Phân tích bài dạy trong Modun 1 môn Ngữ văn
1.Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
* Hiểu được nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu, đánh giá được tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
* Nhận biết được những biểu hiện toàn cầu hoá và tác động của nó đối với nhân loại.
* Lí giải được toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của thời đại mới.
* Nhận thức được những cơ hội và thách thức từ xu thế toàn cầu hoá đối với các dân tộc trên thế giới, nhất là đối với Việt Nam.
* Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, quan sát tranh ảnh lịch sử, thu thập và xử lí thông tin, phân tích, đánh giá,
Biết tận dụng cơ hội để học tập, bắt kịp với thế giới trong xu thế mới; có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc trong xu thế hội nhập
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích bài dạy trong Modun 1 môn Ngữ văn
GỢI Ý 11 CÂU PHÂN TÍCH BÀI DẠY TRONG MODUN 1 1.Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề? * Hiểu được nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu, đánh giá được tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. * Nhận biết được những biểu hiện toàn cầu hoá và tác động của nó đối với nhân loại. * Lí giải được toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của thời đại mới. * Nhận thức được những cơ hội và thách thức từ xu thế toàn cầu hoá đối với các dân tộc trên thế giới, nhất là đối với Việt Nam. * Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, quan sát tranh ảnh lịch sử, thu thập và xử lí thông tin, phân tích, đánh giá, Biết tận dụng cơ hội để học tập, bắt kịp với thế giới trong xu thế mới; có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc trong xu thế hội nhậ 2.Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học? – HS hoạt động cặp đôi quan sát kênh hình, kênh chữ thảo luận: + Cho biết cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật xuất phát từ những nguyên nhân nào. + Nêu đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ giữa thế kỉXX. Tại sao có đặc điểm đó? : + Giới thiệu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX. + Cho biết em ấn tượng nhất với thành tựu nào. Tại sao? + Chỉ ra những tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với cuộc sống của con người . + Chứng minh: Cách mạng khoa học – kĩ thuật có những tác động tích cực về nhiều mặt nhưng cũng đe dọa sự sống của con người + Xác định những tác động của xu thế toàn cầu hoá đối xã hội loài người. + Giải thích tại sao nói toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc. Việt Nam cần phải làm gì trước xu thế toàn cầu hoá? -Học sinh liên hệ với thực tiễn để đánh giá trong quá trình sử dụng intenet 3.Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh? - Hình thành 5 phẩn chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Hình thành các năng lực: + 3 năng lực cốt lõi:Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + 7 năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, Tính toán (toán học); Khoa học; Công nghệ; Tin học; Thẩm mỹ; Thể chất; 4.Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào? -Sách giáo khoa -Tranh, hình ảnh về bài học, các tư liệu trên intenet, máy tính, 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới? - Sử dụng được CNTT -Đọc: đọc thầm hoặc đọc thành tiếng nội dung bài mới trong SGK và tài liệu tham khảo liên quan đến bài học; -Nói lên ý kiến, suy nghĩ, cảm nhận của mình về bài học. -Nghe: nghe thầy cô giáo, bạn đọc và nói và hướng dẫn, tiếp thu, lĩnh hội và lưu nhớ để trình bày -Nhìn: quan sát SGK, hình ảnh, máy chiếu và các thiết bị dạy học, thầy cô giáo và bạn làm để lĩnh hội thông tin, phương pháp, cách thức và thiết bị dạy học/học liệu và thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng có hiệu quả. -Làm: sử dụng máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... -vận dụng kiến thức vào việc nói, giao tiếp và viết, vận dụng trong cuộc sống. 6.Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì? Thông qua các hoạt động học sinh phải nắm được các kiến thức sau: I.CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT NỬA CUỐI THẾ KỈ XX Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX Nguyên nhân dẫn đến cách mạng khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XX: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mĩ, bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống, nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người; do sự bùng nổ về dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, Đặc điểm nổi bật cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại: + Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng lần này giải quyết là phải sản xuất và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao, tìm ra vật liệu mới, năng lượng mới, thay thế dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của nhân loại đang bị vơi cạn. Vì thế, đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu của khoa học. