Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác nội dung sách giáo khoa cho hiệu quả

Cơ sở lý luận:

 Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Lịch sử dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Học sử không những để biết cội nguồn dân tộc mà còn giúp chúng ta học tốt các môn khoa học khác. Qua những tiết học cụ thể, học sinh tự rèn luyện cách tư duy, kĩ năng đánh giá, biết liên hệ thực tế và quan sát các sự kiện . . . tạo sự chú ý ham thích học tập trong bộ môn ở trường trung học cơ sở. Vậy để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử ta cần phải bám sát vào sách giáo khoa. Vì sách giáo khoa là văn bản khoa học là tài liệu chính thức được bộ giáo dục ban hành, do đó sách giáo khoa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử. Đây là lượng kiến thức được sắp xếp hợp lý về hình thức và chuẩn xác về nội dung. Thế nhưng để sử dụng và khai thác nội dung sách giáo khoa như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong dạy học bộ môn lịch sử, đòi hỏi giáo viên phải nổ lực nhiều, phải đổi mới cách suy nghĩ khi thực hiện chương trình lịch sử theo đúng mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông.

 Và cũng xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy-học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo khai thác thống nhất và có hiệu quả nội dung sách giáo khoa. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản chính xác, khoa học, đồng thời giúp học sinh tập sử dụng sách giáo khoa. Từ đó, biết so sánh, đối chiếu,. . . các sự kiện, hiện tượng lịch sử để suy nghĩ độc lập và trao đổi, thảo luận xây dựng bài ở trên lớp cũng như việc chuẩn bị bài mới ở nhà.

 2. Cơ sở thực tiễn:

 Trong quá trình thực hiện và qua một số tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy còn nhiều bất cập. Nhất là dạy chương trình sử 8,9 nội dung bài học dài, nhiều sự kiện mà thời lượng rất ít, nên việc sử dụng sách giáo khoa trong giờ học lịch sử của học sinh đạt hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên chưa hường dẫn cụ thể cho học sinh cách học và khai thác những kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa trong giờ học lịch sử.

 Vì vậy, để hỗ trợ cho việc dạy và học môn lịch sử theo chương trình sách giáo khoa mới hiện hành, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Chúng tôi chọn chuyên đề: “Phương pháp khai thác nội dung sách giáo khoa cho hiệu quả” để các thầy cô tham khảo vận dụng nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình.

 

