Tài liệu Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên - Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh

Thông tin phản hồi

Kết quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy học, nó chỉ xuất hiện khi có những biến đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của người học. Kết quả học tập được hiểu theo hai nghĩa trong khoa học cũng như trong thực tế: thứ nhất là mức độ mà ngưởi học đạt đuợc so với các mục tiêu đã xác định; thứ hai là mức độ mà ngưởi học đạt được so sánh với những ngưởi cùng học khác như thế nào.

Giáo viên phải thu thập đuợc các thông tin về kết quả học tập của học sinh bằng cách quan sát, đặt câu hỏi để học sinh trả lời, cho học sinh làm bài kiểm tra viết. Tuy nhiên, những thông tin thu được đó chưa thể đi đến kết luận khi chưa đổi chiếu chứng với một tiêu chuẩn hay tiêu chí nào đó. Quá trình thu thập thông tin đó chính là quá trình kiểm tra. Như vậy, kiểm tra là quá trình thu thập thông tin làm cơ sở cho đánh giá.

Các thông tin thu được cần đổi chiếu với các tiêu chuẩn, như đổi chiếu câu trả lời với đáp án đúng, đối chiếu bài kiểm tra viết dạng tự luận với đáp án và thang điểm, đối chiếu các phương án trong bài làm của học sinh với đáp án đúng trong bài trắc nghiệm khách quan, đối chiếu biểu hiện của học sinh với thái độ tích cực của ngưởi học. Quá trình đổi chiếu này chính là quá trình đo lường. Khái niệm đo lường nói chung là sự so sánh, đổi chiếu. Đo lường kết quả là sự đối chiếu các thông tin thu được với tiêu chuẩn hoặc tiêu chí. Đo lường kết quả học tập có một số đặc trung như: thể hiện cả ở định tính và định luơng, trực tiếp và gián tiếp. Việc đo lường này có tính phức tạp.

Trên cơ sở đổi chiếu các thông tin thu được với tiêu chí, giáo viên có sự phân tích để đi đến kết luận, đó là đánh giá.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xủ lí thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trưòng và cho bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn. Như vậy, đánh kết quả học lập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho học sinh sau một giai đoạn học tập. Các mục tiêu này thể hiện ở từng môn học cụ thể. Thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ thể hiện đuợc kết quả của quá trình giáo dục và đào tạo.

Trong mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá và đo lường, nếu đánh giá là một quá trình thì kiểm tra, đo lường là một bộ phận của quá trình đó. Để đánh giá được, cần thu thập thông tin, đổi chiếu, so sánh và đi đến kết luận phù hợp.

 

doc 33 trang cucpham 20/07/2022 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên - Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên - Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh

Tài liệu Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên - Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỰC nhÀ giÁo vÀ cÁn bộ quẢn LÍ cơ sở giấo dục
trắn thị tuyết oanh
TÀI UỆU BỔI DưữNG PHÁI IRlỂN NĂNG Lực NGHÊ NGHIỆP GIÁO VIÊN
TĂNG CƯỞNG NĂNG Lực KỂM TRA VÀ DÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Module THCS 23:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Module THCS 24:
Kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học
(Dành cho giáo viên trung học cơ sở)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN ĐAI HOC SƯ PHẠM
Bản quyền thuôcBỘ Gião dụcvàĐào tạo - Cực Nhã giáũ vã Cấn bộ quânlícơs&giáũ dục.
Cấm sao chÉp duói mọ ihình thức.
MỤC LỰC ■ ■
Trang
IMỘi dung 1. Các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh	43
Hoạt động 1:	Thiết lặp các bưỏc cụ thể để xãy dựng một đề kiểm tra cho rrõn học cụ thể	43
Hoạt động 2:	xác định các mục tiêu kiểm tra, đánh giá vả thiết lặp bâng ma trận	46
Hoạt động 3: Thực hiện viết đề kiểm tra tự luận vả trác nghiệm khách quan	52
Hoạt động 4:	Thực hành viết hệ thổng cãu trác nghiệm khách quan 55
Hoạt động 5:	Thực hành phãn tích cãu trác nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 	59
IMỘi dung	2.	Các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá hỗ trợ cho dạy học oó hiệu	quả	63
Hoạt động 1:	xác định mối quan hệ giữa dạy học vả kiểm tra, đánh giá	64
Hoạt động 2:	Thực hiện kĩ thuật quan sát để điều Chĩnh, hỗ trợ
quá trình dạy học	68
Hoạt động 3:	Thực hiện kĩ thuật đặt cãu hủi để điều Chĩnh, hỗ trợ quá trình dạy học	72
D. TÀI LIỆU	THAMKHẢO 76
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo viên là một trong những nhân tổ quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác dụng và phát triển đội ngũ giáo viên. Một trong những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một trong những mô hình nhằm phát triển nghề nghiệp liên tực cho giáo viên và được xem là mô hình có ưu thế giúp số đông giáo viên được tiếp cận với các chương trình phát triển nghề nghiệp.
