Tài liệu Ba đỉnh cao thơ mới
Phiếm đàm về cái tên Xuân Diệu
Nhiều khi tôi cứ nghĩ lẩn thẩn: Xuân Diệu chỉ có thể là. Xuân Diệu.
Cái tên của một con người căn bản là võ đoán. Cha mẹ đặt cho thì cứ đặt vậy chứ nó có chế định gì đến tính cách hay số phận của người ấy đâu. ấy thế rồi dần dần nó thành cái mũ đội lên một đời người, đúng như cách hình dung của Gamzatôp. Người biết sống phải làm vinh danh cho cái tên của mình. Sống sao cho xứng danh. Cứ thế, ngày lại ngày, cái tên lại có một sức chi phối vô hình nào đó với đời sống của người mang tên ấy.
Cũng na ná như thế (na ná thôi!) là bút danh của nhà văn. Nó là yếu tố hoàn toàn nằm ngoài thế giới nghệ thuật của anh ta. Nhưng rồi cùng với thời gian hay cùng với một nguyên nhân quỉ quái nào đó, nó lại trở thành một phần hợp nên cái chỉnh thể nghệ thuật ấy. Không phải chỉ như một cái tem, cái nhãn, cái biển dán lên một kiện hàng, một căn nhà, một khu vườn. người ta có thể bóc đi hay thay thế tuỳ thích. Trái lại, nó thực sự thành một cái gì như là máu thịt, như là hồn vía của một cõi tinh thần mà người ấy để lại. Nó gắn bó đến nỗi: nếu chỉ cần thay đổi cái tên kia đi, thì chúng ta thấy mất mát nhiều lắm, nếu không nói là cái thế giới nghệ thuật kia cơ chừng biến dạng. Thử hình dung tác giả của những bài thơ Mời trầu, Bánh trôi nước, Chơi đu, Khóc ông Phủ Vĩnh Tường, Thiếu nữ ngủ ngày. lại không có cái tên là Hồ Xuân Hương thì sẽ ra sao nhỉ? Rồi tác giả của cái chùm Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm lại không có tên là Nguyễn Khuyến, tác giả của những Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc. lại không có tên là Nam Cao, tác giả của Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ, Cô hàng xén, Đêm ba mươi, Nắng trong vườn. lại không có tên là Thạch Lam v.v. thì như là không thể hình dung nổi. Nó phải thế, không thể khác thế.
Có qui luật nào đây? Ban đầu cái tên tác giả chỉ như một danh xưng để tránh lẫn lộn. Để xác định chủ quyền của kẻ sáng tạo. Thế rồi nó thành một sinh thể nghệ thuật. Cái tên hùn sức sống vào thế giới nghệ thuật ấy. Đến một ngày kia thì chính thế giới nghệ thuật đó lại đem sức sống cho cái tên. Nói đúng hơn, chúng truyền sức sống cho nhau. Bạn sẽ bảo: do kí ức của người đọc cả thôi. Đúng thế, chính là bởi kí ức vốn ưa những "nhập nhằng" của người đọc mà hình thành một qui luật tiếp nhận oái oăm thế. Qui luật gì vậy? Còn có thể là gì ngoài sự chuyển hoá và đồng hóa giữa Tên và Người, giữa Văn và Người. Nó là dấu hiệu ấu trĩ của trình độ đọc văn chăng? Không. Đó là mối liên hệ tương sinh đẹp đẽ thuộc về cơ chế đồng sáng tạo của người tiếp nhận.
