Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ” trong phân môn Tiếng Việt

Cách nhận biết.

- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để tạo nên một hình ảnh cụ thể hàm súc cho sự diễn đạt . Nghĩa là đem cái chưa biết, chưa rõ đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.

Khi dạy bài này, bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc của nó.

Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế.

- Vế A ( Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

- Vế B ( Nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế a)

Giữa hai vế thường có:

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

- Từ ngữ so sánh

Hoặc có thể vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh, hoặc vắng từ ngữ so sánh , hoặc cả hai.

Sau khi tìm hiểu giáo viên cho học sinh rút ra mô hình của phép so sánh rất đa dạng để học sinh, đặc biệt là học sinh yêú, trung bình để nhận biết. Mỗi dạng giáo viên lấy nhanh hoặc cho học sinh lấy nhanh một ví dụ để minh họa.

- Dạng đầy đủ:

Vế A +PDSS(Phương diện so sánh)+ TNSS(Từ ngữ so sánh)+ Vế B

Ví dụ : Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường

 VA PDSS TNSS VB

thành vô tận

- Dạng biến đổi ít nhiều.

- Vế A + TSS + Vế B

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành

 VA TSS VB

-Vế A + Vế B

Ví dụ: Tấc đất tấc vàng

 VA VB

- TNSS + Vế B + Vế A

Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục

 TSS VB VB

- Vế B + Vế A

Ví dụ: Trường Sơn: Chí lớn công cha

 VB VA

 

