SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Đông Cao

Quá trình dạy học ngày nay là quá trình tương tác tích cực nhiều chiều, nhiều đối tượng: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với các lực lượng tham gia giáo dục. Đó là quá trình hợp tác thi đua tương tác, tích cực hoá hoạt động học tập, tự khám phá, tự học, tự hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Phương pháp dạy học cũng từng bước có những thay đổi mang tính cách mạng. Cách dạy, cách học cũng thay đổi theo chiều hướng chung, xu thế chung của phương pháp học hiện đại, đa phương tiện. Người giáo viên khi giảng dạy phải chú trọng phát triển năng lực người học, theo tình huống, gắn với tài liệu chuẩn, theo đặc trưng bộ môn, hướng nghiệp, tích hợp, tích cực, gắn với trang thiết bị hiện đại. Giúp học sinh thực sự tích cực học tập, hướng vào bài học, hướng vào nhóm, hợp tác thi đua, học sinh có động cơ, hứng thú học tập tốt. Giờ học theo quan niệm hiện đại phải là giờ học mở, dân chủ theo nhóm nhỏ, nhóm lớn, coi trọng thực tiễn, thí nghiệm thực hành. Để đảm bảo chất lượng giờ học, học sinh phải quan sát, biết: quan sát, nắm thông tin, khái quát hoá, hệ thống hoá, phán đoán, đánh giá và quan trọng nhất là phải biết vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Hiện nay, trong việc dạy – học bộ môn Ngữ văn nói chung, giờ đọc hiểu nói riêng, người giáo viên đã tiếp cận và vận dụng được các phương pháp dạy học tích cực. Kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao. Chúng ta có nguồn tư liệu tham khảo vô cùng phong phú từ sách giáo khoa, sách tham khảo, nguồn internet. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được hỗ trợ tối đa, đi vào chiều sâu tại các nhà trường với hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến được lắp đặt trực tiếp tại các phòng học như: máy chiếu, loa đài vv

 

doc 28 trang cucpham 20/07/2022 31564
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Đông Cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Đông Cao

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Đông Cao
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng khoa học Phòng GD-ĐT thị xã Phổ Yên
 Hội đồng khoa học thị xã Phổ Yên	 
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên 
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác 
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
1
Nguyễn Thị Thu Hoài
14/12/1987
Trường THCS Đông Cao, Phổ Yên
Giáo viên
Cao đẳng Sư phạm Văn – sử
100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh trong giờ đọc – hiểu văn bản Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Đông Cao”.
I. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 
II. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Thực hiện từ năm học 2017 – 2018 đến nay.
III. Mô tả bản chất của sáng kiến
Phần I. Thực trạng của những giờ đọc - hiểu môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Đông Cao
Quá trình dạy học ngày nay là quá trình tương tác tích cực nhiều chiều, nhiều đối tượng: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với các lực lượng tham gia giáo dục. Đó là quá trình hợp tác thi đua tương tác, tích cực hoá hoạt động học tập, tự khám phá, tự học, tự hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Phương pháp dạy học cũng từng bước có những thay đổi mang tính cách mạng. Cách dạy, cách học cũng thay đổi theo chiều hướng chung, xu thế chung của phương pháp học hiện đại, đa phương tiện. Người giáo viên khi giảng dạy phải chú trọng phát triển năng lực người học, theo tình huống, gắn với tài liệu chuẩn, theo đặc trưng bộ môn, hướng nghiệp, tích hợp, tích cực, gắn với trang thiết bị hiện đại. Giúp học sinh thực sự tích cực học tập, hướng vào bài học, hướng vào nhóm, hợp tác thi đua, học sinh có động cơ, hứng thú học tập tốt. Giờ học theo quan niệm hiện đại phải là giờ học mở, dân chủ theo nhóm nhỏ, nhóm lớn, coi trọng thực tiễn, thí nghiệm thực hành. Để đảm bảo chất lượng giờ học, học sinh phải quan sát, biết: quan sát, nắm thông tin, khái quát hoá, hệ thống hoá, phán đoán, đánh giá và quan trọng nhất là phải biết vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
Hiện nay, trong việc dạy – học bộ môn Ngữ văn nói chung, giờ đọc hiểu nói riêng, người giáo viên đã tiếp cận và vận dụng được các phương pháp dạy học tích cực. Kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao. Chúng ta có nguồn tư liệu tham khảo vô cùng phong phú từ sách giáo khoa, sách tham khảo, nguồn internet. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được hỗ trợ tối đa, đi vào chiều sâu tại các nhà trường với hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến được lắp đặt trực tiếp tại các phòng học như: máy chiếu, loa đàivv
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy của bản thân và qua các tiết dự giờ, thăm lớp của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy có còn tồn tại trong việc dạy và học các tiết đọc – hiểu như sau:
1. Về phía giáo viên
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh trong các tiết đọc – hiểu Ngữ văn thông qua việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở một số giáo viên đứng lớp còn hạn chế. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học chưa được giáo viên nhận thức thành một hệ thống, chưa thường xuyên, chưa đi vào chiều sâu. Có khi chỉ tập trung trong các giờ lên lớp công khai, dạy tốt hoặc thi giáo viên giỏi. Bởi vậy, một số giáo viên còn mơ hồ trong quá trình đổi mới phương pháp dạy của mình, chưa thực sự phát triển được các năng lực của học sinh.