Tiếp nối chu kì II, chu kì III BD1X giáo viên mầm non, phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây đựng chương trinh BDTX giáo viên và quy chế BDTX giáo viên theo tĩnh thần đổi mới nhằm năng cao chất lương và hiệu quả của công tác BDTX giáo viên trong thời gian tới. Theo đó, các nội dung BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đã đuợc xác định, cụ thể là:
Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (nội dung bồi dưỡng 1);
Bồi dưõng đáp úng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung bồi dưỡng 2);
Bồi dưỡng đáp úng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tực của giáo viên (nội dung bồi dưỡng 3).
Theo đó, hằng năm mỗi giáo viên phải xây dung kế hoạch và thực hiện ba nội dung BDTX trên với thời lượng 120 tiết, trong đó: nội dung bồi dưỡng 1 và 2 do các cơ quan quản lí giáo dục các cấp chỉ đạo thực hiện và nội dung bồi dưỡng 3 do giáo viên lưja chọn để tự bồi dưỡng nhằm phát triển nghề nghiệp liên tực của minh.
Bộ Giáo dục và Đào lạo đã ban hành chương trình BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thưòng xuyên với cấu trúc gồm ba nội dung bồi dưỡng trên. Trong đó, nội dung bồi dưỡng 3 đã được xác định và thể hiện dưới hình thức các module bồi dưỡng làm cơ sở cho giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp để xây dụng kế hoach bồi dưỡng hằng năm của minh.
Để giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng là chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Cực Nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục làm đầu mối phỏi hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dụng bộ tài liệu gồm các module tương úng với nội dung bồi dưỡng 3 nhằm phục vụ công tác BDTX giáo viên tại các địa phương trong cả nước.
Moi module bồi dưỡng được biÊn soạn như một tài liệu hướng dẫn tự học, với cẩu trúc chung gồm:
Xác định mục tiêu cần bồi dưỡng theo quy định củaa chuơng trình BDTX giáo viên;
Hoạch định nội dung giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng;
Thiết kế các hoạt động để thực hiện nội dung;
Thông tin cơ bản giúp giáo viên thực hiện các hoạt động;
Các công cụ để giáo viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Tuy nhiên, do đặc thù nội dung của từng lĩnh vục cần bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, một số module có thể có cẩu trúc khác so với một số module.
Tài liệu được thiết kế theo hình thức tự học, giúp giáo viên có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Bằng các hoạt động học tập chủ yếu trong mọi module như: đọc, ghi chép, làm bài thực hành, bài tập tự đánh giá, bài kiểm tra nhanh, bài tập tình huống, tóm lược và suy ngẫm,... giáo viên có thể tự lĩnh hội kiến thức cần bồi dưỡng, đồng thời có thể thảo luận những vấn đề đã tự học với đồng nghiệp và tận dụng cơ hội để áp dụng kết quả BDTX trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của mình.
Các tài liệu BDTX này sẽ được bổ sung thường xuyên hằng năm để ngày càng phong phú hơn nhằm đắp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp đa dạng của giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông và giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trong cả nước.
Bộ tài liệu này lần đầu tiên được biên soạn nên rất mong nhận được ý kiến đồng góp của các nhà khoa học, các giáo viên, các cán bộ quản lí giáo dục các cầp để các tác giả cập nhật bổ sung tài liệu ngày một hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đồng góp xin gửi về Cực Nhà giáo và cán bộ quán lí cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tòa nhà - Ngõ 30 - Tạ Quang Bửu - p. Bách Khoa- Q. Hai Bà Trưng- TP. Hà Nội) hoặc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (136 - Xuân Thuỷ- p. Dịch Vọng- Q. cầu Giấy- TP. Hà Nội).
