Phiếu ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Văn bản "Tôi đi học"
Phát hiện biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
a. “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”
b. “Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.”
3. Theo em ý nghĩa của truyện là gì?
4. Hệ thống lại nội dung câu chuyện bằng sơ đồ tư duy.
Khơi nguồn cảm xúc
Thời gian Không gian Tâm trạng
+ Con đường
+ Cảnh vật:
+ Mấy em nhỏ:
Diễn biến tâm trạng
Trên đường tới trường Khi đến trường Khi vào lớp học
Ngôn ngữ giàu .
., cảm xúc phù hợp với . -Quang cảnh:
- Cậu bé:
+ Nép bên mẹ, ngập ngừng, lo sợ vẩn vơ, thèm vụng, ước ao.
+ Xúc động khi
, hồi hộp
+ Bật khóc khi .
Miêu tả tâm lí phù hợp với . - . nhìn xung quanh, bàn ghế mới, bức tường.
- Cái gì cũng thấy . , nhận bàn ghế là
- Bạn bên cạnh chưa quen biết nhưng .
+ Nhìn chú chim bên bờ cửa sổ bỗng nhớ lại .
-> Vừa vừa thấy mọi thứ , cậu bé đón nhận giờ học đầu tiên
-> Cậu bé
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Văn bản "Tôi đi học"
PHIẾU ÔN TẬP Văn bản: Tôi đi học I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, Tác dụng -Thể loại: -PTBĐ: -Ngôi kể: -Người kể: -Tác dụng: I.2. Hoàn thành bảng sau: Chủ đề truyện Các nghệ thuật nổi bật II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: 1. Giải nghĩa các từ sau: - Ông đốc: - Lạm nhận: 2. Phát hiện biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng: a. “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.” b. “Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.” 3. Theo em ý nghĩa của truyện là gì? 4. Hệ thống lại nội dung câu chuyện bằng sơ đồ tư duy. Khơi nguồn cảm xúc Thời gian Không gian Tâm trạng + Con đường + Cảnh vật: + Mấy em nhỏ: Diễn biến tâm trạng Trên đường tới trường Khi đến trường Khi vào lớp học + + + + Ngôn ngữ giàu . ., cảm xúc phù hợp với . -Quang cảnh: - Cậu bé: + Nép bên mẹ, ngập ngừng, lo sợ vẩn vơ, thèm vụng, ước ao.. + Xúc động khi , hồi hộp + Bật khóc khi . Miêu tả tâm lí phù hợp với . -. nhìn xung quanh, bàn ghế mới, bức tường. - Cái gì cũng thấy . , nhận bàn ghế là - Bạn bên cạnh chưa quen biết nhưng ... + Nhìn chú chim bên bờ cửa sổ bỗng nhớ lại . -> Vừa vừa thấy mọi thứ , cậu bé đón nhận giờ học đầu tiên -> Cậu bé III. Đề luyện: Phần 1 Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong câu văn sau: “Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cời giữa bầu trời quang đãng”. Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 6 câu phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong câu văn sau: ''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi'' Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích cái hay của cách kết thúc thiên truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh ? Câu 4: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học''? Câu 5: Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học. Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?. Phần 2. Đọc các câu văn sau và trả lời câu hỏi: “(1) Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Những câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả? Văn bản mà em vừa kể trên thuộc thể loại gì? Bằng một câu văn, hãy nêu nội dung cơ bản của văn bản đó. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu văn số (2). Kể tên một văn bản mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng thể loại. Nêu tên tác giả. ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP Văn bản: Tôi đi học I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, Tác dụng Thanh Tịnh In trong tập Quê mẹ XB 1941 -Thể loại: Truyện ngắn trữ tình. (đậm chất hồi kí) -PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm. -Ngôi kể: thứ nhất -Người kể: nhân vật tôi – tác giả -Tác dụng: câu chuyện được kể chân thực, nhân vật kể chuyện bộ lộ những cảm xúc suy nghĩ một cách chân thực. I.2. Hoàn thành bảng sau: Chủ đề truyện Các nghệ thuật nổi bật Truyện kể về những kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên của buổi tựu trường đầu tiên qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi. + Bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường. + Dòng cảm xúc của nhân vật đan xen yếu tố Tự sự, miêu tả và biểu cảm. +Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ,. động từ giàu hình ảnh và sinh động. + Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên. II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: 1. Giải