Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài lịch sử Lớp 6

1. Nội dung.

Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài lịch sử lớp 6 trung học cơ sở, gồm:

- Nhận thực của bản thân về việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong giảng dạy lịch sử lớp 6.

- Sử dụng một số phương pháp dạy học cho các mẩu chuyện lịch sử trong các bài học lịch sử lớp 6.

- Một số mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng ở các bài học trong chương trình lịch sử lớp 6.

- Sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6 ở bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo).

- Một vài mẩu chuyện điển hình.

- Kết quả đạt được khi sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6 trung học cơ sở.

- Bài học kinh nghiệm rút ra khi sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6 trung học cơ sở.

 

doc 26 trang cucpham 25/07/2022 7882
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài lịch sử Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài lịch sử Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài lịch sử Lớp 6
PHẦN MỞ ĐẦU.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dân tộc Việt Nam có lịch sử 4000 năm Văn hiến, 4000 năm ấy đã hun đúc trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam một niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng vấn đề lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ nhằm xây dựng cho mỗi người một tâm hồn, một nhân cách sống. Từ đó có trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Hiện nay, công cuộc cải cách giáo dục đã được triển khai rộng khắp ở các trường trung học cơ sở, đòi hỏi đồng thời tiến hành cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp dạy học. Trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học lịch sử chưa được áp dụng triệt để. Điều đó đã làm hạn chế phần nào đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Trên cơ sở về kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, căn cứ vào thời lượng và nội dung kiến thức trong chương trình lịch sử lớp 6 cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân. Qua đề tài này tôi xin đưa ra kinh nghiệm sử dụng những mẩu chuyện lịch sử, những câu chuyện lịch sử hay, hấp dẫn, có thể là có thật với những cơ sở khoa học hoặc chỉ là những truyền thuyết trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta để đưa vào những tiết dạy, những bài học có thể được, nhằm trước hết cung cấp những kiến thức không có trong chương trình hoặc chỉ được giới thiệu sơ luợc, vừa tạo sự hứng thú kích thích niềm say mê bộ môn của các em học sinh đầu cấp học. Từ đó tạo nên một động lực giúp các em học tập tốt môn học có tính “khô khan” này.
	Chư Sê, ngày 18 tháng 12 năm 2006
	 Người viết
	Đỗ Bá Thiệp
GIỚI HẠN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
Phạm vi nghiên cứu.
Vì thời gian và đặc điểm công việc không cho phép nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi khối lớp 6 trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê với 217 học sinh. Trong đó học sinh nữ là 112 em, học sinh người dân tộc thiểu số là 41 em.
Nội dung.
Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học một số bài lịch sử lớp 6 trung học cơ sở, gồm:
- Nhận thực của bản thân về việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong giảng dạy lịch sử lớp 6.
- Sử dụng một số phương pháp dạy học cho các mẩu chuyện lịch sử trong các bài học lịch sử lớp 6.
- Một số mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng ở các bài học trong chương trình lịch sử lớp 6.
- Sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6 ở bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo).
- Một vài mẩu chuyện điển hình.
- Kết quả đạt được khi sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6 trung học cơ sở.