Cực Nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sỏ giáo dục-
Bộ Giáo dục và Đào tạo
TRÁN THỊ TUYẾT OANH
23
MODULETHCS<
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HOC SINH
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Với sự phát triển của lí luận dạy học hiện đại và cùng với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chú động, sáng tạo của học sinh, việc kiểm tra, đánh giá cũng cần được đổi mới một cách đồng bộ. Module này giúp cho giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong quá trình giảng dạy của mình theo hướng đổi mới.
Nội dung module làm rõ những lí luận cơ bản, hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS, trình bày có hệ thống các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với xu thế đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay; xác định cách thức và yêu cầu để giáo viên thực hiện có hiệu quả các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp với lí luận dạy học hiện đại.
Tài liệu hướng dẫn cho học viên cách huy động những hiểu biết cũng như những kinh nghiệm đã có về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vào lĩnh hội kiến thức mới, thực hành áp dụng chứng để rèn luyện kỉ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Thực hiện các tương tác trong quá trình học tập, vận dụng đa dạng các hình thức, phuơng pháp và kỉ thuât dạy học để học viên đuợc trải nghiệm, năng cao kiến thức và kỉ năng chuyên môn.
Sau khi học xong module này, học viên sẽ:
Về kiến thức
Xác định được vai trò, chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với lí luận dạy học hiện đại.
Về kĩ năng
Mô tả đuợc các phuơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học lập, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp và yêu cầu khi sử dụng từng phương pháp.
Sử dụng thành thạo các phuơng pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng tình huống cụ thể và mục tiêu học tập đã xác định.
Về thái độ
Có ý thức tích cực và sẵn sàng đổi mới kiểm tra, đánh giá, đánh giá theo hướng chuẩn hoá nhằm năng cao chất lương dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
 NỘI DUNG
Nội dung 1
NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
MỤC TIÊU
Sau khi học xong nội dung này, học viên sẽ:
Phân biệt được khái niệm liên quan tới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và mối quan hệ giữa chứng.
Xác định được vai trò, chức năng, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Nhận biết được các xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay và có ý thức tích cực thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá, đáp úng yêu cầu năng cao chất lượng giáo dục.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Phân biệt một số khái niệm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Bạn đã từng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, hãy nhớ lại và viết ra quan điểm của minh về một số khái niệm sau:
Kiết quả học tập là gì?
Kiểm tra là gì?
Đo lường là gì?
Đánh giả là gì?
Mối quan hệ giữa điểm tra, đo lường và đánh gía như thế nào ?
Bạn hãy đổi chiếu những nội dung vừa viết với những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về một số khái niệm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Thông tin phản hồi
Kết quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy học, nó chỉ xuất hiện khi có những biến đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của người học. Kết quả học tập được hiểu theo hai nghĩa trong khoa học cũng như trong thực tế: thứ nhất là mức độ mà ngưởi học đạt đuợc so với các mục tiêu đã xác định; thứ hai là mức độ mà ngưởi học đạt được so sánh với những ngưởi cùng học khác như thế nào.
Giáo viên phải thu thập đuợc các thông tin về kết quả học tập của học sinh bằng cách quan sát, đặt câu hỏi để học sinh trả lời, cho học sinh làm bài kiểm tra viết. Tuy nhiên, những thông tin thu được đó chưa thể đi đến kết luận khi chưa đổi chiếu chứng với một tiêu chuẩn hay tiêu chí nào đó. Quá trình thu thập thông tin đó chính là quá trình kiểm tra. Như vậy, kiểm tra là quá trình thu thập thông tin làm cơ sở cho đánh giá.
Các thông tin thu được cần đổi chiếu với các tiêu chuẩn, như đổi chiếu câu trả lời với đáp án đúng, đối chiếu bài kiểm tra viết dạng tự luận với đáp án và thang điểm, đối chiếu các phương án trong bài làm của học sinh với đáp án đúng trong bài trắc nghiệm khách quan, đối chiếu biểu hiện của học sinh với thái độ tích cực của ngưởi học. Quá trình đổi chiếu này chính là quá trình đo lường. Khái niệm đo lường nói chung là sự so sánh, đổi chiếu. Đo lường kết quả là sự đối chiếu các thông tin thu được với t ...  khách quan khi không muốn tổn quá nhiều thời gian để chấm điểm, chấm điểm nhanh chóng và có được những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài.
* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp:
- Câu hỏi cần phải chính xác, rõ ràng, xúc tích. Với những câu hỏi mập mờ hay chung chung, học sinh sẽ khó trả lời và giáo viên cũng khó biết được là học sinh biết gì.
- Câu hỏi phải sát với trình độ của học sinh, diễn đạt đúng ngữ pháp, gọn gàng, sáng sủa. Câu hỏi phải có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập tư duy của học sinh.
- Nên hạn chế đặt những câu hỏi chỉ trả lời "có" hoặc "không", vì học sinh có thể đoán và trả lời ngay câu hỏi, sau đó chờ phản ứng của giáo viên. Loại câu hỏi này có độ chẩn đoán không cao, nếu dùng thì nên kèm theo câu hỏi “tại sao".
- Các câu hỏi cần được sắp xếp theo tiến trình hợp lí. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cần đưa ra nhận xét ngay. Nhận xét cần phải cụ thể, nếu nhận xét chung chung sẽ không giúp được cho học sinh điều chỉnh nhận thức của mình, đồng thời nhận xét của giáo viên phải có tác dụng khuyến khích học sinh học tập.
- Sự đánh giá cũng sẽ chính xác hơn nêu học sinh có đủ thời gian để trả lời câu hỏi. Thực tế, nhiều giáo viên thấy khó khăn khi phải chờ đợi học sinh vài giây nên thường gợi ý ngay, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả đánh giá.
* Yêu cầu đối với phương pháp quan sát
+ Đối với quan sát sản phẩm và kỉ năng:
Trước hết cần viết được các bài tập cho học sinh thực hiện. Yêu cầu đối với bài tập là:
- Bài tập phải phản ánh được những vấn đề trọng tâm của chương trình học cùng với những kỉ năng tương ứng cần thiết.
- Bài tập phải kiểm tra đuợc kiến thức qua các tình huống thực, để học sinh vận dụng kiến thức giải quyết.
- Các bài tập phải được xây dụng sao cho yéu cầu học sinh kết hợp được các kiến thức, kỉ năng cần thiết để thể hiện khả năng vận dụng.
- Khi soạn bài tập cần hình dung trước những điều cần làm, những nguồn thông tin cần đọc, thời gian cần làm, các bước tiến hành và khả năng làm bài của học sinh.
- Các bài tập cần được thiết kế phù hợp với mục tiêu đã hoạch định. Chẳng hạn, sử dụng bài tập để đánh giá sản phẩm thì sản phẩm phải quan trọng hơn quy trình và quy trình khó khăn trong việc quan sát hơn. Hoặc sử dụng đánh giá quy trình trong trường hợp học sinh chắc chắn phải sử dụng hay thực hiện công việc theo đúng trình tự các bước và đảm bảo một số các yếu tố khác (thời gian, an toàn, kinh tế).
- Bài tập không nên chỉ có một cách giải mà nên có nhiều cách giải.
- Nhiệm vụ nêu ra trong bài tập phải rõ ràng và những hưởng dẫn cần chi tiết, đầy đủ để học sinh thực hiện được như: tiến hành theo cá nhân hay theo nhóm, thời gian để thực hiện, các nguồn thông tin cần thu thập...
- Bài tập cần vừa sức, không nên quá khó hay quá dễ và phải có tác dụng khuyến khích học sinh thực hiện các nhiệm vụ của bài tập.
+ Để đánh giá kỉ năng và sản phẩm, cần dụng được chỉ dẫn cho việc chấm điểm trong đó bao gồm các tiêu chí và mọi tiêu chí có các mức độ thành thạo khác nhau của học sinh. Đó là các căn cứ để đánh giá việc thực hiện của học sinh, chúng bao gồm những đặc điểm tiêu biểu cho sự thành thạo của việc thực hiện cũng như sản phẩm. Các tiêu chí chấm điểm bất đầu từ việc xác định các đặc điểm quan trọng nhất về việc thực hiện bài tập. Yêu cầu đổi với tiêu chí là:
- Chúng phải được tập trung vào các khía cạnh quan trọng của việc thực hiện.
