Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio

Cơ sở lí luận

 Chúng ta đã biết rằng môn học giải toán trên máy tính cầm tay là môn học mới đối với học sinh THCS mà, vì vậy để học sinh tiếp cận và vận dụng được máy tính bỏ túi Casio vào giải Toán thì người thầy không phải cứ hướng dẫn học sinh làm bài tập theo kiểu dạy nhồi nhét, thụ động. Dạy như vậy thì học trò học đâu quên đó, làm bài tập nào biết bài tập đó, giải hết bài này đến bài khác, tốn rất nhiều công sức mà không đọng lại trong đầu học sinh điều gì đáng kể. Ngay cả những học sinh khá giỏi cũng vậy, mới chỉ đầu tư vào giải hết bài toán khó này đến bài toán khó khác mà vẫn chưa phát huy được tính tư duy sáng tạo, chưa có phương pháp làm bài. Trong khi đó từ một đơn vị kiến thức cơ bản nào đó của Toán học lại có một hệ thống bài tập rất đa dạng và phong phú, mỗi bài là một kiểu, một dạng mà lời giải thì không theo một khuôn mẫu nào cả. Do vậy mà học sinh lúng túng khi đứng trước một đề toán Casio, vì vậy mà số lượng và chất lượng của bộ môn giải toán trên máy tính bỏ túi Casio vẫn thấp, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của chúng ta.

 Vì vậy để nâng cao chất lượng bộ môn giải toán trên máy tính bỏ túi Casio, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi của bộ môn này, hơn ai hết người thầy đóng vai trò quan trọng, phải thực sự chuyên tâm tìm tòi, nghiên cứu, phân loại dạng toán và tìm ra phương pháp bấm máy nhanh, hợp lí nhất Đồng thời phải tích cực hóa hoạt động của học sinh nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, tính độc lập sáng tạo, qua đó nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

 Sau hai năm thực hiện hướng dẫn học sinh giải toán trên máy tính bỏ túi và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho bộ môn này, tôi xin đưa ra một số giải pháp của bản thân về việc: “Giúp học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio”.

 

doc 41 trang cucpham 22/07/2022 8220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio
lI- PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài.
	Việc dạy và học toán có sự hỗ trợ của máy tính đã trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới. Trong các tài liệu giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến luôn có thêm chuyên mục sử dụng máy tính để giải toán.
	Ở nước ta, kể từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngoài việc đã tổ chức các kì thi học sinh giỏi cấp khu vực “Giải toán trên máy tính Casio” cho học sinh phổ thông còn cho phép tất cả thí sinh được sử dụng các loại máy tính CASIO fx-500A, CASIlO fx-500MS, CASIO fx-570MS trong các kì thi cấp quốc gia. Nhưng đối với một số trường trong huyện, nhiều năm vẫn chưa có học sinh tham gia hoặc có tham gia nhưng kết quả đạt được chưa cao, nguyên nhân do kiến thức về sử dụng máy tính bỏ túi còn mới mẻ nên bước đầu giáo viên còn bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và tìm tòi tài liệu. Do đó mà nhiều giáo viên còn ngại khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi giải toán rên máy tính điện tử. Mặt khác các tài liệu để giáo viên tham khảo còn ít và chưa thực sự có tính hệ thống.
	 Trong khi đó nhu cầu học hỏi của học sinh ngày càng cao, các em thích tìm hiểu ham học hỏi, khám phá những kiến thức mới lạ trên máy tính điện tử. Còn về phía giáo viên lại không được đào tạo cơ bản về nội dung này, hầu hết giáo viên tự tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về máy tính điện tử.
	Máy tính điện tử giúp giáo viên và học sinh bổ sung nhiều kiến thức Toán học cơ bản, hiện đại và thiết thực. Nhờ khả năng xử lí dữ liệu phức tạp với tốc độ cao, máy tính điện tử cho phép thiết kế những bài tập toán gắn với thực tế hơn.Chính vì vậy tôi thấy việc giới thiệu sử dụng máy tính điện tử bỏ túi trong chương trình giáo dục phổ thông là một việc cần thiết và thích hợp trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay và đưa ra một vài giải pháp : “Giúp Học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio”.