Trong một bộ phận giáo viên còn tồn tại quan điểm sai lệch: Một người thầy giỏi là phải nhồi nhét thật nhiều kiến thức cho học sinh; học sinh học và trả bài như những gì giáo viên áp đặt mới được cho là học sinh giỏi. Bởi vậy, thực trạng vẫn còn những giờ đọc – hiểu, học sinh chỉ cắm cúi vào việc ghi chép, thụ động và máy móc trong việc tiếp nhận giá trị của tác phẩm văn học, không mấy hứng thú.
Năng lực cảm thụ, bình luận, bình giảng của một số giáo viên dạy Ngữ văn thực sự còn tồn tại không ít hạn chế. Hơn thế nữa, khả năng hướng dẫn cho học sinh tự thẩm bình những giá trị của tác phẩm càng hạn chế hơn. Mà khả năng tiếp nhận nội dung tác phẩm văn học của học sinh thực tế phụ thuộc khá nhiều vào khả năng hiểu biết, cảm thụ tác phẩm và hướng dẫn của thầy, cô giáo. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều giờ đọc – hiểu trở nên nhàm chán, chưa thực sự phát huy được đầy đủ trí lực và năng lực tiềm ẩn của học sinh.
Còn tồn tại quan niệm một giờ học tốt phải là giờ học trật tự. Nhiều giáo viên ngại sáng tạo, ít đổi mới; không chấp nhận việc học sinh thoải mái bày tỏ quan điểm, đặc biệt là quan điểm trái chiều, những cách hiểu riêng của học sinh về tác phẩm. 
2. Những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình tiếp nhận văn bản trong tiết đọc – hiểu
Đối tượng của chúng ta là các em học sinh bậc trung học cơ sở với vốn sống, vốn hiểu biết xã hội còn hạn hẹp nên các em sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình tiếp nhận văn bản. Những khó khăn thường thấy là:
- Khó khăn về ngôn ngữ: từ ngữ cổ, điển tích, điển cố văn học, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ, cấu trúc ngữ pháp của câu, hình ảnh ẩn dụ, hoán dụHọc sinh thường đặc biệt gặp khó khăn này khi tiếp cận các tác phẩm văn học nước ngoài hoặc các tác phẩm văn học cổ.
- Những khác biệt về quan niệm văn học, quan niệm thẩm mĩ của con người thời xưa được thể hiện trong tác phẩm văn học cổ là một trong những rào cản đối với việc tìm hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh.
- Những khác biệt về văn hóa: lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, cách đánh giá các giá trị xã hội, đánh giá con người, cách phản ứng với các hiện tượng xã hội cũng là một trở ngại trong quá trình tiếp cận tác phẩm của học sinh.
- Những hạn chế trong kinh nghiệm sống của học sinh, hạn chế trong kinh nghiệm thưởng thức nghệ thuật, đặc biệt trong các tác phẩm không được viết theo bút pháp hiện thực.