- Bài học kinh nghiệm rút ra khi sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6 trung học cơ sở. 
Phạm vi áp dụng.
Mong muốn của người viết là đề tài sẽ được áp dụng rộng rãi trong các trường THCS của toàn huyện, nhằm góp phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở môn lịch sử lớp 6 nói riêng và bộ môn lịch sử THCS nói chung.
Rất mong được các cấp lãnh đạo ngành và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
PHẦN NỘI DUNG.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:
Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương trình lịch sử lớp 6 mở đầu cho việc dạy và học bộ môn lịch sử bậc trung học cơ sở. Chương trình này cũng mở đầu cho quá trình học tập lịch sử với tư cách là một môn khoa học của học sinh phổ thông. Nội dung chương trình gồm phần đầu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.
Học sinh tiểu học mới vào lớp 6 vừa non yếu về khả năng tiếp thu những kiến thức khoa học, vừa chưa quen với việc học tập một cách khoa học ở cấp trung học cơ sở. Do vậy, chắc chắn các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong nhận thức.
Yêu cầu đổi mới phương pháp, nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập càng làm phức tạp thêm những khó khăn nói trên. Hơn nữa phần đầu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc là những phần xa xưa nhất, trừu tượng nhất trong toàn bộ quá trình lịch sử nói chung. Điều này làm cho học sinh càng thêm lúng túng. Thực tế nói trên đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nhiều.
Chương trình lịch sử lớp 6 – lớp mở đầu bậc trung học cơ sở với thời lượng 01 tiết/tuần (35 tiết/35 tuần). Tuy kiến thức được chú ý nhiều đến các biến cố và sự kiện lịch sử cụ thể cùng với sự giới hạn ở mức cần thiết, trình bày một cách dễ hiểu các vấn đề lí thuyết. Nhưng mỗi tuần học trôi qua mới có được một giờ lịch sử, như vậy là quá ít, gây cho người học tâm lý coi đây là môn học phụ.
Đối tượng người học ở đây là các em học sinh mới hoàn thành chương trình Tiểu học, khả năng tư duy, nhận thức của học sinh chưa cao, mà kiến thức trong chương trình thì không phải là nhẹ. Mở đầu, các em buộc phải nắm về khái niệm Lịch sử là gì ? Bước sang phần một, các em phải tìm hiểu xã hội phương Đông, phương Tây cùng với sự tiến triển của nó từ xã hội nguyên thuỷ đến xã hội có giai cấp và Nhà nước. Kiến thức phần này bao gồm nhiều sự kiện lịch sử, những khái niệm có vẻ xa lạ và mới mẻ đối với các em.
Sang phần hai là cả một giai đoạn lịch sử Việt Nam rất dài, từ nguồn gốc cho đến thế kỉ X, được đánh dấu bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. Giai đoạn này có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu, nhiều thành tựu phát triển trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá xã hội do vậy, vấn đề cách thức tổ chức học tập như thế nào để học sinh học tập tốt bộ môn là vấn đề cốt lõi, cần phải bàn đến.
*. Đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi học sinh lớp 6 THCS:
Tính theo tuổi trung bình của học sinh, khi bước vào lớp 1 là 6 tuổi, thì khoảng 11 tuổi là các em sẽ vào học lớp 6. Ở lứa tuổi này các nhà tâm lý học cho rằng: đây là bước khởi đầu phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách sau này, là thời kì chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành và về mặt tâm lý, các em có sự chuyển dần từ trẻ con sang người lớn. Bản thân cơ thể cũng có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc về cấu tạo và hoạt động sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động thần kinh. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tâm lý, hoạt động nhận thức.