I.2.Mục đích nghiên cứu
	Nâng cao chất lương giáo dục, đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio.
	 Phát huy tính tích cực, chủ động sang tạo, năng lực tự học của học sinh, tạo điều kiện cho các em hứng thú học tập bộ môn.
	Nêu nên một số kinh nghiệm của bản thân về: “Giúp Học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio”.
I.3. Thời gian – Địa điểm
	Thời gian: Năm học 2009 – 2010.
	Địa điểm: Trường THCS Thị trấn Đông Triều.
I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận. về mặt thực tiễn
	* Ý nghĩa lí luận:
	+ Kết quả vận dụng của giải pháp đóng góp một phần nhất định vào phát triển lí luận dạy học Toán nói riêng, các môn học khác nói chung thông qua giải các bài tập Toán bằng máy tính bỏ túi Casio.
	+ Nâng cao hiểu biết và kĩ năng vận dụng của máy tính bỏ túi Casio vào giải Toán, Khẳng định được vai trò của máy tính Casio trong việc dạy, học giải toán.
	*Ý nghĩa thực tiễn:
	+ Nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân nhất là việc “Giúp Học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio”. Nâng cao chất lượng bộ môn của trường.
	+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi Casio vào giải toán từ đó thành lập và bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio. 
	+ Kích thích tư duy sáng tạo, tích cực tự giác của học sinh, phát huy được vai trò của máy tính bỏ túi Casio.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Chương I: TỔNG QUAN
II.1. 1.Cơ sở lí luận
	Chúng ta đã biết rằng môn học giải toán trên máy tính cầm tay là môn học mới đối với học sinh THCS mà, vì vậy để học sinh tiếp cận và vận dụng được máy tính bỏ túi Casio vào giải Toán thì người thầy không phải cứ hướng dẫn học sinh làm bài tập theo kiểu dạy nhồi nhét, thụ động. Dạy như vậy thì học trò học đâu quên đó, làm bài tập nào biết bài tập đó, giải hết bài này đến bài khác, tốn rất nhiều công sức mà không đọng lại trong đầu học sinh điều gì đáng kể. Ngay cả những học sinh khá giỏi cũng vậy, mới chỉ đầu tư vào giải hết bài toán khó này đến bài toán khó khác mà vẫn chưa phát huy được tính tư duy sáng tạo, chưa có phương pháp làm bài. Trong khi đó từ một đơn vị kiến thức cơ bản nào đó của Toán học lại có một hệ thống bài tập rất đa dạng và phong phú, mỗi bài là một kiểu, một dạng mà lời giải thì không theo một khuôn mẫu nào cả. Do vậy mà học sinh lúng túng khi đứng trước một đề toán Casio, vì vậy mà số lượng và chất lượng của bộ môn giải toán trên máy tính bỏ túi Casio vẫn thấp, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của chúng ta.
	Vì vậy để nâng cao chất lượng bộ môn giải toán trên máy tính bỏ túi Casio, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi của bộ môn này, hơn ai hết người thầy đóng vai trò quan trọng, phải thực sự chuyên tâm tìm tòi, nghiên cứu, phân loại dạng toán và tìm ra phương pháp bấm máy nhanh, hợp lí nhất Đồng thời phải tích cực hóa hoạt động của học sinh nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, tính độc lập sáng tạo, qua đó nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
	Sau hai năm thực hiện hướng dẫn học sinh giải toán trên máy tính bỏ túi và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho bộ môn này, tôi xin đưa ra một số giải pháp của bản thân về việc: “Giúp học sinh tiếp cận, luyện thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính bỏ túi Casio”.
II.1.2. Đặc điểm tình hình
II.1.2.1. Thuận lợi
	Học sinh đa số là con em công nhân, nông dân nên có tính cần cù, chịu khó.
