Phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

Mở đầu đoạn thơ, tác giả giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em:

“Đầu lòng hai ả tố nga

 Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Hai cô con gái của ông bà Vương viên ngoại đi vào trang thơ của Nguyễn Du đều tươi tắn, xinh đẹp cả hai. “Tố nga” là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái đẹp, hai nàng Kiều hiện lên như hai vầng trăng mát dịu. Ở câu thơ thứ ba, bút pháp ước lệ, tượng trưng được sử dụng một cách độc đáo. Thúy Kiều và Thúy Vân có cốt cách cao sang, quý phái, mảnh dẻ, thanh tao như “mai”, tinh thần trắng trong, thanh sạch như “tuyết”. Tác giả đã khẳng định một vẻ đẹp toàn bích từ nhan sắc đến tính tình của hai nàng Kiều. Thành ngữ “mười phân vẹn mười” thể hiện sự ngưỡng mộ ngợi ca của Nguyễn Du về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. Tuy “mỗi người một vẻ” nhưng Thúy Kiều và Thúy Vân sở hữu một vẻ đẹp toàn diện không ai sánh bằng.

 

docx 4 trang cucpham 01/08/2022 1740
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

Phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"
 CHỊ EM THÚY KIỀU –PHẦN I
MB: Nguyễn du là dại thi hào của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm “Truyện Kiều” không chỉ có giá trị nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du là một trong những thành công về nghệ thuật tả người của đại thi hào dân tộc . Qua đoạn thơ giới thiệu về vẻ đẹp chung của hai chị em, người đọc đã cảm nhận được bức chân dung tuyệt đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân:
“Đầu lòng hai ả tố nga
............................
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
TB: Mở đầu đoạn thơ, tác giả giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em:
“Đầu lòng hai ả tố nga
 Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Hai cô con gái của ông bà Vương viên ngoại đi vào trang thơ của Nguyễn Du đều tươi tắn, xinh đẹp cả hai. “Tố nga” là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái đẹp, hai nàng Kiều hiện lên như hai vầng trăng mát dịu. Ở câu thơ thứ ba, bút pháp ước lệ, tượng trưng được sử dụng một cách độc đáo. Thúy Kiều và Thúy Vân có cốt cách cao sang, quý phái, mảnh dẻ, thanh tao như “mai”, tinh thần trắng trong, thanh sạch như “tuyết”. Tác giả đã khẳng định một vẻ đẹp toàn bích từ nhan sắc đến tính tình của hai nàng Kiều. Thành ngữ “mười phân vẹn mười” thể hiện sự ngưỡng mộ ngợi ca của Nguyễn Du về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. Tuy “mỗi người một vẻ” nhưng Thúy Kiều và Thúy Vân sở hữu một vẻ đẹp toàn diện không ai sánh bằng.
Ở đoạn thơ tiếp theo, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp làm say mê lòng người của Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Chỉ với bốn dòng thơ, Nguyễn Du đã thể hiện được vẻ đẹp tươi tắn, trong sáng, trẻ trung của một cô gái đang tuổi trăng tròn. Khuôn mặt nàng đầy đặn như ánh trăng, hàng lông mày đậm và đôi mắt thật đẹp. Câu thơ gợi nhớ đến thành ngữ “mắt phượng mày ngài”. Không chỉ đẹp, Vân còn có tính cách đoan trang, thùy mị. Mái tóc nàng óng ả như mây, làn da nàng trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp của nàng khiến thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”. Đó là một vẻ đẹp hài hòa với tự nhiên. Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, hòa hợp với tự nhiên của Thúy Vân dự báo một cuộc đời hạnh phúc, ấm êm trong tương lai.
Với Thúy Vân, ta tưởng như sắc đẹp của nàng là toàn mỹ nhưng khi Thúy Kiều xuất hiện, Thúy Vân chỉ còn là bức phông nền để tôn lên vẻ đẹp của Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Qua ngòi bút của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên là người con gái tài sắc vẹn toàn. Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” bằng phép đòn bẩy, nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng nhà thơ giới thiệu vẻ đẹp toàn bích của Kiều. Nét đẹp của Kiều không chỉ “sắc sảo” mà còn rất “mặn mà” khiến người ta đã gặp một lần đã bị thu hút, không thể nào quên. Câu thơ tiếp theo lại là một phép so sánh, tuy “mỗi người một vẻ” nhưng Thúy Kiều đẹp hơn và có tài hơn Thúy Vân. Bằng nghệ thuật ước lệ, Nguyễn Du đã đặc tả đôi mắt đẹp của Kiều. Đôi mắt nàng trong xanh, phẳng lặng như mặt nước hồ vào mùa thu. Đôi chân mày của nàng xinh tươi và tràn đầy sức sống như vẻ núi mùa xuân. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa phải “ghen” vì thua sắc thắm, liễu phải “hờn” vì kém xanh tươi. Đó là vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên phải đố kị, ghen ghét. Hơn thế nữa, Nguyễn Du đã dùng thành ngữ “nghiêng nước, nghiêng thành” để khẳng định vẻ đẹp làm say đắm lòng người của Kiều.
Không chỉ đẹp, Kiều còn là người con gái thông minh, tài giỏi. Tài năng của nàng đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến gồm cả “cầm kì, thi họa”. Đặc biệt sở trường của nàng là tài đánh đàn. Nàng đã tự mình sáng tác ra khúc đàn “Bạc mệnh” khiến người nghe phải chau mày.
 Với bút pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực để gợi tả vẻ đẹp của con người, phép nhân hóa, từ láy, từ ngữ chọn lọc tinh tếđoạn thơ đã khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều. Tuy “mỗi người một vẻ”nhưng cả hai nàng đều có vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, say đắm lòng người. Đoạn thơ cho thấy nghệ thuật tả người đạt đến mức điêu luyện của Nguyễn Du. Không chỉ vẽ nên bức chân dung của hai người đẹp, nhà thơ còn dự báo trước số phận tương lai của mỗi người. Đoạn thơ đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc khó quên. 

File đính kèm:

  • docxphan_tich_doan_trich_chi_em_thuy_kieu.docx