Và câu hỏi của chúng ta: nếu tác giả của những Thơ Thơ và Gửi hương cho gió, Phấn thông vàng, Trường Ca. lại không phải mang cái tên Xuân Diệu thì sẽ ra sao? Chắc sẽ khó mà hình dung được. Nó sẽ là một sự trái khoáy, thậm chí quái gở vậy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Ba đỉnh cao thơ mới
Lời đầu sách Sinh thời, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính chả mặn mà lắm về con đường nghệ thuật của nhau. Phát biểu về nhau, đây đó, cũng có những lời cơm chưa thật lành canh chưa thật ngọt. Âu đó cũng là sự thường. Xác tín nghệ thuật vốn là những chuyện hoàn toàn chủ quan, mà những cá tính lớn lại vẫn thường cực đoan. Có thế thì họ mới đủ kiên định dấn thân "tới bến" trên những nẻo đi riêng. Dầu sao, sự ấy chỉ còn là câu chuyện của thế kỉ trước. Giờ đây, ở thế giới bên kia, hẳn các vị đã rộng rãi vô tư với nhau hơn. Còn ở thế giới bên này, tôi xin được mời họ ngồi chung một chiếu. Trong các nhà Thơ Mới, Xuân Diệu thì "mới nhất", còn Nguyễn Bính "quen nhất", trong khi Hàn Mặc Tử lại "lạ nhất". Về sắc điệu trữ tình, một người là "thi sĩ của tình yêu", một người là "thi sĩ của thương yêu", còn người kia là "thi sĩ của đau thương". Người này cầm cờ nhóm "Xuân Huy", người kia lĩnh xướng "dòng thơ quê", người còn lại cai trị "trường thơ loạn". Tôi không định ép họ vào bộ "tam đa bất đắc dĩ" của Thơ Mới. Nhưng tôi nghĩ, sau bao thăng trầm như thế, ba vị vẫn nắm giữ ba kỉ lục lớn ấy, giờ ngồi chung một cỗ hẳn sẽ vui lắm! Họ sẽ quí nhau và thương nhau hơn! Thực mà nói, khi chọn những gương mặt tiêu biểu nhất của Thơ Mới, người ta đã đưa ra những danh sách khác nhau. Người này chọn top 9, người kia chọn top 7, lại có người chọn top 5, rồi top 4... Dù 4 hay 5, 7 hay 9, có thể sót người này, có thể thiếu người kia, nhưng ở đâu tôi cũng thấy danh sách không thể vắng mặt Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử. Nếu vắng họ, Thơ Mới sẽ ra sao nhỉ? Thật không thể hình dung nổi. Có thể gọi đó là ba cái chân kiềng của Thơ Mới. Nhưng, tôi thích hình dung họ là đỉnh "Tam đảo", "Ba vì" của Thơ Mới hơn. Tôi chọn top 3 này là bởi thế. * Tuy được viết có phần phóng túng theo lối tiểu luận pha chân dung, và phần viết về từng vị mang những tiêu đề không giống nhau, nét đậm nét nhạt ở mỗi người cũng không phải nhất nhất như nhau, nhưng về thực chất, đều là sự tiếp cận Thế giới nghệ thuật của mỗi thi sĩ. Nghĩ cũng vui, ở thời thị trường này, mỗi mốt mới loang đi thật siêu tốc. Dạo một loáng đường có thể gặp nhan nhản Thế giới giày, Thế giới kính, Thế giới mũ, Thế giới thời trang, Thế giới vi tính... Vào một sạp sách cũng Thế giới âm nhạc, Thế giới phụ nữ, Thế giới Đẹp... Một lĩnh vực hẹp như nghiên cứu phê bình văn chương cũng khá tràn lan: Thế giới nghệ thuật thơ, Thế giới nghệ thuật nhà văn, Thế giới nghệ thuật Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Tố Hữu... "Thế giới nghệ thuật" phải chăng là một cái mốt thời thượng? Không hẳn. Từ lâu nó đã được sử dụng trong tiếp nhận nghệ thuật. Nó được dùng khi con người có nhu cầu diễn đạt ý niệm về cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, toàn bộ sáng tác của một tác giả, một vệt thể loại đi xuyên sự nghiệp một tác giả, một trào lưu...). Có nhiều cách quan niệm về Thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thi pháp học xem đó là một thế giới được tạo ra trong nghệ thuật. Nó hoàn toàn khác thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người dù nó phản ánh thế giới ấy. Cụ thể, mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật về thế giới, ứng với một cách quan niệm, một cách cắt nghĩa về thế giới. Thế giới nghệ thuật như thế bao gồm một quan niệm nghệ thuật về con người, một không gian nghệ thuật riêng, một thời gian nghệ thuật riêng, và một hình thức ngôn ngữ tương ứng. Có người quan niệm thế giới nghệ thuật là chỉnh thể bao gồm một quan niệm thẩm mĩ, một hệ thống đề tài được tiếp cận và xử lí theo những khuynh hướng nghệ thuật nào đó. Lại có người cho rằng thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể bao gồm hai hệ thống hình tượng chính: hình tượng cái tôi và hình tượng thế giới được biểu hiện trong một hình thức ngôn từ nhất định. Mỗi quan niệm đó đều dựa trên những lí lẽ riêng, chúng khắc phục và làm giàu lẫn nhau. Thế giới nghệ thuật được nói đến ở cuốn sách này chính là thế giới nghệ thuật của một nhà văn. Nó bao giờ cũng là một chỉnh thể, có cấu trúc nội tại, được kiến tạo theo một nguyên tắc thống nhất, theo những qui luật riêng. Tìm hiểu một nhà văn không thể không tiếp cận thế giới nghệ thuật của anh ta trên tính thống nhất toàn vẹn đó. Mà, xét đến cùng, thế giới nghệ thuật của nhà văn chính là một thế giới hình tượng sống động (với tất cả tính phong phú đa dạng và tính hệ thống tinh vi của nó), chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào đó, được xây cất bằng vật liệu ngôn từ. Như vậy, thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ vừa là hiện thân của tư tưởng và thi pháp nhà văn. Thế giới ấy tất cũng vận động, biến chuyển theo sự vận động biến chuyển của tư tưởng nghệ sĩ. Bởi thế, nó dứt khoát là một kiến trúc vừa tĩnh vừa động. Diện mạo của thế giới nghệ thuật chính là bức chân dung tinh thần của người nghệ sĩ. Tiếp cận thế giới nghệ thuật của ba đỉnh cao này, tôi đã chọn điểm xuất phát là quan niệm ấy. * Thế giới nghệ thuật của một thi sĩ Lãng mạn [1] có thể qui về ba hệ thống hình tượng chính là: Tôi - Người Tình - Thế giới. Đối với các nam thi sĩ, bộ ba đó thường là: Tôi - Em - Thế giới. Trong đó, hình tượng cái tôi là hạt nhân, là mấu chốt. Vì tiếng nói lãng mạn, trước hết, là tiếng nói của cái tôi. Khát vọng tinh thần quan trọng vào bậc nhất của một cái tôi Lãng mạn còn có thể là gì khác hơn tình yêu. Nên người tình là một đối ảnh của cái tôi ấy, cả hai gắn với nhau như hình với bóng. Và, tất nhiên, như ở bất cứ phạm trù văn học nào, hai con người kia bao giờ cũng tồn tại trong một thế giới nhất định. Thế giới ấy gồm cả thiên nhiên và cuộc đời. Cái