	Các em thấy ngay được sự hữu dụng khi vận dụng máy tính vào giải toán nói riêng và các môn học khác nói chung, vì vậy môn học dễ gây hứng thú học tập cho học sinh, kích thích các em tìm tòi và vận dụng máy tính vào giải toán.
	Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn.
II.1.2.2. Khó khăn
	Trình độ của học sinh không đồng đều, tính tự giác, khả năng tư duy còn hạn chế, một số học sinh chưa chăm học.
	Môn học này cần sự cần cù, việc tự học là rất quan trọng, song rất ít học sinh có tinh thần tự học, tự tìm hiểu thêm qua mạng.
II.2. chương II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1. Sơ lược về cách sử dụng máy
II.2.1.1. Các phím chức năng trên máy
II.2.1.1.1. Phím chức năng chung
Phím
Chức năng
On
Mở máy
Shift off
Tắt máy
Di chuyển con trỏ đến vị trí dữ liệu
0; 1; 2; 9
Nhập các số từ 0;;9
.
Nhập dấu ngăn cách phần nguyên, phần phân của số TP
+ ; - ; x ; ÷ ; =
Nhập các phép toán
AC
Xóa hết dữ liệu trên máy tính (không xóa trên bộ nhớ)
DEL
Xóa kí tự nhập
(-)
Nhập dấu trừ của số nguyên âm
CLR
Xóa màn hình
II.2.1.1.2. Khối phím nhớ
Phím
Chức năng
STO
Gán, ghi váo ô nhớ
Gọi số ghi trong ô nhớ
Các ô nhớ
Cộng thêm vào ô nhớ M
Trừ bớt từ ô nhớ
II.2.1.1.3. Khối phím đặc biệt
Phím
Chức năng
Di chuyển sang kênh chữ vàng
Di chuyển sang kênh chữ đỏ
Ấn định kiểu,trạng thái,loại hình tính,loại đơn vị đo
Mở, đóng ngoặc
Nhân với lũy thừa 10 với số mũ nguyên
Nhập số pi
Nhập hoặc đọc độ, phút, giây, chuyển sang chế độ thập phân
Chuyển đổi giữa độ, Radian, grad
Tính tổ hợp chập r của n
Tính chỉnh hợp chập r của n 
II.2.1.1.4. Khối phím hàm
Phím
Chức năng
Tính tỉ số lượng giác của một góc
Tính góc khi biết tỉ số lượng giác
Hàm mũ cơ số 10, cơ số e
Bình phương, lập phương của x
Căn bậc hai, căn bậc 3, căn bậc x
Nghịch đảo của x
Mũ
Tính giai thừa của x
Tính phần trăm
Nhập hoặc đọc phân số, hỗn số, đổi phân số, hỗn số ra số thập phân hoặc ngược lại
Đổi hỗn số ra phân số và ngược lại
Chuyển kết quả ra dạng a.10n với n giảm dần
Chuyển kết quả ra dạng a.10n với n tăng
Nhập số ngẫu nhiên
II.2.1.1.5. Khối phím thống kê
Phím
Chức năng
Nhập dữ liệu xem kết quả
Tính tổng bình phương của các biến lượng
 tổng các biến lượng
 tổng tần số
Tính: giá trị trung bình cộng của các biến lượng 
 độ lệch tiêu chuẩn theo n
 độ lệch tiêu chuẩn theo n-1
Tính giá trị của biểu thức tại các giá trị của biến
II.2.1. 2Các thao tác sử dụng máy
II.2.1.2.1. Thao tác chọn kiểu
Phím
Chức năng
Kiểu Comp: Tính toán cơ bản thông thường
Kiểu SD: Giải bài toán thống kê
Kiểu ENQ: Tìm ẩn số
Unknows? (số ẩn của hệ phương trình)
+ Ấn 2 vào chương trình giải hệ PT bậc nhất 2 ẩn
+ Ấn 3 vào chương trình giải hệ PT bậc nhất 3 ẩn
Degree (số bậc của PT)
+ Ấn 2 vào chương trình giải PT bậc t 2 
+ Ấn 3 vào chương trình giải PT bậc nhất 3 
Kiểu Deg: Trạng thái đơn vị đo góc là độ
Kiểu Rad: Trạng thái đơn vị đo góc là radian
Kiểu Grad: Trạng thái đơn vị đo góc là grad
Kiểu Fix: Chọn chữ số thập phân từ 0 đến 9
Kiểu Sci: Chọn chữ số có nghĩa ghi ở dạng a.10n (0; 1; ;9)
Kiểu Norm: Ấn 1 hoặc 2 thay đổi dạng kết quả thông thường hay khoa học.