doc 21 trang cucpham 8500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ” trong phân môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ” trong phân môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ” trong phân môn Tiếng Việt
PHẦN I.
I. Lí do chọn đề tài.
- Môn ngữ văn cũng như những bộ môn khoa học khác nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống và phát triển tư duy của con người .
Môn ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm,tư tưởng ,tình cảm cho học sinh, nó còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em học tốt hơn các bộ môn khác. 
Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS nói chung, phần Tiếng Việt nói riêng đã mang lại cho con người hiểu được giá trị đặc sắc của nghệ thuật, biết thưởng thức những cái hay, cái đẹp ý nghĩa cuộc đời qua những áng thơ văn .
- Trong quá trình dạy học phân môn Tiếng việt, tôi nhận thấy học sinh, đặc biệt là học sinh khối 6 chưa có vốn từ phong phú, hiểu từ, ngữ, nghĩa còn mơ hồ dẫn đến tình trạng các em còn viết sai chính tả, sai ngữ nghĩa và ít có học sinh dùng từ, đặt câu cho hay.
- Khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ tôi thấy học sinh hiểu khái niệm còn chung chung chưa đi sâu tìm hiểu giá trị biểu đạt và vận dụng chưa linh hoạt các phép tu từ này vào Tìm hiểu và tạo lập văn bản, trong giao tiếp Một số học sinh còn lẫn lộn giữa các phép tu từ với nhau dẫn đến hiểu sai, vận dụng sai.
- Để học sinh nhận biết, tìm hiểu đúng giá trị nghệ thuật và vận dụng có hiệu quả các phép tu từ này đòi hỏi người giáo viện phải hướng học sinh một cách cụ thể , tỉ mĩ gần gũi với tư duỵ, nhận thức của các em về cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật cách vận dụng các phép tu từ vào nói, viết. Nghĩa là gắn với những hiểu biết từ thực tế cuộc sống và những hiểu biết cơ bản mà các em đã phân tích tìm hiểu ở phần văn bản. Như vậy quá trình dạy học phân môn tiếng việt sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, học sinh sẽ nhận biết chắc hơn , hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của mỗi phép tu từ, tránh nhầm lẫn giữa phép tu từ này với phép tu từ kia. Đồng thời cũng một lần nữa củng cố thêm kiến thức về văn học, về cuộc sống và luyện cho học sinh cách viết lời văn trau chuốt , có hình ảnh, hàm súc, có tính biểu cảm cao.
- Từ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như dạy các phép tu từ. Đó là cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng và phân biệt các phép tu từ, cách bình các biện pháp tu từ. Từ đó học sinh sẽ biết sử dụng các phép tu từ trên một cách chuẩn xác, hay hơn.
II. Giới hạn đề tài:
Trong sáng kiến này, tôi đề cập đến nội dung “Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ : So sánh, ẩn dụ, hoán dụ.” Trong phân môn tiếng việt.
III. Mục đích nghiên cứu.
- Vấn để: Làm thế nào để có phương pháp dạy học tốt nâng cao chất lượng về một số biện pháp tu từ cho học sinh lớp 6. Bản thân tôi mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, mục đích của đề tài giúp học sinh không những hiểu đúng các biện pháp tu từ mà còn giúp các em yêu thích Tiếng Việt hơn.
 PHẦN II: 
 NỘI DUNG
I: Thực trạng.
- Dạy học văn chương nói chung vừa dạy môn khoa học vừa dạy môn nghệ thuật bởi văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đối với phân môn Tiếng Việt nói riêng đặc biệt các biện pháp tu từ người giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện được : Cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng các phép tu từ trong khi nói và viếtcác tín hiệu nghệ thuật của mỗi biện pháp tu từ từ đó giúp các em cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của tiếng việt.
- Quá trình dạy học phân môn Tiếng Việt chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn:
* Đối với học sinh:
- Do điều kiện kinh tế cũng như sự quan tâm của phụ huynh chưa cao, cùng với ý thức tự học của các em còn thấp: lười học, không chịu suy nghĩ động nãoChính vì thế trong quá trình học tập chưa đạt được hiệu quả cao.
- Học các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ , các em chưa xác định được khái niệm của mỗi phép tu từ, còn lẫn lộn giữa các phép tu từ, chưa phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các phép tu từ đó, nên dẫn đến việc hiểu sai hoặc hiểu chưa rõ về giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của mỗi phép tu từ.
 - Trong mỗi bài kiểm tra tiếng việt các em còn rất lúng túng khi xác định các phép tu từ và phân tích ý nghĩa trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn.
* Đối với giáo viên:
- Một số giáo viên khi dạy các phép tu từ còn gặp nhiều khó khăn, nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao như: Dạy chưa hết bài, hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa tỉ mỉ, cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng tu từ vào bài viết chưa cao, dẫn chứng trong bài dạy còn nghèo, chưa biết dùng đoạn văn mẫu để các em học tập, chưa phát huy hết khả năng của học sinh.. .
