Tài liệu Chín chúa, mười ba vua

Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa

Nguyễn Kim có hai con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng làm tướng lập được nhiều công trạng. Trịnh Kiểm là anh rể sợ họ Nguyễn tranh giành mới tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân. Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về. Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ "Hoành son nhất đái, vạn đại dung thân" (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời).

Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam.

Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Đầu tiên Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong.

 

doc 30 trang cucpham 21/07/2022 7200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chín chúa, mười ba vua", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chín chúa, mười ba vua

Tài liệu Chín chúa, mười ba vua
Chín Chúa, Mười Ba Vua
I. Chín chúa:
1. Chúa Nguyễn Hoàng còn gọi là Chúa Tiên (1558-1613).
Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa
Nguyễn Kim có hai con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng làm tướng lập được nhiều công trạng. Trịnh Kiểm là anh rể sợ họ Nguyễn tranh giành mới tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân. Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về. Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ "Hoành son nhất đái, vạn đại dung thân" (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời).
Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam.
Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Đầu tiên Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong.
Khi nên trời cũng chiều người
Khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc, vào đóng dinh ở đất ái Tử, tướng Lập Bạo của nhà Mạc đem một toán quân đi 60 chiến thuyền, theo đường hải đạo vào đóng ở làng Hồ Xá và ở làng Lạng Uyển, thuộc huyện Minh Linh, để đánh Nguyễn Hoàng. Hai bên đánh nhau nhiều lần chưa phân thắng bại. Một đêm chúa Nguyễn đang đóng binh bên bờ sông, nghe dưới sông có tiếng trảo trảo, Chúa lấy làm lạ ra xem thì thấy sóng gió rất hãi hùng. Nhân đó chúa quỳ xuống khấn nguyện rằng : Thần sông linh thiêng thì cố giúp ta trừ giặc. Đêm hôm ấy chúa nằm mộng thấy một người đàn bà sắc đẹp lộng lẫy, dáng dấp uyển chuyển nhẹ nhàng đi lại gần chúa và bảo rằng: "Nhà ngươi hãy dùng mỹ nhân kế mới thắng được giặc". Thức dậy, Chúa vui mừng vì được điềm lành. Bỗng nàng hầu Ngô Thị mang nước vào cho chúa. Nàng cũng xinh đẹp khác thường. Chúa liền sai Ngô thị dùng mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. Về phần Lập Bạo, y dương dương tự đắc vì thấy chúa Nguyễn không làm gì được mình, nên chè chén, hát xướng suốt ngày. Đang ngất ngưởng, Lập Bạo thấy nàng Ngô Thị sắc nước hương trời mang lễ vật và thư giảng hòa của Chúa Nguyễn xin vào yết kiến. Lập Bạo vốn là người hiếu sắc, thấy Ngô Thi liếc mắt đưa tình, nên bị mê hoặc đồng ý để hai bên giảng hòa trong một thời gian. Được việc, Ngô Thị xin cáo lui, nhưng đi mà đôi mắt Ngô Thị không rời Lập Bảo. Nàng cứ liếc mắt đưa tình ra chiều lả lơi. Bạo vội vàng đi theo nhưng không thể nào bắt kịp Ngô Thị. Cứ thế đến chỗ phục binh của chúa Nguyễn, một phát súng lệnh nổ, quân mai phục tỏa ra. Lập Bạo biết mắc mưu liền lao nhanh xuống nước. Nhưng y lặn đến đâu trên mặt nước có con chim chài cá kêu vang bay theo đến đó. Quân Chúa Nguyễn nhờ vậy mà theo dõi được đường bơi của Lập Bạo. Lập Bạo lặn mãi cho đến làng Vân Trình cuối sông Vĩnh định mới nổi lên. Quan quân Chúa Nguyễn giết được vô số quân Mạc.