Kiểu ab/c; d/c: Hiện kết quả dạng phân số hay hỗn số
Kiểu Dot, Comma: chọn dấu ngăn cách phần nguyên, phần thập phân; ngăn cách phân định nhóm 3 chữ số.
II.2.1.2.2. Thao tác nhập xóa biểu thức
Màn hình tối đa 79 kí tự, không quá 36 cặp dấu ngoặc.
Viết biểu thức trên giấy như bấm phím hiện trên màn hình.
Thứ tự thực hiện phép tính:
{ [ ( ) ] } à lũy thừa à Phép toán trong cănà nhân à nhân à chia à cộng à trừ.
II.2.1.2.3. Nhập các biểu thức
Biểu thức dưới dấu căn thì nhập hàm căn trước, biểu thức dưới dấu căn sau
Lũy thừa: Cơ số nhập trước rồi đến kí hiệu lũy thừa.
Đối với các hàm: x2; x3; x-1; ; nhập giá trị đối số trước rồi phím hàm.
Đối với các hàm ;; cx; 10x; sin; cos; tg; sin-1; cos-1; tg-1 nhập hàm trước rồi nhập các giá trị đối số.
Các hằng số: π; e, Ran, ≠ và các biến nhớ sử dụng trực tiếp.
Với hàm nhập chỉ số x trước rồi hàm rồi biểu thức.
VD: 4 20
Có thể nhập: 
VD: Tính Ấn: 4 4 x2 =
Hoặc =>Ấn: 4 ( 1 : 2 ) =
II.2.1.2.4. Thao tác xóa, sửa biểu thức 
- Dùng phím hay để di chuyển con trỏ đến chỗ cần chỉnh.
- Ấn Del để xóa kí tự dạng nhấp nháy (có con trỏ).
- Ấn Shift Ins con trỏ trở thành (trạng thái chèn) và chèn thêm trước kí tự đang nhấp nháy. Khi ấn Del , kí tự trước con trỏ bị xóa.
- Ấn Shift Ins lần nữa hoặc = ta được trạng thái bình thường (thoát trạng thái chèn).
- Hiện lại biểu thức tính:
	+ Sau mỗi lần tính toán máy lưu biểu thức và kết quả vào bộ nhớ. Ấn 
màn hình cũ hiện lại, ấn , màn hình cũ trước hiện lại.
	+ Khi màn hình cũ hiện lại ta dùng hoặc để chỉnh sửa và tính lại ... ên đường tròn sao cho: cung AM = cung MN = cung NB. Gọi H là hình chiếu của N trên AB và P là giao điểm của AM với HN. Cho R = 6,25 cm.
Tính: Góc (MBP) 
Cho hình vẽ quay một vòng xung quanh trục BM. Tính diện tích xung quanh và thể tích hình do tam giác MBP tạo thành (chính xác đến 2 chữ số sau dấu phẩy)
Bài 9: Dân số của một nước là 80 triệu người, mức tăng dân số là 1,1% mỗi năm. Tính dân số của nước đó sau n năm, áp dụng với n = 20.
Bài 10: Giải hệ phương trình: 
KỲ THI TOÀN QUỐC GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CASIO NĂM 2009
MÔN: TOÁN 9 (THCS)
THỜI GIAN: 150 PHÚT
NGÀY THI: 13/03/2009
Câu 1: Tính giá trị của biểu thức
A = 
B = 
C = 
Câu 2: Hình chữ nhật ABCD có độ dài các cạnh AB = m, BC = n. 