- Các em học sinh sinh sống ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn, thời gian dành cho việc học chưa có nhiều, bố mẹ chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học của con.
Những tồn tại trên dẫn đến kết quả đạt được trong từng tiết đọc – hiểu văn bản chưa cao, cụ thể: học sinh còn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, ít hoặc không dám đưa ra các thắc mắc, những suy nghĩ cá nhân. Không khí lớp học còn trầm, học sinh nhiều lớp ít tham gia phát biểu, tranh luận hay trình bày ý kiến Chính vì vậy, người giáo viên đứng lớp nhiều khi còn bị rơi vào tình trạng nói, giảng, phân tích, bình nhiều. Thậm chí, có giờ dạy, giáo viên còn “nói thay” hết cho học sinh. Các em học sinh chỉ có một việc là chăm chú ngồi nghe và ghi chép những điều giáo viên nói, giáo viên bình, giáo viên giảng..
Phần II: Giải pháp phát triển năng lực học sinh trong giờ đọc – hiểu Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Đông Cao
Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có nhiệm vụ đặc biệt. Đây vừa là bộ môn công cụ lại vừa là môn học có tính nghệ thuật thẩm mĩ. Nhiệm vụ quan trọng của môn Ngữ văn là cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những tri thức về xã hội và con người trên một phạm vi rộng. Trên cơ sở những kiến thức được cung cấp học sinh sẽ tự tìm hiểu về mình; chuyển quá trình nhận thức sang quá trình tự nhận thức. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho môn Ngữ văn không hề đơn giản. Người giáo viên dạy Ngữ văn muốn hoàn thành nhiệm vụ phải nắm vững quan điểm: Con người chỉ chiếm lĩnh được đối tượng nào đó khi họ thực sự tham gia vào quá trình học tập, lao động. Trong mỗi giờ học Ngữ văn, nếu người học không được biết đến, không được người giáo viên kích thích cho bộ óc làm việc, con tim không thực sự rung động thì những gì mà giáo viên truyền dạy sẽ mãi mãi là của riêng thầy cô. Bởi vậy, dạy Ngữ văn đồng nghĩa với việc phát triển năng lực, phẩm chất, bồi đắp tình cảm cho người học. Nói cách khác, là người giáo viên, chúng ta phải có giải pháp khơi nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo của học sinh. 
Từ năm học 2017 – 2018 đến nay, tôi đã áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, mạnh dạn đổi mới cách dạy, hướng dẫn học sinh thay đổi cách họchướng tới phát huy những năng lực thực sự cho học sinh thông qua giờ đọc - hiểu. Cụ thể như sau:
1. Đổi mới trong việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- Đây là khâu trước khi soạn giáo án, người giáo viên cần nắm vững nội dung bài học, nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng, từ đó xây dựng được mục tiêu của bài học một cách đầy đủ, có hệ thống (về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, các năng lực cần phát triển).
- Đây là bước chuẩn bị bài, tự học, tiếp cận văn bản của học sinh. Không nên coi nhẹ khâu này vì việc chuẩn bị, tự học sẽ giúp học sinh chủ động học tập và có những sáng tạo riêng trong việc tiếp cận bài học mới.
- Phát hiện vấn đề cốt lõi của văn bản, chú ý nội dung tích hợp lồng ghép. Từ đó, chọn những phương pháp, kĩ thuật, tìm điểm nhấn để sáng tạo cho bài học. Phối hợp linh hoạt giữa hệ thống câu hỏi, giao nhiệm vụ cho học sinh...
- Giao việc cho học sinh chuẩn bị ở nhà: theo câu hỏi, theo vấn đề..vv...
- Đối với các thông tin về tác giả, tác phẩm, học sinh sẽ tự thu thập, ghi chép.
- Đối với việc tiếp cận văn bản, học sinh có thể trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, từ định hướng giao việc của giáo viên, học sinh có thể tiếp cận bằng câu hỏi hoặc vấn đề giáo viên giao cho. 