Để tưởng nhớ ơn sâu của thủy thần giúp, Chúa Nguyễn cho lập đền thờ ngay tại làng ái Tử và phong là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hiệu Phu Nhân. Miếu Trảo Trảo rất linh ứng được nhân dân lo hương khói hàng năm.
2. Chúa Nguyễn Phước Nguyên còn gọi là Chúa Sãi (1613-1635)
Buổi đầu chúa tôi tương ngộ
Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng "Đất Thuận Quảng này bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dựng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập binh sĩ mới gây dựng cơ nghiệp muôn đời".
Nguyễn Phúc Nguyên khóc mà bái tạ lãnh mạng. Bấy giờ Thụy Quân Công 51 tuổi lên nối ngôi, tên hiệu là Sãi Vương. Vương cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan khám lý Trần Đức Hòa tiến cử Đào Duy Từ trong cơ hội đó. Sự kiện kiến Đào Duy Từ với chúa Sãi trở thành một giai thoại.
Sau khi được sự chấp thuận của chúa Sãi, cách mấy tháng sau, Trần Đức Hòa cùng đi với Duy Từ ra công phủ chờ đợi. Đức Hòa sắm mũ chầu cho Duy Từ đội để cho đầy đủ nghi thức tiến dẫn, nhưng Duy Từ gạt đi. Có chức thì mới có mũ đội, không có chức thì không dám đội mũ. Rỗi cứ để đầu trần đi vào phủ chúa.
Bấy giờ chúa Sãi đang ngồi trên điện, nghĩ ngợi tìm cách thử tài Duy Từ. Chúa mặc áo trắng, đi hài xanh, tay cầm long trượng, vai khoác tủi vải. Khi thấy Duy Từ tiến vào, bèn ra ngoài cửa đứng chờ, nét mặt vui vẻ rạng rỡ. Duy Từ khẽ hỏi Đức Hòa:
Người là ai vậy, thưa cha?
Quan khám lý khẽ đáp:
- Vương thượng đấy,con mau đến lạy chào.
Duy Từ nghe nói thế chỉ cười nhạt, không chịu đến chào rồi rảo chân bước đi ra, gần ra khỏi sân, Đức Hoa đuổi kịp trách rằng:
- Chúa ngự ra đây để đợi, sao con không lạy chào. Con không chịu lạy thì tội tất phải qui vào ta thôi.
Duy Từ đáp:
- Đây là tư thế của Vương Thượng lúc sắp đi dạo chơi với bọn con gái, không phải là nghi lễ tiếp khách đãi hiền. Nếu con lạy chào tức là phạm tội khi quân, vì thế không dám lạy, có tội gì đâu? Khám lý nghe vậy phát gắt, thúc giục đến lạy chào nhưng Duy Từ vẫn đứng yên một chỗ. Thế là Sãi Vương biết ý, trở vào trong phủ sửa sang áo mũ, lên ngồi ở công đường sai nội giám lấy áo mũ quan văn đem ra ban cho Duy Từ rồi mới vào sảng đường bái yết. Duy Từ lúc ấy mới cùng đi với viên nội giám vào trong sảnh bái kiến Sãi Vương. Chúa tôi đàm đạo tương đắc. Từ đó Sãi Vương thường gọi Duy Từ vào phòng riêng, bàn mưu kế chống nhau với chúa Trịnh, xây dựng quốc gia, có khi bàn suốt cả ngày không biết chán.
Bài thơ trong mâm hai đáy
Năm Đinh Mão (1627), Trịnh Tráng sai quan vào Thuận Hóa giả tiếng nhà vua sai vào đòi tiền thuế từ 3 năm trước. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Trịnh Tráng lại sai sứ mang sắc vua Lê vào dụ chúa Sãi cho con ra chầu và lấy 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa cống nhà Minh.
Nhận được sắc phong, chúa Sãi họp triều thần hỏi mưu kế. Đào Duy Từ dâng kế, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên sắp sản vật, giữa để sắc thư, lại cử Lai Văn Khuông làm chánh sứ đưa phẩm vật ra tạ ơn chúa Trịnh.
Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Văn Khuông ứng đối khá trôi chảy.
Chúa hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn đi thăm kinh thành để chờ chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang mà Đào Duy Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻ trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, Chúa Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ sắc trước, và một bài thơ 4 câu, mỗi câu bốn chữ như sau:
Mâu nhi vô địch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.
Triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải nhờ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan giải mã. Đọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích.
Đây là lối chơi chữ của Đào duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư, Chữ mịch không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ, chữ lực cùng đối địch với chữ lai thi thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ 4 câu trên là "Dư bất thụ sắc" tức là "Ta không nhận sắc". Nghe xong, Trịnh Trạng vội cho người tìm bắt Văn Khuông, nhưng Khuông đã cao chạy xa bay rồi.
Trạng muốn phát binh vào đánh, gặp Cao Bằng và Hải Dương có giặc, bèn thôi.
Văn Khuông về đến nơi, Chúa mừng lắm nói rằng:"Duy Từ là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay", thưởng cho rất hậu, lại cho Văn Khuông thăng Cai Hợp.
3. Chúa Nguyễn Phước Lan còn gọi là Chúa Thượng (1635-1648)
Tranh giành ngôi báu
Năm ất Hợi (1635) cháu Sãi mất, con là Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp gọi là chúa Thượng.
Nghe tin chúa Thượng nối nghiệp, hoàng tử thứ ba là Nguyễn Phúc Anh đang trấn giữ ở Quảng Nam âm mưu phản nghịch. Phúc Anh viết thư sai người mật ra Bắc, yêu cầu chúa Trịnh đem quân vào đánh, Anh sẽ tiếp tay. Lại mời ký lục Vân Hiên hiến kế đắp lũy Câu Đê làm kế cố thủ. Xuống lệnh cấm ở các cửa biển không cho dân chúng ra vào. Lại sai tướng Khang Lộc tiết chế thủy bộ quân làm tiên phong đem quân rải đóng ở cửa biển Đà Naüng, không chịu về triều nhận lệnh. Riêng Phúc Anh tự mình đem quân đến đóng đồn ở lũy Câu Đê để xem thế đánh giữ.
Chúa Thượng nghe tin, cả giận bèn mới chú là Tường Quận Công Nguyễn Phúc Khê vào phủ khóc bảo rằng:
"Cháu với Dương Nghĩa hầu (chỉ Phúc Anh) là anh em cùng cha một mẹ sinh ra, chung gốc liền cành, hoạn nạn giúp nhau, phú quý cùng hưởng. Ai ngờ Dương Nghĩa manh tâm tiếm đoạt phản nghịch, giết hại dân chúng trong miền. Cháu muốn nhường ngôi cho hắn để khỏi sinh sự tranh giành không biết có nên chăng? Mong tôn thúc liệu xét cho".
Nguyễn Phúc Khê nghe xong bừng bừng tức giận nói:
"Dương Nghĩa là đồ lục sục không nghĩ gì đến công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Nay hắn đã dấy binh làm loạn, tội khó dung tha còn phải hồ nghi gì nữa." Bèn sai tướng đem quân lên đường. Hai bên xáp chiến một trận bất phân thắng bại. Cai đội bộ binh, tước Dương Sơn và Công tôn Tuyên lộc bất ngờ đem quân đánh qua cửa Hải Vân, tiến vào Quảng Nam. 
Dương Sơn vào trước trong doanh trại của Dương Nghĩa hầu thu được quyển sổ "Đồng tâm hướng thuận". (cùng lòng theo về) chép tên họ các quan văn võ và dân chúng ước khoảng vài trăm người, trên hơn 10 tờ giấy. Suy đi nghĩ lại Dương Sơn xé bỏ khoảng 5,6 tờ. Tiếp đến Tuyên Lộc phóng hỏa thiêu cháy trại quân của Dương Nghĩa. Dương Nghĩa chạy trốn về phía cửa biển Đại Chiêm. Tuyên Lộc đuổi bắt được, đóng gông giải về.