Từ A kẻ AH vuông góc với đường chéo BD 
Tính diện tích tam giác ABH theo m, n
Cho biết m = 3,15 cm và n = 2,43 cm.
 Tính ( chính xác đến 4 chữ số thập phân) diện tích 
tam giác ABH 
Câu 3: Đa thức có giá trị là 3; 0; 3; 12; 27; 48 khi x lần lượt nhận giác trị là 1; 2; 3; 4; 5; 6
Xác định các hệ số a, b, c, d, e, f của P(x)
Tính giá trị của P(x) với x = 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20 
Câu 4: 
Hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy, 
độ dài cạnh bên 
a) Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của 
hình chóp theo và .
b) Tính ( chính xác đến 2 chữ số thập phân) 
diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp 
khi cho biết 
Người ta cắt hình chóp cho trong câu 1 bằng mặt phẳng 
song song với đáy sao cho diện tích xung quanh của hình chóp 
 được cắt ra bằng diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều 
 được cắt ra. Tính thể tích hình chóp cụt được cắt ra 
( chính xác đến 2 chữ số thập phân )
Câu 5: 
Một chiếc thuyền khởi hành từ một bến sông A. Sau 5 giờ 10 phút, một chiếc canô chạy từ A đuổi theo và gặp thuyền đó cách bến A 20,5 km. Hỏi vận tốc của thuyền, biết rằng canô chạy nhanh hơn thuyền . ( Kết quả chính xác với 2 chữ số thập phân)
Lức 8 giờ sáng, một ô tô đi từ A đến B, đường dài 157 km. Đi được 102 km thì xe bị hỏng máy phải dừng lại sửa chữa mất 12 phút rồi đi tiếp đến B với vận tốc ít hơn lúc đầu là . Hỏi ô tô bị hỏng lúc mấy giờ, biết rằng ô tô đến B lúc 11 giờ 30 phút. ( Kết quả thời gian làm tròn đến phút)
Câu 6: Cho dãy số với n =1,2,,k,.
Chứng minh rằng: với 
Lập quy trình bấm phím liên tục tính theo và với 
Tính các giá trị từ đến 
Câu 7: Hình thang vuông có góc nhọn , 
độ dài các cạnh 
Tính diện tích, chu vi và các đường chéo của hình thang 
theo và .
Tính ( chính xác đến 4 chữ số thập phân ) diện tích, chu vi và các 
đường chéo của hình thang với 
Bài 8: 
Số chính phương có dạng . Tìm các chữ số biết rằng 
Số chính phương có dạng . Tìm các chữ số biết rằng 
Số chính phương có dạng chia hết cho 9. Tìm các chữ số 
Bài 9: Cho dãy số xác định bởi công thức : với , n = 1,2,3,, k,
Viết quy trình bấm phím liên tục tính theo .
Tính ( với đủ 10 chữ số trên màn hình )
Tính ( với đủ 10 chữ số trên màn hình )
Bài 10: Cho tam giác vuông tại . Từ A kẻ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC )
 Tính độ dài cạnh AB ( chính xác đến 2 chữ số thập phân), biết rằng diện tích tam giác AHC là , độ dài cạnh AC là .
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ	KỲ THI CHỌN HOC SINH GIỎI TỈNH
	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2004 - 2005
 Môn : MÁY TÍNH BỎ TÚI 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (2 điểm):
Tính kết quả đúng của các tích sau:
M = 3344355664 3333377777
N = 1234563.
Bài 2: (2 điểm): 
Tìm giá trị của x, y viết dưới dạng phân số (hoặc hỗn số) từ các phương trình sau:
Bài 3: (2 điểm):
Cho ba số: A = 1193984; B = 157993 và C = 38743.
Tìm ước số chung lớn nhất của ba số A, B, C.
Tìm bội số chung nhỏ nhất của ba số A, B, C với kết quả đúng chính xác.
Bài 4: (2 điểm):
Bạn An gửi tiết kiệm một số tiền ban đầu là 1000000 đồng với lãi suất 0,58%/tháng (không kỳ hạn). Hỏi bạn An phải gửi bao nhiêu tháng thì được cả vốn lẫn lãi bằng hoặc vượt quá 1300000 đồng ?