- Tôi thường hướng dẫn cho học sinh cách chuẩn bị các kiểu bài đọc hiểu khác nhau (theo phương thức biểu đạt) thành một hệ thống từ lớp 6. Học đến kiểu bài nào, hướng dẫn chuẩn bị kiểu bài đó. Chú trọng việc làm mẫu, sau đó hướng dẫn học sinh tự hoàn thành, có kiểm tra đánh giá.
- Thực hiện theo định hướng chuẩn bị bài của cô giáo. Từ đó, các em tạo thành một phương pháp tự học theo đúng đặc trưng kiểu bài.
* Cụ thể hóa hướng dẫn việc chuẩn bị của học sinh theo kiểu bài như sau:
1.1. Kiểu bài tự tự
1.1.1. Các thông tin về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Bút da ... t triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, sáng tạo
giải quyết vấn đề của học sinh.
2.4.6. Sơ đồ tư duy
Khi kÕt thóc ho¹t ®éng tìm hiểu văn bản, trong kh©u ®¸nh gi¸, kh¸i qu¸t ®Ó rót ra ghi nhí, gi¸o viªn nªn sö dông kÜ thuËt s¬ ®å tư duy ®Ó gióp học sinh ghi nhí kiÕn thøc mét c¸ch dÔ dµng vµ s©u s¾c h¬n. Gi¸o viªn cã thÓ tiÕn hµnh theo hai c¸ch: 
C¸ch 1: Gi¸o viªn ®ưa một sơ đồ tư duy víi mét tõ ch×a khãa lµ tªn v¨n b¶n vµ hai nh¸nh (nghÖ thuËt vµ néi dung), c¸c nh¸nh cßn l¹i ®Ó trèng vµ yªu cÇu häc sinh hoµn thµnh. 
VÝ dô 1: 
Sau khi häc xong v¨n b¶n Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, gi¸o viªn ®ưa sơ đồ tư duy vµ yªu cÇu häc sinh hoµn thµnh: 
Häc sinh sÏ suy nghÜ c¸ nh©n hoặc nhóm trong vßng 1-2 phót vµ hoµn thµnh c¸c nh¸nh trèng trong s¬ ®å. 
VÝ dô 2 
Sau khi häc xong v¨n b¶n Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ, gi¸o viªn ®ưa sơ đồ tư duy vµ yªu cÇu häc sinh hoµn thµnh: 
Sö dông kÜ thuËt s¬ ®å tư duy nhưng víi c¸ch lµm nµy, gi¸o viªn sÏ tiÕt kiÖm được kh¸ nhiÒu thêi gian trªn líp cña thÇy vµ trß.
C¸ch 2: Gi¸o viªn cho c¸c em mét tõ ch×a khãa lµ tªn v¨n b¶n, c¸c em sÏ ph¶i tù hoµn thµnh s¬ ®å tư duy ®Ó kh¸i qu¸t l¹i c¸c gi¸ trÞ nghÖ thuËt vµ néi dung cña v¨n b¶n. (giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân hoặc nhóm)
Víi c¸ch thø hai, sÏ mÊt thêi gian h¬n nhưng ưu điểm là c¸c em được ph¸t huy kh¶ n¨ng s¸ng t¹o vµ h¬n hÕt, c¸c em sÏ ghi nhí kiÕn thøc l©u h¬n so víi c¸ch thø nhÊt. Bëi víi c¸ch thø hai, c¸c em sÏ ph¶i ®µo s©u suy nghÜ ®Ó kh¸i qu¸t kiÕn thøc, vËn dông tư duy s¸ng t¹o ®Ó thÓ hiÖn kiÕn thøc ®ã trªn s¬ ®å sao cho kh«ng chØ khoa häc, dÔ nhí mµ cßn ph¶i ®Ñp n÷a. V× thÕ, tïy thuéc vµo thêi gian trªn líp, trong nh÷ng hoµn c¶nh cô thÓ mµ gi¸o viªn lùa chän c¸ch sö dông S¬ ®å tư duy cho phï hîp.
2. 5. Đổi mới trong hoạt động luyện tập, vận dụng
- Hoạt động luyện tập, vận dụng là hoạt động đánh giá được khả năng hiểu, nắm kiến thức của học sinh. Trong hoạt động này, tôi thường áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học sau:
+ Trình bày 1 phút
+ Viết sáng tạo 
+ Trò chơi
+ Vẽ tranh, kể chuyện, ngâm thơ....