nghĩa các từ sau: - Ông đốc: ông hiệu trưởng - Lạm nhận: nhận quá đi, nhận những phần, những điều không thuộc về mình. 2. Phát hiện biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng: a. “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.” -> Hình ảnh so sánh tinh tế, gợi nhiều liên tưởng: những cô cậu bé học trò như những con chim non muốn cất cánh bay lên bầu trời tri thức cao rộng; biển học là vô bờ nhưng còn quá non nớt, còn dụt dè, ngập ngừng, e sợ. b. “Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.” + Tả thực: Cánh chim gợi cho cậu bé nhớ về kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng. + So sánh, liên tưởng: Con chim ấy hay chính là cậu học trò trong buổi ban mai đầy sương thu và gió lạnh đã ngập ngừng cất cánh bay vào bầu trời tri thức và học làm người lớn. 3. Theo em ý nghĩa của truyện là gì? +Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không phai mờ trong kí ức của ai từng cắp sách đến trường. + Gia đình, xã hội hãy quan tâm đến thế hệ tương lai ngay từ nhứng bước chân đầu tiên các em cắp sách đến trường + Mái trường là mái ấm tình thương, là môi trường giáo dục tốt nhất cho thế hệ trẻ. 4. Hệ thống lại nội dung câu chuyện bằng sơ đồ tư duy. Tôi đi học Khơi nguồn cảm xúc Thời gian Không gian Tâm trạng Hàng năm vào cuối thu Phù hợp với thời gian bắt đầu năm học mới + Con đường + Cảnh vật: lá ngoài đường rụng nhiều, đám mây bàng bạc + Mấy em nhỏ: núp dưới nón mẹ rụt rè Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh, từ láy, động từ, tính từ sinh động và ngôn ngữ biểu cảm góp phần bộc lộ cảm xúc nôn nao nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên Diễn biến tâm trạng Trên đường tới trường Khi đến trường Khi vào lớp học + Mẹ dắt tay + Con đường quen thuộc đi lại lắm lần bỗng thấy lạ +Thấy mình trang trọng và đứng đắn trong bộ đồng phục + Xin mẹ cầm bút thước.. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc phù hợp với tâm trạng hồi hợp, xốn xang -Quang cảnh:sân trường Mĩ Lí to, dày đặc người; ai cũng vui tươi, gương mặt sáng sủa. - Cậu bé: + Nép bên mẹ, ngập ngừng, lo sợ vẩn vơ, thèm vụng, ước ao.. + Xúc động khi nghe tiếng trống, hồi hộp chờ thầy đọc tên. + Bật khóc khi phải xa mẹ. Miêu tả tâm lí phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh. -Tò mò nhìn xung quanh, bàn ghế mới, bức tường - Cái gì cũng thấy lạ và hay, nhận bàn ghế là của riêng - Bạn bên cạnh chưa quen biết nhưng ko thấy xa lạ. + Nhìn chú chim bên bờ cửa sổ bỗng nhớ lại những ngày đi chơi cùng chúng bạn -> Vừa bỡ ngỡ vừa thấy mọi thứ thân thuộc, cậu bé tự tin đón nhận giờ học đầu tiên -> Cậu bé bé hồn nhiên ngây thơ, trong sáng Tâm trạng, cảm giác bỡ ngỡ chính là niềm vui trong trẻo, cảm nhân ấm áp của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Tác giả rất thành công khi kết hợp giữa tự sự với miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc và ngôn ngữ biểu cảm đậm chất trữ tình. III. Đề luyện Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong câu văn sau: “Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cời giữa bầu trời quang đãng”. - Gợi ý: - Hình ảnh so sánh như mấy cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cái đáng yêu, đáng nâng nui của tạo hoá ban cho con ngời. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mói vẹn nguyên. - Phép nhân hoá “hoa tươi mỉm cười” diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai. * Nhận xét: Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ. * Đánh giá: Ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn của nhà văn Thanh Tịnh. * Bài học khi phân tích giá trị biện pháp tu từ so sánh cần chú ý: + Phải phân tích kĩ hình ảnh được đem ra so sánh(B)( Hình ảnh này biểu trng cho điều gì?). Gợi cho ta suy nghĩ liên tưởng tới điều gì? Giúp ta hiểu gì về hình ảnh so sánh (A). + Phải nhận xét, chỉ ra được cái hay của cách nói này (NT). + Phải đánh giá, nhận xét được thái độ, tình cảm, tâm hồn của tác giả. * Gợi ý cách viết mở đoạn: nên đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề, không viết dài dòng, lan man và xa đề. VD: - Câu mở đoạn: Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh thât hay đó là: '' Tôi quên thế nào....” - Câu kết: Tấm lòng, tình yêu của nhà văn Thanh Tịnh với mái trường, thầy cô, bạn bè, với kỉ niệm đầu tiên thiêng liêng sâu nặng đến chừng nào, bao nhiêu năm trôi qua mà vẫn tươi mới, vẹn nguyên. 2. Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau: ''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi'' Gợi ý: + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau: - Chỉ ra được vế so sánh - Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi và lung linh trong kí ức. Khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao,.. - Qua đó thể hiện tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới. * Viết thành đoạn văn: Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh rất hay đó là: ''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''. Đây là phép so sánh hay và rất đẹp. Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, thơ ngây, dịu dàng và đáng yêu của trẻ thơ. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên sức sống thật kì diệu, thật mãnh liệt. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi trong kí ức. Bao nhiêu năm tháng qua rồi vẫn sống dậy lung linh. Ta thấy như đâu đó ánh lên một khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao. Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và thám đẫm chất trữ tình. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm ... ự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân. 3. Bàn luận (3,5 điểm) Chấp nhận các cách triển khai khác nhau, song cần chú ý bám sát và làm rõ định hướng bàn luận. - Biểu hiện của lòng tự trọng: (1,0 điểm) + Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí. + Nói đi đôi với làm + Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi. Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc. Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở. + Chú ý cả đên lời nói khi giao tiếp. - Vai trò của lòng tự trọng: (1,5 điểm) + Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sang đối mặt với những khó khăn thử thách. + Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời + Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng + Góp phần xây dựng xã hội văn minh. - Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại (0,5 điểm) - Phê phán những con người thiếu lòng tự trọng: lười lao động, học tập, sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòngđánh mất nhân cách của bản thân. (0,5 điểm) 4. Bài học nhận thức và hành động. (1,5 điểm) + Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm. + Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn. + Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt. Lưu ý: Học sinh không viết thành đoạn văn hoàn chỉnh chỉ cho tối đa 3 điểm. Nếu học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thì trừ ít nhất 2 điểm. Câu 2 (10.0 điểm) Về kĩ năng: - Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc, - Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lí luận và năng lực cảm thụ văn học. Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: Mở bài: - Dẫn dắt để giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn ý kiến. 1.0 Thân bài : Chứng minh qua tác phẩm: 8.0 *Khái quát được ý kiến: - Ý kiến trên muốn khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vật vùng biển quê ông được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành, tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho con người quê hương. * Luận điểm 1: Bài thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi cảnh vật vùng biển quê hương hiện lên thật tự nhiên mà cũng thật đẹp. 3.0 - Ngay ở lời thơ mở đầu nhà thơ đã giới thiệu với người đọc về quê hương yêu dấu của mình với nghề nghiệp và vị trí cụ thể -> với niềm tự hào về một vùng quê chài lưới thanh bình. - Vùng quê đó càng đẹp hơn khi tác giả đặc tả cảnh dân chài ra khơi vào buổi sớm mai hồng: + Đó là khung cảnh thời tiết đẹp, lí tưởng,cho một chuyến ra khơi. + Nổi bật lên giữa thiên nhiên hùng vĩ là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống.(chú ý vào hình ảnh so sánh tinh tế, độc đáo của nhà thơ khi miêu tả con thuyền và cánh buồm..) => Bức tranh thiên nhiên vùng biển hiện lên thật tinh tế và sống động dưới nét vẽ tài tình của nhà thơ. * Luận điểm 2: Bài thơ còn hấp dẫn người đọc bởi tình yêu đặc biệt của người con xa quê dành cho người dân vạn chài nơi đây. 4.0 - Ông viết về họ với tất cả niềm tự hào hứng khởi: + Đó là cảnh đoàn thuyền trở về trong sự mong đợi của dân chài... + Đó là hình ảnh những con người khỏe mạnh rắn rỏi (chú ý bút pháp tả thực kết hợp bút pháp lãng mạn). Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp đặc trưng của con người nơi đây. + Đó còn là hình ảnh con thuyền mệt mỏi say sưa sau một hành trình vất vả.. (NT nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) - Bài thơ kết thúc trong nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của người con xa xứ. (Nếu không có bốn câu thơ cuối bài có lẽ người đọc không thể biết được nhà thơ viết bài thơ khi xa quê.) * Đánh giá chung: - Khẳng định ý kiến là đúng - Để đạt được giá trị đó cần có một cách viết giản dị tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ, hình ảnh thơ... 1.0 Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề chứng minh. - Liên hệ: Thơ Tế Hanh có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả. Nó đánh thức trái tim ta trong tình yêu nỗi nhớ quê hương... 1.0 Tổng điểm toàn bài: 20.0 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài 120 phút, I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! Câu 1: Đoạn thơ được làm theo thể thơ nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3: Nhận xét về giọng điệu bài thơ Câu 4: Bài thơ gợi cho em tình cảm gì? II. Làm văn: (16,0 điểm) Câu 1: (6,0 điểm) Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004) Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài luận có độ dài không quá 500 từ nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống? Câu 2: (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là “Bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến, quyết thắng. Đó là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Nguyên - Mông. Phân tích bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc để làm sáng tỏ ý kiến trên ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: Thể thơ bảy chữ. Câu 2: Nội dung: Bài thơ là cảm xúc xót xa, đầy tiếc nuối của con người, của cảnh vật trước sự ra đi của Bác Hồ. Câu 3: Bài thơ có giọng điệu xót xa, tiếc thương, lưu luyến trước sự ra đi của Bác (HOẶC Bài thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình và đầy bi tráng thể hiện niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của người con ưu tú dân tộc). Câu 4: - Cảm xúc tiếc thương, đau buồn vì Bác đã ra đi. - Bài thơ còn gợi cảm xúc kính yêu, tự hào về Bác. Câu 2: (6,0 đ) A. Yêu cầu chung: - Học sinh có kĩ năng xử lí dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí thông qua văn bản đã cho. - Bài viết thể hiện vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh những dẫn chứng chung chung. - Diễn đạt tốt, khuyến khích những bài viết sáng tạo. B. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Nêu vấn đề nghị luận . - Học sinh dẫn dắt được vấn đề nghị luận (0,25đ) - Từ câu chuyện học sinh rút ra ý nghĩa về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống (0,25đ). 2. giải quyết vấn đề a. Tóm tắt và rút ra ý nghĩa của câu chuyện - Học sinh tóm tắt được câu chuyện (0,5đ) - Giải thích đúng : “cho” và “nhận” (0,5đ) -Rút ra ý nghĩa: (0,5đ) => Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đời mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống. b. Phân tích, chứng minh - Biểu hiện mối quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống + Quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống vô cùng phong phú bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng. (0,25đ) + Mối quan hệ “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng ngang bằng trong cuộc sống: có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại – dẫn chứng. (0,25đ) + Mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của người đó, mà nhiều khi mình nhận ở người mà mình chưa hề cho. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống – dẫn chứng. (0,5đ) - Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống? + Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng. (0,25đ) + Con người cần phải biết “cho” nhiều hơn là “nhận”. (0,25đ) + Phải biết “cho” mà không hi vọng mình sẽ được đáp đền (0,25đ) + Để “cho” nhiều, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này. (0,25đ) c. Bàn bạc Bên canh việc “cho” và “nhận” đúng mục đích, đúng hoàn cảnh thì sẽ được mọi người quý trọng tin yêu. Còn: - “Cho” vì mục đích vụ lợi, vì tham vọng, dục vọng của bản thân. (0,5đ) - “Nhận” không có thái độ, tình cảm biết đền đáp, biết ơn. (0,5đ) Thì chúng ta cần phê phán 3. Kết thúc vấn đề - Khẳng định vấn đề đã nghị luận. (0,25đ) - Rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động. (0,75đ)
File đính kèm:
- phieu_on_tap_tieng_viet_lop_8_van_ban_toi_di_hoc.docx