Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên trong môn Lịch sử Lớp 6 ở trường THCS Vân Tùng
Hiện nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục phổ thông tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm học sinh học được cái gì sang học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Từ trước đến nay học sinh vẫn thường ngại học lịch sử bởi các mốc thời gian, sự kiện khó nhớ, khó thuộc và các em vẫn quan niệm Lịch sử chỉ là môn phụ nên càng khiến các em lười học lịch sử. Trong những năm học gần đây, việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS đã được đổi mới theo hướng tích cực và hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng cần được đổi mới, không chỉ kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh mà còn kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tự liên hệ, phân tích và bày tỏ chính kiến của bản thân về vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Qua đó giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực của bản thân.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn giải pháp “Đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên trong môn Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Vân Tùng”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên trong môn Lịch sử Lớp 6 ở trường THCS Vân Tùng
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN TRONG MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS VÂN TÙNG 1. Lý do chọn biện pháp Hiện nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục phổ thông tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm học sinh học được cái gì sang học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Từ trước đến nay học sinh vẫn thường ngại học lịch sử bởi các mốc thời gian, sự kiện khó nhớ, khó thuộc và các em vẫn quan niệm Lịch sử chỉ là môn phụ nên càng khiến các em lười học lịch sử. Trong những năm học gần đây, việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS đã được đổi mới theo hướng tích cực và hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng cần được đổi mới, không chỉ kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh mà còn kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tự liên hệ, phân tích và bày tỏ chính kiến của bản thân về vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Qua đó giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực của bản thân. Từ những lí do trên, tôi đã chọn giải pháp “Đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên trong môn Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Vân Tùng”. 2. Thực trạng vấn đề - Thứ nhất, học sinh lớp 6 mới chuyển từ Tiểu học lên cấp THCS nên các em chưa biết việc kiểm tra trường xuyên cũng vô cùng quan trọng, nó góp phần không nhỏ trong kết quả học tập của học sinh. - Thứ hai, nhiều học sinh chưa quen với cách học của bậc THCS, vẫn còn những HS có hạn chế về năng lực nhận thức, tư duy; ngại khó, ngại khổ, lười suy nghĩ; ý thức vươn lên trong học tập và tự giác còn thấp, trong lớp chưa chú ý học, nỗ lực chủ quan còn hạn chế; hay dựa dẫm vào bạn bè, sách vở; trình độ nhận thức, kỹ năng, phương pháp và ý thức học tập,...nhìn chung còn hạn chế, chưa đạt đến mặt bằng tối thiểu và chưa đồng đều. - Thứ ba, việc kiểm tra bài cũ theo hướng ghi nhớ kiến thức khiến học sinh lúng túng, làm giảm hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 3. Thời gian đã áp dụng: Từ đầu học kì I năm học 2020 – 2021. 4. Nội dung, biện pháp đã áp dụng: a) Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực - Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh, xác định rõ mục tiêu: + Giúp học sinh nhận ra điểm tiến bộ cũng như mặt hạn chế của mình, nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em. + Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên giám sát tiến trình học tập của học sinh từ đó có thể thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với học sinh, nhận biết những nhu cầu cần hỗ trợ của từng học sinh, tạo động cơ để từng học sih học tập tốt hơn theo khả năng của mình. + Cán bộ quản lý giáo dục có thể căn cứ vào kết quả đánh giá để lập kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc kịp thời điều chỉnh hoạt động chuyên môn. + Cha mẹ học sinh thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá có thể nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của con, giám sát tiến trình học tập của con, giúp con nâng cao kết quả học tập. b) Xác định rõ các năng lực cần đạt trong môn Lịch sử: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học (thể hiện qua tư duy độc lập, tự tổ chức, quản lý các hoạt động học tập, biết tự tìm kiếm các nguồn thông tin, tri thức bổ sung, biết phân tích, trả lời các câu hỏi lịch sử; biết tự tìm kiếm những nguồn thông tin tri thức bổ sung; biết phân tích thông tin lịch sử; biết trả lời các câu hỏi lịch sử) + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hình thành cho học sinh năng lực đối thoại liên văn hóa, có thái độ tích cực trong việc góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện ở việc học sinh