Sáng kiến kinh nghiệm Một vài nghệ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 E.Laboulaye từng nói: "Mọi người sinh ra trên đời đều có quyền tuyệt đối được giáo dục. Không giáo dục một đứa trẻ là nhốt nó vào cảnh ngu đần, khốn nạn". Thiết nghĩ, một đứa trẻ sinh ra vốn đã được quyền sống, quyền làm người và tất sẽ được quyền giáo dục thành người.

 Như ta biết, một dân tộc muốn tiến bộ thì phải cần dân trí và dân tâm. Dân trí là để phát triển và mở mang đất nước; Dân tâm là để hướng về chân, thiện, mỹ. Muốn khai mang và phát triển đất nước cũng như bảo vệ trường tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thì ắt phải có giáo dục. Thế nhưng, giáo dục như thế nào để con người không rơi vào cảnh thiếu ý thức về nhân phẩm, mất tính nhân văn, suy đồi về đạo đức ? Đó là cả một vấn đề lớn của toàn xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Bởi một con vật sinh ra đã có tất cả những gì thuộc về nó, còn con người thì như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:"Hiền dữ do đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".

 "Lý tưởng của giáo dục là phải dạy con người không chạy theo tình trạng hiện thời của nhân loại mà theo lý tưởng đẹp đẽ về tương lai, nghĩa là lý tưởng của nhân loại và định mệnh hoàn bị"(Kant). Vậy, để hướng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng ta -những chủ nhân "trồng người" phải đào luyện cho trẻ cả về đạo đức(tâm hồn), trí tuệ, thể dục và mỹ dục. Trí là học để biết; đức là học để thực hiện sự sống, thanh lọc tâm hồn; mỹ là học để biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, làm đẹp quê hương, làm giàu cho đất nước; thể là học để rèn luyện thân thể khỏe mạnh, cho tinh thần tráng kiệt, cho trí óc minh mẫn. Cái biết ở nhà trường là hành trang bước vào đời, là nhịp cầu đưa vào ngưỡng cửa cuộc đời muôn mặt. Thế nhưng, từ học đường ra xã hội không chỉ có bằng cấp, danh vọng, địa vị mà cần phải có đức hạnh thì giá trị con người mới được nâng cao toàn diện. Có như vậy, xã hội mới mong được tốt đẹp.

 

doc 48 trang cucpham 25/07/2022 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài nghệ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài nghệ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài nghệ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả
"Tạo vật tốt đẹp nhất ở trên thế gian này là con người được hấp thụ một nền giáo dục tốt đẹp"(Eâpictét)
ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ LỚP CHỦ NHIỆM CÓ HIỆU QUẢ
"Kinh nghiệm là một ông thầy tốt nhất trong những ông thầy, chỉ có điều là học phí đã phải trả quá nặng"(CácLil).
MỘT SỐ QUY ƯỚC VỀ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN NÀY
- GVCN	: Giáo viên chủ nhiệm 
- HS	: học sinh 
- XHCN	: Xã hội chủ nghĩa 
- ĐHBK	: Đại học bách khoa 
- GV	: Giáo viên 
- GVBM	: Giáo viên bộ môn 
- BCS	: Ban cán sự 
- PHT	: Phó học tập 
- BCH	: Ban chấp hành 
- SLL	: Sổ liên lạc 
- KT	: Kiểm tra 
- ĐTDĐ	: Điện thoại di động 
- X-S-Đ	: xanh - sạch - đẹp 
- CP, KP	: Có phép, không phép 
- HK	: Hạnh kiểm 
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 E.Laboulaye từng nói: "Mọi người sinh ra trên đời đều có quyền tuyệt đối được giáo dục. Không giáo dục một đứa trẻ là nhốt nó vào cảnh ngu đần, khốn nạn". Thiết nghĩ, một đứa trẻ sinh ra vốn đã được quyền sống, quyền làm người và tất sẽ được quyền giáo dục thành người.
