Ôn tập văn tự sự Lớp 9

Trong lớp học của chúng em, bạn Tâm là người luôn nhận được sự yêu quý và giúp đỡ của các bạn trong lớp không chỉ vì bạn học giỏi mà bạn còn là một người con hiếu thảo với mẹ của mình.

 Hoàn cảnh của Tâm thuộc những bạn khó khăn nhất trong lớp, Tâm mồ côi bố từ khi bạn mới bốn tuổi, nghe bạn kể thì vì một tai nạn giao thông mà bố bạn mất, còn mẹ bạn thì may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng bây giờ vẫn còn để lại di chứng mỗi khi trái gió trở trời thì lại đau ốm.

Từ nhỏ gia đình nhỏ bé của Tâm đã thiếu vắng đi người trụ cột gia đình, còn Tâm đã thiếu vắng đi tình thương của bố, một mình mẹ vất vả nuôi Tâm khôn lớn và càng vất vả hơn khi Tâm đi học, chính vì vậy bạn ấy rất thương mẹ mình, Tâm luôn cố gắng học tập rất chăm chỉ và đạt nhiều thành tích học tập cao để mẹ vui lòng, năm học vừa rồi bạn đã giành giải Nhất huyện và giải Nhì của tỉnh trong kì thi chọn học sinh giỏi.

Mẹ Tâm bán rau ở một chợ gần nhà lấy tiền trang trải cho cả gia đình và nuôi Tâm ăn học, mỗi khi tan học là bạn về luôn chợ để giúp mẹ dọn hàng, những ngày được nghỉ học, bạn xin mẹ đi bán rau cùng để mẹ đỡ vất vả. Có những hôm mẹ bị ốm, bạn ấy phải dậy thật sớm nấu cháo cho mẹ rồi mới đi học, sau giờ học lại vội vã về để chăm sóc mẹ. Có một lần, bạn đã từng có ý định nghỉ học cho mẹ đỡ vất vả vì cứ mỗi lần đến kì nộp học phí là mẹ Tâm lại phải chạy vạy khắp nơi mới có tiền cho bạn ấy nộp.

 

docx 65 trang cucpham 02/08/2022 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập văn tự sự Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập văn tự sự Lớp 9