+ Thảo luận nhóm
- Chủ trương tổ chức hoạt động luyên tập, vận dụng vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả, kích thích khả năng thực hành và sáng tạo của học sinh. 
Để mỗi giờ đọc hiểu thực sự phát triển được các năng lực của học sinh, để c¸c phương ph¸p vµ kÜ thuËt d¹y häc thùc sù ph¸t huy hiÖu qu¶ cao nhÊt trong c¸c tiÕt đäc - hiÓu v¨n b¶n, người giáo viên cần thực sự tìm tòi, không ngại khó, sáng tạo những cách thức thực hiện dạy học hiệu quả nhất, phù hợp nhất với đối tượng học sinh mình phụ trách giảng dạy. Đổi mới từ kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp tổ chức các hoạt động đến việc đổi mới những phương pháp, kĩ thuật dạy học vẫn đang được áp dụng. Đổi mới trong từng khâu, từng hoạt động của giờ đọc hiểu văn bản. Bên cạnh đó, gi¸o viªn cÇn chuÈn bÞ ®Çy ®ñ c¸c phương tiÖn d¹y häc cÇn thiÕt ®Ó hç trî cho viÖc gi¶ng d¹y như: M¸y tÝnh x¸ch tay, m¸y chiÕu Projector, c¸c b¶ng nhãm, hÖ thèng loa...
3. Đánh giá tính mới, tính sáng tạo
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Quá trình từ năm học 2010 - 2011 đến nay, ngành Giáo dục - đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học tích cực vào tất cả các môn học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Năm học 2019 - 2020, các giải pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh càng được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết. Và môn Ngữ văn cũng không phải là ngoại lệ.
Qua thời gian thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nhiều hình thức tổ chức hoạt động hay, mang tính nghệ thuật trong giảng dạy đã được giáo viên nhiều trường làm tốt, trở thành những kinh nghiệm quý báu như: Tăng cường các hoạt động thí nghiệm, thực hành, trải nghiệm sáng tạo, dạy học giáo dục địa phương, dạy học gắn liền với các di sản và các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn. Đa dạng hóa các hình thức và không gian dạy học. Đổi mới phương pháp học tập của học sinh Thì việc phát triển năng lực học sinh thông qua việc áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết đọc – hiểu văn bản là một lựa chọn hữu hiệu và có tính khả thi. 
IV.Về khả năng áp dụng của sáng kiến 
Từ khi tích cực áp dụng các giải pháp giáo dục trên trong giờ đọc – hiểu môn Ngữ văn, kết quả môn văn của học sinh trong nhà trường nói chung, từng lớp nói riêng đã dần dần cải thiện. Một số học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp đã biết nghe lời thầy cô, các em đã hứng thú hơn trong các giờ học văn.
Sáng kiến đã được tôi áp dụng, trải nghiệm trong quá trình giảng dạy và được chia sẻ cùng đồng nghiệp áp dụng trong trường Trung học cơ sở Đông Cao. Trong thực tế, các đồng nghiệp cũng đã thực hiện tích cực các nội dung nói trên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. Song với những nội dung nghiên cứu cụ thể và hiệu quả ban đầu của sáng kiến, tôi tin tưởng rằng sáng kiến sẽ được áp dụng rộng rãi trong các trường Trung học cơ sở thị xã Phổ Yên.
V. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để có thể áp dụng sáng kiến rộng rãi, điều tiên quyết chính là lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân người giáo viên. Người giáo viên tâm huyết luôn mong muốn cho ra đời những thế hệ học trò đều là những con người có tài, có đức. 
Bên cạnh đó cũng rất cần đến tính tích cực của học sinh trong việc chuẩn bị cho bài học.
VI. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Sau hai năm, bản thân và đồng nghiệp áp dụng một cách nghiêm túc, tôi nhận thấy rằng hiệu quả trong việc dạy đọc – hiểu môn Ngữ văn cho học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Đây là kết quả được tập thể sư phạm nhà trường đánh giá cao trong năm học.
