Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi Lịch sử Lớp 8
Con người đã xuất hiện trên Trái đất như thế nào?
- Cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, trên trái đất đã xuất hiện loài Vượn cổ có dáng hình người.
- Khoảng 3 - 4 triệu năm về trước, loài Vượn cổ đã tiến hóa và xuất hiện Người tối cổ. Người tối cổ đã thoát khỏi thế giới động vật, con người hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, có thể cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây.làm công cụ. Đặc biệt, Người tối cổ đã biết chế tạo ra những công cụ thô sơ (bằng đá) và phát minh ra lửa.
- Khoảng 4 vạn năm về trước, Người tối cổ tiến hóa dần trong quá trình lao động trở thành Người tinh khôn. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như con người ngày nay với thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển.
Như vậy là lao động có vai trò sáng tạo ra con người và xã hội loài người. Thông qua các di cốt được tìm thấy ở khắp các châu lục: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu,.Các nhà khảo cổ học đã tái hiện được lịch sử sự xuất hiện và tiến hóa của con người và xã hội loài người trên trái đất.
2. Giữa Người tối cổ và Người tinh khôn có sự khác nhau như thế nào?
- Ở Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cả cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1.100 cm3.
- Ở Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người; dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo; thể tích sọ não lớn hơn: 1.450 cm3.
3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
- Khoảng 4.000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) cùng với thuật luyện kim đã giúp chế tạo ra các công cụ lao động.
- Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích và năng suất trồng trọt.sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
- Một số người chiếm hữu của cải dư thừa, trở nên giàu có. xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi Lịch sử Lớp 8
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Biên soạn: Đỗ Bá Thiệp Trường THCS Cao Bá Quát – Chư Sê LỚP 6 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THỦY VÀ CỔ ĐẠI Chủ đề 1. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY 1. Con người đã xuất hiện trên Trái đất như thế nào? - Cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, trên trái đất đã xuất hiện loài Vượn cổ có dáng hình người. - Khoảng 3 - 4 triệu năm về trước, loài Vượn cổ đã tiến hóa và xuất hiện Người tối cổ. Người tối cổ đã thoát khỏi thế giới động vật, con người hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, có thể cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây...làm công cụ. Đặc biệt, Người tối cổ đã biết chế tạo ra những công cụ thô sơ (bằng đá) và phát minh ra lửa. - Khoảng 4 vạn năm về trước, Người tối cổ tiến hóa dần trong quá trình lao động trở thành Người tinh khôn. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như con người ngày nay với thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển. Như vậy là lao động có vai trò sáng tạo ra con người và xã hội loài người. Thông qua các di cốt được tìm thấy ở khắp các châu lục: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu,...Các nhà khảo cổ học đã tái hiện được lịch sử sự xuất hiện và tiến hóa của con người và xã hội loài người trên trái đất. 2. Giữa Người tối cổ và Người tinh khôn có sự khác nhau như thế nào? - Ở Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cả cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1.100 cm3. - Ở Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người; dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo; thể tích sọ não lớn hơn: 1.450 cm3. 3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? - Khoảng 4.000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) cùng với thuật luyện kim đã giúp chế tạo ra các công cụ lao động. - Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích và năng suất trồng trọt...sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.. - Một số người chiếm hữu của cải dư thừa, trở nên giàu có... xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã. Chủ đề 2. XÃ HỘI CỔ ĐẠI 1. Các quốc gia cổ đại đã xuất hiện và phát triển như thế nào? Nội dung Ở phương Đông Ở phương Tây Thời gian Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN. Đầu thiên niên kỉ I TCN. Địa điểm Ở Ai Cập, khu vực lưỡng Hà, Ấn Độ, và Trung Quốc ngày nay, trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Trên các bán đảo Ban Căng ở I-ta-li-a, ở đó có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng, nhưng lại có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển. Đời sống kinh tế + Ngành KT chính là nông nghiệp. Biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng. Thu hoạch lúa ổn định hằng năm theo mùa vụ. Ngoài ra còn phát triển chăn nuôi gia súc. + Ngành KT chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu ô liu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa mì và súc vật). Ngoài ra còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, cam,... Các tầng lớp xã hội + 3 tầng lớp chính - Nông dân công xã, đông đảo nhất và là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội. - Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ. - Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con vật. + 2 giai cấp chính - Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, thuyền buôn, trang trại..., rất giàu và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ. - Giai cấp nô lệ: với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo. Tổ chức xã hội + Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu (vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là đại diện của thần thánh ở dưới trần gian). + Bộ máy hành chính từ TW đến địa phương: giúp việc cho vua, lo thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội (vẽ sơ đồ). + Tổ chức bộ máy nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra, làm việc theo thời hạn. Giai cấp thống trị là chủ nô, nắm giữ mọi quyền hành (tuy có dân chủ hơn so với xã hội cổ đại phương Đông). + Bộ máy hành chính phân ra theo các thành bang, có sự phân quyền hơn so với xã hội cổ đại phương Đông. Những thành tựu văn hóa chính + Biết làm lịch và dùng lịch âm (1 năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày); biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời. + Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình (vẽ mô phỏng vật thật để nói lên suy nghĩ của con người); viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, thẻ tre và các tấm đất sét... + Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3,16. + Kiến trúc: xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà... + Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn: 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng. + Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c...gồm 26 chữ, gọi là hệ chữ cái La-tinh, đang được dùng phổ biến hiện nay. + Khoa học phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Một số nhà khoa học nổi tiếng như: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán học); Ác-si-mét (Vật lí); Pla-tôn, A-ri-xtốt (Triết học); Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học); Stơ-ra-bôn (Địa lí)... + Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten; đấu trường Cô-li-đê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô... LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X Chủ đề 2. THỜI KÌ VĂN LANG - ÂU LẠC I. Thời kì Văn Lang - Âu Lạc đã có những chuyển biến như thế nào trong đời sống kinh tế, xã hội? 1. Trình độ sản xuất, chế tác công cụ của người Việt cổ đã có sự phát triển, tiến bộ như thế nào? Người nguyên thủy trên đất nước ta lúc đầu sinh sống ở các hang động, sau đó tiếp tục mở rộng vùng cư trú đến các vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đất bãi ven sông. Qua các di chỉ Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum), có niên đại cách đây 4.000 - 3.500 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng loạt công cụ: rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng; những đồ trang sức, những loại đồ gốm khác nhau như bình, vò, vại, bát, đĩa...Những mảnh gốm thường in hoa văn hình chữ S nối nhau, đối xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau...Điều đó chứng tỏ người Việt cổ đã đạt được trình độ cao về mặt chế tác công cụ sản xuất và đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt... Đặc biệt, người Việt cổ ở Phùng Nguyên (Phú Thọ) và Hoa Lộc (Thanh Hóa) còn phát minh ra thuật luyện kim (kim loại được dùng đầu tiên là đồng). Kỹ thuật luyện kim phát triển mạnh, cư dân Lạc Việt đã biết làm ra những công cụ sản xuất bằng kim loại như rìu đồng và quan trọng nhất là lưỡi cày đồng và lưỡi hái bằng đồng ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt nông nghiệp. Lưỡi cày thời ấy có hình cánh bướm hoặc hình tam giác. Và xuất sắc đặc biệt là dân Lạc Việt đã đúc nên những chiếc đồng phức tạp đòi hỏi một trình độ kỹ thuật văn hóa cao. Những dụng cụ sinh hoạt như mâm đồng, đục, kim khâu, dao, lưỡi câu, chuông và đồ trang sức cũng được sản xuất với số lượng đáng kể. Ngoài ra, đã có nghề luyện sắt và nghề gốm. Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc trong chế tác công cụ sản xuất, đồ trang sức, dụng cụ sinh hoạt và cả vũ khí của người Việt cổ, làm cho sản xuất và đời sống sinh hoạt xã hội có bước phát triển cao hơn hẳn. 2. Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước của người Việt cổ có ý nghĩa, tầm quan trọng như thế nào? Người nguyên thủy trên đất nước ta lúc đầu sinh sống ở các hang động, sau đó tiếp tục mở rộng vùng cư trú đến các vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đất bãi ven sông. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển và vùng thung lũng ven suối, người Việt cổ đã phát hiện ra cây lúa và nghề trồng lúa nước ra đời. Thoạt tiên đó là những giống lúa hoang. Về sau được thuần dưỡng để trở thành hạt gạo dẻo thơm. Qua các di chỉ Phùng Nguyên - Hoa Lộc, các nhà khoa học phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ; tìm thấy gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn Chứng tỏ cây lúa nước đã dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tiến hóa của con người : từ đây, con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn ; cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần. 3. Trình bày những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc ? Từ khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời, con người phải chuyên tâm làm một công việc nhất định. Sự phân công lao động đã được hình thành cụ thể : Phụ nữ làm việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải vì người Việt cổ không chỉ độc canh cây lúa mà còn trồng các loại rau củ, cây trái như khoai, đậu, trồng dâu, nuôi tằm. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá ; một phần chuyên hơn làm công việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau, được gọi chung là nghề thủ công. Từ khi có sự phân công lao động, sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng ổn định ; ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn hình thành các làng bản (chiềng, chạ), các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước. Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc. Vị trí của người đàn ông trong sản xuất và gia đình, làng bản ngày càng cao hơn. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ. II. Nước Văn Lang đã ra đời và phát triển như thế nào? 1. Trình bày những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam? Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn. Sản xuất phát triể ... bại, ý nghĩa: - Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với các thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế. 5. Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi. + Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào các dân tộc ở vùng trung du và miền núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài. + Phong trào diễn ra rộng khắp các địa bàn Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc. + Phong trào đã trực tiếp góp phần làm chậm lại quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp. Chủ đề 3. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918 1. Phong trào Đông du (1905 - 1909). + Nguyên nhân của phong trào: - Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường TBCN mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học với Việt Nam, có thể nhờ cậy. - Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam. + Những nét chính về hoạt động của phong trào Đông du: - Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập. - Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học. - Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp. - Tháng 9 - 1908, thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật. - Tháng 3 - 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động. + Ý nghĩa của phong trào Đông du: - Cách mạng Việt Nam đã bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. 