Ôn tập văn tự sự Lớp 9
 VĂN 9
 1.BÀI VĂN VỀ LÒNG HIẾU THẢO
 Trong lớp học của chúng em, bạn Tâm là người luôn nhận được sự yêu quý và giúp đỡ của các bạn trong lớp không chỉ vì bạn học giỏi mà bạn còn là một người con hiếu thảo với mẹ của mình.
 Hoàn cảnh của Tâm thuộc những bạn khó khăn nhất trong lớp, Tâm mồ côi bố từ khi bạn mới bốn tuổi, nghe bạn kể thì vì một tai nạn giao thông mà bố bạn mất, còn mẹ bạn thì may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng bây giờ vẫn còn để lại di chứng mỗi khi trái gió trở trời thì lại đau ốm.
Từ nhỏ gia đình nhỏ bé của Tâm đã thiếu vắng đi người trụ cột gia đình, còn Tâm đã thiếu vắng đi tình thương của bố, một mình mẹ vất vả nuôi Tâm khôn lớn và càng vất vả hơn khi Tâm đi học, chính vì vậy bạn ấy rất thương mẹ mình, Tâm luôn cố gắng học tập rất chăm chỉ và đạt nhiều thành tích học tập cao để mẹ vui lòng, năm học vừa rồi bạn đã giành giải Nhất huyện và giải Nhì của tỉnh trong kì thi chọn học sinh giỏi.
Mẹ Tâm bán rau ở một chợ gần nhà lấy tiền trang trải cho cả gia đình và nuôi Tâm ăn học, mỗi khi tan học là bạn về luôn chợ để giúp mẹ dọn hàng, những ngày được nghỉ học, bạn xin mẹ đi bán rau cùng để mẹ đỡ vất vả. Có những hôm mẹ bị ốm, bạn ấy phải dậy thật sớm nấu cháo cho mẹ rồi mới đi học, sau giờ học lại vội vã về để chăm sóc mẹ. Có một lần, bạn đã từng có ý định nghỉ học cho mẹ đỡ vất vả vì cứ mỗi lần đến kì nộp học phí là mẹ Tâm lại phải chạy vạy khắp nơi mới có tiền cho bạn ấy nộp.
Nhưng rồi với sự động viên của mẹ Tâm, của cô giáo và của cả lớp bạn ấy quyết định tiếp tục theo học để thực hiện ước mơ của mình là đỗ vào một trường đại học sau đó có một công việc ổn định để báo đáp công ơn của mẹ. Trong buổi sinh hoạt lớp, hôm đó vì mẹ ốm nên Tâm nghỉ học, cô giáo và các bạn học sinh trong lớp đã bí mật thành lập một quỹ riêng của lớp để giúp Tâm.
Mỗi tháng sẽ hỗ trợ bạn ấy một khoản tiền nhỏ để phụ giúp mẹ và phục vụ cho việc học, lần đó là lần đầu tiên cô giáo và bạn lớp trưởng đến nhà Tâm để trao số tiền hỗ trợ hàng tháng đó cho bạn và tiện thể thăm mẹ Tâm luôn, nhưng mẹ Tâm và bạn ấy kiên quyết từ chối vì bạn không muốn là gánh nặng cho cả lớp, nhưng cuối cùng cô giáo đã thuyết phục được Tâm nhận số tiền đó vì cố bảo đó là tinh thần tự nguyện giúp đỡ của cả lớp dành cho bạn với mong muốn bạn sẽ cố gắng học tập và không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.
 Con cái cần hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, đấy là đạo lý muôn đời của dân tộc ta. Chúng ta cần học tập sự hiếu thảo của Tâm để trở thành một người con tốt với cha mẹ của mình.
2. KỂ VỀ TÌNH BẠN
 Tôi được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng phải cố gắng học tập, không được thua bạn nào cả, có như vậy sau này tôi sẽ không khổ giống bố mẹ tôi bây giờ. Tôi đã làm theo lời bố mẹ, suốt ngày tôi chỉ học và đọc sách, tôi không muốn nói chuyện với ai vì tôi cảm thấy như vậy sẽ lãng phí thời gian. Trên lớp, ngoài thời gian học tôi lại ngồi đọc sách và đọc truyện, tôi không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh tôi đang làm gì, họ hỏi gì thì tôi nói nấy. Vì vậy nên năm nào tôi cũng đứng nhất lớp và tôi không chơi với bạn nào cả. Nhiệm vụ chính của tôi là học tập, tôi đã nghĩ như vậy!
Cho đến một ngày, có một bạn mới chuyển vào lớp tôi. Lần đầu bạn ấy vào lớp cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Trang ở lớp A2 chuyển sang. Nhìn bạn ấy hiền quá, tôi thấy tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì tôi không thích ai học giỏi hơn tôi cả. Thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần tôi, cô dặn tôi phải giúp đỡ bạn ấy học tập.
Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn thói quen cũ tôi ngồi đọc sách. Thật ngạc nhiên khi Trang cũng không ra chơi, cứ ngồi bên cạnh nhìn tôi một lúc lâu, thấy vậy tôi quay sang hỏi “bạn nhìn gì vậy”, Trang mỉm cười nói “đó là quyển sách tớ thích nhất, tớ đã từng ước mơ mình được đọc nó dù chỉ một lần”. Thì ra Trang rất thích quyển sách tôi đang đọc, tôi cũng rất thích nó. Tôi nói với Trang “nếu bạn thích thì đọc xong tớ sẽ cho bạn mượn”. Trang cười nhẹ “thật nhé!”. Cuối giờ tôi đưa sách cho Trang, bạn ấy cảm ơn tôi rồi phấn khởi cho sách vào cặp. Sáng hôm sau đến lớp Trang kể cho tôi nghe về quyển sách đó, rồi kể cho tôi nghe về gia đình Trang. Thì ra, Trang còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn tôi, bạn ấy không có bố mẹ và ở với bà nội. Sách vở bạn ấy có là do hàng xóm khuyên góp và tặng lại. Trang rất thích đọc sách nhưng lại không có tiền để mua. Nghe Trang tâm sự tôi thấy bạn ấy vừa đáng thương vừa đáng khâm phục.