 Như ta biết, một dân tộc muốn tiến bộ thì phải cần dân trí và dân tâm. Dân trí là để phát triển và mở mang đất nước; Dân tâm là để hướng về chân, thiện, mỹ. Muốn khai mang và phát triển đất nước cũng như bảo vệ trường tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thì ắt phải có giáo dục. Thế nhưng, giáo dục như thế nào để con người không rơi vào cảnh thiếu ý thức về nhân phẩm, mất tính nhân văn, suy đồi về đạo đức ? Đó là cả một vấn đề lớn của toàn xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Bởi một con vật sinh ra đã có tất cả những gì thuộc về nó, còn con người thì như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:"Hiền dữ do đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".
 "Lý tưởng của giáo dục là phải dạy con người không chạy theo tình trạng hiện thời của nhân loại mà theo lý tưởng đẹp đẽ về tương lai, nghĩa là lý tưởng của nhân loại và định mệnh hoàn bị"(Kant). Vậy, để hướng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng ta -những chủ nhân "trồng người" phải đào luyện cho trẻ cả về đạo đức(tâm hồn), trí tuệ, thể dục và mỹ dục. Trí là học để biết; đức là học để thực hiện sự sống, thanh lọc tâm hồn; mỹ là học để biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, làm đẹp quê hương, làm giàu cho đất nước; thể là học để rèn luyện thân thể khỏe mạnh, cho tinh thần tráng kiệt, cho trí óc minh mẫn. Cái biết ở nhà trường là hành trang bước vào đời, là nhịp cầu đưa vào ngưỡng cửa cuộc đời muôn mặt. Thế nhưng, từ học đường ra xã hội không chỉ có bằng cấp, danh vọng, địa vị mà cần phải có đức hạnh thì giá trị con người mới được nâng cao toàn diện. Có như vậy, xã hội mới mong được tốt đẹp.
 Tiếc thay, thực tế tỉ lệ nghịch với lý tưởng giáo dục mà xã hội đặt ra. Khi nền kinh tế chuyển biến, nâng đời sống vật chất và tinh thần của người dân lên thì hiện tượng học sinh vi phạm nội quy trường lớp, thậm chí vi phạm pháp luật ngày một tăng lên. Lớp học có lúc không còn là nơi để các em hàng ngày rèn luyện bản thân mà là một khối hỗn hợp, một nơi tụ tập để học đòi, ăn chơi, lêu lỏng...Tính trung thực, ý thức vẹ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp, ý thức rèn luyện nói lời hay làm việc tốt, tuân thủ nề nếp, kỷ luật kỷ cương, xây dựng tình thương và trách nhiệm ở các em dường như ngày một xa vời. Những tiếng thở dài ngao ngán, những cái lắc đầu chán chường, những khuôn mặt buồn rầu giận dữ, những bước đi nặng nề của thầy cô giáo từ trong lớp học bước ra đã nói lên điều này.
 Nguyên nhân nào đã gây nên tình trạng như thế ?
 -Nhìn từ phía gia đình: Vì nhu cầu vật chất, vì hoàn cảnh xã hội đặt căn bản tiền tài trên lợi danh. Tất cả điều lệ thuộc vào đồng tiền. Vì vậy, có không ít người đã dùng mọi cách, mọi phương tiện để đạt được mục đích. Trong đó có người làm ngày làm đêm vất vả để tạo ra đồng tiền, có ngưòi phạm pháp để mưu cầu trục lợi cho bản thân và gia đình. Chính vì vấn đề mưu sinh quá nặng trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay mà đa số cha mẹ, gia tộc ít quan tâm, gần gũi, chia sẻ, động viên và dạy dỗ con cái nên người.
