Phân tích tác phẩm Ngữ văn Lớp 9
Chuyện người con gái Nam Xương
16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ
(TK16) Truyền kì mạn lục - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. - Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.
- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu TK XIX) Phạm Đình Hổ (TK 18) Tùy bút Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn. Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động.
Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống trí
Phản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPKVN cuối TK XVIII Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du TK 18) Thể chí (tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi) - Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.
- Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán.
- Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
Truyện Kiều
Đầu TK XIX. Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Trung Quốc Nguyễn Du (TK 18-19) Truyện thơ nôm lục bát Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Truyện thơ Nôm, lục bát.
- Tóm tắt nội dung cốt chuyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật (SGK)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tác phẩm Ngữ văn Lớp 9
PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Bảng hệ thống các tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp 9 TT Tên đoạn trích Tên tác giả Thể loại Nội dung chủ yếu Nghệ thuật chủ yếu 1 Chuyện người con gái Nam Xương 16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ (TK16) Truyền kì mạn lục - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. - Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. - Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán. - Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công. 2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu TK XIX) Phạm Đình Hổ (TK 18) Tùy bút Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn. Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động. 3 Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống trí Phản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPKVN cuối TK XVIII Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du TK 18) Thể chí (tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi) - Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789. - Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán. - Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói. 4 Truyện Kiều Đầu TK XIX. Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Trung Quốc Nguyễn Du (TK 18-19) Truyện thơ nôm lục bát Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Truyện thơ Nôm, lục bát. - Tóm tắt nội dung cốt chuyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật (SGK) a Chị em Thuý Kiều Nguyễn Du (TK 18-19) Truyện thơ nôm lục bát Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. - Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn Du Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều. b Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (TK 18-19) Truyện thơ nôm lục bát Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình. c Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du (TK 18-19) Truyện thơ nôm lục bát Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều - Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. d Mã Giám Sinh mua Kiều Nguyễn Du (TK 18-19) Truyện thơ nôm lục bát - Bóc trần bản chất con buôn xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh. - Hoàn cảnh đáng thương của Thuý Kiều trong cơn gia biến. - Tố cáo xã hội phong kiến, chà đạp lên sắc tài, nhân phẩm của người phụ nữ. Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật (Mã Giám Sinh). 5 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu (TK19) Truyện thơ nôm - Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học VN. - Tóm tắt cốt chuyện LVT. - Khát vọng hành đạo giúp đời sống của tác giả, khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật : LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài ; KNN hiền hậu, nết na, ân tình. - Là truyền thơ Nôm, một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ. Lục Vân Tiên gặp nạn Nguyễn Đình Chiểu (TK 19) Truyện thơ nôm - Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn. - Thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với nhân dân lao động. - Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với tả nhân vật qua hành động, ngôn ngữ, lời thơ giàu cảm xúc, bình dị, dân dã, giàu màu sắc Nam Bộ. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích “Truyền kỳ mạn lục” - Nguyễn Dữ) A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả: - Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương. - Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài. - Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời. II. Tác phẩm: 1. Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”. 2. Thể loại: Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán. 3. Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. 4. Tóm tắt: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu. Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi. Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được thần Rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan. Ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, người cùng làng chết đuối được Linh Phi cứu. Khi Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất. 5. Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1: của mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. - Đoạn 2: qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. - Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang trong đội Linh Phi. Vũ Nương được giải oan. III. Giá trị nội dung của tác phẩm: (Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc) 1. Giá trị hiện thực: - Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh). - Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc. - Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc. 2. Giá trị nhân đạo: a. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ đời sống và tính cách nhân vật. Cảnh 1: Trước khi Trương Sinh ra trận - Là người con gái đẹp người đẹp nết: Ngay từ đầu, nàng đã được giới thiệu là “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chàng Trương cũng bởi mến cái dung hạnh ấy, nên mới xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về. - Là người vợ hiền đảm đang: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên dù chồng nàng đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức nhưng gia đình chưa từng phải thất hoà. Cảnh 2: khi Trương Sinh ra trận: (Các ý chính) - Thủy chung chờ chồng ra trận: + không màng vinh hiển, chỉ cầu bình an + Cảm thông sâu sắc nỗi vất vả của chồng - Nàng là người mẹ hiền: + Hết mực thương con + Chỉ vào chiếc bóng trên vách bảo đó là cha + Chiếc bóng như tấm lòng thương con vô bờ bến - Là người con dâu hiếu thảo + Hết lòng chăm sóc mẹ chồng khi bà ốm + Thuốc thang dùng lời ngon ngọt khuyên lơn + Khi bà mất lo liệu ma chay trọn vẹn nghĩa + Lời mẹ động viên thể hiện sự trân trọng yêu thương. Phân tích: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm. Nàng “chẳng dám mong” vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng “khi về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Vũ Nương cũng thông cảm cho những nỗi gian lao, vất vả mà chồng sẽ phải chịu đựng. Và xúc động nhất là những lời tâm tình về nỗi nhớ nhung, trông chờ khắc khoải của mình khi xa chồng. Những lời văn từng nhịp, từng nhịp biền ngẫu như nhịp đập trái tim nàng - trái tim của người vợ trẻ khát khao yêu thương đang thổn thức lo âu cho chồng. Những lời đso thấm vào lòng người, khiến ai ai cũng xúc động ứa hai hàng lệ. Rồi đến khi xa chồng, nàng càng chứng tỏ và bộc lộ nhiều phẩm chất đáng quý. Trước hết, nàng là người vợ hết mực chung thuỷ với chồng. Nỗi buồn nhớ chồng vò võ, kéo dài qua năm tháng. Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn” – cảnh vui mùa xuân hay “mây che kín núi” – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chặn “nỗi buồn góc bể chân trời nhớ người đi xa. Đồng thời, nàng là người mẹ hiền, hết lòng nuôi dạy, chăm sóc, bù đắp cho đứa con trai nhỏ sự thiếu vắng tình cha. Bằng chứng chính là chiếc bóng ở phần sau câu chuyện mà nàng vẫn bảo đó là cha Đản. Cuối cùng, Vũ Nương còn bộc lộ đức tính hiếu thảo của người con dâu, tận tình chăm sóc mẹ chồng già yếu, ốm đau. Nàng lo chạy chữa thuốc thang cho mẹ qua khỏi, thành tâm lễ bái thần phật, bởi yếu tố tâm linh đối với người xưa là rất quan trọng. Nàng lúc nào cũng dịu dàng, “lấy lời ngọt ngào khôn khéo, khuyên lơn”. Lời trăng trối cuối cùng của bà mẹ chồng đã đánh giá cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Thông thường, nhất là trong xã hội cũ, mối quan hệ mẹ chồng – con dâu là mối quan hệ căng thẳng, phức tạp. Nhưng trước người con dâu hết mực hiền thảo như Vũ Nương thì bà mẹ Trương Sinh không thể không yêu mến. Khi bà mất, Vũ Nương đã “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Có thể nói, cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ: một người vợ thuỷ chung, một người mẹ thương con, một người dâu hiếu thảo. Ở bất kỳ một cương ... sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú. => Bằng những so sánh cụ thể, xác thực, tác giả vừa chỉ ra những nguy hại do lối đọc sách sai lệch; vừa phân tích, lí giải những nguy hại đó một cách thuyết phục. 3. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. a, Cách chọn sách: - Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều. - Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân. - Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng. - Chọn sách nên hướng vào hai loại: + Kiến thức phổ thông + Kiến thức chuyên sâu. b, Phương pháp đọc sách: - Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng. - Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích. - Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan. - Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu. - Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại. => Để nêu bật việc đọc sách hời hợt, tác giả so sánh với việc cưỡi ngựa qua chợ như “trọc phú khoe của” Cách đọc ấy thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém III. Tổng kết: Ghi nhớ, sgk, trang 7. IV. Luyện tập: 1. Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài “Bàn về đọc sách”. 2. Suy nghĩ về câu nói: “Đọc sách là mở cái cửa để nhìn vào thế giới thần tiên” (Moriax). CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI Vũ Khoan I. Vài nột về tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: Vũ Khoan_ nhà hoạt động chính trị đó từng làm Thứ trưởng bộ ngoại giao, Bộ trưởng bộ thương mại, hiện là phó thủ tướng chính phủ. 2. Tác phẩm: - Đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001, được in vào tập “Một góc nhìn của tri thức”, NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu chung: a. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Vấn đề nghị luận: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. b. Hoàn cảnh ra đời: bài viết được ra đời trong thời điểm những năm đầu của thế kỉ XXI, Thời điểm quan trọng của đất nước trên con đường hội nhập thế giới. c. Bố cục 3 phần - Hệ thống ý trong phần giải quyết vấn đề: + Sự chuẩn bị của bản thân con người. + Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta. + Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. d.ý nghĩa nhan đề: - Hành trang là hành lí, vật dụng, trang bị mà con người ta mang theo. - Bài viết là lời nhắn gửi thế hệ trẻ Việt Nam phải chuẩn bị hành trang bước vào thể kỉ mới. - Nhan đề thể hiện nội dung chính của tác phẩm 2. Tỡm hiểu chi tiết: 2.1 Đặt vấn đề: - Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, ngắn gọn, rừ ràng. -> Đặt vấn đề trong thời điểm hiện tại – năm 2001 – thời điểm thiêng liêng cho nên con người cần chuẩn bị, cần rèn luyện hành trang để bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. 2.2 Giải quyết vấn đề: a. vai trò của con người trong hành trang vào thế kỉ mới: - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người. -> Con người là động lực của lịch sử - Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người lại càng nổi trội. b. Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta. - Khoa học, công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng. - Nhiệm vụ và mục tiêu của đất nước ta: + Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Tiếp cận nền kinh tế tri thức. c.Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam: + Điểm mạnh - Thông minh, nhạy bén với cỏi mới . - Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ. - Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc. - Thích ứng nhanh nhưng lại + Điểm yếu: - Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành - Không coi trọng nghiêm ngặt quy trình cụng nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương. - Nhưng thường đố kị trong làm ăn - Nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thời bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt -> Cách nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam rất cụ thể, chính xác và sâu sắc. Điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả đó tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch một phía. Khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp , đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không sa vào sự đề cao quá mức hay tự tị, miệt thị dân tộc. 2.3: Kết thúc vấn đề: - Khẳng định, chỉ ra phương pháp hành động. + Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. + Làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó => Nhắc lại ý đó nêu ở phần đặt vấn đề, tác giả khắc sâu chủ đề hướng tới lớp trẻ. => Thái độ của tác giả tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện không thiên lệch. => Tác dụng giúp mọi người tránh được tâm lí ngộ nhận, tự đề cao quá mức, tự thỏa món khụng cú ý thức học hỏi, cản trở sự có hại đối với sự phát triển của đất nước hiện nay. MÂY VÀ SÓNG (Ra-bin-dra-nát Ta-go) I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - tác phẩm * Tác giả: Ta-go (1861-1941) - Là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. - Sinh ra ở Can cút ta (Ben-gan), làm thơ rất sớm, từng du học nhiều nước. - Sự nghiệp sáng tác đồ sộ (52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn), được nhận giải thưởng Nô-ben (1913). - Thơ của ông đa dạng về nội dung hình thức, thể hiện sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc. + Tinh thần nhân văn cao cả, tính chất trữ tình, triết lý nồng đượm. + Thơ của ông còn sử dụng thành công những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng. * Tác phẩm: “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, được tác giả dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915. 