tôi Lãng mạn có lẽ đã đồng hoá thế giới theo lối chủ quan nhất. Nó thành thế giới của cái tôi, thế giới trong cái tôi. Diện mạo của hình tượng thế giới, do vậy, là sự phóng chiếu theo những kiểu nào đó của cái tôi kia. Có thể sự đậm nhạt của mỗi hình tượng đó ở từng thi sĩ không như nhau, nhưng bộ ba ấy khó mà thiếu được nhau. Cho nên Tôi - Người Tình - Thế giới đối với một thi sĩ nói chung, thi sĩ Lãng mạn nói riêng bao giờ cũng là tam diện nhất thể. Nhìn kĩ vào từng cá thể của bộ ba hình tượng kia, đều có thể thấy mỗi một hình tượng bao giờ cũng là một chỉnh thể tạo bởi sự thống nhất của các đối cực, bao gồm cả tương tranh và chuyển hoá lẫn nhau. Mỗi hình tượng là một nhất thể trên cơ sở đa nguyên. Các đối cực như thế là nền tảng cho tính thống nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật. Tôi đã cố gắng đi vào vương quốc của từng vị theo cái mô hình nôm na ấy về thế giới hình tượng của họ. * Tác giả lớn được tạo bởi những tác phẩm lớn. Nói ở một chiều khác, những phẩm chất nghệ thuật lớn phải kết tinh vào những tác phẩm lớn. Mỗi một đỉnh cao được đề cập ở đây sẽ được soi rọi kĩ hơn vào những tác phẩm thực sự là đỉnh cao của họ. Đây cũng là dịp chúng ta hình dung tầm vóc vĩ mô của mỗi vị qua thế giới vi mô. Sau phần viết về mỗi thi sĩ đều có phần viết về những thi phẩm xuất sắc nhất của họ. Tất nhiên, danh sách những tác phẩm như thế ở đây vẫn có thể nối dài thêm. * Cuốn sách hoàn thành cũng nhờ được sự cổ vũ nhiệt tình và góp ý kiến quí báu của nhiều người. Nhân đây, người viết xin bày tỏ lời cám ơn đối với những bậc thầy, thân nhân, bạn hữu và nhà xuất bản đã tạo nhiều điều kiện cho cuốn sách được ra đời. Với khả năng còn hạn chế, chắc chắn cuốn sách còn có sai sót, người viết mong được người đọc gần xa chỉ giáo thêm, nhờ đó, hi vọng lần in sau sách sẽ được hoàn thiện hơn. Văn chỉ, đầu hạ Quí mùi 2003 Tác giả Xuân Diệu tù nhân của chữ Tình 1. Phiếm đàm về cái tên Xuân Diệu Nhiều khi tôi cứ nghĩ lẩn thẩn: Xuân Diệu chỉ có thể là... Xuân Diệu. Cái tên của một con người căn bản là võ đoán. Cha mẹ đặt cho thì cứ đặt vậy chứ nó có chế định gì đến tính cách hay số phận của người ấy đâu. ấy thế rồi dần dần nó thành cái mũ đội lên một đời người, đúng như cách hình dung của Gamzatôp. Người biết sống phải làm vinh danh cho cái tên của mình. Sống sao cho xứng danh. Cứ thế, ngày lại ngày, cái tên lại có một sức chi phối vô hình nào đó với đời sống của người mang tên ấy. Cũng na ná như thế (na ná thôi!) là bút danh của nhà văn. Nó là yếu tố hoàn toàn nằm ngoài thế giới nghệ thuật của anh ta. Nhưng rồi cùng với thời gian hay cùng với một nguyên nhân quỉ quái nào đó, nó lại trở thành một phần hợp nên cái chỉnh thể nghệ thuật ấy. Không phải chỉ như một cái tem, cái nhãn, cái biển dán lên một kiện hàng, một căn nhà, một khu vườn... người ta có thể bóc đi hay thay thế tuỳ thích. Trái lại, nó thực sự thành một cái gì như là máu thịt, như là hồn vía của một cõi tinh thần mà người ấy để lại. Nó gắn bó đến nỗi: nếu chỉ cần thay đổi cái tên kia đi, thì chúng ta thấy mất mát nhiều lắm, nếu không nói là cái thế giới nghệ thuật kia cơ chừng biến dạng. Thử hình dung tác giả của những bài thơ Mời trầu, Bánh trôi nước, Chơi đu, Khóc ông Phủ Vĩnh Tường, Thiếu nữ ngủ ngày... lại không có cái tên là Hồ Xuân Hương thì sẽ ra sao nhỉ? Rồi tác giả của cái chùm Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm lại không có tên là Nguyễn Khuyến, tác giả của những Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc... lại không có tên là Nam Cao, tác giả của Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ, Cô hàng xén, Đêm ba mươi, Nắng trong vườn... lại không có tên là Thạch Lam v.v... thì như là không thể hình dung nổi. Nó phải thế, không thể khác thế. Có qui luật nào đây? Ban đầu cái tên tác giả chỉ như một danh xưng để tránh lẫn lộn. Để xác định chủ quyền của kẻ sáng tạo. Thế rồi nó thành một sinh thể nghệ thuật. Cái tên hùn sức sống vào thế giới nghệ thuật ấy. Đến một ngày kia thì chính thế giới nghệ thuật đó lại đem sức sống cho cái tên. Nói đúng hơn, chúng truyền sức sống cho nhau. Bạn sẽ bảo: do kí ức của người đọc cả thôi. Đúng thế, chính là bởi kí ức vốn ưa những "nhập nhằng" của người đọc mà hình thành một qui luật tiếp nhận oái oăm thế. Qui luật gì vậy? Còn có thể là gì ngoài sự chuyển hoá và đồng hóa giữa Tên và Người, giữa Văn và Người. Nó là dấu hiệu ấu trĩ của trình độ đọc văn chăng? Không. Đó là mối liên hệ tương sinh đẹp đẽ thuộc về cơ chế đồng sáng tạo của người tiếp nhận. Và câu hỏi của chúng ta: nếu tác giả của n ... cũng phát lộ xuân tình. Có lẽ còn lâu nữa về sau, mái nhà tranh vẫn cứ là một hình ảnh thân thương, dễ động lòng người Việt. Nó lặn sâu trong kí ức cộng đồng như một ảnh tượng của quê hương nghìn đời. Ta gặp trong thơ cổ điển của Nguyễn Khuyến "Năm gian nhà cỏ thấp le te" đơn sơ thanh bạch, ta gặp trong thơ cách mạng của Tố Hữu "Mơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây" cùng những "Mái nhà tranh thấp ngủ im hơi" đắm chìm buồn tủi hồi chưa cách mạng, ta cũng gặp trong thơ Trần Đăng Khoa những mái gianh tảo tần dầu dãi mà rất đỗi thiêng liêng "Mái gianh ơi hỡi mái gianh / Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương"... Nhưng vẻ tình tứ của những mái gianh thì có lẽ chỉ thơ lãng mạn mới khơi dậy được. Đúng thế, cái sắc "lấm tấm vàng" kia đâu chỉ là màu nắng in từ ngoài vào. Đó cũng chính là dấu hiệu đầy gợi cảm của xuân tình khi "ái tình bắt đầu căng" phát lộ từ trong ra, khoe sắc ra bên ngoài. Hàn Mặc Tử thường cảm nhận như thế: "Em tôi thì hổn hển / áo xiêm lấm tấm vàng" (Sáng trăng), "Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ / Đầy mình lốm đốm những hào quang" (Duyên muộn)...Cả cái làn gió đang "sột soạt" trêu tròng tà áo biếc nơi giàn thiên lí kia nữa cũng thật phong tình. Cứ như là muốn... lật dở ra xem vậy! Xem chừng, làn gió táo bạo này cũng chính là làn gió "liều lĩnh" đã "lọt cửa cọ mài chăn" [10] bay từ Thơ Đường Luật của Tử về giàn thiên