Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy viết văn biểu cảm về sự vật cho đối tượng học sinh trung bình, yếu Lớp 7
Cơ sở lý luận.
Dạy cách viết văn biểu cảm cho đối tượng học sinh trung bình- yếu xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực phẩm chất của học sinh, đòi hỏi học sinh phải tăng cường vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Tập làm văn chính là học nghệ thuật sử dụng ngôn từ để rèn luyện khả năng tư duy, khả năng thuyết trình, khả năng lập luận, khả năng lí giải các vấn đề trong đời sống.
Để đạt được điều này, cần phải đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với phân môn tập làm văn- Một phân môn mà từ trước đến nay cả người dạy và người học đều thấy khô và khó.
Dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, phải gắn liền với thực tiễn. Dạy viết văn biểu cảm cho học sinh trung bình –yếu giáo viên cần sử dụng phương pháp phù hợp, sử dụng tối đa thời gian cho học sinh thực hành, các tiết luyện tâp, thời gian học bồi dưỡng, các tiết tự chọn để các em vận dụng kiến thức đã học vào bài làm một cách hiệu quả.
Học sinh cần được coi là trung tâm của các hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo góp phần rèn luyện năng lực, phẩm chất cho người học theo chủ trương của Bộ giáo dục đã đề ra. Đổi mới phương pháp dạy cách viết văn biểu cảm cho đối tượng học sinh trung bình- yếu là việc làm vô cùng cần thiêt để tạo hiệu quả cho môn học.
2.Cơ sở thực tiễn.
Đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục mới, đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ: Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn học, khả năng viết văn cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này người giáo không chỉ có kiến thức vững vàng về thể loại Tập làm văn mình đang dạy mà cần phải tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất. Từ đó mới khơi dậy khả năng, niềm say mê học tập ở học sinh.
Nhiều người quan niệm rằng: viết văn hay là do năng khiếu. Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng không phải ai sinh ra cũng có năng khiếu trời cho ấy. Bởi, dạy tập làm văn trong trường phổ thông phần lớn là đối tượng học sinh trung bình khá, trung bình, yếu. Vậy làm thế nào để việc viết văn trở nên dễ dàng. Không còn là mối lo ngại ở các em. Tôi thiết nghĩ, dạy viết văn cũng giống như dạy toán, nó cũng có những « công thức « chung, có khuôn mẫu chung cho các dạng đề tập làm văn. Nhất là với đối tượng học sinh trung bình –yếu, trong quá trình dạy ta nên đưa ra một công thức chung. Để từ công thức đó học sinh nhìn vào mà áp dụng, thì việc viết văn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trong những năm gần đây chất lượng môn Ngữ văn trong các kì thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng .đã được cải thiện nhiều nhưng chưa cao. Điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy viết văn biểu cảm về sự vật cho đối tượng học sinh trung bình, yếu Lớp 7
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.Lí do chọn đề tài nghiên cứu: Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốcNằm trong mục tiêu chung đó, môn Ngữ văn trong trường phổ thông có một vị trí quan trọng, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè; biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái tinh thần tôn trọng lẽ phải, lòng căm ghét cái xấu cái ác. Rèn luyện để tự lập, có tư duy sáng tạo bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân- thiện- mĩ trong nghệ thuật trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một thứ công cụ giao tiếp và tư duy phục vụ cho học tập ở trường và phục vụ cho đời sống trong gia đình và ngoài xã hội. Do nhu cầu phát triển mới của xã hội, môn Ngữ văn không còn bị “nép vế” so với các môn tự nhiên như những năm trước. Nó có một vị trí xứng đáng hơn, được