Phân tích đoạn 3 của trích đoạn "Chị em Thúy Kiều"

Nguyễn Du là một thiên tài văn học,một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều “ trích “Truyện Kiều “ - Nguyễn Du “ là một trong những thành công về nghệ thuật tả người của đại thi hào đân tộc. Trong đó em ấn tượng nhất là bốn câu thơ tả Thúy Kiều :

 “ Kiều càng sắc sảo mặn mà

 So bề tài sắc lại là phần hơn

 Làn thu thủy, nét xuân sơn

 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh .”

Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều. Từ “càng” đặc trước từ láy liên tiếp “sắc sảo”,”mặn mà” để tô đậm vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ và vẻ mặn mà về nhan sắc , tâm hồn của nàng Kiều. Phép so sánh đòn bẩy được sử dụng một cách tài tình : “ So bề tài sắc lại là phần hơn”. Câu thơ cho thấy tuy “mỗi người một vẻ” nhưng xét về tài sắc thì Thúy Kiều lại hơn hẳn Thúy Vân . Dù không nói cụ thể nhưng Nguyễn Du đã khắc sâu trong tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều.

 

docx 2 trang cucpham 2420
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích đoạn 3 của trích đoạn "Chị em Thúy Kiều"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích đoạn 3 của trích đoạn "Chị em Thúy Kiều"

Phân tích đoạn 3 của trích đoạn "Chị em Thúy Kiều"
Nguyễn Du là một thiên tài văn học,một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều “ trích “Truyện Kiều “ - Nguyễn Du “ là một trong những thành công về nghệ thuật tả người của đại thi hào đân tộc. Trong đó em ấn tượng nhất là bốn câu thơ tả Thúy Kiều : 
 “ Kiều càng sắc sảo mặn mà
 So bề tài sắc lại là phần hơn 
 Làn thu thủy, nét xuân sơn 
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh .”
Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều. Từ “càng” đặc trước từ láy liên tiếp “sắc sảo”,”mặn mà” để tô đậm vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ và vẻ mặn mà về nhan sắc , tâm hồn của nàng Kiều. Phép so sánh đòn bẩy được sử dụng một cách tài tình : “ So bề tài sắc lại là phần hơn”. Câu thơ cho thấy tuy “mỗi người một vẻ” nhưng xét về tài sắc thì Thúy Kiều lại hơn hẳn Thúy Vân . Dù không nói cụ thể nhưng Nguyễn Du đã khắc sâu trong tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều. 
Ở hai câu thơ sau, tác giả đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhãn”, tức là vẽ hồn chân dung bằng những hình ảnh ước lệ chứ không miêu tả cụ thể . Câu thơ “ Làn thu thủy, nét xuân sơn”, tác giả sử dụng nhịp thơ 3/3, phép tiểu đối,ước lệ tượng trưng để đặc tả vẻ đẹp của Kiều. “Làn thu thủy” chỉ đôi mắt đẹp, tĩnh lặng, sâu thẳm, huyền ảo như làn nước mùa thu, gợi tả một đôi mắt đẹp, thu hút đến mê người. Cụm từ “nét xuân sơn” miêu tả đôi hàng mày thanh tú, căng tràn sức sống như dáng núi mùa xuân. Những câu thơ không quá chi tiết, không cần nhiều nét nhưng bức chân dung của nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những gì hoàn mĩ nhất. Không chỉ đẹp ở vẻ bên ngoài mà bức chân dung của Kiều còn thể hiện phần tinh anh, tâm hồn và trí tuệ ở bên trong . Hình ảnh nhân hóa “hoa ghen”, “liễu hờn” thể hiện thái độ của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nàng đẹp đến nỗi hoa phải “ghen” vì thua sắc thắm, liễu phải “hờn” vì kém xanh tươi, không căng tràn sức sống như nàng. Nguyễn Du không tả trực tiếp vẻ đẹp của Kiều mà tả sự đố kị, ghen ghét của thiên nhiên để khẳng định vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân. Bằng cách kết hợp các biện pháp nghệ thuật: ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, từ láy, so sánh đòn bẩy,.nhà thơ đã phác họa thành công bức chân dung tuyệt đẹp của Thúy Kiều. Với ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du xứng đáng với lời khen tặng là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật. 
 CHÚC CÁC TÌNH YÊU HỌC TỐT =)))))) 

File đính kèm:

  • docxphan_tich_doan_3_cua_trich_doan_chi_em_thuy_kieu.docx