Với cùng số tiền ban đầu và cùng số tháng đó, nếu bạn An gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 0,68%/tháng, thì bạn An sẽ nhận được số tiền cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu ? Biết rằng trong các tháng của kỳ hạn, chỉ cộng thêm lãi chứ không cộng vốn và lãi tháng trước để tình lãi tháng sau. Hết một kỳ hạn, lãi sẽ được cộng vào vốn để tính lãi trong kỳ hạn tiếp theo (nếu còn gửi tiếp), nếu chưa đến kỳ hạn mà rút tiền thì số tháng dư so với kỳ hạn sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn.
Bài 5: (2 điểm):
Cho dãy số sắp thứ tự , biết và .
Tính .
Bài 6: (2 điểm):
Cho dãy số sắp thứ tự biết:
Tính 
Viết qui trình bấm phím liên tục để tính giá trị của với .
Sử dụng qui trình trên, tính giá trị của 
Bài 7: (2 điểm):
Biết rằng ngày 01/01/1992 là ngày Thứ Tư (Wednesday) trong tuần. Cho biết ngày 01/01/2055 là ngày thứ mấy trong tuần ? (Cho biết năm 2000 là năm nhuận).
Bài 8: (2 điểm):
Để đo chiều cao từ mặt đất đến đỉnh cột cờ của Kỳ đài trước Ngọ Môn (Đại Nội - Huế), người ta cắm 2 cọc bằng nhau MA và NB cao 1,5 m (so với mặt đất) song song, cách nhau 10 m và thẳng hàng so với tim của cột cờ. Đặt giác kế đứng tại A và tại B để nhắm đến đỉnh cột cờ, người ta đo được các góc lần lượt là 510 49'12" và 45039' so với phương song song với mặt đất. Hãy tính gần đúng chiều cao đó.
Bài 9: (2 điểm):
Cho tam giác ABC có các độ dài của các cạnh AB = 4,71 cm, BC = 6,26 cm và AC = 7,62 cm. 
Hãy tính độ dài của đường cao BH, đường trung tuyến BM và đoạn phân giác trong BD của góc B ( M và D thuộc AC).
Tính gần đúng diện tích tam giác BHD.
Bài 10: (2 điểm):
Tìm số nguyên tự nhiên nhỏ nhất n sao cho là một số chính phương.
II.3. Chương III: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
	Sau một thời gian dài áp dụng giải pháp, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy giải pháp bước đầu đã mang lại hiệu qủa rất khả quan. Học sinh yêu thích môn học này hơn, đồng thời kích thích trí tò mò tìm hiểu khoa học của học sinh, các em tích cực chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Chất lượng bộ môn được nâng cao, thể hiện cụ thể ở kết quả học tập của các em
Kiểm tra
Số HS
Yếu
TB
Khá+giỏi
Đạt giải cấp Huyện
Đạt giải cấp Tỉnh
Trước khi ôn
9
2
5
2
Sau khi ôn
9
0
2
7
7
1
Trong quá trình thử nghiệm, tôi đã thu được một số thành công bước đầu:
*Về phía học sinh: Qua việc giới thiệu cho học sinh hệ thống các dạng bài tập về máy tính bỏ túi Casio từ dễ đến khó, tôi thấy đã phát huy được tính tích cực, tư duy sang tạo, sự say mê môn học của học sinh, giúp học sinh hình thành phương pháp và cách làm việc với khoa học Toán học.
Đặc biệt các em xác định được dạng và sử dụng phương pháp hợp lí để giải bài toán một cách chủ động. 
*Về phía giáo viên: Tôi thấy trình độ chuyên môn được nâng cao hơn, đặc biệt phù hợp với quá trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành đề ra. Đồng thời hình thành ở giáo viên phương pháp làm việc khoa học. Hơn thế đã phát huy được sự tích cực chủ động của người học, hình thành ở học sinh những kĩ năng, kĩ xảo trong giải toán.