phụ huynh và học sinh quan tâm hơn. Vì thế mà chất lượng của môn Ngữ văn trong các kì thi tốt nghiệp, thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp được nâng cao, khong còn xuất hiện những bài văn “ngây ngô” hay những bài làm dài bốn mặt giấy mà thí sinh chỉ chép lại đề bài rồi nộp như những năm về trước nữa. Hơn nữa, chủ trương của Bộ giáo dục là : Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập ở tất cả các bộ môn theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Đề thi đánh giá học sinh ở bốn mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Riêng môn Ngữ văn thì thi theo hình thức tự luận. Nghĩa là khả năng viết, khả năng thực hành sử dụng tiếng Việt phải được sử dụng triệt để ở mức độ cao nhất. Do vậy, việc dạy cách viết văn cho học sinh ngay từ các lớp dưới là điều vô cùng cần thiết. Bởi phân môn Tập làm văn vừa là nơi học sinh thể hiện kết qủa học tập của hai phân môn: văn học và tiếng Việt vừa là nơi để học sinh thực hành kĩ năng nói và viết tiếng Việt theo những yêu cầu gắn các em với môi trường xã hội. Nó còn là chìa khóa giúp các em mở cánh cửa tương lai, giúp các em tiến xa hơn, làm chủ tương lai của mình. Nói tóm lại, đổi mới phương pháp dạy cách viết văn là một điều vô cùng cần thiết, phải làm ngay. Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi rất băn khoăn về việc học tập của các em. Làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao khả năng viết văn của học sinh, nhất là khả năng viết văn của đối tượng học sinh trung bình- yếu là cả một vấn đề đặt ra với cả người học và người dạy. Trò phải hứng thú, say mê viết văn mà không sợ khó, không lệ thuộc quá nhiều vào bài văn mẫu. Thầy phải phát huy được tính tích cực, say mê học tập ở trò, đem đến niềm vui, sự tự tin cho các em nhất là đối tượng học sinh trung bình- yếu. Đó là điều mà tôi luôn luôn trăn trở. Vì thế, tôi đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và thể nghiệm phương pháp dạy cách viết văn nhiều năm và thực hiện đổi mới phương pháp dạy cách viết văn cho đối tượng học sinh trung bình- yếu, góp phần nâng cao chất lượng của môn học. 2. Mục đích nghiên cứu: -Đưa ra phương pháp dạy cách viết văn biểu cảm về sự vât cho đối tượng học sinh trung bình, yếu ở lớp 7 một cách cụ thể, tỉ mỉ trong từng khâu, từng bước trong quá trình việc tạo lập văn bản nhằm nâng cao hiệu quả viết văn biểu cảm.Tổ chức các giờ thực hành viết văn biểu cảm đơn giản, hiệu quả, nhẹ nhàng, tạo hứng thú cho học sinh mà ở đó giáo viên chỉ là người gợi mở dẫn dắt, học sinh là chủ thể của hoạt động. 3. Nội dung nghiên cứu: Nội dung đề tài đề cập đến: Các bước làm một bài văn biểu cảm; cách tìm ý; cách phát triển ý; cách viết đoạn;cách diễn đạt; cách chuyển ý, chuyển đoạn; cách;cách đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào bài văn biểu cảm. Bên cạnh đó là các ví dụ minh họa làm rõ nội dung đề tài qua các bài làm cụ thể của học sinh và thầy cô trong quá trình giảng dạy. 4.Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu: -Phương pháp dạy cách viết văn biểu cảm cho đối tượng học sinh trung bình, yếu ở lớp 7. -Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 7 trường THCS. 5. Thành phần tham gia nghiên cứu: -Đề tài xây dựng trong phạm vi chương trình Ngữ văn lớp 7 ở THCS của tôi, năm học 2015-2016 6. Phương pháp nghiên cứu: Đối với đề tài này tôi sử dụng phương pháp sau: -Phương pháp nghiên cứu lý luận: tìm hiểu những thông tin lý luận về thể loại văn biểu cảm trên các phương tiện: sách báo, sách giáo khoa, sách tham khảo, mạng internet. -Phương pháp điều tra: Trò chuyện với học sinh để hiểu được những vướng mắc, trăn trở của học sinh trong quá trình viết văn biểu cảm từ đó có biện pháp tháo gỡ. -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong dạy cách viết văn biểu cảm để nâng cao trình độ chuyên môn. -Phương pháp thử nghiệm: Áp dụng các phương pháp đã nghiên cứu vào việc dạy cách viết văn biểu cảm cho học sinh trung bình, yếu lớp 7-Trường THCS. Năm học 2015-2016. 7. Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian Nội dung Kết quả Học kì I Nghiên cứu, thử nghiệm Rút ra nhưng kinh nghiệm. Học kì II Viết dề cương hoàn thiện,áp dụng thực tế, so sánh đối chiếu. Hoàn thành sáng kiến. PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 1.Cơ sở lý luận. Dạy cách viết văn biểu cảm cho đối tượng học sinh trung bình- yếu xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực phẩm chất của học sinh, đòi hỏi học sinh phải tăng cường vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Tập làm văn chính là học nghệ thuật sử dụng ngôn từ để rèn luyện khả năng tư duy, khả năng thuyết trình, khả năng lập luận, khả năng lí giải các vấn đề trong đời sống. Để đạt được điều này, cần phải đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với phân môn tập làm văn- Một phân môn mà từ trước đến nay cả người dạy và người học đều thấy khô và khó. Dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, phải gắn liền với thực tiễn. Dạy viết văn biểu cảm cho học sinh trung bình –yếu giáo viên cần sử dụng phương pháp phù hợp, sử dụng tối đa thời gian cho học sinh thực hành, các tiết luyện tâp, thời gian học bồi dưỡng, các tiết tự chọn để các em vận dụng kiến thức đã học vào bài làm một cách hiệu quả. Học sinh cần được coi là trung tâm của các hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo góp phần rèn luyện năng lực, phẩm chất cho người học theo chủ trương của Bộ giáo dục đã đề ra. Đổi mới phương pháp dạy cách viết văn biểu cảm cho đối tượng học sinh trung bình- yếu là việc làm vô cùng cần thiêt để tạo hiệu quả cho môn học. 2.Cơ sở thực tiễn. Đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục mới, đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ: Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn học, khả năng viết văn cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này người giáo không chỉ có kiến thức vững vàng về thể loại Tập làm văn mình đang dạy mà cần phải tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất. Từ đó mới khơi dậy khả năng, niềm say mê học tập ở học sinh. Nhiều người quan niệm rằng: viết văn hay là do năng khiếu. Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng không phải ai sinh ra cũng có năng khiếu trời cho ấy. Bởi, dạy tập làm văn trong trường phổ thông phần lớn là đối tượng học sinh trung bình khá, trung bình, yếu. Vậy làm thế nào để việc viết văn trở nên dễ dàng. Không còn là mối lo ngại ở các em. Tôi thiết nghĩ, dạy viết văn cũng giống như dạy toán, nó cũng có những « công thức « chung, có khuôn mẫu chung cho các dạng đề tập làm văn. Nhất là với đối tượng học sinh trung bình –yếu, trong quá trình dạy ta nên đưa ra một công thức chung. Để từ công thức đó học sinh nhìn vào mà áp dụng, thì việc viết văn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây chất lượng môn Ngữ văn trong các kì thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng.đã được cải thiện nhiều nhưng chưa cao. Điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là dạy viết văn(Tập làm văn) là phân môn khô và khó, các chỉ dẫn về phương pháp chưa nhiều, kiến thức trong sách giáo khoa còn ở dạng hàn lâm, chung chung khó hiểu, giáo viên chưa đi sâu, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất cho các đối tượng học sinh. Những chỉ dẫn trong SGK chỉ phù hợp với đối tượng học sinh khá trở lên còn với đối tượng học sinh trung bình- yếu thì còn hàn lâm, khó hiểu nên các em rất sợ viết, ngại viết. Chỉ viết những bài viết bắt buộc trong chương trình vì thế mà khả năng làm bài tự luận học sinh không được rèn luyện nhiều. Đổi mới phương pháp dạy cách viết văn cho