lí này thôi. Lời thơ Tử vẫn thường ánh lên màu sắc dục là như thế. Dường như đối với Hàn Mặc Tử, tình xuân nảy nở cứ càng lúc càng nồng nàn mãnh liệt hơn : thành sắc màu, thành ánh sáng rồi thành gió trêu, thành sóng cỏ... mà cuối cùng là thành tiếng hát tình tứ. Tiếng hát là kết tinh cao nhất của tình xuân. Từ trong lòng tạo vật phát ra ngoài, rồi gợn lên, lan đi, vắt vẻo ở lưng chừng núi, và cuối cùng thì cao bay lên tận đỉnh trời thành lời của nước mây. Khi tiếng hát đã rộn rực say đắm đến thành "hổn hển" rồi thì đó là hơi xuân bốc lên cao nhất, lòng xuân tới độ nồng nàn nhất, chín nhất. Nó là đỉnh điểm của khí xuân tình xuân, điểm chín của vẻ xuân thì xuân. Nó "thầm thĩ"rót vào tai người "khách xa" những lời tình quyến rũ mà trong trẻo, nên khách đã: "nghe ra ý vị và thơ ngây". Từ lòng người đến đất trời mây nước, tất cả đã vào điểm chín của tình xuân. Cả vũ trụ dường đang chan chứa vẻ xuân. Lời thơ quả là ngất ngư bởi hồn thi sĩ cũng đang tràn ngập xuân tình. ... đã nuối tiếc xuân thì Đỉnh điểm cũng là giao điểm. Giờ xuân chín cũng là giờ xuân mãn. Xuân thì không còn nữa. Tình đã mãn rồi xuân cũng phôi pha phai lạt. Xuân chín cũng là chấm dứt xuân. Nó chấm dứt vào cái ngày cuối cùng của quãng đời thiếu nữ. Nửa sau của bài thơ đã chuyển mạch thành tiếc xuân thì. Ivan Bunhin có một truyện đầy dư vị triết học về đời người. Chuyện rằng xửa xưa tuổi thọ con người ngắn lắm, chỉ được 18 năm thôi. Trong khi đó tuổi các loài khác cao hơn nhiều. Loài lừa có đến năm mươi năm, loài chó những 40 năm, còn ít như loài khỉ cũng tới 30 năm. Con người cho đó là chẳng công bằng, bèn lên kiện Thượng đế. Thượng đế nhân từ mà nghiêm khắc ưng thuận cho con người thêm tuổi. Nhưng người nói: tuổi muôn loài có hạn, nên con người muốn tăng thọ, thì phải lấy tuổi của các loài khác thêm vào. Tham lam và dại dột, loài người đã ưng ý liền. Từ đó tuổi thọ con người dài tới 60 - 70 tuổi. Song, cũng chỉ có 18 năm đầu được làm người, 30 năm kế tiếp là tuổi con lừa (nai lưng làm việc), 10 năm tiếp theo làm con chó (khư khư giữ lấy những của nả làm ra), và cuối đời sống tuổi con khỉ (xấu xí nhăn nheo)... Nghĩa là, tuổi người hết vào cái lúc xuân chín vậy. Do ý thức được điều nghiệt ngã ấy mà không phải đến Thơ Mới, thi nhân mới tiếc xuân thì. Thơ xưa đã đầy những lời cảnh báo về sự ngắn ngủi của tuổi xuân - Chơi xuân kẻo hết xuân đi / Cái già sồng sộc nó thì theo sau. Nhưng có lẽ chỉ đến Thơ Mới- tiếng thơ của ý thức cá nhân cá thể - thì nó mới thành tiếng nói đầy ý thức về cái ngắn ngủi đến tàn nhẫn của tuổi trẻ và xuân thì ở mỗi cá nhân và mọi cá nhân. Xuân Diệu vội vàng giục giã: "Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già / Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất". Xuân của đời người đã ngắn, xuân của đời con gái còn ngắn hơn. Chả thế mà người ta vẫn nói một đời đàn ông bằng hai đời đàn bà. Nguyễn Bính thở dài ngán ngẩm: “Tuổi xuân má đỏ môi hồng / Bước chân về đến nhà chồng là thôi". Hàn Mặc Tử cũng đã bao