Đến khi luận tội Phúc Anh nằm rạp xuống kêu oan. Chúa Thượng không nở ra lệnh giết. Nguyễn Phúc Khê tâu:
"Anh là kẻ phản nghịch, tội rất lớn, xin cứ phép gia hình để răn bọn loạn tặc"
Chúa dù đau xót phải nghe theo.
Chuỗi hoa tình ái
Tống Thị, vợ của Hữu Phủ Khánh Mỹ, trấn thủ ở Quảng Nam là người có nhan sắc hoa nhường, nguyệt thẹn. Khánh Mỹ chết sớm, Tống Thị có dịp ra vào phủ chúa, ý muốn tư tình với Thượng Vương nhưng Vương không chú ý đến. Tống Thị về xâu một chuỗi hoa như vòng ngọc liên châu ... úc nào cũng có một trong các sĩ quan này được mời tham dự. Ngài công khai tuyên bố sự tôn kính lớn lao của Ngài đối với các đạo lý của Thiên Chúa Giáo, và dung chấp tôn giáo này và trong thực tế mọi tôn giáo khác trong lãnh địa của Ngài (e). Ngài tôn thờ với sự gìn giữ nghiêm ngặt nhất các châm ngôn của lòng hiếu thảo, như được đề ra trong các tác phẩm của Khổng Tử, và đã hạ mình một cách kính cẩn trước mặt thân mẫu của Ngài (người vẫn còn sống) không khác gì một đứa trẻ trước mặt cha mẹ mình. Ngài thông hiểu trọn vẹn các tác phẩm của các danh gia Trung Hoa nổi tiếng nhất; và, xuyên qua bản chuyển dịch sang Hán ngữ bộ Bách Khoa Từ Điển của Giám Mục Adran, Ngài thụ đắc được không ít kiến thức về nghệ thuật và khoa học của Âu Châu, trong đó Ngài quan tâm nhiều nhất về các vấn đề liên hệ đến việc hải hành và đóng tàu ... 
Để giúp Ngài có thể để tâm nhiều hơn đến việc trị nước, nếp sống của Ngài đã được quy định theo một chương trình cố định. Vào 6 giờ sáng, Ngài thức dậy rời giường ngủ, và đi tắm bằng nước lạnh. Vào 7 giờ sáng Ngài tiếp các Quan: mọi văn thư nhận được ngày hôm trước đều được đọc lên, theo đó, các chỉ dụ của Ngài được ghi chép cẩn thận bởi các quan lại liên hệ. Sau đó Ngài sang thăm kho đạn dược của thủy quân, xem xét các công việc đã được thực hiện khi Ngài không có mặt, chèo thuyền rồng quanh hải cảng, thanh tra các chiến thuyền của Ngài. Ngài đặc biệt quan tâm đến ban chỉ huy; và tại xưởng đúc, được dựng lên trong kho đạn dược, súng đại bác được đúc với đủ mọi loại kích thước...
Ngài không uống rượu nho của Tàu cũng như không dùng bất kỳ loại rượu mạnh nào khác, và lấy làm hài lòng với một lượng thịt rất nhỏ. Một ít cá, cơm, rau và trái cây, cùng với trà và chút bánh ngọt, tạo thành các đồ ăn chính trong thực đơn hàng ngày của Ngài. Giống như một hậu duệ Trung Hoa thực sự, như Ngài từng tuyên xưng, của một vương gia nhà Minh, Ngài luôn luôn dùng bữa một mình, không cho phép vợ Ngài hay bất kỳ người nào khác trong gia đình được ngồi ăn cùng mâm với Ngài (f)...
