Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

Thân bài:

“ Cổng trường mở ra” thuộc loại văn biểu cảm, tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của long mẹ với con thơ qua độc thoại nội tâm của người mẹ. Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày khai trường của con vào lướp Một.

a. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường:

- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:

 + Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ, )

 + Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,.

- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường: không ngủ được:

 + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa.

 + Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học.

 + Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì.

 + Mẹ lên giường trằn trọc không ngủ được.

 + Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con.

b. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ:

- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục.

 

doc 65 trang cucpham 20/07/2022 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7
PHẦN I: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Ôn tập: Cổng trường mở ra
Ôn tập: Mẹ tôi
Ôn tập: Cuộc chia tay của những con búp bê
Ôn tập: Ca Huế trên sông Hương
CHUYÊN ĐỀ 2: CA DAO- DÂN CA
Ôn tập: Những câu hát về tình cảm gia đình
Ôn tập: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước
Ôn tập: Những câu hát than thân
Ôn tập: Những câu hát châm biếm
CHUYÊN ĐỀ 3: THƠ TRUNG ĐẠI
 Ôn tập: Giới thiệu vè văn học Trung đại và thể thơ Đường luật
Ôn tập: Nam quốc sơn hà
Ôn tập: Tụng giá hoàn kinh sư
Ôn tập: Thiên Trường vãn vọng
Ôn tập: Côn Sơn ca
Ôn tập: Chinh phụ ngâm khúc
Ôn tập: Bánh trôi nước
Ôn tập: Qua Đèo Ngang
Ôn tập: Bạn đến chơi nhà
CHUYÊN ĐỀ 4: THƠ ĐƯỜNG
Ôn tập: Vọng lư sơn bộc bố
Ôn tập: Tĩnh dạ tứ
Ôn tập: Hồi hương ngẫu thư
Ôn tập: Mao ốc vị thu phong sở phá ca
CHUYÊN ĐỀ 5: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Ôn tập: Cảnh khuya 
Ôn tập: Rằm tháng giêng
Ôn tập: Tiếng gà trưa
CHUYÊN ĐỀ 6: TÙY BÚY
Ôn tập: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Ôn tập: Sài Gòn tôi yêu
Ôn tập: Mùa xuân của tôi
CHUYÊN ĐỀ 7: TỤC NGỮ
Ôn tập: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Ôn tập: Tục ngữ về con gười và xã hội
CHUYÊN ĐỀ 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI
Ôn tập: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Ôn tập: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Ôn tập: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Ôn tập: Ý nghĩa văn chương
CHUYÊN ĐỀ 9: TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Ôn tập: Sống chết mặc bay
Ôn tập: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
CHUYÊN ĐỀ 10: CHÈO
Ôn tập: Quan âm Thị Kính 
PHẦN II: ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
PHẦN I: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
BÀI 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan)
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
-  Lý Lan sinh ra tại  Thủ Dầu Một, Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư. Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ). 
- Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc – Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. Năm1991,  chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995  sang dạy ở Đại học Văn Lang, đến năm 1997 thì nghỉ dạy. Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Mỹ và Việt Nam. 
- Các tác phẩm chính: 
+ Truyện dài đầu tay của Lý Lan là “Chàng Nghệ Sĩ” in trên báo tuổi trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978). 
+ Tập truyện ngắn đầu tay  Cỏ Hát  (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nội). 
+ Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. 
+ Tập thơ “ Là mình”- Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005) được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM. 
- Là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng.
- Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằm thắm và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời
in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000, văn bản ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Thể loại
Thể kí
Tóm tắt:
Trước ngày tựu trường của con, người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.
Giá trị nội dung
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Giá trị nghệ thuật
- Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với con.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Cổng trường mở ra”:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Lí Lan (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật,)
- Giới thiệu về văn bản “Cổng trường mở ra” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật)
2. Thân bài:
“ Cổng trường mở ra” thuộc loại văn biểu cảm, tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của long mẹ với con thơ qua độc thoại nội tâm của người mẹ. Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày khai trường của con vào lướp Một.
a. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường:
- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:
   + Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ,)
   + Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,..
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường: không ngủ được:
   + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa.
   + Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học.
   + Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì.
   + Mẹ lên giường trằn trọc không ngủ được.
   + Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
⇒ Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con.
b. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ:
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục.
3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
   + Nội dung: Văn bản “Cổng trường mở ra” giúp chúng ta hiểu thêm về tình yêu thương, sự lo lắng của người mẹ đối với mỗi đứa con, đồng thời, qua đó còn cho chúng ta thấy vai trò của nhà trường trong quá trình phát triển của mỗi con người
   + Nghệ thuật: lựa chọn hình thức tự bạch như những lời tâm sự, ngon ngữ giàu sức biểu cảm, giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng,
- Liên hệ, mở rộng: kỉ niệm, ấn tượng, cảm xúc của bản thân trong ngày khai trường đầu tiên
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con khác với tâm trạng của người mẹ như thế nào?
A. Phấp phỏng lo lắng B. Vô tư, thanh thản
C. Căng thẳng hồi hộp D. Thao thức, đợi chờ
Đáp án. B
Bài tập 2. Điền chữ S (sai) hoặc Đ (đúng) vào đầu mỗi ý dưới đây
Văn bản “Cổng trường mở ra” là bài văn giúp ta:
A. Hiểu thêm tấm lòng yêu thương của cha mẹ đối với con
B. Hiểu về vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người
C. Hiểu về việc học hành là rất khó khăn, gian khổ
D. Việc học chỉ quan trọng tùy vào mỗi người.
Đáp án. A, B (Đ); C, D (S)
Bài tập 3. Viết một đoạn văn ngắn kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng năm học mới của em, có sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ.
Đáp án. Yêu cầu HS viết được đoạn văn ngắn có nội dung cơ bản sau.
- Tâm trạng của em khi đón chào ngày khai trường
- Sự chuẩn bị quần áo, sách vở
- Khung cảnh ngôi trường hôm khai giảng
- Các bạn của em như thế nào?
Bài tập 4: Theo em, tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? Hãy đánh dấu vào các lí do đúng.