Thực hiện áp dụng sáng kiến ít tốn kém về kinh phí, bất kì giáo viên môn Ngữ văn nào cũng thực hiện được với tấm lòng yêu thương học trò và tâm huyết nghề nghiệp.
Không những thế, với cách chuẩn bị và dạy học như vậy, bản thân giáo viên cũng nhẹ nhàng và “nhàn” hơn trong việc chuyển tải tri thức. Giáo viên trở thành người định hướng đường đi cho các em; còn chính học sinh mới là người tự đi trên con đường ấy. Nhờ vậy mà cả giáo viên và học sinh đều có được cảm hứng và sự háo hức mong chờ giờ Ngữ văn tiếp theo. Vì thế mà tình yêu nghề của giáo viên dạy Ngữ văn càng được bồi đắp.
 Học sinh học tập sôi nổi, hào hứng, phát huy được tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá, phát hiện và giải quyết vấn đề theo cách cảm nhận và suy nghĩ riêng của từng cá nhân. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không căng thẳng, nặng nề và hạn chế được tình trạng học sinh ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động, máy móc những kiến thức giáo viên đưa ra, những lời mà giáo viên giảng bình. Học sinh trở thành người chủ động lĩnh hội tri thức, đưa ra những cảm nhận mới về văn bản khiến ý nghĩa văn bản trở nên sinh động và phong phú. Các em cảm thấy kiến thức không bó hẹp, khô cứng, khuôn sáo. Học sinh hiểu bài một cách chắc chắn và sâu rộng. Từ đó mà học sinh có hứng thú, say mê đối với môn học Ngữ văn.
Từ tình yêu đối với môn học Ngữ văn, các em sẽ được bồi đắp những tình cảm tốt đẹp, tạo tiền đề để phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Đồng thời, cũng từ tình yêu với môn Ngữ văn mà học sinh sẽ xây đắp được tình yêu đối với các môn học khác. Do vậy, các em sẽ yêu thích việc đến trường học. 
Từ những năng lực được phát triển trong tiết đọc – hiểu văn bản Ngữ văn, học sinh sẽ tự tin, bản lĩnh và tự lập hơn trong đời sống. Những tiền đề trên sẽ góp phần tạo ra một thế hệ công dân tốt trong tương lai cho đất nước, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, phồn vinh.
Giải pháp còn góp phần giáo dục nhân cách, lẽ sống cho học sinh
Một phần nào đó, giải pháp còn định hướng phấn đấu cho học sinh trong tương lai.
Thông qua kết quả học tập của học sinh học môn Ngữ văn nói riêng và ý kiến của các giáo viên, tôi có thể xây dựng kế hoạch, nội dung các hoạt động dạy học môn ngữ văn nhằm dạy học sinh đạt kết quả tốt nhất. Bản thân tôi vững vàng hơn trong công tác giảng dạy và được bổ sung cách tư duy sáng tạo mà đồng nghiệp chia sẻ trong quá trình thực hành.
Thống kê kết quả môn Ngữ văn của học sinh 2 năm học gần đây:
Năm học
Tổng số học sinh
Kết quả môn Văn
 Điểm trung bình
môn Văn thi vào
 lớp 10
Giỏi
%
Khá
%
Trên
TB
%
2017-2018
463
21
45
208
44,9
41,8
90,3
5,37
2018-2019
479
38
79
210
48,8
43,6
91,0
5,70
Trong 2 năm học 2017-2018 và 2019-2020 tôi được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 và kết quả cụ thể như sau:
Năm học
Số giải
Cấp thị xã
2017-2018
01 
2019 - 2020
02 
VII. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: 
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Đình Yên
Giáo viên 
Giáo viên dạy Ngữ văn
2
Nguyễn Thị Hường
Giáo viên 
Giáo viên dạy Ngữ văn
3
Nguyễn Thị Thu Hồng
Giáo viên 
Giáo viên dạy Ngữ văn
4
Nguyễn Minh Thúy
Giáo viên 
Giáo viên dạy Ngữ văn
5
Nguyễn Thị Thu Hoài
Giáo viên 
Giáo viên dạy Ngữ văn
6
Nguyễn Thu Huyền
Giáo viên
Giáo viên dạy Ngữ văn
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_tron.doc