học sinh trung bình- yếu là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết để đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại mới, phù hợp với định hướng chung của Bộ giáo dục trong kì thi trung học phổ thông quốc gia về môn Ngữ văn : Thi theo hình thức tự luận. Viết được văn, làm được văn- Là chìa khóa mở cánh cửa tương lai. Làm cho các em thấy được niềm sung sướng, niềm hạnh phúc, sự tự tin khi tự mình viết được một bài văn mà trước đây các em rất sợ viết. Chỉ khi nào viết văn trở thành nhu cầu : muốn học, muốn viết thì khi đó chất lượng môn học mới được đảm bảo. Để kiểm tra khả năng viết văn của các em tôi đã cho các em làm bài kiểm tra vào đầu năm học. Kết quả thu được như sau : Lớp Số bài Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 7C 46 4 9 13 29 24 52 5 10 3. Các biện pháp, cải tiến. Biện pháp 1: Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn. a. Tìm ý: Bài văn của một học sinh giỏi phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản:”Có ý và có chất văn” (Văn- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội). Điều đó khẳng định tầm quan trọng của hệ thống ý trong một bài văn. Với học sinh trung bình- yếu việc có chất văn trong bài thật khó nhưng nhất thiết phải có ý thì ... g Bíc 3: ViÕt bµi. -Viết đoạn 2 thân bài: +Câu chủ đề: Thật thích thú biết bao khi được ngắm nhìn hình ảnh cây bàng trong mùa xuân. +Tìm chất liệu để viết đoạn: +Diễn đạt các ý thành lời văn : Bước 4 : Kiểm tra, sửa lỗi. *Ghi nhớ : (SGK) II/ LuyÖn tËp: *Gîi ý: Bµi v¨n thæ lé t×nh c¶m tha thiÕt ®èi víi quª h¬ng An Giang. Cã sö dông nh÷ng c©u v¨n biÓu c¶m trùc tiÕp rÊt thiÕt tha. Më bµi: Giíi thiÖu t×nh yªu quª h¬ng An Giang Th©n bµi; thÓ hiÖn t×nh yªu quª h¬ng Tõ tuæi th¬ Trong chiÕn ®Êu vµ nh÷ng tÊm g¬ng yªu níc. 3.Củng cố: Đề văn biểu cảm thường gồm mấy phần? Nêu các bước khi làm văn biểu cảm? V.Hướng dẫn học ở nhà: Tiếp tục rèn luyện các bước khi làm văn biểu cảm từ một đề văn biểu cảm cụ thể. Soạn bài Bánh trôi nước *Rút kinh nghiệm. Tôi đã áp dụng, thử nghiệm đề tài cho học sinh lớp 7C và nhận thấy kết quả rất đáng mừng. Cụ thể bài viết số 3 làm bài tại lớp có kết quả như sau: Lớp Số bài Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 7C 46 17 37 20 43 9 20 0 0 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. Kết luận. Muốn nâng cao chất lượng bộ môn, nhất là khả năng viết văn biểu cảm cho đối tượng học sinh trung bình- yếu đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp. Cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ từng khâu từng công đoạn trong quá trình tạo lập văn bản. Đưa ra một công thức chung nhất cho các dạng đề làm văn. Dạy viết văn cũng đòi hỏi gắn với thực tế, quan sát từ thực tế cuộc sống để đưa vào bài thì bài văn mới sinh động hấp dẫn. Làm cho các em thấy được niềm sung sướng, tự hào khi tự mình viết một bài văn mà không cần sử dụng bài văn mẫu. Chỉ khi nào viết văn trở thành nhu cầu: muốn học, muốn viết thì khi đó chất lượng môn học mới được đảm bảo và phong trào “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” mới thực sự có hiệu quả. Thực tế, trong quá trình dạy viết văn biểu cảm về sự vật cho học sinh lớp 7 tôi áp dụng cách dạy cụ thể tỉ mỉ, đưa về dạng mô hình từ việc tìm ý, lập dàn ý, đến viết phần mở bài, thân bài, kết bài; cách thể hiện cảm xúc cho đến cách kết nối các câu, các đoạn văn đã làm cho học sinh vô cùng hứng thú với các giờ viết văn, giờ luyện tập. Có được nhiều bài văn hay, cảm xúc. Chất lượng bài viết số được nâng cao rõ rệt. Khuyến nghị. -GV cần chủ động nắm vững phương pháp, hướng dẫn học sinh theo tinh thần đổi mới, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiên nay của Bộ giáo dục. -Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên và học sinh về đồ dùng trang thiết bị. -Phụ huynh quan tâm tạo điều kiện về thời gian, mua đủ sách vở đồ dùng, sách tham khảo. Trên đây là một vài thử nghiệm nhỏ của tôi, rất mong sự đóng góp ý kiến từ hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết. Không sao chép nội dung của người khác. Người viết. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 7. Phương pháp viết văn biểu cảm, NXB Đà Nẵng 2003. Một số kiến thức- kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 7 NXB GD 2003 Văn- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2002. PHỤ LỤC MỘT SỐ BÀI LÀM CỦA HỌC SINH LỚP 7 TRONG QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM ĐỀ TÀI Bài viết 1: Đề bài: Cảm nghĩ về người thân. KẹtkẹtkẹtTiếng mở cửa cùng với giọng nói quen thuộc mà ngày nào tôi cũng được nghe trong suốt mấy năm học đầu cấp I: Ngọc ơi! Dậy đi con. Dậy ăn cơm rồi còn đi học chứ. Đó là tiếng của bà ngoại tôi. Một người bà mà tôi luôn yêu thương và kính trọng. Hình ảnh bà luôn hiện lên trong tâm trí của tôi. Thật buồn khi giờ đây bà đã đi xa, có lẽ tôi không bao giờ được gặp bà nữa. Nếu bà còn sống thì năm nay bà đã 62 tuổi. Bà đã đi xa ba năm rồi nhưng tôi không bao giờ quên được hình bóng của bà. Tôi thương lắm cái dáng người gầy gầy, xương xương của bà, chắc bà đã phải vất vả lắm để chăm sóc mẹ tôi, cậu tôi, dì tôi. Thời gian trôi đi thật nhanh, lúc tôi học lớp ba mái tóc của bà vẫn còn đen mượt, vậy mà chỉ có mấy năm mái tóc ấy đã có bao nhiêu sợi bạc trắng. Tôi thương cả đôi bàn tay của bà, đôi bàn tay chỉ có da bọc lấy xương , người ta nói đây là đôi bàn tay vất vả, cả đời vì con vì cháu. Tôi nhớ lắm đôi mắt sáng ngời, dịu hiền luôn nhìn tôi trìu mến. Mỗi khi bà cười những vết nhăn ở mắt lại hằn sâu thêm tôi thương quá. Cả nụ cười hiền hậu, dễ mến của bà cũng làm tôi không sao quên được. Ước gì giờ này bà ở bên tôi. Tôi sẽ nhớ mãi người bà hiền dịu, yêu thương tôi nhất. Nhớ nhất là mỗi khi tôi mắc lỗi, bà không trách mắng mà nhẹ nhàng khuyên bảo: “ Lần sau, nhớ đừng làm như thế nữa nghe chưa. Con hư thế bố đánh cho thì khổ”. Nhớ cả những lúc đi chơi không xin phép, bố mẹ đánh bà thường ôm tôi vào lòng, xoa dầu vào chỗ đau cho tôi, tôi muốn mình được bà ôm như thế thật lâu. Bố mẹ bận đi làm bà là người chăm cho tôi ăn. Thích nhất là món cháo lươn bà nấu, nó mới thơm và đậm đà làm sao, cho đến bây giờ tôi vẫn không quên được mùi vị của nó. Thích lắm mỗi lần bà đi chùa về nữa, bà thường mang về một đùm lộc to, nào xôi, nào quả, nào bánh kẹo. Anh em tôi thi nhau ăn, chia phần. Thật vui!. Tôi mê nhất là vào mỗi buổi tối, được nghe bà kể những câu chuyện cổ tích. Những nhân vật có phép thần thông thật là hấp dẫn, khiến tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Những năm tháng có bà thật vui! Tôi không thể nào quên được những công việc hàng ngày bà làm cho gia đình tôi. Nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ ngăn nắp nhờ bàn tay chăm chỉ của bà, bà dạy sớm dọn dẹp nhà cửa, quét sân nhà, chuẩn bị đồ ăn sáng cho tôi. Mảnh vườn trước nhà nhờ có bà mà đã trở thành vườn rau xanh tốt, đủ loại rau. Thật thích thú biết baokhi được ngắm nhìn những luống rau ấy, rau muống, rau cải, rau mồng tơi, rau rền rau nào cũng xanh non mơn mởn. Những loại rau ấy bà nấu với canh cua thì thật là tuyệt, tôi chưa bao giờ được ăn loại canh nào vừa ngon vừa ngọt như thế. Cả mấy luống khoai lang bà trồng nữa, Chao ôi! Dây khoai thì tươi tốt, những củ khoai đào lên nhũn nhẵn trông nó thật ngon, nhưng còn ngon hơn khi bà cho vào nồi cơm điện hấp, từng củ khoai màu vàng nghệ, vị ngọt đậm của nó khiến tôi không thể nào quên. Cho đến bây giờ, mỗi khi mẹ mua khoai lang về là tôi lại thấy hình ảnh của bà. Có lẽ trên đời này bà là người yêu thương tôi nhất. Tôi hiểu được tấm lòng của bà, hết lòng yêu thương, tận tụy vì con cháu, bà như người mẹ thứ hai của tôi. Càng nghĩ tôi càng thấy yêu bà