Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp ôn tập Lịch sử Lớp 9 Trung học Cơ sở
Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường hiện nay.
Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã trên 10 năm, tham dự nhiều chuyên đề do Phòng, Sở tổ chức, lại trực tiếp dạy môn lịch sử lớp 9 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp ôn tập Lịch sử lớp 9 để nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh cuối cấp đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước vào cấp học Trung học phổ thông.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp ôn tập Lịch sử Lớp 9 Trung học Cơ sở
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Hoàng Thị Anh Kiều 2. Ngày tháng năm sinh : 20-06-1977 3. Nữ 4. Địa chỉ: Thành Công – Vĩnh thanh – Nhơn trạch - Đồng nai. 5. Điện thoại : Cơ quan : 0613.576.419 : Nhà riêng : : Di động : 6. Fax: ----- Email: 7. Chức vụ : Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch - Đồng Nai. II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị cao nhất : Đại học Năm nhận bằng : 2006 Chuyên ngành đào tạo : Lịch sử III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: lịch sử. Số năm có kinh nghiệm : 12 năm Các sáng kiến đã có trong những năm gần đây: + Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học Lịch sử trường THCS + PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường hiện nay. Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã trên 10 năm, tham dự nhiều chuyên đề do Phòng, Sở tổ chức, lại trực tiếp dạy môn lịch sử lớp 9 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp ôn tập Lịch sử lớp 9 để nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh cuối cấp đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước vào cấp học Trung học phổ thông. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Việc cải cách giáo dục đang đi vào chiều sâu cũng tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy tốt môn Lịch sử - Chương trình Lịch sử 9 ở THCS được phân phối 1 tiết / tuần cho học kì I và 2 tiết / tuần cho học kỳ II. Số giờ học như vậy đảm bảo được việc chuyển tải khối lượng kiến thức cơ bản, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của học sinh. - Sách giáo khoa soạn cho chương trình Lịch sử khá đầy đủ. Nội dung theo một trình tự hợp lý, có minh hoạ, có tra cứu thuật ngữ, có hình ảnh phong phú tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh dễ nhận thức và nắm bắt các vấn đề cốt lõi của Lịch sử - Sách hướng dẫn giáo viên dạy Lịch sử cũng được biên soạn công phu, dẫn dắt, bổ sung và đào sâu nội dung bài học giúp giáo viên có phương tiện để trau dồi, mở rộng kiến thức sử học. Bên cạnh đó các loại hình nghệ thuật khác như tuồng cổ, cải lương dã sử, truyện kể lịch sử, truyện tranhcũng góp phần khá lớn trong việc bồi dưỡng hứng thú học tập và tìm hiểu lịch sử cho học sinh. - Đội ngũ giáo viên dạy lịch sử khá đồng đều ở các khối lớp, tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở, Phòng tổ chức. - Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong hè nên có cơ hội tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới - Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ. - Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng và đội ngũ học sinh giỏi các cấp. 2. Khó khăn: Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở bậc THCS trên 10 năm, đặc biệt là 9 năm dạy lịch sử lớp 9 tôi thấy: - Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy, ôn tập nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh. - Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử. - Phương pháp ôn tập cuối cấp còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao. - Kết quả học tập của học sinh còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi học sinh giỏi và xét tốt nghiệp hàng năm. - Trong tư tưởng của một số học sinh phân biệt môn chính môn phụ, ít giành thời gian cho việc học môn lịch sử, học chỉ mang tính chất chống đối, học thuộc vẹt chứ chưa có ý thức tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về lịch sử, chưa biết liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Thậm chí vì chủ nghĩa thực dụng có em không thích mất thời giờ với môn học không có lợi ích kinh tế ở tương lai. - Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử không được trình bày một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm. Học sinh không được trực tiếp làm việc với các sử liệu. Một số kênh hình trong sách giáo khoa hình ảnh chưa thật rõ ràng, nội dung còn khó hiểu nên giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi khai thác kiến thức trên kênh hình, trong khi đó những người biên soạn sách giáo khoa cũng không có chú thích, hướng dẫn thêm trong sách giáo viên. - Hoạt động nhận thức của học sinh