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. + Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, có sự biến đổi về chất và kết hợp chặt chẽ với những phát minh lớn lao, được ứng dụng trong sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế và sinh hoạt xã hội, nên còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có những đặc điểm đó là vì: khoa học chính là động lực của sự phát triển và là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển 2.Khám phá những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX 3.Đánh giá tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX Những tác động : + Tích cực: tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật còn tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá. + Tiêu cực: tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, tai nạn giao thông, các dịch bệnh mới, các loại vũ khí có sức huỷ diệt lớn,... Những tác động tích cực và tiêu cực mà HS nêu ra ở trên cũng chính là dẫn chứng để chứng minh: Cách mạng khoa học – kĩ thuật có những tác động tích cực về nhiều mặt nhưng cũng đe doạ sự sống con người. II.XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ 1.Tìm hiểu về xu thế toàn cầu hoá và những biểu hiện của nó Xu thế toàn cầu hoá: là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia và dân tộc trên thế giới. Biểu hiện của toàn cầu hóa là: sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia; sự sáp nhập, hợp nhất của các công ti vừa và nhỏ thành những tập đoàn lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và nước ngoài; sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. 2.Đánh giá tác động của xu thế toàn cầu hoá Toàn cầu hoá có tác động nhiều mặt đối với nền sản xuất thế giới và cuộc sống của con người. Tác động tích cực là thúc đẩy nhanh xã hội hoá lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế. Tuy nhiên toàn cầu hoá cũng có tác động tiêu cực như: làm tăng thêm hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, dễ làm mai một bản sắc văn hoá dân tộc, Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. + Thời cơ: tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu. + Thách thức: ô nhiễm môi trường, dễ đánh mất chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc,... 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh? Trong quá trình dạy, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày những ý kiến của mình, tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau, sau khi học sinh trình bày giáo viên sẽ chốt lại vấn đề và nâng lên những tầng bậc ý nghĩa sâu hơn. Thông quai cách dạy này, học sinh được rèn về các kỹ năng từ đọc hiểu cho tới biết cách phân tích, trình bày một vấn đề, đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức, khuyến khích tư duy độc lập của học sinh. Trong bước vận dụng, học sinh được tìm hiểu với những liên hệ gần hơn với thực tế. Tiếp theo giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh tìm hiểu thêm một số tài liệu có liên quan để có kiến thức rộng hơn. Ngoài ra giáo viên còn đánh giá về các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh; khả năng biết vận dụng kiến thức và kĩ năng từ bài học vào học tập,lao động và cuộc sống 8.Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào? -Sách giáo khoa, sách tham khảo có liên quan đến nội dung bài học. -Máy tính, máy chiếu, mạng internet, loa 9.Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới? - Sử dụng được CNTT - Đọc trước bài mới trong SGK và tài liệu có liên quan tới bài học. - Nghe sự hướng dẫn của giáo viên. - Quan sát và sử dụng thiết dạy học/học liệu có hiệu quả cao. -Viết, vẽ, chụp hình, quay video, 10.Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì? Xác định được nguyên nhân, thời gian diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ - Đặc điểm cuộc CMKHCN, so sánh với cuộc CMKHKT thế kỷ XVIII-XIX - Thành tựu đạt được của cuộc CMKHCN - Biểu hiện, tác động của xu thế toàn cầu hóa - Thời cơ và thách thức của dân tộc Việt nam trước cuộc cách mạng KHCN - Biết cách hạn chế những tac động tiêu cực - Internet có tác động gì đến bản thân em? Theo em, nên sử dụng Internet trong học tập như thế nào cho tốt? - Em có thể làm gì để khắc phục những hạn chế của Internet. - Viết được lá thư chung tay bảo vệ môi trường hoặc lá thư lời xin lỗi với thiên nhiên 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh? Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện tùng nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. -Ngài ra GV còn thông qua bài tập, thái độ học tập, kết quả học tập (trên lớp, ở nhà, khi làm việc nhóm, họat động tương tác với bạn,...) và khả năng vận dụng của HS để có nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan, phù hợp với kết quả hoạt động của HS. -Trên tinh thần động viên để khuyến khích các em tìm tòi sáng tạo hơn nữa
File đính kèm:
- phan_tich_bai_day_trong_modun_1_mon_ngu_van.doc