 - Về phía xã hội: Thời buổi công nghệ, máy móc thay thế sức người cũng như óc sáng tạo của con người ngày càng tinh vi hơn. Thay vì những buổi rong chơi nơi nơi đầu làng cuối xóm để nghe, để thấy những phong tục tập quán, những trò chơi dân gian thì các em chỉ quây quần bên máy vi tính, Internet, ti vi, game,đời sống bị thu hẹp trong bốn bức tường, cộng với nếp sống tự do Tây Tàu thâm nhập, các em sớm tiếp xúc với các hình ảnh mang tính chất khiêu dâm từ sách báo, phim ảnh, lời quảng cáo láo khoét, các kiểu quần áo hở hang, nếp sống chạy theo khoa bảng,v.v...Biết bao nhiêu bất công và bất lương trong cuộc sống thường nhật xảy ra. Bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho các em thấy rằng mình như đang đứng trước ngã năm ngã bảy đường, nếu như không có người hướng đạo tốt chỉ đường cho các em đi thì sẽ vấp ngã ngay trên đường đời tấp nập xô bồ trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Bởi vì, mỗi ngã rẽ là một bước ngoặt quyết định cho cuộc đời. Và giáo viên chủ nhiệm chính là người hướng đường, hướng đạo cho các em đi đúng lối để rèn luyện các em thành tài-thành người hữu dụng cho gia đình và xã hội.
 - Về phía nhà trường: Nhìn chung giáo viên đứng lớp chỉ chú trọng đầu tư công sức cũng như thời gian cho việc truyền đạt kiến thức. Giáo viên chỉ băn khoăn lo lắng làm sao để "rót" cho hết một khối lượng kiến thức khổng lồ với với thời gian có hạn ? Làm sao để học sinh vừa nắm được bài vừa không trễ chương trình ? Giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc "dạy người". Giáo viên chủ nhiệm, bên cạnh một số ít người có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, yêu người, coi việc dạy chữ như dạy người thì đa số giáo viên hoặc vì gánh nặng gia đình, hoặc vì sự tha hóa của cuộc sống, hoặc vì bất lực trước tình trạng đạo đức xuống cấp của học sinh, hoặc thờ ơ, hoặc rất nhiệt tình nhưng không có nghệ thuật ứng xử, không có biện pháp giáo dục thích hợp, không có kỹ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả cho nên dẫn đến tình trạng lớp học trì trệ, lộn xộn, vô tổ chức, vô kỷ luật, vắng học, bỏ học nhiều, nói tục, chửi thề, lừa thầy dối bạn v.v...dường như đã trở thành thói quen tật xấu in hằn trong nếp sống và nếp nghĩ của các em.
 Tôi không chắc khẳng định từ phía nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng như trên. Nhưng là một giáo viên trong nghề có tâm huyết, có lòng yêu nghề, yêu người, tôi đây không khỏi chạnh lòng nhức nhối về thực trạng trên. Thế nhưng, tôi vẫn tin rằng về bản chất con người, dù học sinh có hư hỏng, có bị tiêm nhiễm tật xấu đến đâu nhưng trong sâu thẳm tâm hồn còn non nớt ấy các em vẫn tìm ẩn những ước mơ, những nguyện vọng thầm kín đầy nhân bản và hồn nhiên. Các em cần sự đồng cảm, sự yêu thương, sự uốn nắn, sự dạy dỗ từ cha mẹ, thầy cô, đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng và cần thiết. Họ thực sự là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể XHCN mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy những khả năng tiềm ẩn của học sinh.
 Kính thưa quý vị đồng nghiệp !
 Giáo dục nhân cách cho học sinh là một vấn đề rất được quan tâm của nền giáo dục nước nhà. Là một giáo viên chủ nhiệm tốt, không chỉ là mong muốn của riêng tôi mà là mong muốn của tất cả giáo viên dạy ở trường phổ thông. Trong cuộc mưu sinh, con người phải vật lộn với cuộc sống vì gánh nặng gia đình có bao nhiêu người đi dạy kiếm tiền nhưng cũng có biết bao nhiêu người đi dạy vì tình yêu nghề nghiệp. Họ phấn đấu dạy thật tốt, hướng dẫn học sinh học thật giỏi. Điều nàykhông chỉ học sinh mà chính họ cũng tìm thấy niềm vui và hạnh phúc lớn lao khi học sinh mình thành đạt.
