Phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở Hòn Gai - Cẩm Phả - Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động trong sự hài hòa với vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên kì vĩ.
Với tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển. Bài thơ mở đầu bằng cảnh:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Đoàn thuyền đánh cá rời biển vào lúc hoàng hôn, mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Với phép nhân hóa độc đáo ”Sóng đã cài then đêm sập cửa”, nhà thơ gợi cho người đọc tưởng tượng biển như một căn phòng lớn của vũ trụ, đang đóng cửa cài then để chìm vào giấc ngủ. Chính thời điểm ấy, ngư dân lại bắt đầu một ngày lao động: ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo, vắng lặng mà rộn ràng, náo nhiệt bởi tiếng hát hăng say của người lao động. Bài thơ là một bức tranh với những đường nét khoẻ khoắn, màu sắc tươi sáng lạ thường. Đánh cá trên biển mênh mông thực chất là một công việc lao động nặng nhọc, đầy nguy hiểm. Vậy mà cả bài thơ là một khúc ca sảng khoái, tràn đầy niềm vui, phối hợp nhạc điệu với những động tác khoẻ mạnh, dồn dập. Bài thơ lặp lại nhiều lần chữ “hát”, và tiếng hát đã thực sự trở thành âm thanh chủ đạo của bài thơ.
Cùng với tiếng hát được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, trong bài thơ này, tác giả còn tập trung miêu tả hình ảnh những con cá, những đàn cá gợi lên một bức tranh sinh động về cảnh biển giàu, đẹp. Hình ảnh đàn cá liên tiếp xuất hiện, lấp lánh ánh sáng, màu sắc như một bức sơn mài:
“Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
Phân tích bài thơ ” Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở Hòn Gai - Cẩm Phả - Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động trong sự hài hòa với vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên kì vĩ. Với tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển. Bài thơ mở đầu bằng cảnh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi” Đoàn thuyền đánh cá rời biển vào lúc hoàng hôn, mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Với phép nhân hóa độc đáo ”Sóng đã cài then đêm sập cửa”, nhà thơ gợi cho người đọc tưởng tượng biển như một căn phòng lớn của vũ trụ, đang đóng cửa cài then để chìm vào giấc ngủ. Chính thời điểm ấy, ngư dân lại bắt đầu một ngày lao động: ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo, vắng lặng mà rộn ràng, náo nhiệt bởi tiếng hát hăng say của người lao động. Bài thơ là một bức tranh với những đường nét khoẻ khoắn, màu sắc tươi sáng lạ thường. Đánh cá trên biển mênh mông thực chất là một công việc lao động nặng nhọc, đầy nguy hiểm. Vậy mà cả bài thơ là một khúc ca sảng khoái, tràn đầy niềm vui, phối hợp nhạc điệu với những động tác khoẻ mạnh, dồn dập. Bài thơ lặp lại nhiều lần chữ “hát”, và tiếng hát đã thực sự trở thành âm thanh chủ đạo của bài thơ. Cùng với tiếng hát được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, trong bài thơ này, tác giả còn tập trung miêu tả hình ảnh những con cá, những đàn cá gợi lên một bức tranh sinh động về cảnh biển giàu, đẹp. Hình ảnh đàn cá liên tiếp xuất hiện, lấp lánh ánh sáng, màu sắc như một bức sơn mài: “Hát rằng cá bạc biển Đông lặng Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! Sự say mê vẻ đẹp của biển cả đã làm vơi bớt bao nỗi nhọc nhằn của người lao động. Cảnh đánh cá trong đêm được nhà thơ miêu tả với cảm hứng trữ tình lãng mạn. Tác giả như hòa mình vào thiên nhiên, công việc của người lao động gắn bó với biển khơi: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng.” Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la dưới ngòi bút của nhà thơ đã trở nên kì vĩ, hòa nhập với cái mênh mông, rộng lớn của biển cả.Trên cái không gian bát ngát, con thuyền có buồm là trăng, được lái bằng gió lướt sóng đi phơi phới, gợi lên niềm vui niềm tự hào của con người mới, làm chủ thiên nhiên, hăng say lao động làm giàu cho Tổ quốc. Chuyến ra khơi đánh cá lại như một trận chiến hào hùng, có ”thăm dò”, có ”dàn đan thế trận”, có ”bủa vây”...Thật vậy, con người đang chiến đấu với thiên nhiên hùng vĩ để đem lại cuộc sống ấm no cho chính mình và góp phần xây dựng đất nước. Đã bao đời nay, ngư dân đã quá quen thuộc với biển cả, học nắm rõ từng loài cá với những đặc điểm riêng của chúng: Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em vẩy trắng vàng choé Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” Trên mặt biển đêm mênh mông, ánh trăng dát bạc, cá quẫy đuôi sóng sánh trăng vàng. Tiếng ”em” bật lên hết sức tự nhiên, trìu mến, thể hiện tình cảm tha thiết của ngư dân với biển khơi, với những thành quả lao động của mình. Bài ca gọi cá vẫn tiếp tục ngân vang, lúc tha thiết, lúc náo nức, giục giã. Ánh trăng là người bạn thân thiết của ngư dân, chiếu sáng cho ngư dân kéo được những mẻ lưới đầy. Giữa khung cảnh biển đêm mênh mông, hình ảnh con người lao động xuất hiện với tư thế làm chủ biển khơi, làm chủ công việc của mình. Hình ảnh họ xuất hiện thật gân guốc, khoẻ khoắn: “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” Bao công lao vất vả đã được đền bù. Dáng những ngư dân đang nghiêng người dồn sức vào đôi tay cuồn cuộn để kéo những mẻ lưới đầy mới đẹp làm sao! Màu sắc phong phú, vẩy bạc, đuôi vàng của nhiều loài cá khiến cảnh rạng đông thêm rực rỡ và lòng những người lao động thêm phấn chấn. Hình ảnh ”Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”thể hiện tâm trạng vui tươi, thoải mái của người lao động được gặt hái thành quả tốt đẹp sau một đêm làm việc vất vả. Sau một đêm đánh cá trên biển, bình minh lên, đoàn thuyền đánh cá lại trở về bến bãi. Vẫn là câu hát nhưng đây là câu hát tràn ngập niềm vui của con người sau một đêm lao động khẩn trương và đạt kết quả mong muốn. Thiên nhiên như chia sẻ niềm vui đó: ”Câu hát căng buốm cùng gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã dựng lên hình ảnh những người con lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ tru và hoà hợp với khung cảnh trời nước bao la. Trên mặt biển mênh mông, đoàn thuyền lao vùn vụt: ”Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Đoàn thuyền như chạy đua cùng với thời gian, với niềm vui háo hức để trở về với bến bờ đang nhộn nhịp đón chờ. Đó vừa là hình ảnh thực nhưng cũng rất hào hùng. Đoàn thuyền đi trên biển, giữa màu hồng rạng rỡ tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn nghìn mắt cá khiến nhà thơ liên tưởng đến hàng nghìn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa rạng niềm vui. Bài thơ là khúc ca sảng khoái của người lao động đánh cá, thể hiện niềm phấn khởi trước những thành quả lao động của mình. Hình ảnh con người hiện lên trong bài thơ là hình ảnh con người mới làm chủ thiên nhiên, nhiệt tình lao động sản xuất để làm giàu cho Tổ quốc, gắn với tình yêu biển cả quê hương. Giọng thơ sôi nổi, khỏe khoắn, bay bổng, trí tưởng tượng phong phú là những nét nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên thành công cho bài thơ.
File đính kèm:
- phan_tich_bai_tho_doan_thuyen_danh_ca_cua_huy_can.doc