ta mà thôi.
Nêu ra ý nghĩa: Có thể thấy, bệnh vô cảm có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với đời sống xã hội. Nó khiến cho các mối quan hệ trở nên lạnh lẽo, khố cứng và mất liên kết với nhau. Con người đối xử với nhau thiếu tình người, hay đúng hơn là tự biến mình thành những cái máy di động, chỉ biết hoạt động theo bản năng của bản thân. Những tiêu chuẩn của con người về lối sống, cách sống và đạo đức cũng sẽ bị đảo lộn và ngày càng trở nên lệch lạc. Không chỉ ảnh hưởng tới xã hội mà nó còn tác động tiêu cực đến chính những “người bệnh”. Nó sẽ khiến cho con người phát triển lệch lạc, tách biệt khỏi cộng đồng xã hội, trở thành những kẻ lạc loài
Vậy những nguyên nhân nào đã dẫn đến căn bệnh tai quái này? Một trong những nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là sự phát triển đến chóng mặt của xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã biến cuộc sống của con người ngày càng trở nên thực dụng, khiến con người lao vào những guồng quay không lối thoát của công việc, của hưởng thụ. Bên cạnh đó là hàng loạt những hình thức vui chơi giải trí, những thú vui khiến con người chìm đắm mà quên mất đi chính bản thân mình. Cha mẹ chưa có những quan tâm và cách dạy dỗ đúng mực. Họ quá nuông chiều con cái để chúng sinh ra những thói hư tật xấu, sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hay từ chính những bản trẻ, họ không nhận thức đúng đắn về cách sống của mình, không vững vàng để các yếu tố xấu tác động, hình thành nên những thói quen ích kỷ, vô cảm
Trước những hậu quả và nguyên nhân đáng lo ngại như vậy, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp để khác phục và đẩy lùi căn bệnh này khỏi xã hội. Cách khắc phục đầu tiên và cũng là phương pháp quan trọng nhất chính là mỗi người cần tự nhận thức, tự điều chỉnh lại cách nhìn nhận về cuộc sống của mình. Mở lòng ra nhiều hơn, cho đi yêu thương nhiều hơn. Không ngừng cố gắng để rèn luyện bản thân, làm việc và phấn đấu vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Gia đình và nhà trường cũng cần có những phương pháp giáo dục con cái một cách đúng đắn hơn, không nên quá nuông chiều mà hãy để con cái nhìn thấy được sự yêu thương và những điều tích cực trong xã hội. Có như vậy, chúng mới thấy được giá trị đích thực của cuộc sống. Cùng với đó là chúng ta phải có thái độ lên án, tố cáo thậm chí truy tố hình sự những người có biểu hiện vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. 
Bài học nhận thức và hành động: Cuộc sống sẽ còn nhiều lo toan, bộn bề nhưng đó không phải là cách chúng ta giải thích, biện minh cho sự vô cảm của mính. Nhận thức đúng bệnh vô cảm sẽ hủy hoại đạo đức xã hội, làm xói mòn truyền thống nhân văn của chúng ta. Mỗi người cần biết nên làm gì trước một cảnh đời đang diễn ra trước mắt. Biết sống “quên mình cho hết thảy; như dòng sông đỏ nặng phù sa” là cách góp phần làm đẹp thêm xã hội, tô thắm thêm truyền thống của dân tộc, làm cho con người trở nên gần gũi yêu thương nhau. Hãy học cách gần gũi yêu thương và xa lánh cái xấu, cái ác. Đó là thông điệp mà bức ảnh muốn gửi gắm đến chúng ta.
Có thể nói, bệnh vô cảm là một “căn bệnh vô cùng quái ác”. Thế nhưng, nếu mỗi người biết chung tay, biết sẽ chia, giúp đỡ lẫn nhau thì chắc chắn rằng căn bệnh ấy sẽ bị đẩy lùi.
ĐT, ZALO: 0833703100

File đính kèm:

  • doctai_lieu_day_them_on_thi_ngu_van_lop_9_huong_dan_viet_van_ng.doc