Từ thực trạng đó, trong quá trình dạy các bài về biện pháp tu từ. Tôi nghĩ rằng đối với một giáo viên dạy ngữ văn đặc biệt khi dạy phần này cần chú ý những yêu cầu sau:
- Phải khơi gợi hứng thú cảm nhận cho các em, tạo cơ sở để các em phát huy cảm nhận về giá trị của các biện pháp tu từ.
- Phải hướng dẫn học sinh một cách cụ thể, tỉ mĩ về cách nhận biết, cách cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào bài viết của mình. 
II. Phương pháp dạy học cụ thể:
1. Phép tu từ so sánh 
a. Cách nhận biết.
- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để tạo nên một hình ảnh cụ thể hàm súc cho sự diễn đạt . Nghĩa là đem cái chưa biết, chưa rõ đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.
Khi dạy bài này, bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc của nó.
Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế. 
- Vế A ( Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
- Vế B ( Nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế a)
Giữa hai vế thường có:
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ so sánh
Hoặc có thể vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh, hoặc vắng từ ngữ so sánh , hoặc cả hai.
Sau khi tìm hiểu giáo viên cho học sinh rút ra mô hình của phép so sánh rất đa dạng để học sinh, đặc biệt là học sinh yêú, trung bình để nhận biết. Mỗi dạng giáo viên lấy nhanh hoặc cho học sinh lấy nhanh một ví dụ để minh họa.
- Dạng đầy đủ:
Vế A +PDSS(Phương diện so sánh)+ TNSS(Từ ngữ so sánh)+ Vế B
Ví dụ : Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường 
 VA PDSS TNSS	VB	
thành vô tận
- Dạng biến đổi ít nhiều.
- Vế A + TSS + Vế B
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
 VA TSS VB
-Vế A + Vế B
Ví dụ: Tấc đất tấc vàng
	 VA VB
- TNSS + Vế B + Vế A
Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục
 TSS	 VB VB
- Vế B + Vế A
Ví dụ: Trường Sơn: Chí lớn công cha
	 VB VA
b. Cách tìm giá trị nghệ thuật.
- Trong phép so sánh, để làm rõ A ( Sự vật được so sánh) Thường người ta lấy B ( Sự vật dùng để so sánh) Bao giờ cũng cụ thể, quen thuộc với nhiều người và giàu hình ảnh.
- Sau khi học sinh đã tìm được phép so sánh trong các mẫu ví dụ giáo viên cần hướng dẫn hoc sinh phân tích nội dung, ý nghĩa của vế B thì nội dung của vế A và nội dung toàn câu sẽ được làm rõ . Muốn hiểu được vế B một cách chuẩn xác buộc chúng ta phải sử dụng vốn hiểu biết từ thực tế, vốn kiến thức văn học đã có. Khi các em làm tốt khâu này các em đã tìm được giá trị nghệ thuật đích thực của phép tu từ này.
Cụ thể khi phân tích ví dụ:
Ví dụ 1. Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc.
Trẻ em như búp trên cành
 VA TSS VB.
H: Tại sao tác giả lại so sánh “Trẻ em” với “Búp trên cành”?
-> Trẻ em và búp trên cành cũng là các sự vật đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển.
- Từ những đặc điểm về màu sắc, về trạng thái non tơ của “Búp trên cành” đã giúp người đọc liên tưởng tới đặc điểm tươi trẻ, tràn trề sức sống của trẻ em.
Ví dụ 2: 
“ Cái chàng đế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện”
 ( Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)
- Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc của ví dụ.
Cái chàng đế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã 
 VA PDSS TSS
 	 nghiện thuốc phiện.
	VB
H: Em hiểu “ Gã nghiện thuốc phiện” Là người như thế nào?
-> Dáng người gầy gò, ốm yếu , da vàng tái, đi liêu xiêu
H: Thông qua hình ảnh dùng để so sánh, tác giả muốn khẳng định điều gì về anh chàng Dế Choắt?
-> Cách so sánh này làm rõ hơn cái ốm yếu , quoặt quẹo, yểu tướng của anh chàng Dế Choắt.
c. Lời bình phép tu từ so sánh 
- Hạn chế đối với học sinh: Phần lớn việc cảm nhận giá trị biện pháp tu từ so sánh của học sinh trong một bài viết cụ thể, các em chỉ nêu được phép tu từ và nêu tác dụng của vế A và vế B mà thôi, các em chưa biết dùng lời bình để làm rõ ý nghĩa của biện pháp tu từ đó trong một đoạn thơ, đoạn văn . Từ đó các em chưa cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc cũng như ý đồ của tác giả. Để giúp các em có kĩ năng dùng lời bình trong phép tu từ so sánh tôi có thể đưa ra ví dụ như sau? 
Ví dụ:
“ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa nghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”
H: Thông qua hình ảnh dũng sĩ để so sánh em thấy dượng Hương Thư hiện lên như thế nào?
Bình: Hình ảnh dùng để so sánh này gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp thể chất và sự dũng mãnh của dượng Hương Thư như một người anh hùng khi vượt thác, và thông qua hình ảnh dùng để so sánh này ta cũng thấy được dụng ý của nhà văn: Ở ngoài đời dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ , tính nết nhu mì, ai cũng gọi vâng vâng, dạ dạ nhưng khi vượt thác , dượng trở thành người hoàn toàn khác. Phải chăng, khi cần vượt qua thử thách, con người Việt Nam vốn bình thường trong cuộc sống bổng lớn dậy với vẻ đẹp phi thường.
