Phiếu ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ

1. Đánh dấu x vào cuối câu có từ in nghiêng là tình thái từ.

a. Ai lại làm thế cơ chứ?

Tôi gặp cậu chứ không phải cậu ấy.

b. Thôi! Không nói chuyện nữa.

Ăn từ từ thôi.

c. Tôi nhớ mà.

Bạn Lan đã nhắc rồi mà bạn Huyền không nghe.

d. Cháo chào bác ạ.

Nào ạ ông đi cháu.

e. Anh đi đi.

Anh đi đâu?

f. Thương thay thân phận con rùa – Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

Trời thu thay áo mới – Trong biếc nói cười thiết tha.

2. Nối các tình thái từ (được in nghiêng trong các câu) với ý nghĩa tương ứng.

Tình thái từ Ý nghĩa

1. Anh đấy ạ? a. Hỏi, yêu cầu sự đồng tình

2. Lan đấy phỏng? b. Hỏi bày tỏ sự kính trọng

3. Con nín đi! c. Đề nghị, khuyên nhủ, an ủi

4. Cho em đi với! d. Đòi hỏi

5. Ngon đấy chứ? e. Đề nghị tham gia, cùng thực hiện

6. Làm thế mới đúng chứ! f. Khen ngợi

7. Con không thích học võ đâu con thích học hát cơ. g. Hỏi bày tỏ sự thân thiện giữa người trên với người dưới.

 

doc 4 trang cucpham 02/08/2022 840
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ

Phiếu ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ
TRỢ TỪ, THÁN TỪ, TÌNH THÁI TỪ
Đánh dấu x vào cuối câu có từ in nghiêng là tình thái từ.
Ai lại làm thế cơ chứ?
Tôi gặp cậu chứ không phải cậu ấy.
Thôi! Không nói chuyện nữa.
Ăn từ từ thôi.
Tôi nhớ mà.
Bạn Lan đã nhắc rồi mà bạn Huyền không nghe.
Cháo chào bác ạ.
Nào ạ ông đi cháu.
Anh đi đi.
Anh đi đâu?
Thương thay thân phận con rùa – Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
Trời thu thay áo mới – Trong biếc nói cười thiết tha.
Nối các tình thái từ (được in nghiêng trong các câu) với ý nghĩa tương ứng.
Tình thái từ
Ý nghĩa
Anh đấy ạ?
Hỏi, yêu cầu sự đồng tình
Lan đấy phỏng?
Hỏi bày tỏ sự kính trọng
Con nín đi!
Đề nghị, khuyên nhủ, an ủi
Cho em đi với!
Đòi hỏi
Ngon đấy chứ?
Đề nghị tham gia, cùng thực hiện
Làm thế mới đúng chứ!
Khen ngợi
Con không thích học võ đâu con thích học hát cơ.
Hỏi bày tỏ sự thân thiện giữa người trên với người dưới.
Tìm tình thái từ trong các câu văn sau và cho biết ý nghĩa của nó.
Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ.->cầu khiến
Con nín đi! Mợ đã về rồi mà.-> đi :cầu khiến; mà: thân mật, yêu thương dỗ dành
Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? -> nghi vấn
Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! -> tôn trọng thân mật
Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? 
Ánh sáng mới kì dị làm sao! 
Cho những câu trần thuật sau, hãy thêm tình thái từ để tạo thành những kiểu câu có mục đích khác nhau hoặc sắc thái biểu cảm khác nhau.
Đây là nhà của Nam.
Mai đã làm xong bài tập.
Chúng mình cùng đi đến trường	
Lam thích mặc chiếc áo màu xanh.
Xác định trợ từ và chỉ rõ sắc thái biểu thị của chúng trong những câu văn sau:
Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ.-> cả: nhấn mạnh số lượng nhiều
Chính lúc này toàn thân các cậu cũng run lên theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.-> chính: nhấn mạnh khoảnh khắc “tôi” và bạn mang trạng thái hồi hộp, e sợ khi lần đầu đến trường
Ông thì ông xé xác nó ra.-> thì: nhấn mạnh quyết tâm thực hiện hành động
Những mong cá nước sum vầy.-> những: nhấn mạnh mong muốn, ước ao thiết tha hơn mức bình thường)
Những là rày ước mai ao.
Xác định thán từ và cho biết ý nghĩa.
Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ -> ôi: tự hào
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
Tiếng ai cười vậy trong lành? 
A! Con chim hót rung cành dâu tơ. -> A: ngạc nhiên thích thú
Hỡi những người khôn của giống nòi
Những chàng trai quý, gái yêu ơi!-> hỡi: dùng để gọi
Than ôi, sắc nước hương trời-> than ôi: bộc lộ cảm xúc
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài tới đây.
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-> kia: dùng để gọi
Biết nhau chưa đặng mấy hồi.
Kẻ còn người mất trời ôi là trời!-> trời ôi là trời: bộc lộ cảm xúc
Vâng, ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.-> vâng: dùng để đáp
Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.-> này: dùng để gọi.
Hỡi đồng bào, hỡi chiến sĩ
Trời cao xanh ngắt ô kìa-> ô kìa: bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên
Chỉ ra ý nghĩa của những từ gạch chân trong các câu sau:
Ta đi nào.-> mđ cầu khiến
Ăn cây nào, rào cây ấy. đại từ phiếm chỉ
Cậu thích cái áo nào?-> đại từ nghi vấn.
Phở nhé!-> đề nghị, mời
Phở cơ.-> đáp lại lời đề nghị trước đó, nũng nịu, thân mật.
Trong các từ in đậm sau từ nào là trợ từ?
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.-> trợ từ
Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
Ngay chúng tôi cũng không biết phải nói những gì?-> trợ từ
Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt, vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. 
Nó đưa cho tôi mỗi 5000 đồng.-> trợ từ
Mỗi người nhận 5000 đồng.
Này, em không để cho chúng nó được yên à? -> thán từ
Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông No-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có.
Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?-> thán từ
Thế xin hỏi ông câu này đã.
Tôi đã đi đến 5 cửa hàng mà không mua được món quà ưng ý.-> trợ từ
Tôi đã đến thăm nhiều vùng quê nhưng không thấy nơi đâu đẹp bằng quê hương mình.
Anh ấy chỉ nói mỗi một câu rồi im lặng. .-> trợ từ
Anh ấy chỉ vào cái áo trong cửa hàng.
Tôi chưa khóc lấy một lần từ khi xa nhà đến giờ. .-> trợ từ
Lấy cho bố cái bát con nhé.
Những lần trốn học đuổi bướm bờ ao.
Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc.
Bạn ấy trốn học những hai lần trong tuần nên thầy giáo phải mời phụ huynh lên gặp. .-> trợ từ
Ngay cả tôi, anh ấy cũng không thèm nhìn. .-> trợ từ
Tôi sẽ đi ngay bây giờ.
Cây ngay không sợ chết đứng
Tìm các thán từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng để làm gì?
Này, bác bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. ->dùng để gọi
Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại.-> khốn nạn: bộc lộ cảm xúc đau đớn trước những éo le ngang trái
Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình mà thôi.-> chao ôi: blcx ân hận
Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!->chà: bộc lộ cảm xúc sung sướng, hạnh phúc
Chú trải sáu bức tranh do mèo vẽ ra trược mặt bố tôi. Đến lượt tôi ngây người như không tin vào mắt mình.
Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.-> ôi: blcx ngạc nhiên, bất ngờ
Ha ha! Một lưỡi gươm!-> blcx ngạc nhiên, sung sướng bất ngờ
Điền các trợ từ, thán từ thích hợp vào chỗ trống: 1chà, 2đến, 8có, 4ngay cả, 5những, 6ơ hay, 7chết rồi, 3mỗi, 9trời ơi.
1.! Món này ngon ghê. Chắc cậu phải dùng 2.nhiều nguyên liệu lắm nhỉ?
Không! Tớ cần 3.hai nguyên liệu chính thôi: đó là ếch và nghệ.
Thế à? 4anh cậu cũng khen ngon đấy. Còn tớ nghĩ là miễn chê.
Cảm ơn cậu từ nãy đến giờ đã khen tớ.5 ..hai lần.
6.!Cái cậu này, người ta khen thật chứ có nịnh đâu.
Úi! 7..Mải nói chuyện với cậu, món cá của tớ cháy rồi.
Không sao, không sao, mới cháy8.một mặt thôi mà.
9..! Thế thì còn gọi gì là cá nữa chứ.
Thôi mà! Xin lỗi mà!
Xác định những nhận định dưới đây là đúng hay sai.
Trợ từ là những từ đi kèm để biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc.
“Đến” trong câu “Anh ấy đi đến hai tháng cơ đấy” là trợ từ.
Cả trợ từ và thán từ đều có khả năng tách ra thành một câu đặc biệt.
Từ “Thưa” trong câu “Thưa thầy! Em xin phép ra ngoài” là thán từ dùng để gọi có ý lịch sự của người dưới đối với người trên.
“Ô hay” là thán từ dùng để gọi đáp.
Tìm trợ từ trong các câu sau
Cái bạn này hay thật.
Có thế tôi mới tin
Đích thị là nó lấy chứ không phải ai.
Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ.
Nó hát những mấy bài liền ->nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ
Chính các bạn đã giúp Lan học tập tốt.->nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy
Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.-> nhấn mạnh ít.
Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự.
14. Tìm những trợ từ trong các trường hợp sau:
a. Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm
 Đã dậy rồi hả trầu?
b Tao hái vài lá nhé
 Cho bà và cho mẹ
 Đừng lụi đi trầu ơi!(Đánh thức trầu-Trần Đăng Khoa)
c. Cuốn truỵên này hay ơi là hay.
15.Chọn từ “những” hay “mỗi” để điền vào chỗ trống trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau giữa chúng.
Tôi còn ...5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp.
Tôi còn 5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp được.
2. Tìm thán từ trong các câu sau:
a.Chao ôi! Mong nhớ!Ôi mong nhớ
Một cánh chi thu lạc cuối ngàn.(Xuân-Chế Lan Viên)
b.Chị Dậu xám mặt,vội vàng đặt con xuống đất,chạy đến đỡ lấy tay cai lệ:
-Cháu van ông,nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc,ông tha cho!
-Tha này! Tha này!
 Thán từ có thể đứng ở cuối câu.
3. Tìm thán từ ở câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”.Và giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ này?
+Vế 1:Gọi dạ nghĩa là ntn?:Lời đáp lại lời gọi của người lớn để thể hiện sự lễ độ.
+Vế 2:Bảo vângnghĩa là gì?
-Bảo là sai bảo;dạy bảo;bảo ban
-Vâng là vâng lời,xin lắng nghe và làm theo lời dạy bảo.Thể hiện lòng kính trọng người trên.
Câu tục ngữ đúc kết 2 nguyen tắc ứng xử,nêu bài học lễ phép trong giao tiếp,ứng xử;là bài học dạy ta biết sống đẹp,biết làm người

File đính kèm:

  • docphieu_on_tap_tieng_viet_lop_8_tro_tu_than_tu_tinh_thai_tu.doc