 Xuất phát từ những mong muốn trên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, học hỏi ở những bậc vĩ nhân, thiện nhân, học ở đồng nghiệp, ở học sinh thân yêu sau mỗi tiết dạy, học ở mọi lúc mọi nơi để tích lũy cho mình vốn sống thật phong phú, phương pháp giáo dục và quản lý lớp có hiệu qủa. Aùp dụng vào thực tiễn chủ nhiệm, tôi đã đạt được nhiều kết quả cao như mong muốn. Từ đó rút ra thành sáng kiến kinh nghiệm. Hy vọng rằng qua "MỘT VÀI NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ LỚP CHỦ NHIỆM CÓ HIỆU QUẢ" này sẽ giúp cho đồng nghiệp có thêm tư liệu tham khảo, đồng thời giúp ích phần nào cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo và quản lý học sinh của trường ta nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
 Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân người viết nên những phiếm khuyết chắc chắn là điều không tránh khỏi. Mong rắng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như lời phê bình chân tình từ phía đồng nghiệp, ban chỉ đạo chuyên môn để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ... nh,vì sao phải có ý kiến và chữ ký của phụ huynh. Sẽ không có ý nghĩa gì khi bài chép phạt ,bản kiểm điểm,giấy xin phép,sổ liên lạc của học sinh không có chữ ký của phụ huynh. Xõem như đây là một hình thức liên lạc, trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình một cách gián tiếp .Thông qua bài chép phạt,qua sổ liên lạc ... phụ huynh sẽ biết được con mình đã vi phạm những lỗi gì để rồi sửa chữa,uốn nắn,tìm cách khắc phục. 
 + Cho phụ huynh nắm rõ họ tên giáo viên phụ trách từng bộ môn,địa chỉ cụ thể để phụ huynh có thể liên lạc trực tiếp nếu cần.
 + Ngoài việc thông báo công khai thu chi các khoản của trường,GVCN có thể nói rõ những khoản đóng góp của lớp và chi vào những hoạt động cụ thể nào để phụ huynh nắm rõ mà quản lý con mình không cho tiền học sinh tiêu phí không đúng mục đích sử dụng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến học sinh hư hỏng .Bởi cha mẹ không cho tiền thì lấy đâu vào quán ? Không có tiền thì lấy đâu đua đòi bè bạn ? Lấy gì để ăn chơi lêu lỏng ?v.v...
 7.3/ Ghi lại ngắn gọn những gì phụ huynh học sinh trao đổi với bạn.Đó có thể là cơ sở cho các cuộc trao đổi tiếp theo.
 7.4/ Không nên cố giắng kết thúc sớm, có thể bạn đang mệt mỏi, nên nhớ rằng phụ huynh học sinh đã phải chờ đợi rất lâu để gặp bạn và họ đáng được bạn quan tâm đáp lại không nên làm họ hụt hẫng và thất vọng về lần gặp gỡ này.
 7.5/ Nếu gặp phụ huynh khó tính hay phàn nàn,kêu ca bạn phải biết kiên nhẫn lắng nghe không nên sa đà vào tranh luận về những khuyết điểm của giáo viên khác,cũng không nên cố giắng bảo vệ ngay.Hãy để cho họ nói hết các thắc mắc,quan tâm của họ ;trong thời gian này bạn chuẩn bị để đáp ứng lại.
 7. 6/ Sưu tầm và phát các tài liệu liên quan đến việc dạy con ngoan cho phụ huynh để tham khảo. Khuyến khích phụ huynh đưa ra những phương pháp hay về việc quản lý và dạy con nên người.
 Có người đã ví rằng làm nghề øgiáo cũng như làm dâu trăm họ. Quả thật,giáo dục một học sinh nên người đã khó,làm cho tất cả phụ huynh hài lòng về kết quả giáo dục lại càng khó hơn.Vì vậy đòi hỏi người thầy phải có những nghệ thuật ứng xử thật khéo léo, thật linh hoạt thì mới mong được trở thành "nàng dâu "tốt trong mắt trăm họ.
 III. KÊT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 1. Về phía giáo viên::
 Nhờ có nghệ thuật giáo dục trong cách ứng xử với học sinh được đề cập trong sáng kiến này,nó đã giúp tôi rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. Có được uy tín cao,có được niềm tin lớn không chỉ đối với học trò mà còn với đồng nghiệp.Đây chính là phương tiện tinh thần giúp tôi hành nghề đạt kết quả cao. Cụ thể như sau:
 -Những năm 2000-2001;2002-2003: Khi chưa áp dụng sáng kiến này,học sinh lớp tôi quản nhiệm rất lộn xộn, kết quả thi đua hàng tuần vẫn ổn định ở thứ hạng 28 đến 32 trên tổng số lớp 32. Tương úng với vị thứ thi đua là kết quả học lực, hạnh kiểm thấp hợn chất lượng ban đầu một bậc. Học sinh lên lớp thẳng khoảng 70%.