- Khi học sinh đã nhuần nhuyễn trong cách tìm giá trị nghệ thuật của phép tu từ so sánh thì các em dễ dàng vận dụng vào tìm hiểu , tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản miêu tả.
d. Sử dụng thành ngữ so sánh.
- Khi dạy phép so sánh, giáo viên dành một ít thời gian để học sinh tìm các thành ngữ so sánh, bởi khi học sinh biết vận dụng thành ngữ so sánh thích hợp vào nói, viết sẽ tạo ra nhiều hình  ... khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có cùng một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới về đối tượng về bản chất, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau. Tuy nhiên cần phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ. 
- Sự giống nhau giữa ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ chính là cách liên tưởng để rút ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ cũng như so sánh tu từ.
Ví dụ:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi
(Nguyễn Du) 
Hai đối tượng được so sánh ở đây (hoa và người con gái, con bướm và chàng trai) có sự tương đồng là sự tinh túy, xinh đẹp; sự kiếm tìm cái đẹp và 
tình yêu. Hoa gắn liền với hương thơm, màu sắc. Hoa đẹp nhưng chóng tàn, giống như người con gái đẹp nhưng tuổi xuân mau phai nhạt. Mối quan hệ của bướm với hoa (bướm say hoa, bướm gần hoa, bướm lượn vành bén hoa) là mối quan hệ để duy trì nòi giống nếu xét trên quan điểm sinh học. Thiếu sự cộng sinh ấy thì cả cây và bướm đều bị đe dọa tuyệt diệt. Từ sự tương đồng ấy, người con gái trong ca dao muốn nói tới cảnh ngộ của mình và lời oán thán đối với chàng trai nọ trong tình yêu đôi lứa.
3: Phép tu từ hoán dụ.
a. Cách nhận biết.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
- Khi giảng bài này để tránh cách dạy áp đặt đòi hỏi giáo viên phải cho học sinh hiểu thêm hoàn cảnh lịch sử ra đời của câu thơ, bài thơ trong ví dụ 1(SGK).
Khổ thơ lục bát :
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
 (Tố Hữu)
Câu thơ này nhà thơ Tố Hữu viết về người lao động của nước ta thời kì Cách Mạng T8. Thời ấy, y phục đặc trưng của người nông dân là áo nâu, của người công nhân là áo xanh.
H : Các từ in đậm trong câu thơ chỉ ai ?
->Dùng áo nâu để chỉ người nông dân, áo xanh chỉ người công nhân, nông thôn chỉ những người sống ở nông thôn , thị thành chỉ những người sống ở thành t hị.
H : Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thề nào ?
-> Dùng dấu hiệu, vật chứa đựng của sự vật để gọi sự vật. Cách diễn đạt này gọi là hoán dụ.
Sau khi học sinh đã hiểu được đặc điểm của phép hoán dụ giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh cách tìm tác dụng của hoán dụ trong các ví dụ.
H : Nêu nhận xét về hai cách diễn đạt ?
Ví dụ 1 :
Cách 1 : Áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Cách 2 : Những người nông dân ở nông thôn và những ngừơi công nhân ở thành thị cùng đứng lên.
-> Cách 1 : Sử dụng hoán dụ có gí trị biểu cảm, gợi hình ảnh, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến .
-> Cách 2 : Mang tính chất thông báo sự kiện, không có giá trị biểu cảm.
Ví dụ 2 :
Cách 1 : Họ là hai chục người chèo thuyền, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
Cách 2 : Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
 ‘ Nguyễn Tuân »
Nội dung thông báo của hai câu trên đều giống nhau nhưng 
- Cách 1 diễn đạt bình thường
- Cách 2 dùng hoán dụ tạo ra cách nói có hình ảnh, nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật.
Từ nhận biết được và hiểu được tác dụng của phép hoán dụ , học sinh sẽ vận dụng tốt vào việc tìm hiểu văn bản, tạo lập văn bản.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm và sử dụng thành ngữ hoán dụ hợp lí vào tạo lập văn bản nói viết nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm.
Ví dụ : một nắng hai sương, chân lấm tay bùn...
Trong lời ăn tiện nói hàng ngày ta thường sử dụng :
Ví dụ : 
- Trăm người như một.
- Cả làng đi xem
- Nhà có năm miệng ăn
Sau khi học xong phần lí thuyết giáo viên phải cho học sinh phân biệt phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ
b. Lời bình phép tu từ hoán dụ. 
- Hạn chế của học sinh : Khi dùng lời bình cho phép tu từ này các em còn lẫn lộn giữa tu từ ẩn dụ với tu từ hoán dụ, chính vì thế các em chưa thấy rõ dụng ý của tác giả về giá trị gợi hình và gợi cảm.
Ví dụ: « áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay »
Những câu thơ như những âm thanh đồng vọng, hình ảnh cuộc chia li giữa người ở lại và người ra đi. Chỉ với hai  dòng thơ mà Tố Hữu diễn tả được trạng thái của tâm hồn con người cụ thể sâu sắc. Hình ảnh “áo chàm” một hình ảnh để lại ấn tượng về sự độc đáo, đó  là hình ảnh tả thực vừa là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc thường mặc áo nâu chàm, một thứ màu sắc giản dị của con người vốn hiền lành, chất phác nhưng son sắc thủy chung gắn bó với con người nơi đây. Màu chàm rất bền, ít phai do đó Tố Hữu đã mượn ý nghĩa của màu chàm bền chặt để chỉ tình cảm của con người cũng bền chặt để chỉ tình cảm của con người cũng bền chặt thủy chung. Cảm xúc như vỡ òa cùng những giọt nước mắt nghẹn ngào. Cuộc chia tay giữa người ra đi và người ở lại trong câu thơ của Tố Hữu cho ta hình dung một tình cảm lặng lẽ nhưng bình dị và thiết tha.