- Chúng phản ánh mục tiêu học tập và có thể quan sát đuợc.
- Các tiêu chí tập trung vào những hành vi hay những khía cạnh của sản phẩm có thể quan sát đuợc.
- Các tiêu chí cần được mô tả chi tiết, tránh mơ hồ, không sử dung những thuật ngữ tối nghĩa. Nếu thuật ngữ được sử dung không rõ ràng về sự mô tả kĩ năng, thái độ có liên quan thì quan sát khó đạt được độ tin cậy.
Sau khi dã xác định được các tiêu chí, cần phải đưa ra các mức độ khác nhau của việc thực hiện, chúng được tiến hành theo các bước sau:
- Xác định số lượng phân loại các mức độ sẽ được sử dụng để đánh giá, tức là xem có bao nhiêu mức độ thực hiện khác nhau.
- Xác định đặc điểm cụ thể của từng mẫu bài thể hiện từng mức độ thực hiện, phải đưa ra được những dẩu hiệu thể hiện đuợc là có sự phân biệt giữa các mức độ đó
- Đưa ra các chỉ báo trên thang điểm, có thể là thang điểm bằng số hay bằng sự mô tả.
Một thang điểm có sự kết hợp tất cả các đặc điểm lại và chỉ có một điểm chấm là thang điểm tổng quát, còn thang điểm chi tiết thường là mỗi tiêu chí có một điểm riêng. Thông thường thang điểm tổng quát đơn giản, nhanh chóng tuy nhiên cung cấp thông tin phản hồi ít hơn một thang điểm chi tiết. Ngược lại thang điểm chi tiết có nhiều thông tin phản hồi có hữu ích cho giảng dạy và học lập, tuy nhiên cần có nhiều thời gian để chuẩn bị và chấm điểm.
* Yêu cầu khi quan sát:
Sau khi học sinh đã thực hiện các nhiệm vụ, giáo viên cần quan sát để đánh giá về kỉ năng, sản phẩm và thái độ.
- Quan sát kỉ năng sản phẩm:
- Cần có kế hoạch trước cho việc quan sát.
 	- Cần chuẩn bị một danh mục cần quan sát, túc là phải định ra trước một loạt kĩ năng hay thái độ được quan sát.
	- Quan sát cần phải dựa trên các mục tiêu sẽ đánh giá.
	- Khi quan sát chỉ nên tập trung vào một hoặc hai đặc điểm vì các số liệu sẽ tin cậy hơn do ngưởi quan sát khó tập trung vào nhiều đặc điểm cùng một lúc.
	- Số lượng quan sát phải nhiều và thời gian quan sát diễn ra liên tục thì độ tin cậy của quan sát lớn hơn.
- Quan sát thái độ:
	- Khi quan sát thái độ, cần tiến hành đồng thời với việc dạy của giáo viên, giáo viên lên kế hoạch giảng dạy thì đồng thời cũng có kế hoạch quan sát.
	- Nếu quan sát trong một tập thể cần mang tính bao quát; quan sát cá nhân cần tập trung vào đặc điểm cụ thể.
- Khi quan sát thái độ cần ghi lại một cách cẩn thận và tóm tắt ngay sau khi nó sảy ra. Tuy nhiên, không nên đồng thời đưa ra những giải thích liên quan đến thái độ, điều này sẽ gây trở ngại đến tính khách quan trong việc thu thập thông tin quan sát.
- Có thể quan sát ngẫu nhiên.
Như vậy, để đánh giá kết quả học tập của học sinh, có nhiều phuơng pháp được sử dụng, mỗi phuơng pháp đánh giá đều có những ưu thế và hạn chế nhất định, không có phương pháp nào là tối ưu hay hạn chế nhất. Tuỳ theo những điều kiện cụ thể cũng như các mục tiêu cần đo lường mà giáo viên lựa chọn các phương pháp đánh giá cho phù hợp.
Hoạt động 3 : Thực hành lựa chọn và áp dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở môn học cụ thể.
Dựa vào quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bạn hãy thiết kế các bước sử dụng các phương pháp sau đối với các bài kiểm tra 1 tiết:
- Thiết kế các bước sử dụng phuơng pháp kiểm tra viết dạng tự luận.