Bên cạnh đó, các em vẫn còn ảnh hưởng về khả năng tư duy, nhận thức và phương pháp học tập ở Tiểu học. Các em chưa có nhiều thái độ tự giác, tích cực trong học tập, mức độ hoạt động độc lập còn thấp do có sự mất cân đối giữa quá trình hưng phấn chiếm ưu thế và quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm trong hoạt động thần kinh cao cấp. Phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu từ ngữ. Tuy nhiên, sự mất cân bằng về thể chất và hệ thần kinh nói trên sẽ dần dần được điều chỉnh đạt đến trạng thái cân bằng sau khi các em bước qua lứa tuổi dậy thì ở các lớp học tiếp theo sau này.
Đồng thời thái độ tự giác học tập của học sinh ở lứa tuổi này còn phụ thuộc vào tình cảm của các em đối với giáo viên và điểm số mà các em nhận được. Các em thích học các môn mà nội dung kiến thức dễ hiểu, kết quả học tập cao. Do vậy, đối với các môn học các em có sự phân hoá trong thái độ, nhận thức ban đầu thích môn này và không thích môn kia. Nếu môn học có những yếu tố mà các em thấy hay, hấp dẫn và yêu mến nó thì sẽ tạo được động lực thúc đẩy sự đam mê tìm hiểu, nắm vững kiến thức và nhớ lâu.
Do vậy, điều quan trọng là phải làm sao đó bằng các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học, cũng như thái độ, tình cảm của giáo viênphải tạo lập, duy trì và phát triển hứng thú học tập bộ môn của các em. Nếu không chú ý đến yếu tố hứng thú của học sinh có thể gây nên sự kìm hãm bất lợi cho quá trình học tập. Các em sẽ học hành lơ là, mang tính chất đối phó, kiến thức tiếp thu không sâu và rất chóng quên.
Đây là cơ sở khoa học quan trọng để bản thân tôi đề xuất ý tưởng đưa các mẩu chuyện lịch sử được chọn lọc có chủ ý vào chương trình giảng dạy học sinh lớp 6 thông qua những bài học lịch sử. Các em đã có tính lựa chọn rất rõ, sự lựa chọn đó phụ thuộc vào tính chất của đối tượng và hứng thú của các em đối với đối tượng đó. Các em có khả năng tập trung và học tập một cách nghiêm túc nếu thấy vấn đề là cần thiết và hứng thú.
Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Ở đây, tôi không có ý bàn luận hay phê phán về bố cục nội dung chương trình. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng các nhà viết sách đã hoàn toàn có cơ sở khi xây dựng chương trình. Chương trình đã khái quát một cách có hệ thống quá trình tiến triển của lịch sử từ nguồn gốc đến năm 938 ở lớ ... đuổi theo. Lúc này, nước triều rút mạnh, thuyền địch xô vào bãi cọc vỡ tan tành. Quân Nam Hán chết đuối quá nửa, Hoằng Tháo bị quân ta giết chết tại trận. Vua Nam Hán nghe tin con chết, oà khóc và vội ra lệnh rút quân về.
Từ đây, mở đầu thời kì độc lập lâu dài của nước ta.
Nhận xét.
Những mẩu chuyện Lịch sử sử dụng trong quá trình giảng dạy các bài học ở chương trình lớp 6 THCS nêu trên là phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Sử dụng những mẩu chuyện Lịch sử sẽ góp phần tạo nên sự hứng thú học tập bộ môn, tình cảm yêu thích của học sinh đối với bộ môn. Từ đó tạo động lực cho các em tích cực hoạt động học tập khám phá tri thức khoa học Lịch sử như đã trình bày trong phần Lí do chọn đề tài và Cơ sở khoa học của đề tài.
Kết quả đạt được.
Năm học 2004 – 2005 và 2005 – 2006 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Năm học 2005 – 2006 tôi đã áp dụng một cách triệt để việc sử dụng những mẩu chuyện Lịch sử trong dạy học Lịch sử lớp 6. So với năm học trước, năm học 2005 – 2006 việc dạy và học Lịch sử 6 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:
- Đối với bản thân, trong quá trình tìm tòi, chọn lọc, sưu tầm những mẩu chuyện lịch sử và vận dụng những phương pháp thích hợp để trình bày những mẩu chuyện đó tôi nhận thấy rằng kiến thức của mình ngày càng phong phú hơn. Kĩ năng kể chuyện được nâng cao rõ rệt.
- Đối với học sinh, các em rất hứng thú và mong chờ tới giờ học Lịch sử, lớp học sôi động hơn. Các em tham gia nhiệt tình hơn trong các hoạt động học tập. Đặc biệt là những học sinh nhút nhát và một số học sinh người dân tộc thiểu số, các em không còn thu mình trong lớp học mà đã mạnh dạn kể chuyện, mạnh dạn nhận xét nội dung câu chuyện của các bạn trong lớp.