Để tương xứng với sự tưởng niệm (Giám Mục) Adran, từ trần vào năm 1800, cần phải ghi nhớ, đó là cá tính của vị Quân Vương này, rằng sự phục hồi vương quốc của Ngài, sự thắng lợi trong chiến tranh, sự cải thiện xứ sở trong những thời khoảng hòa bình và, trên hết, sự tiến bộ mau chóng được thực hiện trong các lãnh vực nghệ thuật, sản xuất và khoa học, phần lớn là nhờ vào tài năng, sự chỉ dẫn và sự giám sát nghiêm chỉnh của vị truyền giáo này. Nhà Vua, về phần mình, yêu mến giám mục đến mức độ tôn thờ, xưng tụng giám mục bằng từ ngữ chỉ dành riêng cho đức Khổng Tử, như là một Sư Biểu (Illustrious Master). Và để chứng thực sự tôn kính cao vời của mình, sau khi thi hài của Giám Mục đã được chôn cất bởi các tu sĩ đồng dòng theo các nghi thức của Giáo Hội La Mã, Nhà Vua đã ra lệnh thi hài phải được quật lên và cải táng với tất cả tang lễ và nghi thức được quy định bởi lễ giáo người dân Nam Kỳ (g); Ngài cũng đã không bị thuyết phục để bỏ qua cử chỉ tiêu biểu lòng tưởng nhớ của mình, bất kể những lời khẩn cầu và sự trần tình của các giáo sĩ người Pháp, là những người không ít kinh hoàng về cách thức hành động không thiêng liêng như thế ... 
( Tổng hợp )
Chú thích:
(a) Tác giả, John Barrow sinh ngày 19 tháng Sáu năm 1764 tại Ulverston, Anh Quốc, từ một gia đình tiểu điền chủ. Ông đã làm nhiều nghề ngay từ lúc trẻ, trước khi làm kế toán trưởng cho một xưởng đúc thép tại Liverpool. Năm 1792, ông được cử đi theo Lord McCartney sang mở tòa đại sứ đầu tiên của Anh Quốc tại Trung Hoa. Nhờ vậy ông đã có dịp du hành sang vùng lân cận, trong đó có Việt Nam. Sau này ông còn đi thám hiểm nhiều vùng sâu trong nội địa Phi Châu. 
Với nhiều kinh nghiệm du hành như vậy, ông đã được chính phủ Anh Quốc bổ nhiệm làm nhân vật thứ nhì tại Bộ Tư Lênh Hải Quân và đã tái tổ chức Hải Quân Hoàng Gia thành một lực lượng hữu hiệu. Sau những chiến thắng quân sự lớn lao đánh bại nước Pháp tại Trafalgar và Waterloo, chính ông Barrow đã là người quyết định đầy vua Napoleon của nước Pháp sang đảo St. Helena. Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng 'Mutiny of the Bounty' [Cuộc Nổi Loạn trên tàu Bounty]. 
Ông cũng tổ chức cuộc thám hiểm tìm kiếm hải trình từ Bắc sang Tây và là sáng lập viên Hội Địa Lý Hoàng Gia Anh Quốc. Tên ông được dùng để đặt cho Mũi Barrow ở đỉnh cực bắc của vùng Alaska và Eo biển Barrow Strait tại miền Bắc Canada.
Ông được phong tước tùng nam tước (dưới nam tước trên tước hiệp sĩ) vào năm 1835. Ông về hưu năm 1845 và chết bất đắc kỳ tử năm 1848.
(b) Laurent André Barisy sinh tại Port Louis, Pháp Quốc, ngày 8 tháng 11 năm 1769, con của một viên chức làm việc tại công ty buôn bán với Ấn Độ. Từ 17 tuổi, Barisy đã đi theo các thương thuyền, đến năm 21 tuổi là thuyền trưởng của tàu Ile de Groix. Khoảng năm 1791, Barisy khởi hành sang Thổ Nhĩ Kỳ, rồi sang Ấn Độ và gặp đám cướp biển Mã Lai. Đến năm 24 tuổi, Barisy tìm đựoc nơi trú náu bên cạnh chúa Nguyễn Ánh. Nhờ kinh nghiệm thương mại hàng hải, Barisy đã được chúa Nguyễn Ánh phái đi sang Ấn Độ, Phi Luật Tân, Mã Lai, Malacca để mua quân trang quân dụng cho quân đội 200,000 người của chúa Nguyễn Ánh khi đó.