- Thiết kế các bước sử dụng phuơng pháp trắc nghiệm khách quan.
- Thiết kế các bước sử dụng phuơng pháp kiểm tra vấn đáp.
- Thiết kế các bước sử dụng phương pháp quan sát (kỉ năng/sản phẩm/ thái độ).
Thông tin phản hồi
Mỗi phương pháp kiểm tra, đánh giá đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có phuơng pháp nào là tối ưu hay hạn chế nhất, cần phải lựa chọn các phương pháp cho phù hợp với mục tiêu đánh giá.
Khi lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá cần lưu ý:
- Phương pháp đánh giá phải phù hợp với quan niệm về đầu ra. ví dụ: đòi hỏi người học nắm vững hệ thống tri thức hay khả nàng vận dung tri thức, hay hình thành ở người học tính sáng tạo (dùng trắc nghiệm thì đại học là đặt trọng tâm vào việc năng cao tính khách quan, giảm may rủi, thuận tiện, tuy nhiên cần có bộ công cụ đo chính xác).
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo giá trị và tin cậy: Giá trị liên quan đến tính hợp lí của các kết luận, bài kiểm tra hay công cụ nào đó đó đuợc đúng cái cần đo. Độ tin cậy thể hiện mức độ ổn định, nhất quán của kết quả đánh giá (tính chính xác của phép đo).
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá phải loại trừ được những sai sót trong đánh giá. Những nguồn sai sót trong đánh giá như: từ phía học sinh (sức khỏe, tâm trạng, may mắn...); từ phía chủ quan của ngựởi đánh giá (nếu là bài tự luận: ảnh huởng nhiều); từ yếu tổ bên ngoài (bài kiểm tra, hướng dẫn làm bài, điều kiện tiến hành làm bài).
BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG2
Bạn hãy quan sát thực tiến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà truửng và nhận xét việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên khi tiến hành phuơng pháp kiểm tra viết dạng tự luận. Hãy đề xuất ý kiến để khắc phục những hạn chế này.
Hãy nhận xét về việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thực tiến hiện nay.
So sánh phuơng pháp kiểm tra viết dạng tự luận và phuơng pháp trắc nghiệm khách quan. Nêu những căn cú để lựa chọn và sử dụng có hiệu quả từng phương pháp.
Thảo luận về thực trạng sử dụng phương pháp vấn đáp trong kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh hiện nay.
Trình bày phương pháp đánh giá thực hành sử dụng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, so sánh với bài kiểm tra viết tự luận.
Thiết kế nội dung của một bài kiểm tra, đánh giá kỉ năng thực hành của học sinh ở một môn học cụ thể.
Viết bài luận để giải thích và chứng minh rằng: Để đánh giá đầy đủ các mục tiêu học tập, cần có sự lựa chọn và phổi hợp các phương pháp đánh giá.
 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bloom B.s, Nguyên tắc phân ỉoại mực tiêu giảo dục (lĩnh vực nhận thức), Người dịch: ĐoànVănĐiỂu, Nxb Giáo dục, 1995.
Nguyên Phung Hoàng, Phương phảp Í3'ểm tra, ẩảnh gifi ứiành CỊLtả học tệp, Nxb Giáo dục, 1996.
LÊ Đúc Ngọc, Tòm tất vê ỉã thuật kiểm tra, đánh giá, Đại học Quổc gia Hà Nội, Trung tâm Đảm bảo chất lương và NghiÊn cứu phát triển giáo dục, 1997.
Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá và đo ỉưòng hểt CỊLtả học tập, Nxb Đại học Sư phạm, 2007.
Dưỡng Thiệu Tổng, Trểc nghiêm và ẩo ỈKÒng thành CỊLtả học tập (Phương phảp ỉhựchành, tập ĩ)r Đại học Tổng hợp TP. Hồ chí Minh, 1995.
James H. McMillan, CỉassToom Asessment, Principles and Practice for ẸỊfactừ?e Instruction, A Pearson Education Company, Copyright 2001, 1997 byAUyn&Bacon.
Popham W.L (editor), Criterion - referenced Measurement, Educational Technology" Publication, Englewod cliffs, New Jersey, 1973.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_phat_trien_nang_luc_nghe_nghiep_giao_vien.doc