chưa trở thành trung tâm của quá trình dạy học lịch sử. Các em ít được giao nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi để tự mình hình thành hiểu biết về quá khứ. Phương thức lĩnh hội bao trùm là nghe và ghi nhớ nên những kiến thức cơ bản không được toàn diện, những kỹ năng học tập lịch sử của học sinh không được hoàn thiện. - Giáo viên còn lúng túng vì thiếu những mẫu cụ thể để bắt chước vận dụng các phương pháp dạy học tích cực - Tài liệu tham khảo về môn lịch sử còn quá ít. Đa số các thư viện trong nhà trường còn thiếu sách tham khảo môn lịch sử. Muốn tìm hiểu thêm một số thông tin khác về nhân vật lịch sử mình đang nghiên cứu thì ngoài sách giáo khoa, sách tham khảo ra, giáo viên khó tìm thêm tư liệu nào khác.Nếu có tài liệu giá trị thì giá thành lại quá cao, lương nhà giáo không đủ đáp ứng. - Tuy đã được cải thiện nhiều nhưng một bộ phận giáo viên dạy sử còn có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn nên động lực dạy học có phần suy giảm, chưa yên tâm để sống với nghề. 3. Điều tra cụ thể: Trước những đòi hỏi của môn học và thực tế của việc học lịch sử trong trường THCS tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc dạy học môn lịch sử ( nhất là môn lịch sử 9 ) có hiệu quả hơn, việc học mang tính giao tiếp hơn. Vì vậy tôi đã tiến hành, đánh giá, khảo sát chất lượng đầu năm ( lớp 9) và có kết quả như sau: Tổng số học sinh Kết quả Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % TS % 84 0 0 14 16.7 36 42.8 34 40.5 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Socrate nhà triết học Cổ đại Hy Lạp, được mệnh danh là “ Người thầy muôn thuở” của phương Tây đã từng đề ra quan điểm về phương pháp giáo dục của mình như sau: “ Giáo dục là quá trình người thầy tổ chức đề giúp người trò tự sinh thành ra chính mình”. Quan điểm này của ông cho thấy người học giữ vai trò trung tâm và luôn đòi hỏi sự tác động của thầy để đạt hiệu quả tối ưu trong dạy và học. Có thể xem phương pháp dạy học của Socrate là một tiền đề khoa học cho phương pháp giáo dục hiện đại của nhân loại. Và đây cũng chính là vấn đề mà ngành giáo dục Việt Nam cùng quan tâm để đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu bức thiết của một xã hội đang phát triển. Ngày nay, hầu hết các ngành học, bậc học, môn học trong cả nước đều chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giáo dục. Hòa với xu thế chung của các môn thì môn Lịch sử tuy phương pháp giáo dục hiện đại đã trở nên quen thuộc với các quốc gia tiên tiến nhưng đối với nước ta nói chung và giáo dục của Huyện Nhơn Trạch nói riêng thì đây là vấn đề hoàn toàn mới. Vì thế hiểu và thực hiện cách dạy mới không phải là việc dễ dàng, càng không dễ dàng đối với môn Lịch sử, một môn học có tính trừu tượng khá cao vì mọi cái đều ở vào quá khứ... Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ cũng đã từng nói: « Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại bằng miệng ». Như vậy mục đích của việc dạy học Lịch sử ở trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của Lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lôgic có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự kiện ), Phân tích và tổng hợp ( giúp học sinh khái quát các sự kiện ), quy nạp, diễn dịch... Để thực hiện những thao thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau ( đồ dùng trực quan, tài liệu giải thích ....) song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của học sinh,đưa lại kết quả tốt. Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp nhau hiểu sâu sắc lịch sử hơn. Việc hỏi và trả lời câu hỏi có ý nghĩa giáo dưỡng giáo dục và phát triển lớn. Vì vậy việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ dạy học lịch sử nói riêng và các môn học khác nó phát huy được tính tích cực của học sinh. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ôn tập để học sinh nắm bắt được những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy khác nhau để đạt được hiệu quả cao trong truyền thụ. Căn cứ và ... Tính chất: Phong trào công nhân đã chiếm một vị trí quan trọng trong phong trào yêu nước nói chung. Song giai cấp công nhân vẫn chưa trở thành người lãnh đạo cách mạng được vì còn thiếu một lí luận cách mạng tiên tiến soi đường. Vì thế, phong trào công nhân Việt Nam từ 1919-1925 vẫn chưa vượt khỏi được khuôn khổ của hình thức đấu tranh tự phát - Phong trào giải phóng dân tộc 1930 - 1945 cần chú ý đến đường lối, lực lượng, diễn biến của từng giai đoạn cụ thể. b.3/ Ôn tập theo trình tự logic bài: Dạy theo trình tự logic bài giúp học sinh nắm bắt bài theo một trình tự hệ thống, như "Công thức". Ôn tập theo phương pháp này có thể sử dụng ở một số bài có cấu tạo khá giống nhau như ở các bài: 16, 18, 19, 20 ( Sử Việt Nam). Ví dụ cụ thể: Các bài trên ôn tập theo trình