Từ đó, tôi và Trang chơi rất thân với nhau. Chúng tôi cùng nhau học tập, tôi học giỏi nên tôi sẽ dạy cho Trang những kiến thức mà tôi biết, và cho Trang mượn những cuốn sách tôi đã đọc xong rồi. Cuối tuần được nghỉ tôi thường sang nhà Trang chơi và giúp đỡ bà nội của Trang nhổ tóc sâu. Chúng tôi hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, đọc sách và nghe nhạc nữa. Đối với tôi, Trang là một người bạn tốt và vô cùng đáng mến. Thực sự thì chưa bao giờ tôi cảm thấy tâm trạng mình lại thoải mái đến thế, tôi đã lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Từ ngày có Trang là bạn, tôi không còn ngồi một mình một góc nữa. Đến giờ ra chơi, chúng tôi ra sân chơi nhảy dây, kéo co với các bạn rất vui. Trang đã làm cho tôi thay đổi, bạn ấy nói với tôi rằng “dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn luôn phải cười vui vẻ”. Tôi đã thay đổi cách suy nghĩ từ khi chơi với Trang. Bạn ấy đã khiến cuộc sống của tôi thú vị hơn rất nhiều, tôi thấy mình sống thoải mái hơn và cười nhiều hơn. Cảm ơn Trang đã là bạn của tôi.
 Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Trang, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.
3. BÀI VĂN VỀ LÒNG HIẾU THẢO
Ba em là một thương binh, lại chịu nỗi bất hạnh là má em lại bỏ cha con lại từ khi em mới lên hai.
Hai cha con sống với nhau bằng đồng tiền phụ cấp thương binh loại hai. Kể ra cuộc sống vật chất tuy có khó khăn nhưng hai ba con vẫn vui vẻ.
Nhưng điều làm em thương ba vô cùng là mỗi khi trở trời, những vết thương hành hạ, nhất là các mảnh đạn còn ở trong đầu, khi ở trại thương binh mấy lần ba em đã lên bàn mổ mà bác sĩ không dám mổ vì sợ ảnh hưởng đến bộ não!
Thế là đành sống chung với nó. Nhưng nó là kẻ địch trong đầu của ba em. Một tuần vài lần ba em nằm co rút người lại để khỏi bật ra tiếng rên
Mấy hôm nay em chợt nhớ ra rằng khi còn má em, mỗi khi vết thương hành hạ thì má em xoa vò nhẹ lên đầu cho ba em đỡ căng thẳng nhiều lần, nhờ thế mà ba em ngủ được.
Em nói với ba:
– Ba ơi, con xoa đầu cho ba nhé!
– Thôi, con còn bận học và còn làm việc nhà.
– Không, con làm được mà!
Thế là từ đó, mỗi khi trở trời em đều xoa đầu nhè nhẹ cho ba em.
Nhưng rồi có một lần đi lĩnh tiền về, ba em khoe với em đã bớt tiền trà ra mua cây lăn gai để mát xa đầu, từ nay sẽ không phiền em xoa đầu nữa.
Nghe ba nói, hai hàng nước mắt em ứa ra đầm đìa.
Thế là ba em chịu được nỗi đau riêng của mình để con gái đỡ vất vả về ba.
Chao ôi! Người lớn đã làm những việc mà không bao giờ em quên được.
 Một hôm, thấy ba vừa nằm vừa lấy cây lăn gai tự mát xa cho mình xem có vẻ trằn trọc khó ngủ, em chạy lại đỡ nhẹ cây lăn rồi dùng hai tay xoa nhẹ như khi trước. Vài phút sau ba em ngủ ngay. Từ đó, em không bao giờ để ba tự mát xa lấy nữa.
4. BÀI VĂN VỀ LÒNG NHÂN ÁI
 Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.
Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo,  Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.
Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.
Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
 Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
5. BÀI VĂN VỀ TÌNH MẪU TỬ
 Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.
 “Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.
Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.
Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để ... m được. Chính bạn Ánh đã giúp em đấy ạ.
Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:
- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa  không trực nhật, nếu không có bạn Ánh thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?
Chúng tôi thi nhau:" Có ạ! "Nghe cô giáo nói, mấy bạn lúc nãy thản nhiên vui chơi cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng nó thật ý nghĩa. Qua câu chuyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gặp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.
 DÀN Ý KỂ VỀ TẤM GƯƠNG VƯỢT KHÓ
 I.Mở bài: giới thiệu về một tấm gương vượt khó
Cuộc sống luôn tồn tại những mảnh dời bất hạnh, những khó khan vô bờ. có nhiều người đã lựa chọn cách từ bỏ, mặc kệ số phận, nhưng cũng có những người đối mặt với nó và vượt lên số phận. một người bạn tôi quen biết đã vượt lên số phận và làm điều mà nhiều người không tưởng. người đó là Kiên, bạn cùng lớp của tôi.