A. Vì người mẹ quá lo sợ cho con.
B. Vì người mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình trước đây.
C. Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.
D. Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ vè ngày khai trường năm xưa của mình. 
Đáp án. A, D
Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
A. Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
B. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn năm đã tích lũy được.
C. Đó là thế giới của tình bạn, của tình nghĩa thầy trò, cao đẹp thủy chung.
D. Tất cả đều đúng.
Bài tập 6: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
D. Tất cả đều đúng.
II. Nâng cao:
Bài tập 1: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 2: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi choi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 3: Nhắc đến chuyện ngày khai trường ở Nhật, người mẹ muốn nhấn mạnh điều gì? Rút ra kết luận gì?
*Gợi ý : 
Câu văn trong bài văn, nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là:
“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ m ... hín chữ” viết ngắn gọn, súc tích đã nhắc đến những công lao cụ thể của cha mẹ: sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo, chăm sóc, che chở Để nuôi con thành người, người cha, người mẹ phải trải qua muôn trùng khó khăn, cơ cực. Chính vì vậy, con cái phải “ghi lòng, tạc dạ” công ơn to lớn ấy. 
+ Bốn chữ “ghi lòng con ơi” là lời khuyên nhủ nhẹ nhàng cũng là niềm mong mỏi con biết ghi lòng công ơn mà hiếu thuận vối cha, với mẹ. 
+ Chữ “ơi” ở cuối câu làm cho giọng thơ trở nên tha thiết, ngọt ngào và truyền cảm.
Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là một đề tài quen thuộc trong sáng tác dân gian. Và đó cũng là đạo lí làm người, làm con.
c. Kết bài:
Bài ca dao đã thể hiện một cách tuyệt đẹp công lao trời bể của cha mẹ. Qua đó nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết ơn cha mẹ. Bài học về đạo con thật vô cùng sâu xa, thấm thía.
Bài tập 2: Phân tích bài ca dao sau:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.
* Gợi ý:
Đọc bài ca dao, chú ý các tính từ chỉ tâm trạng, không gian. Thời gian được sử dụng như thế nào, biểu lộ những sắc thái tình cảm như thế nào?
* Luyện viết:
a. Mở bài:
Kho tàng ca dao dân ca Vệt Nam cô cùng phong phú và đẹp đẽ. Nó rực rỡ và thơm ngát như bông sen trong đầm. Nó thân thuộc với người dân cày Việt Nam như lũy tre xanh bao bọc làng quê, như cánh cò “ bay lả bay la” trên đồng lúa nó gắn bó với tâm hồn nhân dân từ bao đời nay. Trong đó, những bài ca dao nói về tình cảm gia đình sao mà thắm thiết đến thế.
- Bài ca dao nói về tình thương nỗi nhớ của người con gái lấy chồng xa đối với mẹ già là một bài ca đầy xúc động.
b. Thân bài:
Bài ca dao này chỉ gồm hai câu thơ được viết theo thể lục bát nhưng đã diễn tả được nỗi nhớ mẹ già, nỗi niềm tâm sự chất chứa trong lòng của đứa con xa mẹ, xa quê.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.
- Nỗi nhớ được trải ra trong một thời gian gợi buồn- buổi chiều. 
+ Đó là lúc ngày tàn, là khoảng thời gian gợi nhớ, gợi buồn đôi với kẻ xa xứ, khách li hương. Rất nhiều thi nhân cũng đã nao lòng trước khoảnh khắc chiều tà. Bà Huyện Thanh Quan cảm thấy mình cô đơn đến nao lòng khi “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà” 
+ Bởi vì đó là thời khắc của sự sum họp gia đình, mọi ngưòi trở về với tổ ấm thân yêu của mình để quây quần bên bếp lửa cùng ăn bữa cơm tối. 
- Điệp ngữ “chiều chiều” nói lên sự triền miên của thời gian chiều nào cũng như chiều nào, cứ lặng lẽ trôi đi. Đó cũng là sự triền miên của tâm trạng, nỗi nhớ trải dài ra theo thời gian, thường trực và ám ảnh.