lần hẫng hụt về điều ấy. Việc lấy chồng là một mất mát không gì sánh được. Nó khiến cho tất thảy đều vô nghĩa. Nàng thì mất ước mơ, mình thì mất hồn thơ: "Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ / Em lấy chồng rồi hết ước mơ / Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng / Ngồi lên để thả cái hồn thơ"... Còn ở đây, giữa lúc Mùa xuân chín, tiếng ca còn đương làm rạo rực cả nước mây, mà Hàn Mặc Tử đã thấy trước cái tương lai buồn, thấy trước ngày mai vô vị, mà thốt lên lời tiên báo: - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. Nhìn xuân chín hiện thời, đã thấy nhỡn tiền cái kết cục mai hậu! Thật là một dự báo se lòng về hậu xuân chín. Khác chi xuân mãn, xuân tàn, xuân lạc tậ ! Nhìn thấy "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại", cái Tôi Xuân Diệu sẽ vội ném mình vào cuộc chạy đua với thời gian, để sống đã đầy đến từng khoảnh khắc, tận hưởng và tận hiến. Còn Hàn Mặc Tử thì khác. Cái Tôi của Tử không có được sự bồng bột vô tư ấy. Mà nó đầy uẩn khúc. Dòng tâm tư bất định lưu chuyển bên trong Cái Tôi kia chính là: nhìn xuân sắc thì rạo rực xuân tình, nhưng vừa chợt khát khao đã dằn lòng tiết dục, vừa định hoà nhập thoắt đã cô đơn. Cho nên gặp xuân chín mà tiếc xuân thì, nghe xuân ca mà buồn xuân mãn. Có phải với "cuộc chơi" kia, Tử chỉ là kẻ đứng ngoài, là vị "khách xa" nên sinh buồn? Không hẳn vậy. Tử buồn chung cho kiếp người. Nỗi sầu vừa dâng lên trong Cái Tôi kia chính là sầu nhân thế. Tử không hề hiện ra như một Cái Tôi náo nức nhập cuộc chơi, lúc nào cũng vồ vập tận hưởng. Có lẽ cũng như chàng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về sau, Tử cũng chỉ là một nghệ sĩ đi ngang qua cuộc đời này để hát lên cái linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo thôi. Chả thế mà giữa đỉnh điểm cuộc chơi hiện tại, chợt nghĩ đến ngày mai mà buồn - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy..., sực nhớ đến dĩ vãng mà thương, chả biết người ấy giờ này có còn được thế nữa không - Chị ấy năm nay còn gánh thóc / Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? Người đọc câu thơ này đã có lúc cho rằng đó là hình ảnh nhọc nhằn của lao động, và xúc cảm của thi sĩ là xót thương cho đời người vất vả. Người viết đã từng đối lập cảnh trong "nắng ửng" của bao cô thôn nữ, với cảnh trong "nắng chang chang"; đằng thì hát (chơi), đằng thì gánh thóc (lao động), đằng thì hiện tại nhỡn tiền, đằng thì khuất chìm trong quá vãng, để rồi đinh ninh rằng: hôm nay họ là những thôn nữ hát trên đồi, ngày mai họ sẽ thành người chị gánh thóc, cái "nắng chang chang" chắc chắn sẽ làm tiêu tan cái "nắng ửng" này đi. Vui sướng chỉ thoáng qua, nhọc nhằn mới vĩnh viễn. Có lẽ không phải thế. Đây không hẳn là hình ảnh vất vả (khổ) mà là hình ảnh thơ mộng (đẹp). Trong thơ Hàn Mặc Tử hình ảnh người tình xa4 chợt hiện về trong sắc trắng tinh khôi, nhiều khi loá sáng nhìn không ra, bao giờ cũng là hiện thân của vẻ xuân tình mà trinh khiết. Đó là kỉ niệm về độ xuân thì của "chị ấy" vốn đọng trong kí ức thi nhân. Vì thế hình ảnh này là một thoáng "sực nhớ" của niềm khát khao, hơn là của nỗi thương xót. Nếu có chút ngậm ngùi nào đó thì phải là nỗi lo âu cho hiện tại ("năm nay") có còn không cái độ xuân thì ấy, chứ không phải xót xa vì gánh thóc nhọc nhằn - nắng chang chang đâu chỉ có nghĩa là gay gắt! Nên nhớ, Hàn Mặc Tử là một thi sĩ lãng mạn. Đối tượng của hồn thơ lãng mạn là vẻ xuân tình của độ xuân thì, chứ chưa phải là lao động! Thế đấy, nỗi niềm của Tử là cái trạng thái tâm hồn đầy uẩn khúc của vị khách thơ đi ngang qua vườn trần gian, đúng vào cái thời điểm xuân chín để mà thấy ra cái cảnh thần tiên đương khi xuân chín và cái tương lai vô vị buồn sầu ngay khi hậu xuân chín trong kiếp người của mọi cá thể. Đó chẳng phải là vấn đề lớn của cõi nhân sinh này hay sao? Tiếc xuân thì đó mới là nỗi niềm sâu xa nhất của thi phẩm và đó cũng là nỗi đau thương của chàng thi sĩ thiết tha vớí cuộc đời mà luôn phải sống trong mặc cảm lìa đời vậy. Văn chỉ, 1997-2002 ______________________________ [1]ở số PL 2535, tác giả Võ Đình Cường đã công bố một tư liệu quan trọng liên quan đến cách hiểu bài thơ này: Bức thiếp phong cảnh Tử nhận được không phải là ảnh Hoàng Cúc trong tà áo dài trắng nữ sinh Đồng Khánh... Điều này cho thấy việc trói chặt nội dung bài thơ vào sự kiện Hoàng Cúc là vô lối. [2]Nhiều người đã thấy rằng: "Trong thơ Tử, cả địa danh cụ thể cũng trở thành huyền ảo" (Mai Văn Hoan, Báo Văn Nghệ số 1757/ 11-9-1993) [3]Có thể các nhà thơ thuộc Trường thơ loạn ít nhiều ảnh hưởng quan niệm "thơ điên" thuộc chặng cuối của thi phái Tượng trưng Pháp, mà người đại diện là Mallarme... Riêng Hàn Mặc Tử đến với "thơ điên" chủ yếu là do logic nội tại. [4]Các ý kiến của Vũ Quần Phương (trong Thơ với lời bình), Lê Quang Hưng (trong Tác phẩm Văn học) và Nguyễn Hữu Tuyển trong "Nỗi oan cần được giải" đều nhận xét rằng: "bề ngoài câu chữ tưởng như rất lỏng lẻo chẳng ăn nhập gì" (Văn nghệ phụ san sô 5/ 1990)... [5]Cả Võ Đình Cường (Tập Văn Thành Đạo - tài liệu đã dẫn) và Nguyễn Bá Tín (Hàn Mặc Tử, anh tôi, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1991) đều xác nhận là trong tấm thiếp phong cảnh Hoàng Cúc gửi cho Tử, không có câu nào như thế cả. [6]Xem sách Làm văn12. NXB Giáo Dục, 1992. [7]Về điểm này Vũ Quần Phương đã có lí khi cho rằng không nên hiểu trói buộc vào dòng sông Hương (tài liệu đã dẫn) [8]Hàn Mặc Tử còn nói đến sóng áo, sóng trăng, sóng cành, sóng lá... đều là sự hiển lộ ra bên ngoài của tình ý bên trong: "Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng chảy / Trên sóng cành, sóng lá cô gì má đỏ hây hây /Ta rình nghe niềm ý bâng khuâng trong gió lảng / Với là hơi thở nồng nàn của ả thơ ngây"... [9]"Ai" và "khách xa" có lẽ đều chỉ là sự phân thân của tác giả. [10]Trong bài Thức khuya, có câu: Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối / Gió thu lọt cửa cọ mài chăn (Lệ Thanh thi tập) ______________________
File đính kèm:
- tai_lieu_ba_dinh_cao_tho_moi.doc