doc 5 trang cucpham 25/07/2022 3380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác nội dung sách giáo khoa cho hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác nội dung sách giáo khoa cho hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác nội dung sách giáo khoa cho hiệu quả
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA CHO HIỆU QUẢ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lý luận: 
	Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Lịch sử dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Học sử không những để biết cội nguồn dân tộc mà còn giúp chúng ta học tốt các môn khoa học khác. Qua những tiết học cụ thể, học sinh tự rèn luyện cách tư duy, kĩ năng đánh giá, biết liên hệ thực tế và quan sát các sự kiện . . . tạo sự chú ý ham thích học tập trong bộ môn ở trường trung học cơ sở. Vậy để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử ta cần phải bám sát vào sách giáo khoa. Vì sách giáo khoa là văn bản khoa học là tài liệu chính thức được bộ giáo dục ban hành, do đó sách giáo khoa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử. Đây là lượng kiến thức được sắp xếp hợp lý về hình thức và chuẩn xác về nội dung. Thế nhưng để sử dụng và khai thác nội dung sách giáo khoa như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong dạy học bộ môn lịch sử, đòi hỏi giáo viên phải nổ lực nhiều, phải đổi mới cách suy nghĩ khi thực hiện chương trình lịch sử theo đúng mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông.
	Và cũng xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy-học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo khai thác thống nhất và có hiệu quả nội dung sách giáo khoa. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản chính xác, khoa học, đồng thời giúp học sinh tập sử dụng sách giáo khoa. Từ đó, biết so sánh, đối chiếu,. . . các sự kiện, hiện tượng lịch sử để suy nghĩ độc lập và trao đổi, thảo luận xây dựng bài ở trên lớp cũng như việc chuẩn bị bài mới ở nhà.
 2. Cơ sở thực tiễn:
	Trong quá trình thực hiện và qua một số tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy còn nhiều bất cập. Nhất là dạy chương trình sử 8,9 nội dung bài học dài, nhiều sự kiện mà thời lượng rất ít, nên việc sử dụng sách giáo khoa trong giờ học lịch sử của học sinh đạt hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên chưa hường dẫn cụ thể cho học sinh cách học và khai thác những kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa trong giờ học lịch sử. 
	Vì vậy, để hỗ trợ cho việc dạy và học môn lịch sử theo chương trình sách giáo khoa mới hiện hành, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Chúng tôi chọn chuyên đề: “Phương pháp khai thác nội dung sách giáo khoa cho hiệu quả” để các thầy cô tham khảo vận dụng nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình. 
	II. THỰC TRẠNG TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY:
Về phía giáo viên: 
	Số giáo viên được đào tạo chuyên ngành lịch sử rất ít, thường là giáo viên đào tạo hai môn Văn + Sử hoặc tốt nghiệp Đại học từ xa. Khi phân công chuyên môn thường đảm nhiệm hai môn, nên một số giáo viên vẫn chú trọng đầu tư nhiều cho môn Văn hơn là môn Sử. 
	Việc sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên còn hạn chế vì sợ mất thời gian sẽ dạy không hết bài. Đối với sách giác khoa, kênh chữ có những thông tin ngắn gọn, chưa đầy đủđòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng khai thác kênh hình một cách có hiệu quả để gây được sự chú ý, đảm bảo truyền thụ đủ nội dung kiến thức đến cho học sinh. 
	Trong chương trình thay sách việc tiếp cận phương pháp mới của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay giáo viên cơ bản đã thực hiện theo phương pháp mới, nhưng ít nhiều vẫn còn tồn tại phương pháp thuyết trình, ghi tóm tắt sách giáo khoa hoặc đọc chép.
 2. Về phía học sinh:
	Qua khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy kết quả học sinh học Sử theo lối học vẹt, nhồi nhét những kiến thức rỗng để đối phó với các kỳ thi. Nguyên nhân là do các em nhận thức chưa đúng tầm quan trọng của việc học lịch sử nên ít đầu tư vào môn học. 
	Một số học sinh chưa có ý thức học tập, chưa nghiên cứu bài trước ở nhà, trong giờ học không chú ý nghe giảng, không tích cực phát biểu xây dựng bài. . . ngồi nghe một cách thụ động, rồi quên hết không nắm được nội dung bài học. Từ đó, gây ra sự nhàm chán, giờ học Sử trở nên nặng nề đối với học sinh.
	Theo điều tra việc sử dụng sách giáo khoa ở nhà trường và trong giờ học của hai lớp: 8A1, 8A2 cho thấy: 
Lớp
Sĩ số
Biết sử dụng SGK
Không biết sử dụng SGK
Ghi chú
SL
%
SL
%
8A1
43
13
30,2
30
69,8
8A2
36
6
16,7
30
83,3
3. Về phía nhà trường:
	Đồ dùng trực quan về môn lịch sử đã được trang bị nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót các loại bản đồ, lược đồ và tranh ảnh. . . 
	Chưa có phòng chuyên dùng phục vụ cho bộ môn mà tất cả tranh ảnh của các môn đều tập trung vào một phòng, nên việc tìm đồ dùng trực quan cũng chiếm nhiều thời gian.
	Từ những bất cập trên, chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn lịch sử trong nhà trường.
	Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong tổ, để chuyên đề càng hoàn thiện hơn.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Cấu trúc chương trình sách giáo khoa:
	- Nội dung sách giáo khoa lịch sử được trình bày dười hai dạng kênh chữ và kênh hình: 
	+ Kênh chữ: nội dung bài học: chữ in thường và chữ in nhỏ, các thuật ngữ, các khái niệm, các câu hỏi bài tập. 
	+ Kênh hình: tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ . . . tất cả đều thể hiện nội dung kiến thức cần thiết, phải khai thác cho học sinh. Các bài trong sách giáo khoa đều có những đoạn chữ in nhỏ, đây là những phần rất quan trọng thường là các số liệu, tư liệu hoặc dẫn chứng để làm rõ nội dung cơ bản của bài. Khi khai thác nội dung sách giáo khoa giáo viên không nên bỏ qua mà có thể đi lướt nhanh. 