- Không gian trong bài ca dao cũng rất đặc sắc. Không phải là một không gian khoáng đạt, rộng rãi mà là “ngõ sau”. Câu thơ gợi lên hình ảnh người con gái đứng một mình, lẻ loi, cô đơn nơi vắng vẻ để “trông về quê mẹ”, khuất sau lũy tre mờ xanh. Có cái gì đó xót xa, lặng thầm, câm nín gợi lên từ chính không gian ấy. Nỗi nhớ ở đây dường như phải giấu kín, không thể chia sẻ cùng ai. 
- Động từ “trông về” diễn tả cái nhìn đăm đắm, đầy thương nhớ. Trông về quê mẹ không phải chỉ để nhó, để buồn mà ”đau chín chiều”. 
- Chín chiều là cách nói cụ thể hóa vì nỗi đau đến da diết, đến quặn lòng, tương xứng thòi gian triền miên, mênh mông “chiều chiều”. Một nỗi nhó thương đau đáu, đau đáu đến quặn lòng như vậy nhưng lại chang biết ngỏ cùng ai, chỉ âm thầm đứng ngõ khuất để dõi nhìn về quê mẹ. Câu thơ gợi lên sự xúc động, xót xa trong lòng người đọc. Chủ đề trữ tình của bài cạ dao là ai? Là đứa con xa quê chăng? Nhiều người cho rằng bài ca dao này là nỗi lòng của ngươi con gái đi lấy chồng xa đau đáu nhố về quê mẹ. Có lẽ cũng chỉ cần qua hình ảnh, không gian, thời gian và cách sử dụng ngôn ngữ cũng đủ cho người đọc thấy được tâm trạng, nỗi lòng da diết của chủ thể trữ tình trong bài thơ.
c. Kết bài:
Nỗi nhớ niềm thương của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ và người mẹ già trong bài ca dao đã đẻ lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hòn của mỗi chúng ta. Giọng điệu tâm tình, sâu lắng dàn trải khắp vần thơ, một nỗi buồn đẹp khơi dậy trong lòng người đọc về quê hương với hình ảnh mẹ hiền yêu dấu. Có thể nói đây là một trong những bài ca dao trữ tình hay nhất, một đóa hoa dồng nội tươi thắm mãi với thời gian và con người quê ta.
Bài tập 3: Hãy phân tích & tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bài ca dao sau:
 Râu tôm nấu với ruột bầu.
 Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
* Gợi ý:
- Râu tôm, ruột bầu là 2 thứ bỏ đi.
- Bát canh ngon:Từ ngon có giá trị gợi cảm.
- Cảm nghĩ của em về cuộc sống nghèo về vật chất nhưng đầm ấm về tinh thần.
* Luyện viết:
a. Mở bài:
- Ca dao, dân ca là “ tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”, là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người dân lao động.
- Rất tự nhiên, tâm hồn tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nghĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Trong đó có bài ca dao
b. Thân bài:
Râu tôm- ruột bầu là 2 thứ bỏ đi. Thế mà ở đây hai thứ ấy được nấu thành một bát canh “ngon” mới tuyệt và đáng nói chứ. Đó là cái ngon và cái hạnh phúc có thực của đôi vợ chồng nghèo thương yêu nhau. Câu ca dao vừa nói được sự khó khăn thiếu thốn cùng cực,đáng thương vừa nói được niềm vui, niềm hạnh phúc gia đình đầm ấm, tuy bé nhỏ đơn sơ, nhưng có thực & rất đáng tự hào của đôi vợ chồng nghèo khổ khi xưa. Cái cảnh chồng chan, vợ húp thật sinh động & hấp dẫn. Cái cảnh ấy còn được nói ở những bài ca dao khác cũng rất hay :
Lấy anh thì sướng hơn vua.
Anh ra ngoài ruộng bắt cua kềnh càng.
Đem về nấu nấu, rang rang.
Chồng chan, vợ húp lại càng hơn vua.
Hai câu ở bài ca dao trên chỉ nói được cái vui khi ăn, còn 4 này nói được cả 1 quá trình vui khá dài (từ khi bắt cua ngoài đồng đến lúc ăn canh cua ở nhà, nhất là cái cảnh nấu nấu, rang rang).
c. Kết bài:
Tình cảm vợ chồng là thứ tình cảm thiêng liêng mà mỗi người có vợ, có chồng phải vun vén, giữ gìn. Bài ca dao là bài học sâu sắc về tình nghĩa thủy chung và gắn bó, chia sẻ của tình cảm vợ chồng.
Bài tập 4: Phân tích bài ca dao sau:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiều. “
* Gợi ý:	
- Chú ý đến hình ảnh tác giả sử dụng để so sánh với nỗi nhớ. 
* Luyện viết:
a. Mở bài:
- Tình cảm gia đình, trong đó có tình cảm của con cháu đối với ông bà tổ tiên là thứ tình cảm thiêng liêng mà mỗi thành viên trong gia đình luôn nhắc nhở nhau gìn giữ.