2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907). + Tháng 3 - 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục, trường dạy các môn khoa học thường thức; tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước... + Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... Tuy nhiên, đến tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường. + Thông qua các hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta. 3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì. + Cuộc vận động Duy tân: - Diễn ra mạnh nhất ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... Người khởi xướng là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... - Nội dung cơ bản của phong trào: mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ. + Phong trào chống thuế ở Trung Kì: - Khi cuộc vận động Duy tân lan tới vùng nông thôn, đúng vào lúc nhân dân Trung Kì đang điêu đứng vì chính sách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, đã làm bùng lên phong trào chống thuế sôi nổi. Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. + Nhận xét: Tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. 4. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). + Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế: - Do Thái Phiên, Trần Cao Vân cầm đầu, có mời vua Duy Tân tham gia. Chỗ dựa chủ yếu là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ. Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị bắt đi đày. + Khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên: - Binh lính Việt Nam bị bạc đãi, căm phẫn vì phải làm bia đỡ đạn... Họ phối hợp với tù chính trị ở Thái Nguyên, do Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo, đứng lên khởi nghĩa vào đêm 30 rạng sáng 31 - 8 - 1917. - Nghĩa quân chiếm được tỉnh lị, tuyên bố “Thái Nguyên độc lập”, nhưng sau 5 tháng chiến đấu, khởi nghĩa đã bị dập tắt. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang như công tác lãnh đạo, chuẩn bị, thời cơ... 5. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. + Hoàn cảnh: - Sau năm 1908, phong trào giải phóng dân tộc rơi vào tình trạng bế tắc. các phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân, chống thuế... đều bị thất bại. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. - Tuy khâm phục các bậc tiền bối, nhưng Người không đi theo con đường cứu nước của họ mà quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới vì: Người đã nhận ra được những hạn chế của họ. Nguyễn Tất Thành đã từng nhận xét về họ, (Phan Bội Châu sang nhờ Nhật chẳng khác nào “Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”; Phan Châu Trinh thì cải lương, không tưởng khi “Xin giặc rủ lòng thương”; Hoàng Hoa Thám thì nghĩa khí, bất khuất đấy, nhưng “Nặng cốt cách phong kiến”...). + Những hoạt động: - Ngày 5 - 6 - 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”... - Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. - Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. + Kết luận: Nguyễn Tất Thành là vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam. Bước đầu hoạt động của Người đã mở ra chân trời mới cho cách mạng nước ta. Chủ đề 4. XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. a. Chính sách cai trị: (Sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương) Toàn quyền Đông Dương Bắc Kì (Thống sứ) Trung Kì (Khâm sứ) Nam Kì (Thống đốc) Lào (Khâm sứ) Cam-pu-chia (Khâm sứ) Bộ máy chính quyền cấp Kì (Pháp) Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp + Bản xứ) Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (Bản xứ) Nhận xét: + Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ, với tay xuống tận vùng nông thôn. + Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến. Mục đích: + Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo. + Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp. + Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xóa tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới. b. Chính sách kinh tế: + Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. + Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ... xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự. + Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác. Pháp còn đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện... Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. c.Chính sách văn hóa, giáo dục: + Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng PK và trí thức cựu học để phục vụ cho chính sách cai trị nô dịch. + Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế. + Nhận xét: Thông qua lợi dụng giáo dục PK, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng. Triệt để sử dụng PK Nam triều, dùng người Việt trị người Việt. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị... (Như việc tuyên truyền văn hóa, lối sống phương Tây thông qua sách báo có nội dung độc hại; duy trì “văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa; duy trì các thói hư tật xấu như uống rượu, nghiện hút, hủ tục ma chay, cưới xin, đồng bóng, mê tín dị đoan...). 2. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội. a. Những chuyển biến về kinh tế; + Nhận xét: Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa do thực dân Pháp gây ra. - Tích cực: Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị mọc lên; bước đầu nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ. - Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. Do vậy: tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt, nông nghiệp giẫm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. b. Những biến chuyển trong xã hội: + Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. + Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. + Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. + Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc,... nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước. + Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... lương thấp nên đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.
File đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_8.doc