2. Đọc 3. Bố cục 2 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của mây và trò chơi do em tưởng tượng ra. - Phần 2 (còn lại): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của sóng và trò chơi do em tự sáng tạo ra. II. Đọc - hiểu văn bản Từ “Mẹ ơi” đứng ở đầu đoạn 1 mà không đứng ở đầu đonaj 2 sẽ làm nổi bật hơn đối tượng đối tượng đối thoại, cũng là đối tượng bieru cảm của em bé là mẹ, mặc dù mẹ không xuất hiện, không phát ngôn - em bé thể hiện tình cảm của mình 1 cách tự nhiên, liền mạch (xét về cấu trúc đối xứng giữa 2 phần) có thể xem đây là hai lượt thoại, do đó lần thứ hai của em bé chứ không phải lần thứ hai trong bố cục tácphaarm. Thêm một từ “mẹ ơi” ở đầu đoạn hai là không cần thiết - sự thổ lộ ở đây là thổ lộ trong tình huống có thử thách, do đó phải có 2 phần - có phần hai thì tình thương mẹ của bé mới được bộc lộ trọn vẹn. Trừ cụm từ “Mẹ ơi”, cả hai phần đều có trình tự tường thuật: - Thuật lại lời rủ rê. - Thuật lại lời từ chối. - Nêu trò chơi do em bé sáng tạo. 1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng. Chúng tôi chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Chúng tôi chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc. Chúng tôi ca hát từ bình minh đến tối, Chúng tôi ngao du nơi này nơi nọ Mà không biết mình đã đến nơi nao. - Những người sống trên mây trên sóng đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn, giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, với vầng trăng bạc, với tiếng ca du dương bất tận và được đi khắp nơi này nọ. - Lời mời gọi của những người sống trên mây trên sóng chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kỳ - vô cùng thú vị và hấp dẫn. - Bởi thiên nhiên rực rỡ bí ẩn bao điều thú vị hấp dẫn với tuổi thơ thật khó có thể từ chối. 2. Lời chối từ của em bé. -Khi mới được mời, em bé cũng rất muốn đi chơi. Em hỏi : “Nhưng làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?”. “Mẹ tôi đang đợi ở nhà làm sao tôi có thể rời mẹ mà đến được?” “Buổi chiều mẹ luôn muốn tôi ở nhà Làm sao tôi có thể rời mẹ mà đi được?” - Em bé từ chối lời mời mọc đầy quyến rũ của mây và sóng vì một lý do thật dễ thương, khiến cho những người trên mây và trên sóng đều cười với em. - Mặc dù tuổi nhỏ thường ham chơi, em cũng bị quyến rũ, và dĩ nhiên em đầy luyến tiếc những cuộc vui chơi, nhưng tình yêu thương với mẹ đã chiến thắng. Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện ở sự vượt lên ham muốn ấy, đó chính là sức níu giữ của tình mẫu tử. 3. Trò chơi của em bé - Sự hòa quyện vào thiên nhiên: + Sự hòa hợp tuyệt diệu giữa em bé và thiên nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp của tình mẫu tử. Em biến thành “mặt trăng và bến bờ kì lạ”, rộng mở để em được “lăn, lăn, lăn mãi” vào lòng. + Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng qua trí tưởng tượng của em bé càng trở nên lung linh, gợi nhiều liên tưởng về những chú tiên đồng, những ông tiên trên trời xanh, những nàng tiên cá dưới biển cả... + Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng. “Mây” và “sóng” là biểu tượng về con. “Trăng” và “bờ biển” tượng trưng cho tấm lòng dịu hiền, bao la của mẹ. Ta-go lấy “Mây - trăng”, “sóng- bờ” để nói về tình mẫu tử. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu. Câu thơ cuối vừa là lời kết cho phần 2 vừa là lời kết cho cả bài thơ, tình mẫu tử ở khắp nơi thiêng liêng, bất diệt. * Ý nghĩa triết lý + Thơ Ta-go thường đậm ý nghĩa triết lý: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho, mà ở ngay trên trần thế, do chính con người sáng tạo; sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. + Nhà thơ đã hóa thân trong em bé để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại. - Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng - gợi tả - tưởng tượng phong phú. 2. Nội dung - Ta- go ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. - Ngoài ra còn có một số nội dung khác: + Trong cuộc sống vẫn thường gặp sự cám dỗ, quyến rũ - muốn khước từ chúng phải có những điểm tựa vững chắc và tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. + Bài thơ chắp cánh trí tưởng tượng cho tuổi thơ - tác giả cũng nhắc nhở mọi người rằng: hạnh phúc không phải điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng.
File đính kèm:
- phan_tich_tac_pham_ngu_van_lop_9.docx