- Bài ca dao đã nói lên tấm lòng của con cháu đối với ông bà thật xúc động, sâu sắc.
b. Thân bài:
Bài ca dao này nói lên tình cảm tốt đẹp “Uống nưốc nhớ nguồn” của nhân dân ta.
- “Bao nhiêu” và “bấy nhiêu” là cách nói hô ứng, tăng cấp mà ta thường bắt gặp trong ca dao, dân ca:
“Qua đình ngả nón trông đình
 Đình bao nhiều ngói, thương mình bấy nhiêu“.
“... Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu“.
“ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu“.
- Cách nói này thể hiện sự so sánh và sự nâng dần cấp độ so sánh có tác dụng diễn tả cụ thể tâm trạng, tình cảm, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. 
- Nhưng ở đây độc đáo và cũng giản dị ở chỗ, tác giả đã sử dụng hình ảnh “nuộc lạt” mái nhà để so sánh vối nỗi nhớ. vẻ đẹp của hình ảnh này chính là ở sự mộc mạc, dân dã và gần gũi vối người nông dân Viêt Nam. Cụ thể đấy mà cũng rất trừu tượng. Bởi nuộc lạt của nhà gianh thì nhiều lắm, đã có ai đêm được? Nhưng đó là cách nói giản dị để thể hiện nỗi nhớ, sự biết ơn vô hạn của con cháu đổi với ông bà. Bởi ông bà là người sinh thành cha mẹ mình và cũng là người truyền dạy cho cháu con truyền thông của quê hương, đất nước qua những lòi ru, qua nhũng truyện cổ tích ông bà vẫn kể. Câu ca dao nói lên tình cảm tốt đẹp của con người Việt Nam, biết nhớ ơn, hiếu thảo với ông bà, tô tiên. Đó cũng là lời nhắc nhở chúng ta hãy biết hướng về nguồn cội.
c. Kết bài:
Tình cảm của những người thân trong gia đình, đặc biệt là tình cảm của con cháu đối với ông bà chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành đọng cụ thể, thiết thực đền ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Tình cảm gia đình thật đáng quý trọng, nâng niu, là một trong những nền tảng để xây dựng những tình cảm rộng lớn khác.
Bài tập 5: Phân tích bài ca dao sau:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.”
* Gợi ý:	
Đọc bài ca dao và chú ý xem tình cảm giữa anh (chị) em trong gia đình được so sánh với hình ảnh nào? Vì sao lại sử dụng hình ảnh đó,
* Luyện viết:
a. Mở bài:
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp nhất cảu con gười Việt Nam đã được thể hiện một cách đằm thắm, ngọt ngào trong ca dao, dân ca. Bên cạnh những bài ca ngợi công cha nghĩa mẹ, nói về đạo làm con, tình yêu thủy chung của vợ chồng, còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình.
b. Thân bài:
Bài ca dao nói về tình cảm giữa anh (chị) em trong gia đình. 
- Hai câu đầu như lời diễn giải: anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”. Cách giải thích giản dị mà ý nghĩa. Chữ “cùng” được điệp lại hai lần để làm nổi bật quan hệ gắn bó thân thiết của anh em, chị em trong gia đình: cùng cha mẹ sinh ra, cùng chung máu mủ, ruột thịt.
- Chính vì lí do gắn bó, thân thiết và thiêng liêng ấy, anh chị em phải biết:
“Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.”
Tục ngữ có câu “Anh em như chân với tay”. Chân với tay là hai bộ phận gắn bó hữu cơ trên cơ thể con ngưòi. Một người ,có cơ thể hoàn chỉnh không thể thiếu chân hoặc tay được. Anh em ruột thịt cũng như vậy, phải gắn bó, phải yêu thương để đỡ đần nhau “như thể tay chân”. Hình ảnh so sánh giản dị, mộc mạc, gần gũi. Từ cách so sánh cụ thể ấy, nhân dân ta muốn nói đến một cách ứng xử giữa anh (chị) em trong gia đình: yêu thương, hòa thuận, nhường nhịn nhau. Có như thế gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui vẻ.
Bài ca dao là lời khuyên chân thành và ý nghĩa về tình cảm anh em trong gia đình.
c. Kết bài:
Bài ca dao mãi mãi là bài học vô giá về tình nghĩa anh em trong gia đình. Tình nghĩa anh em thắm thiết, thủy chung là hương đời đạo lí đem lại hạnh phúc cho mỗi chúng ta dưới mái ấm gia đình dạt dào tình thương.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7.doc