biết thực hiện các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp trong giải quyết vấn đề - Năng lực đặc thù: + Năng lực tìm hiểu lịch sử: Giúp học sinh nhận biết được bước đầu các tư liệu lịch sử, hiểu được các văn bản chữ viết, hiện vật lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ. Giải thích được nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử; bước đầu giải thích được các mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, các mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử, bước đầu đưa ra ý kiến nhận xét của mình về các sự kiện, nhân vật lịch sử. + Năng lực nhận biết và tư duy lịch sử: HS trình bày lại được các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản; xác định được sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể; trình bày được sự phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo thời gian. + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Hs liên hệ những kiến thức lịch sử đã học với thực tế cuộc sống. c) Xác định rõ hình thức kiểm tra - Kiểm tra với nhiều hình thức phong phú: + Kiểm tra qua sự chuẩn bị bài của học sinh: Những nội dung giáo viên giao về nhà để học sinh chuẩn bị. + Kiểm tra qua hoạt động trên lớp của học sinh: Thảo luận nhóm hiệu quả, trả lời các câu hỏi khó, việc tham gia tốt các hoạt động dạy học do giáo viên tổ chức như tham gia trò chơi giải ô chữ, chiếc nón kì diệu, thuyết trình trước lớp nội dung lịch sử nào đó - Thời gian kiểm tra: có thể tiến hành đầu giờ, trong giờ học hoặc sau giờ học nhưng hiệu quả nhất vẫn là ngay trong giờ học hoặc cuối tiết học. - Hiệu quả: Học sinh ghi nhớ bài nhanh, tạo hứng thú cho các em trong tìm hiểu và học Lịch sử. (Có minh chứng kèm theo) Ví dụ: Bài tập nhóm thảo luận trong hoạt động luyện tập Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại Hi lạp và Rô-ma Vị trí ra đời Điều kiện tự nhiên Kinh tế chính Thời gian ra đời Cơ cấu xã hội Hình thức nhà nước - Ví dụ: Bài kiểm tra ngắn sau giờ học ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm (Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng) Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành vào thời gian nào? A. Thiên niên kỷ I TCN B. Thiên niên kỷ II TCN C. Thiên niên kỷ III TCN D. Thiên niên kỷ IV TCN Câu 2: Xã hội phương Tây cổ đại có mấy giai cấp chính: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 3: Chế độ nhà nước của các quốc gia phương Tây là gì? A. Chế độ phong kiến B. Chế độ chuyên chế C. Chiếm hữu nô lệ D. Quân chủ lập hiến Câu 4: Các loại cây lưu niên của dân ở Hi Lạp và Rô ma lựa chọn để trồng thêm là A. cam và quýt. B. nho và ô liu. C. đào và cam. D. nho và cam. Câu 5: Chủ nô thường gọi nô lệ là A. “gỗ mun”. B. “kẻ ăn bám”. C. “công cụ biết nói”. D. “hàng hóa”. Phần II. Tự luận Em hiểu thế nào là chế độ “Chiếm hữu nô lệ” * Kết quả: - Khi chưa áp dụng biện pháp: + Học sinh ngại học Lịch sử vì khó nhớ, khó thuộc. + Học sinh lười phát biểu xây dựng bài. + Số học sinh thuộc bài trong kiểm tra miệng chỉ khoảng 5-6 học sinh. + Điểm kiểm tra 15 phút trước giờ học khoảng 1/2 dưới trung bình. - Sau khi áp dụng biện pháp: + Các em hứng thú hơn trong các giờ học lịch sử, tranh luận, phản biện sôi nổi. + Rất nhiều học sinh thường xuyên xung phong phát biểu, xây dựng bài. + Số lượng điểm giỏi trong các bài kiểm tra tăng, số điểm kém ít: 50/56 học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó điểm khá giỏi chiếm trên 50% + Chất lượng bài kiểm tra định kì cũng theo đó mà được nâng cao: 52/56 học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên. 5. Kết luận Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực không chỉ thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn thúc đẩy học sinh đổi mới phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục. Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá này, một mặt giúp học sinh nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó học sinh có hướng khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh. Mặt khác giúp giáo viên nhận ra những mặt tốt, mặt chưa tốt cũng như những khó khăn, vướng mắc của học sinh, nhận biết những nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh để có thể thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp hơn với học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. Qua quá trình thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực tôi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Để đạt được hiệu quả thực sự trong đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Một mặt, giáo viên phải tinh tế, linh hoạt, đầu tư suy nghĩ và nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy. Khi kiểm tra, đánh giá giáo viên cần phải lựa chọn nội dung phù hợp với kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân học sinh. Tuy nhiên do năng lực và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của ban giám khảo. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Giáo viên Phan Thị Hải Yến - Ví dụ: Bài kiểm tra ngắn sau giờ học
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_thuong_xuyen.doc