Laurent Barisy đã thực sự trở thành một người Nam Kỳ, ông ta lấy một người đàn bà Việt Nam và có nhiều con với người vợ này. Barisy được vua Gia Long phong tước làm Thiện Tri Hầu.
Barisy cũng mang cấp Trung Tá trong quân đội của chúa Nguyễn Ánh, tham dự nhiều trận đánh trên bộ, đặc biệt là trận đánh đuổi quân Tây Sơn tại Đà Nẵng ngày 8 tháng Ba năm 1801 và trận đánh Huế vào ngày 15 tháng Sáu năm 1801. 
Barisy chết vào ngày 23 tháng Bảy năm 1802, trước khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được Hà Nội và thống nhất đất nước Việt Nam.
(c) Người đương thời hay gọi chúa Nguyễn Ánh là Tướng Gia Định. Vua Gia Long đã là người thống nhất đất nước sau gần 300 năm bị phân chia thành Đằng Trong và Đằng Ngoài. Vua Gia Long xin đổi quốc hiệu là Nam Việt (bao gồm Việt Thường và An Nam) nhưng vua nhà Thanh lo sợ vua Gia Long có hậu ý đòi lại các phần đất thuộc Nam Việt trước đây trong nội địa Trung Hoa nên mới đổi ngược lại thành Việt Nam Quốc. Nước ta có danh xưng Việt Nam từ đó.
(d) Bản văn của John Barrow dựa chính yếu trên tài liệu của Laurent Barisy là người hầu như suốt đời phục vụ vua Gia Long nên chỉ ghi toàn những lời tán tụng hay ở vị thế tế nhị nên không thể bày tỏ các ý kiến phê bình hay chỉ trích. Để sự phán đoán được cân bằng hơn, xin trích dịch một vài sử liệu khác có cái nhìn ít nhiều khác biệt về con người vua Gia Long như sau:
"18. Một ít đ[i]ều trách nhà vua
Song cũng có kẻ chê vua rằng: chẳng được vững lòng; vì khi nào đặng thạnh sự thì vui mừng quá; bằng khi phải khốn khổ ít nhiều, hay ít khi bị trận, thì ra như ngã lòng và sợ hãi quá. Vậy khi nào đã được trận thì vui mừng quá lẽ, chẳng biết thừa dịp thắng trận mà theo bắt quân giặc và ép nó chịu phép cho xong. Có kẻ lại trách rằng: chẳng hay cầm giữ quân mình cho đủ, nên bắt người ta nặng việc quan quá." (Sử Ký Đại Nam Việt, Annales Annamites, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam Xuất Bản, Sài gòn, 1974, trang 58.)
(e) Trong cùng sách dẫn trên (Sử Ký Đại Nam Việt, trang 100), nơi đoạn cuối cùng có ghi lại chính sách của vua Gia Long đối với đạo Thiên Chúa như sau:
" Vả lại năm sau, khi vua ra Kẻ Chợ thọ phong thì giáng chỉ mới chẳng cấm đạo tỏ tường, nhưng mà nói phạm đến sự đạo, cùng chê kẻ có đạo nhiều đ[i]ều nặng lắm, vì gọi đạo thánh Đ[ức] C[húa] T[rời] là dị đoan, là tả đạo; và trách bổn đạo là chấp mê chi đồ; và lễ làng nào chưa có nhà thờ, thì cấm nhặt chẳng cho làm; còn nơi nào đã có nhà thờ mà đã hư đi, thì phải bẩm quan; quan có phê cho, mới đặng làm."