4 : Phân biệt tu từ ẩn dụ và tu từ hoán dụ 
* Giống : Cùng là biện pháp chuyển đổi tên gọi và về chức năng.
- Lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này (A) để gọi sự vật hiện tượng khác ở(B) dùng A để gọi B.
- Dựa trên sự so sánh hai sự vật có nét chung ( So sánh ngầm) chỉ có một vế ( vế biểu hiện), còn vế kia ( vế được biểu hiện) bị che lấp đi
- Có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
* Khác :
- Ấn dụ :
+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó ( Hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác)
Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật .
+ Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng bằng cách so sánh ngầm.
+ Về mặt nội dung : ( cấu tạo bên trong) ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất, nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.
+ Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm, hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất là vẫn trong thơ ca.
- Hoán dụ :
+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau ( Bộ phận – toàn thể ; vật chứa đựng – vật bị chứa đựng ; dấu hiệu của sự vật – sự việc ; cụ thể - trừu tượng)
+ Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện.
+ Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.
+ Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức, nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cà thể hóa và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc.
* Ví dụ :
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau ?
« Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào. »
Trả lời : Hoán dụ : Thôn Đoài, thôn Đông – người thôn Đoài, người thôn Đông ( ẩn)
Ẩn dụ : Cau, trầu – Chỉ người đang yêu, đang nhớ nhau , cách nói lấp lửng bóng gió trong tình yêu đôi lứa (ẩn)
- Qua các ví dụ đã phân tích về 3 phép tu từ : So sánh, ẩn dụ, hoán dụ chúng ta có thể khẳng định : Khi dạy các phép tu từ giáo viên cần hướng dẫn tỉ mĩ, cụ thể học sinh cách nhận biết, cách tìm giá trị nghệ thuật đích thực của mỗi phép tu từ để các em có thể hiểu sâu những kiến thức về văn học, về thực tế cuộc sống, có như vậy giờ dạy tiến cũng như giờ dạy văn bản sẽ đạt được hiệu quả. Mặt khác trong thực tế các em không còn né tránh sử dụng các phép tu từ mà chủ động, tích cực sử dụng phép tu từ này một cách chuẩn xác trong những bài văn miêu tả và trong giao tiếp hàng ngày.
III : Kết quả đạt được :
Trong những năm đầu mới tiếp cận với chương trình lớp 6. Bước đầu tôi chưa có kinh nghiệm hướng dẫn nên số học sinh đạt kết quả như mong muốn còn thấp. Song quá trình nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp, tích cực tôi đã áp dụng những phương pháp này vào nhiều năm liền ở lớp 6. Tôi thấy học sinh tiếp thu bài nhanh hơn năm trước, theo khảo sát khoảng .
 *Khi chưa áp dụng đề tài : Năm học 2010 - 2011
Kĩ năng nhận biết 
các phép tu từ. 
 6 A
Đạt yêu cầu. 
75 % 
Không đạt yêu cầu
25 %
Kĩ năng phân tích giá trị 
nghệ thuật của phép tu từ.
 6C
Đạt yêu cầu. 
70 % 
Không đạt yêu cầu
30 %
* Khi áp dụng đề tài : Năm học 2011 - 2012
Kĩ năng nhận biết 
các phép tu từ. 
 6 A
Đạt yêu cầu. 90% 
Không đạt yêu cầu
10 %
Kĩ năng phân tích giá trị 
nghệ thuật của phép tu từ.
 6C
Đạt yêu cầu. 
85 % 
Không đạt yêu cầu
15 %
IV : Rút kinh nghiệm.
Qua thực tế giảng dạy phân môn Tiếng Việt đặc biệt các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau :
- Khi dạy các phép tu từ trước hết giáo viên phải dựa vào đặc điểm của mỗi phép tu từ để hướng dẫn học sinh cách nhận biết thông qua các dấu hiệu về hình thức và nội dung.
- Tiếp đến giáo viên hướng dẫn học sinh phải dựa vào sự hiểu biết về sự vật ở vế B ( Sự vật dùng để so sánh ) và dựa vào văn cảnh chứa nó để tìm được nội dung, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp, mà tác giả sử dụng, ngụ ý.
- Từ những hiểu biết về cách nhận biết, cách tìm giá trị nghệ thuật của các phép tu từ, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng vào việc tạo lập văn bản và trong giao tiếp hàng ngày để lời văn, lời nói giàu hình ảnh, tính biểu cảm cao.
V: Kết luận chung :
- Trên đây là một số kinh nghiệm «  Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ : So sánh, ẩn dụ, hoán dụ » Trong phân môn Tiếng Việt. Mặc dầu đề tài chỉ mang tính tìm tòi sáng tạo ở một mức độ nhất định song cũng có phần đạt hiểu quả tiến bộ rõ nét , tạo được hứng thú học và cảm nhận của học sinh, giúp các em có kĩ năng hiểu nghệ thuật tu từ , điều đó được thể hiện qua sự tiến bộ từng bài viết cụ thể của học sinh.
Tuy nhiên đề tài còn có nhiều thiếu sót cần bổ cứu. Bản thân tôi mong muốn được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học để đề tài được thực thi hơn.
 Tôi chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_khi_day_cac_phep_tu.doc