 - Năm 2003-2004:Tôi mới đưa sáng kiến này thử nghiệm, chưa thực hiện đồng bộ nhưng cũng có kết quả khả quan tuy chưa thật cao so với chất lượng ban đầu. Kết quả thi đua hàng tuần dao động có tuần 17,18; có tuần xuống đến 20 nhưng có tuần lên hạng 5,6. Nhìn chung có tiến bộ so với các năm trước. Về học lực và hạnh kiểm giữ vững so với chất lượng đầu năm.
 - Năm 2004-2005:Nhờ áp dụng mạnh dạng sáng kiến nàyvào việc quản lý lớp chủ nhiệm mà tôi đã đạt kết quả rất khả quan. Kết quả thi đua hàng tuần luôn ổn định ở vị thứ 1 đến 5, Kết quả cuối năm hạng 5 trên tổng số 43 lớp. Về hạnh kiểm 100% khá tốt; Học lực 95% lên lớp thẳng(2/42 HS thi lại).Vượt bậc so với chất lượng ban đầu.
 - Năm 2005-2006:Kết quả thi đua hàng tuần vần thường dẫn đầu các lớp . Kết quả cuối năm hạng nhất trên toàn trường. Kết quả hạnh kiểm 100%khá tốt; học lực vượt bậc so với chất lượng ban đầu.
 -Năm 2006-2007:Kết quả hàng tuần cũng thường dẫn đầu các lớp. Kết quả học kỳ I hạng 2(kém lớp nhất 2 điểm). Cả năm hạng nhất(trong khi đó năm trước lớp 10 giáo viên khác chủ nhiệm hàng tuần ổn định ở vị thứ 28 đến 30. Cả năm hạng 30 trên 46 lớp).Về học lực 100% lên lớp thẳng và hạnh kiểm 100% khá tốt -vươt một bậc so với chất lượng ban đầu .
 2. Về phía học sinh: 
 So với năm học tôi chưa áp dụng sáng kiến này thì học sinh có ý thức học tập và rèn luyên đạo đức nhiều hơn.Ngoan ngoãn,lễ phép,yêu thương đoàn kết cùng giúp nhau trong học tập. Và lớp học đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn thu hút các em có mặt hàng ngày, hàng giờ không còn tình trạng lừa thầy dối mẹ để trốn học đi chơi v.v... Đó chính là thành công mà tôi mong đợi từ bao năm qua.
C. PHẦN KẾT LUẬN
 Vốn sinh ra con người đã có tinh thần hướng thượng, một tâm hồn trong sạch, một ý chí vươn lên, một khát vọng được làm người chân chính, nhưng bản năng lại có những khuynh hướng sa lầy vào những cám dỗ dục tình và ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu, tức là dễ bị lực ác, những cám dỗ của cuộc đời xô ngã hơn tự ý đi lên nếu năng lực tinh thần không được kích động, không được giáo dục trong môi trường lành mạnh. Khi còn học ở trường phổ thông -tuổi thơ của các em trong sáng biết chừng nào, nó như một tờ giấy trắng tinh khiết chưa bị vết đen của cuộc đời làm ô bẩn, nó mãi mãi ngát hương giữa vườn hoa rực rỡ trong ánh nắng mùa xuân tươi đẹp . Có chăng những hư hỏng lêu lỏng là vì các em không may mắn được sinh ra trong môi trường giáo dục không thuận lợi. Bởi vậy trách nhiệm nặng nề mà vinh quang của chúng ta-những kỹ sư trồng người hãy dạy cho các em biết can đảm vượt lên trên hoàn cảch, vượt lên trên chính mình. Biết quý trọng linh hồn, tiết dục thân thể không nghiện ngập, cờ bạc, hút chích, nên thể thao và luôn học hành để mở mang trí tuệ, biết thương yêu, lấy lòng nhân ái đối xử với mọi người, lấy tình thương xóa bỏ hận thù, biết "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". 