III.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
III.1. Kết luận
	Khi hướng dẫn học sinh giải toán trên máy tính bỏ túi (phần Đại số)theo hệ thống bài tập như trên tôi thấy học sinh hiểu, vận dụng rất tốt, đặc biệt giúp các em nhớ lâu, phân biệt được dạng bài tập. Từ đó giúp các em say xưa với bộ môn, tích cực sáng tạo khi giải Toán, là cơ sở để tôi phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi.
	Đối với giáo viên để luyện tốt cho học sinh sử dụng máy tính bỏ túi Casio vào giải toán cần:
Phải nắm thật chắc chương trình và đối tượng học sinh để chuẩn bị bài giảng tốt.
Phải biết chọn lọc nội dung,phương pháp tập chung vào điểm mấu chốt, chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản nào hay ứng dụng nhất để giảng tốt.
Phải giảng chắc đến đâu, luyện chắc đến đấy. Tránh giảng qua loa đại khái để chạy theo số lượng bài tập
Suốt quá trình luyện giảng phải cho học sinh động não suy nghĩ tại sao, làm thế nào? Tại sao chọn cách giải đó??? Thì mới đạt kết quả.
III.2. Đề xuất
Đề nghị PGD, Sở GD thường xuyên mở lớp tập huấn để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm dạy của đồng nghiệp.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO-PHỤ LỤC
IV.1. Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Toán 6; Toán 7; Toán 8; Toán 9.
Sách giáo viên Toán 6; Toán 7; Toán 8; Toán 9.
Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Toán 6 – Bùi Văn Tuyên.
Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Toán 7 – Bùi Văn Tuyên.
Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Toán 8 – Bùi Văn Tuyên.
Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Toán 9 – Bùi Văn Tuyên.
Tuyển tập 250 bài toán bồi dưỡng HS giỏi Toán cấp 2 (phần Đại số) –
- Võ Đại Mau.
Giải toán trên máy tính Casio fx-570MS lớp 6-7-8-9 – Lê Hồng Đức.
Hướng dẫn sử dụng và giải toán trên máy tính Casio fx 500 MS – 
TS Nguyễn Văn Trang.
 Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx 570 MS – TS Nguyễn Văn Trang.
 Hướng dẫn sử dụng và giải toán trên máy tính Vinacal Vn-500 MS.
 Hướng dẫn sử dụng và giải toán trên máy tính Vinacal Vn-570 MS.
 Các đề thi học sinh giỏi Giải toán trên máy tính Casio 1996 – 2004 – Tạ Duy Phượng – Nguyễn Thế Thạch.
 Tài liệu tải trên mạng thuộc thư viện violet.
IV.2. Phụ lục
STT
Nội dung
Trang
1
I.Phần mở đầu
1
2
I.1. Lí do chọn đề tài
1
3
I.2. Mục đích nghiên cứu
1
4
I.3. Thời gian – Địa điểm
1
5 
I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn
1
6
II. Phần nội dung
2
7
II.1. Chương I: Tổng quan
2
8
II.1.1. Cơ sở lí luận
2
9
II.1.2. Đặc điểm tình hình
2
10
II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu
3
11
II.2.1. Sơ lược về cách sử dụng máy
3
12
II.2.2. Lí thuyết và các dạng bài tập cơ bản
7
13
II.2.2.1. Các phép toán trong tập hợp số tự nhiên
7
14
II.2.2.2. Liên phân số - phân số - số thập phân
13
15
II.2.2.3. Đa thức
19
16
II.2.2.4. Dãy số
21
17
II.2.2.5. Các bài toán kinh tế
23
18
II.2.2.6. Căn thức
26
19
II.2.2.7. Phương trình
27
20
II.2.2.8. Một số đề thi
29
21
II.3. Chương III: Hiệu quả của đề tài
37
22
III. Kết luận và đề xuất
37
Đông Triều, ngày 19 tháng 5 năm 2010
	Người viết
	 Đào Thị Mai Phương	
V. NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG, PHÒNG GD-ĐT, SỞ GD-ĐT

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tiep_can_luyen_thi_hoc_s.doc