II. Thân bài: kể về một tấm gương vượt khó
1. Hoàn cảnh khó khan của bạn:
- Nhà Kiên có hai mẹ con, Kiên và mẹ, bố bạn ấy mất khi bạn ấy còn nhỏ
- Mẹ bạn đau ốm mà nhà lại nghèo khó
- Bạn ấy thì bị mất hai chân
- Bạn ấy và mẹ sống trong căn nhà lá lụp xụp cuối xóp
- Cuộc sống vô cùng khó khăn
2. Bạn ấy đã vượt qua khó khan như thế nào:
- Mỗi ngày bạn ấy đều dậy sớm, phụ mẹ quán bún nhỏ của mẹ
- Kiên đến trường bằng xe lăn trên một con đường rất dài và vô cùng dốc
- Về nhà bạn ấy còn phụ mẹ rất nhiều việc
- Kiên là một học sinh giỏi nhiều năm, được thầy cô và bạn bè quý mến
- Bạn ấy còn tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi cấp Tỉnh
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người bạn
- E rất khâm phục nghị lực của Kiên
- Kiên là người giúp em có động lực tin vào cuộc sống này
 BÀI THAM KHẢO
 Em muốn kể câu chuyện về bạn Hoài Nam – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.
 Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ và tự lo cho việc học hành. Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ai một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.
Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ luôn nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Nam: “Vé số! Vé số chiều trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ Nam cũng bán hết vé số trước mọi người. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian buổi tối Nam tranh thủ bán vé số ở. những quan cá phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.
 Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” trong năm qua.
2. TẤM GƯƠNG TỐT TRONG HỌC TẬP (KỈ NIỆM TÌNH BẠN)
 “​Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.
Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.
Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.
Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.
3.Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
 Ở lớp 9A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.
 Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.
Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.
Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy
 Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
4. Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.
 Văn năm nay bằng tuổi em, dáng nhỏ, da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi bật hơn cả là đôi mắt tinh anh, sang trong. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 8E Trường Trung học Cơ sở Phan Đình Phùng em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể : ” Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”
Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và cậu mợ.Cậu mợ hàng ngày đi làm biển và buôn bán vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và cậu mợ. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như quét nhà, quét sân, đun nước, nấu cơm, trông em có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay đếm hương thuê ở ngoài xóm . Có khi bạn chở rau ra chợ Phú Lộc bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.
Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho  bộ sách  đã cũ hoặc là các anh chị cho, có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn  phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay,  Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn  bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.
Nhà bạn ở tận Hòa Minh – xa trường học, mỗi khi bạn  đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn  nhiều khi bị hỏng, Bạn  lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố  đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy bạn vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.
Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ  luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.
 Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đề nghị khen thưởng danh hiệu :” Học sinh nghèo vượt khó ” của trường em.
Thơ về tình bạn:
 Bạn về có nhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
Dù cho tung cánh muôn phương
Ơn thầy, nghĩa bạn, tình trường không quên
Tình bạn như phép nhiệm màu
Giúp ta xích lại gần nhau trong đời
Bạn là đại dương, còn tôi là sóng biển
Đại dương buồn sóng biển cũng mênh mông

File đính kèm:

  • docxon_tap_van_tu_su_lop_9.docx