Nơi trang 65 cùng sách đã dẫn còn kể chuyện vua "dạy hai quan đại thần kia ép quan lớn có đạo, tên là Dinh Trung, bỏ vào trong hoàng cung, mà giúp việc tế lễ và bái tổ tiên..." Ông Dinh Trung này không chiu lạy tổ tiên Vua, và nói "Tôi lạy một Đức Chúa Trời Ba Ngôi mà thôi." Vua Gia Long có giải thích cho ông Dinh Trung rằng chính đức giám mục Adran "cũng nói với trẫm rằng: lạy tổ tiên thế ấy thì chẳng tội gì." Viên quan Dinh Trung đó vẫn không chịu . Vua Gia Long có nói "Thằng này là nghịch thần." Đoạn thì vua nói qua đ[i]ều khác.
(f) Về đời sống cá nhân vua Gia Long, cùng sách dẫn trên (Sử Ký Đại Nam Việt, trang 64), có đoạn ghi như sau:
" Vua mê sắc dục, nên ghét đạo, và đôi khi chẳng vì nể Đức Thầy {giám mục Adran]; những nói nặng đ[i]ều chê bai sự đạo và thêm lời hoa tình nữa." 
(g) Về mối giao tình giữa vua Gia Long và Bá Đa Lộc (giám mục Adran), sách Hoàng Việt Hưng Long Chí,nhà xuất bản Văn Học, Sàigòn, 1993, của Ngô Giáp Dậu, nơi các trang 235-236 có ghi như sau:
" Đông Cung [tức Hoàng Tử Cảnh, chú của người dịch] tâu lên Thế Tổ [tức vua Gia Long, chú của người dịch]:
- Bá Đa Lộc ốm nặng đã chết ở trong quân.
Bá Đa Lộc từng bảo hộ Đông cung Cảnh sang Tây, lại được dự bàn việc binh nhung nơi màn trướng, cậy mình có nhiều công lao nên có ý phóng túng kiêu ngạo, từng bị Trần Đại Luật dâng sớ hạch tội, xin vương thượng mượn kiếm trời chém đầu đi. Nhưng Thế Tổ dụ rằng:
-Bá Đa Lộc đánh đông dẹp bắc, là người ngu xuẩn trí trá nhưng có thể sai khiến được. Hãy tạm để đó đã!
Đến đây có tin cáo phó của Đông cung. Thế Tổ bèn phong cho Bá Đa Lộc tước Bi Nhu quận công", đưa thi hài về chôn cất tại Gia Đinh. "
[Bá Đa Lộc chết ngày 9 tháng 10 năm 1799 ở cửa Thị Nại, xác được ướp thuốc, đưa về chôn và cho xây lăng tức Lăng Cha Cả, gần cổng phi trường Tân Sơn Nhứt, theo chú thích nơi trang 236, sách Hoàng Việt Hưng Long Chí dẫn trên.]
Sách Sử Ký Đại Nam Việt đã dẫn trên, trang 65, có đoạn như sau: 
"Khi vua muốn dùng người [giám mục Adran] làm việc gì trọng phò vực nhà nước, mà người xin kiếu, vì sợ các quan ghen, thì vua làm thinh; song qua một ít lâu, thì nói nhiều đ[i]ều phạm sự đạo, cùng đe cấm đạo, có ý nhắc lại và ép người chịu lấy việc ấy. Có khi vua quỉ quyệt giả sự bắt tội cho các quan có đạo, hay là ép làm sự rối; vua đã rõ biết Đức Thầy sẽ xin dong thứ chẳng sai; nên có ý dùng dịp tha cho các quan ấy mà lấy lòng người, cùng kể là ơn riêng vua làm bởi vì nể người."
__________________

File đính kèm:

  • doctai_lieu_chin_chua_muoi_ba_vua.doc