Bên cạnh đó, học sinh đã tự giác sưu tầm những câu chuyện liên quan đến nội dung của các bài học. Các em đã có sự chọn lọc, nhận xét về nội dung của các mẩu chuyện sưu tầm được, mặc dù sự chọn lọc, nhận xét
đó ở một số em còn chưa kĩ, chưa sâu.
Ngoài ra, các em còn có sự tiến bộ rõ rệt trong lối kể chuyện, lời nói lưu loát, mạch lạc hơn, động tác minh hoạ tự nhiên và dứt khoát hơn rất nhiều.
Đồng thời, các em nhớ được nhiều, được lâu hơn những kiến thức đã học. Điều đó được thể hiện rất rõ trong chất lượng của các bài kiểm tra. Có một số em lười học, nhưng trong bài kiểm tra vẫn nêu được những kiến thức cơ bản của nội dung câu hỏi khi các em vận dụng những kiến thức liên quan của các câu chuyện đã sưu tầm, đã được nghe kể trên lớp.
Cuối năm học 2005 – 2006, tỉ lệ học sinh giỏi, khá cao hơn so với năm 2004 – 2005. Số học sinh yếu giảm đáng kể, cụ thể:
Năm học
2004 – 2005
2005 – 2006
Trong đó xếp loại
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Giỏi 
32
15.1
46
21.2
Khá 
39
18.4
58
26.7
TB
123
58.0
106
48.9
Yếu 
18
8.5
07
3.2
Tổng cộng
212
100
217
100
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6 không tránh khỏi thiếu sót. Đó là vì thời gian trên lớp có hạn, nội dung của các bài học tương đối nhiều nên các em ít được kể chuyện. Hầu hết mỗi em chỉ được kể 1 lần trong một năm học. Em nào nhiều nhất cũng chỉ được kể 2 đến 3 lần, còn lại là giáo viên lồng ghép kể những chuyện ngắn hoặc tóm tắt trong khi dạy. Ngoài ra, các em tự sưu tầm, tự đọc và tự kể ở nhà. Điều này làm hạn chế khả năng thực hành và quan sát thực hành của học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƯỢC TỪ ĐỀ TÀI SKKN.
Trong quá trình sử dụng những mẩu chuyện lịch sử, theo tôi cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Căn cứ vào nội dung của từng bài học mà giáo viên có thể chọn lọc và sử dụng những câu chuyện cho phù hợp.
- Tuỳ theo nội dung câu chuyện lịch sử mà sử dụng các cách thức trong phương pháp trình bày miệng: tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích.
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị trước một cách kĩ lưỡng, nắm vững
nội dung, tình tiết câu chuyện, sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn học sinh.
- Cân đối, điều chỉnh thời gian giữa nội dung kiến thức của bài học
và thời gian dành cho câu chuyện lịch sử một cách hợp lí.
- Không nên quá lạm dụng về kể chuyện lịch sử mà xem nhẹ các kiến thức cơ bản của nội dung bài học đã được Bộ giáo dục và Đào tạo quy
định bắt buộc trong chương trình.
- Giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm những mẩu chuyện lịch sử có liên quan đến nội dung bài học và hướng dẫn cho các em kể chuyện trong các tiết làm bài tập lịch sử hoặc ôn tập, sau đó giáo viên có thể nhận xét qua về nội dung của chuyện, cách kể chuyện của học sinh và rút ra những nội dung có liên quan mà học sinh cần nắm.
- Một số mẩu chuyện dài, giáo viên có thể sử dụng trong các tiết ôn tập và làm bài tập lịch sử. Nếu trong các tiết tìm hiểu lí thuyết, giáo viên
nên kể tóm tắt nội dung chính và cho học sinh về nhà sưu tầm, tìm hiểu thêm.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
Đối với ngành, phòng giáo dục.
Cần tăng thời lượng giảng dạy lịch sử, đặc biệt là lịch sử lớp 6, 8, 9.
Nên có những tài liệu tham khảo chuyên về những mẩu chuyện lịch sử có nội dung liên quan đến chương trình lịch sử lớp 6 nói riêng và chương trình lịch sử trung học cơ sở nói chung.
Đầu tư một cách phong phú hơn về tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn lịch sử.