- Do đó trong một tiết dạy giáo viên cần lưu ý khai thác một cách khoa học, vận dụng linh hoạt các phương pháp, thao tác sử dụng tích cực trong dạy-học lịch sử. 
2. Cách thức sử dụng sách giáo khoa: 
	2a.Sử dụng sách giáo khoa trước khi lên lớp: 
	Học sinh nghiên cứu và đọc bài nhiều lần, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, nghiên cứu lược đồ có trong sách giáo khoa.
	Giáo viên đọc nghiên cứu bài để xác định kiến thức cơ bản của toàn bài và từng phần. Soạn bài lập kế hoạch dạy, từ đó giáo viên chọn phương pháp phù hợp và chuẩn bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho bài dạy. 
	2a.Thực hiện trên lớp: 
Khai thác nội dung sách giáo khoa bằng hệ thống câu hỏi gợi tìm, so sánh, chứng minh.
	Ví dụ: Khi dạy bài Các nước Mĩ-Latinh (Sử 9)
Mục I: giáo viên cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản sau: 
 	- Khái quát tình hình chung các nước Mĩ-Latinh sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Phần này giáo viên sử dụng bản đồ Mĩ-Latinh và giới thiệu cho học sinh thấy vị trí của Mĩ-Latinh: từ Mê-Hi-cô đến cực nam châu Mĩ gồm 23 nước, diện tích 20tr km2 chiếm 1/7 diện tích thế giới được hai đại dương bao bọc (Đại tây dương và Thái bình dương), tài nguyên phong phú. Giáo viên giới thiệu vì sao có tên là Mĩ-Latinh, sau đó đặt câu hỏi: Nêu những nét chung của Mĩ-Latinh sau chiến tranh Thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ-Latinh diễn ra như thế nào? Học sinh quan sát sách giáo khoa trả lời: Nhiều nước độc lập sớm đầu thế kỷ XIX, giáo viên chỉ trên lược đồ các nước đó. Vì phần này vừa kênh hình vừa kênh chữ giáo viên phải phối hợp nhịp nhàng để khai thác một cách tốt nhất và dễ hiểu, gây sự hứng thú cho học sinh trong giờ học.
 	- Thành tựu Mĩ-Latinh trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước: ý này có rõ ràng ở sách giáo khoa giáo viên chỉ cần cho học sinh nêu ra sau đó phân tích và hướng dẫn học sinh học sách giáo khoa. Giáo viên chốt lại: đầu những năm 90 tình hình Mĩ-Latinh trở nên khó khăn về kinh tế, căng thẳng về chính trị. Đặt câu hỏi: em hãy nêu dẫn chứng để chứng minh? Học sinh dựa vào chữ nhỏ sách giáo khoa để nêu.
Mục II: 
- Khai thác nội dung kiến thức ở kênh hình và kênh chữ. Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và xác định vị trí khái quát về Cu-ba, hướng dẫn học sinh học sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bằng cách nêu câu hỏi: Phong trào cách mạng Cu-ba diễn ra trong hoàn cảnh nào? Giáo viên giải thích “ Chế độ độc tài quân sự” là chế độ phản động thi hành những chính sách chống phá cách mạng Cu-ba. 
	- Phần diễn biến , kết quả, thành tựu, khai thác theo những sự kiện ở sách giáo khoa. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa thắng lợi của cách mạng Cu-ba, đại diện trả lời: 
	+ Làm thất bại âm mưu của Mĩ muốn thống trị Cu-ba
	+ Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ-Latinh.
	+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.
	Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên gợi mở, quan sát theo dõi. Các nhóm kiểm tra kết quả của nhau và trình bày sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận. Giáo viên nêu câu hỏi: Sau thắng lợi cách mạng chính phủ lâm thời Cu-ba đã làm gì? Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời. Giáo viên chốt lại và giải thích: Cải cách dân chủ triệt để, cải cách nhiều mặt nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân.
	- Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Học sinh dựa vào sách giáo khoa nêu ra giáo viên hướng dẫn học sinh học sách giáo khoa và trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa. Trong quá trình khai thác giáo viên cần giải thích các thuật ngữ: “Sân sau”, các khái niệm: “Lục điạ bùng cháy”; “Cải cách dân chủ triệt để”. Kết hợp phân tích để học sinh hiểu rõ vấn đề một cách sâu sắc. 	2c.Củng cố: Yêu cầu học sinh trình bày trên bản đồ có thể củng cố theo từng phần hoặc bằng hình thức cho học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, hay sử dụng bài tập trắc nghiệm. Qua đó giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết quốc tế. Tuỳ theo thời gian để giáo viên chọn cách nào phù hợp. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
	Đề tài này chúng tôi đã áp dụng từ đầu năm học đến nay, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh biết khai thác sử dụng sách giáo khoa trong giờ học trên lớp và ở nhà tăng lên rõ rệt. Với phương pháp này các em say mê và yêu thích môn học Lịch sử hơn. Phát huy được tính chủ động tích cực học tập ở học sinh. Không còn sự phàn nàn về việc không biết học ở sách giáo khoa:
Lớp
Sĩ số
Biết sử dụng SGK
Không biết sử dụng SGK
Ghi chú
SL
%
SL
%
9A1
37
30
81,1
7
28,9
9A2
40
32
80,0
8
20,0
	 Áp dụng phương pháp này sẽ huy động được toàn bộ học sinh làm việc với sách giáo khoa, tạo không khí lớp học sôi nổi. Tiết học Lịch sử trở nên sinh động không nhàm chán nhưng đảm bảo khai thác đủ nội dung kiến thức sách giáo khoa.
V.KIẾN NGHỊ:
	-Nhà trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khoá: Về nguồn, sưu tầm, thu thập những sự kiện về lịch sử địa phương nơi các em đang sinh sống.
	-Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lịch sư,û cách sử dụng thiết bị lịch sử.
	-Mở diễn đàn, có phòng dạy chuyên môn lịch sử.
Ngan Dừa, ngày 6 tháng 11 năm 2007
	Người thực hiện
	Ký duyệt của tổ trưởng
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	Võ Thị Phương
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ký duyệt của hội đồng khoa học nhà trường Đỗ Thị Mộng Nghi
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . .  . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_khai_thac_noi_dung_sach_gi.doc