tự: - Hoàn cảnh ra đời: "Kế hoạch Nava"; "Chiến tranh đặc biệt"; "Chiến tranh cục bộ"; "Việt Nam hoá chiến tranh". - Nôi dung: + Tính nguy hiểm, điểm yếu. - "Kế hoạch Nava", "Chiến tranh đặc biệt", ''Chiến tranh cục bộ" , "Việt Nam hoá chiến tranh" từng bước bị phá sản như thế nào? + Bước đầu bị phá sản. + Phá sản hoàn toàn. b.4/ Ôn tập bằng hệ thống lược đồ, đồ thị: * Phương pháp này sử dụng ở một số bài dạng tiến trình cách mạng, quá trình phát triển, tư tưởng nhận thức... Giúp học sinh hứng thú, hiểu và nắm bắt bài nhanh. Ví dụ: Đồ thị về bước phát triển tư tưởng, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1930 (phục vụ cho bài 2, 4, 6). - Bước 1: Cho học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự chuyển biến. - Bước 2: Vẽ đồ thị 1911 1917 1919 7/1920 12/1920 6/192 6/1/1930 Phân biệt bạn-thù Gửi yêu sách tới Véc xai Tìm ra đường cứu nước Bỏ phiếu tán thành Quốc Tế III Thành lập “ Thanh niên” Thành lập ĐCS Việt Nam Bước phát triển Tìm đường cứu nước -Bước 3: Cho học sinh nhận xét đánh giá bước phát triển vượt bậc về tư tưởng, chính trị và tổ chức đi tới thành lập Đảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. * Ôn tập bằng lược đồ, đồ thị có thể sử dụng cho một số bài ở lớp 8 và lớp 9, giúp các em nắm vững kiến thức đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi. b.5/ Ôn tập kết hợp lồng ghép sử địa phương: Liên tục những năm gần đây đề thi tốt nghiệp cũng như học sinh giỏi ở các cấp đều có ít nhất một câu hỏi liên quan đến sử địa phương. Vì vậy khi ôn tập đòi hỏi người dạy cần có sự lồng ghép, đan xen chương trình chính khoá với sử địa phương. Ví dụ: - Dạy giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 đan xen những đóng góp to lớn của nhân dân Đồng Nai trong cuộc trường kỳ kháng chiến. - Ôn tập phần 1954 - 1975: Lồng ghép những chiến thắng lớn ( đánh sân bay Biên Hòa; Tổng kho Long Bình; Sông Lòng Tàu, Chiến dịch Xuân Lộc.....) của quân dân Đồng Nai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt chú ý đến “chiến khu rừng Sác” b.6/ Ôn tập theo phương pháp kể chuyện, tường thuật. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm truyện kể, về những chân dung lịch sử, tranh ảnh. Khi ôn tập kết hợp kiến thức sách giáo khoa và truyện kể học sinh sẽ tiếp nhận một cách hứng thú, hiệu quả tiếp nhận kiến thức tăng lên rõ rệt. b.7/ Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành. Hình thức ôn tập này chủ yếu dành cho đối tượng học sinh giỏi. Khi ôn giáo viên tung các vấn đề sau đó cùng tranh luận, giải đáp với học sinh. Thầy nêu trò trả lời. Trò đặt vấn đề, thầy giải đáp thắc mắc, sau đó cho học sinh thực hành bài ở phần đã ôn tập. Ôn tập thực hành đối thoại học sinh cảm thấy rất thoải mái như đang tham gia trò chơi tìm hiểu kiến thức lịch sử, giúp các em nắm bắt kiến thức, có khả năng nhận xét đánh giá, tăng khả năng nhận xét, so sánh sự kiện lịch sử. c/ Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập: Để các phương pháp ôn tập trên đạt hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phải tăng khả năng thực hành cho học sinh bằng cách trả lời trực tiếp hoặc viết bài. Sau đây là một số dạng câu hỏi phổ biến để quá trình ôn tập của học sinh đạt kết quả cao. c.1/ Câu hỏi trắc nghiệm Đây là loại câu hỏi học sinh chỉ cần điền Đ, S hoặc dấu X và ô trống đúng, sắp xếp theo trình tự đúng. Ví dụ: Điền dấu X vào ô trống em cho là đúng - Giai cấp công nhân Việt Nam + Ra đời trước chiến tranh thế giới thứ nhất + Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất + Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam + Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam * Sắp xếp nội dung tương ứng: - "Chiến tranh đặc biệt" "Tìm diệt" "Bình định" - "Chiến tranh cục bộ" "Ấp chiến lược" c.2/ Câu hỏi thông tin sự kiện lịch sử: + Nêu các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian sau: 2.3.1919; 4.5.1919; 1.7.1921; 1.9.1939; 1.10.1949 8.1.1949; 18.6.1953; 1.1.1959; 1.12.1975; 11.11.1975. + Nêu thông tin về các sự kiện lịch sử Việt Nam diễn ra tại các thời điểm. 3.2.1930; 19.8.1945; 19.12.1946; 7.5.1954. + Dạng câu hỏi thông tin sự kiện giúp học sinh cũng cố lại kiến thức về sự kiện lịch sử, giúp học sinh nhớ các điểm mốc lịch sử quan trọng của thế giới và trong nước. c.3/ Câu hỏi tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử. Đây là câu hỏi nâng cao kiến thức tổng hợp của học sinh. Ví dụ: Ý nghĩa của sự kiện 6/1/1930 đối với cách mạng Việt Nam? H. Điện Biên Phủ có phải là "Pháo đài bất khả xâm phạm" không? Vì sao? H. Nội dung cơ bản của "Kế hoạch Na va", "kế hoạch Nava" bị phá sản như thế nào? c.4/ Câu hỏi so sánh sự kiện lịch sử: Ví dụ: * So sánh về chủ trương, đường lối của ba tổ chức cách mạng được thành lập ở Việt Nam từ 1925 - 1928 * Cho các sự kiện lịch sử Việt Nam: 6/1/1930; 19/81945; 19/12/1946; 7/5/1954. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Vì sao? c.5/ Câu hỏi tìm hiểu chân dung lịch sử (chủ yếu dành cho học sinh giỏi) - Ví dụ: * Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên viết "Vua đem các tướng đuổi đánh quân của Khâm Tộ thua to chết quá nửa, thây chết đầy đồng, bắt được tướng là Quách Quân Biên và Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư" Ông vua mà Ngô Sĩ Liên viết ở đoạn sử trên là ai? Hãy nêu những hiểu biết của em về ông vua đó? * "Lòng ở Đông A thề một chết Chỉ vì Nam Việt sống thừa sao" Câu thơ trên của ai? Trình bày hiểu biết của em về tác giả câu thơ đó. c.6/ Câu hỏi mang tính thời sự: Câu hỏi thời sự ra dựa vào những sự kiện nóng bỏng đang xảy ra, hoặc năm kỷ niệm chẵn. Ví dụ: Năm 2003 * Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình Trung Đông luôn căng thẳng và không ổn định? * Diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Xta-lin-gát 2/2/1943? IV. KẾT QUẢ: Tổng số học sinh Kết quả Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % TS % 84 27 32,1 51 60,7 6 7,1 0 0 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình thực hiện phương pháp ôn tập, căn cứ vào khả năng học tập và kết quả đạt được trong việc thực hiện phương pháp tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: - Phương pháp ôn tập được tiến hành một cách phong phú đa dạng trong phần học, kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi. - Ôn tập không đánh đố học sinh mà chủ yếu khơi dậy sự suy nghĩ của học sinh một cách thông minh sáng tạo kết hợp học với hành. - Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc nghiệm đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Ôn tập trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lôgic, tăng cường thực hành tại chỗ. - Nắm vững kiến thức sử địa phương, sự kiện lịch sử nổi bật trong năm, ôn tập theo chủ đề để học sinh hứng thú học tập, nhớ nhanh, nhớ lâu. - Có chế độ ưu tiên khuyến khích trong qúa trình ôn tập, tạo nên sự thi đua lành mạnh trong học sinh. - Xây dựng "Ngân hàng đề" luôn tạo nên sự bất ngờ hứng thú, ham tìm hiểu trong mỗi câu hỏi, mỗi giờ kiểm tra thực hành. - Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải mái trong học tập của học sinh. VI. KẾT LUẬN: Phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 cuối cấp trung học cơ sở là nhằm cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức lịch sử nhằm trang bị cho học sinh một hành trang để các em bước vào bậc trung học phổ thông. Với phương pháp này học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và có sức bền hơn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức lịch sử, sử dụng thành thục hệ thống phương pháp trong qúa trình giảng dạy. Quá trình thực hiện phương pháp là đúc rút từ kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy. Mong muốn của bản thân là góp một phần tiếng nói chung vào quá trình đổi mới môn học để học sinh hiểu rõ lịch sử thế giới và dân tộc một cách hoàn thiện hơn./. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đề cương bài giảng thường xuyên chu kỳ III ( 2004-2007) 2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK môn Lịch sử-Bộ giáo dục đào tạo Hà Nội 2005 3. Sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử 9 Vĩnh Thanh, ngày 20 tháng 9 năm 2011 Hoàng Thị Anh Kiều MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................ II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI............................... III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.......................................................................... 1. Cơ sở lý luận........................................................................................... 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài......................... IV. KẾT QUẢ........................................................................................... V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................................................ VI. KẾT LUẬN........................................................................................ VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. VIII. PHỤ LỤC....................................................................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN NHƠN TRẠCH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH THANH --------------@&?-------------- NGƯỜI THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ ANH KIỀU TỔ BỘ MÔN: LỊCH SỬ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS VĨNH THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ Năm học 2011 - 2012 ****************
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_on_tap_lich_su_lop_9_trung.doc