Tổ chức thường xuyên hơn nữa các cuộc thi kể chuyện lịch sử đối với học sinh các cấp để các em làm quen và rèn luyện phương pháp kể chuyện.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử có liên quan trong chương trình một cách thường xuyên để tạo sự hứng thú tìm tòi, học hỏi của giáo viên và học sinh. Đồng thời nên tổ chức thi học sinh giỏi cấp huyện bộ môn lịch sử để phần nào hạn chế thấp nhất tư tưởng coi lịch sử là “môn học phụ”.
Nên có những buổi trao đổi chuyên đề về lịch sử, cách dạy lịch sử ở cấp phòng, để giáo viên các trường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Đối với nhà trường.
Đối với các trường THCS nói chung, cần bổ sung thêm nhiều tài liệu, sách báo tham khảo về lịch sử để cùng một lúc có nhiều học sinh được sử dụng.
Phát động những phong trào thi tìm hiểu lịch sử, bước đầu có thể cho học sinh tìm hiểu ngay nhân vật lịch sử mà trường mình được mang tên.
Đối với người áp dụng đề tài.
Giáo viên giảng dạy lịch sử cần phải có một vốn kiến thức sâu rộng, sưu tầm những mẩu chuyện lịch sử hay, những khám phá mới để làm tư liệu giảng dạy.
Nên sử dụng những mẩu chuyện lịch sử vào bài học, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người học, nhất là những bài có kiến thức mang tính “khô khan” trong chương trình lịch sử lớp 6.
Sử dụng một cách thuần thục phương pháp trình bày miệng trong kể chuyện để lôi cuốn học sinh nắm bắt kiến thức.
Cần có sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các đồng nghiệp về vấn đề sử dụng các mẩu chuyện lịch sử trong giảng dạy.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử lớp 6 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2005.
Phương pháp dạy học Lịch sử – Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị – Nhà xuất bản Giáo dục – 2002.
Tiền sử Gia Lai – Sở Văn hoá thông tin – Thể thao Gia Lai – 1995.
Truyện kể Lịch sử – Nhà xuất bản Giáo dục – 1992.
Những mẩu chuyện Lịch sử. Tập 1 – Trần Quốc Vượng – Nguyễn Cao Luỹ.
Các triều đại Việt Nam – Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng – Nhà xuất bản Thanh niên – 1995.
Những mẩu chuyện Lịch sử văn minh thế giới – Đặng Đức An – Lại Bích Ngọc – Lương Kim Thoa – Nhà xuất bản Giáo dục – 2001.
MỤC LỤC
Trang 
 PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:	1
II. GIỚI HẠN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:	2
 PHẦN NỘI DUNG.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:	3
Cơ sở lí luận của đề tài.	3
Cơ sở thực tiễn của đề tài.	5
Các yêu cầu, mức độ cần đạt của các vấn đề nêu trong đề tài.	6
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:	6
Nhận thức của bản thân về vấn đề sử dụng những
mẩu chuyện lịch sử vào chương trình giảng dạy.	6
Sử dụng một số phương pháp dạy học cho các mẩu
chuyện lịch sử trong các bài học lịch sử lớp 6 trung học cơ sở.	 8
Một số mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng ở các bài
học trong chương trình lịch sử lớp 6 trung học cơ sở.	 11
Áp dụng mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 6
ở bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo).	 12
Một vài mẩu chuyện điển hình.	 	 14
Nhận xét.	 19
Kết quả đạt được.	 19
PHẦN KẾT LUẬN.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƯỢC TỪ ĐỀ TÀI SKKN.	 22
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.	 22
Đối với ngành, phòng giáo dục.	 22
Đối với nhà trường.	 23
Đối với người áp dụng đề tài.	 23
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.	 24
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CHƯ SÊ
TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
 Ï & Ị 
Tên đề tài:
SỬ DỤNG NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC
MỘT SỐ BÀI 
LỊCH SỬ LỚP 6 
 ˜ : ™ 
Người thực hiện: Đỗ Bá Thiệp
	Giáo viên giảng dạy môn Địa – Sử.
	Tổ: Sử – Địa – GDCD.
Năm học: 2006 - 2007

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_nhung_mau_chuyen_lich_su_trong.doc