biết bao. Để đền đáp tình yêu thương đó tôi tự hứa với mình sẽ học tập thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Ước gì bà sống lại để tôi được thưởng thức những món ăn bà nấu, được nghe những câu chuyện bà kể, được bà yêu thương như những ngày còn bé. Bà ơi! Con yêu bà nhất trên đời, con nhớ bà quá! Bài viết 2: Đề bài: Cảm nghĩ về cây phượng. Bài làm. Phượng là một loài cây cho bóng mát, luôn gắn liền với những vui buồn của tuổi học trò nên người ta còn gọi nó là Hoa học trò, là loài cây mà em vô cùng yêu thích. Cây phượng già này được trồng ở giữa sân trường em từ bao giờ em không biết nữa, em chỉ nghe mẹ nói ngày mẹ vào trường cấp II này nó đã xanh tốt rồi. Thật thích thú biết bao khi được ngắm nhìn cây phượng trong mùa xuân. Khi những làn mưa bụi giăng giăng là lúc phượng đâm chồi nảy lộc. Nhìn kìa! Khắp đầu cành, cành trên cành dưới lũ chồi non thi nhau xuất hiện. Chúng lớn nhanh như thổi, xanh biếc, mập mạp, khỏe khoắn, xinh xắn làm sao. Mưa bụi ngớt, nhường chỗ cho những tia nắng ấm áp của mùa xuân chiếu rọi. Lá phượng lớn hơn xòe ra, to dần, xanh mướt. Cả cây phượng như được khoác trên mình chiếc áo choàng màu xanh ngọc bích trông mới đẹp làm sao! Thích nhất là được ngắm nó trong buổi sáng, gió thôi mơn man, những cành lá như đang reo vui, nhảy múa, chơi đùa cùng chúng em. Tôi nhớ nhất là hình ảnh cây phượng khi mùa hạ đến. Phượng không đẹp dịu dàng như mùa xuân nữa mà đẹp một vẻ đẹp cháy bỏng đến lạ kì. Lá phượng xanh thẫm, tán lá như rộng thêm ra. Rợp mát cả khoảng sân rộng trước cửa lớp em. Thật thích thú biết bao khi được ngồi dưới gốc phượng trong những ngày hè oi ả, cùng bạn bè thưởng thức tiếng chim ca ríu rít trong vòm lá, cả giọng ca của những chú ve sầu kia nữa chúng cùng nhau cất lên bản tình ca mùa hạ rộn rã, náo nức mê say. Thế rồi phượng ra những chiếc nụ đầu tiên. Nụ hoa tròn bé xíu như những viên bi mắt mèo lấp lánh trông mới đẹp làm sao. Nhưng đẹp nhất vẫn là lúc phượng nở hoa, hoa phượng nở ra năm cánh đỏ chói như những chiếc đèn lồng đêm trung thu, bừng sáng cả sân trường em. Phượng không ngát hương như muôn loài hoa khác nhưng nó lại quyến rũ vô cùng bởi sắc màu đỏ thắm ấy. Thú vị nhất là được cùng bạn bè chơi trò ép bướm. Những cánh phượng biến thành những con bướm xinh xắn, đỏ chói trong những trang vở trắng tinh. Cả trò chơi chọi gà từ nhưng cành phượng nữa thật vui, em không sao quên được những giây phút ấy. Hoa phượng rực rỡ nhất cũng là lúc học trò chúng em bước vào mùa thi với bao bận rộn, lo lắng. Hoa phượng đẹp biết bao nhiêu nhưng lại là lúc chúng em phải xa trường , xa lớp, xa thầy cô, xa bạn bè, xa cả gốc phượng già, buồn xiết bao! Mùa thu đến, cây phượng thay đổi nhiều quá. Chỉ mới đây thôi phượng đã ra biết bao nhiêu quả non. Từng ngày từng ngày trôi qua, quả phượng cứ lớn dần treo lơ lửng trên cành giữa không trung rộng lớn. Thích nhất là được nhìn lá phượng chuyển màu một màu vàng tươi thật đẹp. Chị gió chỉ khẽ đùa vui đã rơi lả tả như cơn mưa lá vàng giữa mùa thu xanh mát. Lá rơi trên đầu lũ học trò chúng em như những vương miện của nàng công chúa. Quả phượng cũng thật đẹp! To, dài cong cong như cầu vồng khuyết trên vòm là. Những cơn gió mùa đông se lạnh kéo đến, cây phượng chỉ còn lại những cành cây khẳng khiu trụi lá. Nom phượng gầy đi nhiều quá! Nó như một cây củi khô. Ôi! Thương phượng qúa phượng ơi! Nhưng phượng đừng lo nhé! Chúng mình dẫ về đây cùng phượng trải qua mùa đông lạnh giá. Phượng ơi! Mình yêu phượng lắm. Mình hiểu phượng là người bạn thân thiết luôn chở che cho chúng mình bóng mát nghỉ ngơi trong những giờ ra chơi. Mình hứa sẽ học tập thật giỏi đề xứng đáng là bạn của phượng đấy. Mình sẽ nhớ mài và không bao giờ quên những kỉ niệm bên gốc phượng già là bạn đâu!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_viet_van_bieu_cam_ve_s.doc