. Dạy như thế nào để học sinh biết ghét những thói hư, tật xấu của chính nếp sống nó, để rồi từ bỏ nó với một mong muốn rèn giũa mình trở thành một công dân tốt trong một tập thể tiên tiến vững mạnh là điều không phải ai ai cũng làm được. Nhưng thầy cô chớ có bi quan chán nản mà hãy cười lên đi! Hãy đứng vững vàng trong bất cứ trường lớp nào. Hãy thắp lên niềm tin cho con trẻ, hãy là ánh dương rực rỡ trên vòm trời bình yên. Bởi vì "Bất cứ công việc nào cũng chứa đựng một phần thưởng đặc biệt bí ẩn"(SVanLêBéc). 
 Các đồng nghiệp kính mến!
 "Những người nào không viết không biết được những kỳ ảo của nó. Ngày xưa tôi luôn luôn đau đớn vì không biết vẽ; nhưng bây giờ lòng tôi phơi phới vì ít ra tôi đã có thể viết"(Nhật ký Đặng Thùy Trâm). Có lẽ,nói ra những cảm nghĩ của mình qua trang viết là điều tuyệt diệu nhất không chỉ có ở Thùy Trâm mà với tôi, nó luôn là một nguồn động viên khích lệ tinh thần lớn lao. Ứng với mỗi dòng chữ là mỗi lời tâm huyết của người thầy, là những nghĩ suy trăn trở tự đáy lòng mình với mong muốn rằng, sáng kiến này sẽ được áp dụng rộng rãi hơn để phần nào tháo gỡ những khó khăn, những vướng mắc từ phía đồng nghiệp về công tác giáo dục và quản lý lớp chủ nhiệm hiện nay.
 Vì thời gian có hạn, phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm chưa nhiều, vấn đề quản lý và giáo dục học sinh chủ nhiệm cũng có đa phương, nhiều kế. Do vây, không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Rất mong được sự cảm thông, chia sẻ từ phía đồng nghiệp, sự chỉ đạo tận tình từ ban chỉ đạo hội đồng khoa học để tôi ngày một hoàn thiện hơn sáng kiến này nhằm cải thiện phần nào chất lượng giáo dục và quản lý lớp chủ nhiệm trong tình hình hiện nay.
 Đồng Xoài ngày 30 tháng 4 năm 2007
Người viết
Lê Thị Thu Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp sư phạm (Bộ GD&ĐT) 
2. Sự giao tiếp sư phạm (NXB GD ) 
3. Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa (NXB GD) 
4. Luật giáo dục (Bộ GD&ĐT) 
5. Từ điển thuật ngữ văn học 
6. Từ điển tiếng Việt 
7. Tây phương xử thế (NXB Đồng Nai) 
MỤC LỤC 
Trang: 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 	3
I. Lý do chọn đề tài 	4
II. Giới hạn đề tài 	7
B. Phần Nội dung 	8
I. Giáo viên chủ nhiệm 	9
1. Dạy trò nên người trước hết bằng tấm gương sinh động trong sáng của chính người thầy.	9 
2. Giáo viên chủ nhiệm đảm bảo sự công bằng trong giảng dạy 
và trong quản lý 	15
II. Một vài nghệ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả 	18
1. Nghệ thuật trong lần đầu tiên tiếp xúc với lớp 	18
2. Nghệ thuật bầu chọn ban cán sự lớp 	19
3. Nghệ thuật theo dõi giáo dục học sinh 	23
4. Biểu điểm thi đua 	27
5. Nghệ thuật định hướng qua bộ sưu tập chân dung học sinh 	30
6. Nghệ thuật quản lý học sinh vắng học, bỏ học 	31
7. Nghệ thuật gặp gỡ phụ huynh 	34
III. Kết quả đạt được 	38
C. Phần kết luận 	40
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT ĐỒNG XOÀI 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_nghe_thuat_quan_ly_lop_chu_nhi.doc