Ôn tập văn thuyết minh
Muốn thuyết minh cần phải có tri thức
Muốn viết được một văn bản thuyết minh đạt hiệu quả cao, người viết cần phải có những hiểu biết về đối tượng thuyết minh. Hiểu biết càng sâu sắc, thấu đáo thì nội dung văn bản thuyết minh càng hàm súc, mạch lạc và rõ ràng. Bởi vậy việc tìm hiểu về đối tượng trước khi thuyết minh là hết sức cần thiết. Không có hiểu biết, không thể thuyết minh được.
Hiểu biết có được từ đâu? Hiểu biết của một cá nhân không phải từ trên trời rơi xuống, không phải tự nhiên mà có được. Muốn có hiểu biết về một đối tượng nào đó, cá nhân phải học hỏi, phải tích luỹ kinh nghiệm sống, phải đọc sách báo, phải nghiền ngẫm, phải ghi chép, Cá nhân phải quan sát, nghĩa là phải biết nhìn, biết đánh giá, nhận xét về đối tượng. Chỉ khi nào có hiểu biết về đối tượng thật kĩ càng, ta mới có thể viết được văn bản thuyết minh.
Khi tìm hiểu, ta cần phải luôn đặt ra các câu hỏi để tìm lời giải đáp. Ví dụ: Thuyết minh về đối tượng nào? Có đặc điểm gì? Cái gì đáng chú ý nhất? Cấu tạo như thế nào? Giá trị ra sao? Có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người? Chỉ khi ta tự trả lời được các câu hỏi đó một cách rõ ràng, thì khi ta viết văn bản thuyết minh, người đọc mới có thể hiểu được.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập văn thuyết minh
Văn thuyết minh I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Muốn thuyết minh cần phải có tri thức Muốn viết được một văn bản thuyết minh đạt hiệu quả cao, người viết cần phải có những hiểu biết về đối tượng thuyết minh. Hiểu biết càng sâu sắc, thấu đáo thì nội dung văn bản thuyết minh càng hàm súc, mạch lạc và rõ ràng. Bởi vậy việc tìm hiểu về đối tượng trước khi thuyết minh là hết sức cần thiết. Không có hiểu biết, không thể thuyết minh được. Hiểu biết có được từ đâu? Hiểu biết của một cá nhân không phải từ trên trời rơi xuống, không phải tự nhiên mà có được. Muốn có hiểu biết về một đối tượng nào đó, cá nhân phải học hỏi, phải tích luỹ kinh nghiệm sống, phải đọc sách báo, phải nghiền ngẫm, phải ghi chép, Cá nhân phải quan sát, nghĩa là phải biết nhìn, biết đánh giá, nhận xét về đối tượng. Chỉ khi nào có hiểu biết về đối tượng thật kĩ càng, ta mới có thể viết được văn bản thuyết minh. Khi tìm hiểu, ta cần phải luôn đặt ra các câu hỏi để tìm lời giải đáp. Ví dụ: Thuyết minh về đối tượng nào? Có đặc điểm gì? Cái gì đáng chú ý nhất? Cấu tạo như thế nào? Giá trị ra sao? Có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người? Chỉ khi ta tự trả lời được các câu hỏi đó một cách rõ ràng, thì khi ta viết văn bản thuyết minh, người đọc mới có thể hiểu được. 2. Phương pháp thuyết minh Các phương pháp thuyết minh Phương pháp Khái niệm Ví dụ 1. Nêu định nghĩa, giải thích Đây là phương pháp được viết theo kiểu cấu trúc của một phán đoán: S là P Dùng phương pháp định nghĩa, giải thích xác định được đối tượng một cách cụ thể thuộc loại nào, kiểu gì, đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng ra sao, tránh được việc giải thích quá rộng hoặc quá hẹp về đối tượng. Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Cònbiến dị là hiện tượng con cháu sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản. b.Phương pháp liệt kê Đây là phương pháp kể ra, đưa ra một loạt những tính chất, những đặc điểm nào đó của đối tượng nhằm khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó cần thuyết minh, làm rõ. Thực ra để chơi quay cho ra chơi thì cũng mất lắm công phu và khá cầu kì. Từ cách chọn gỗ, đẽo gọt đến cách chọn đinh, đóng chân quay cũng cần phải đúng cách, đúng kiểu. Muốn có quay tốt phải chọn được gỗ tốt. Loại thích hợp nhất là gỗ nhãn. Nếu được cái gốc nhãn thì càng tuyệt, vì quay đẽo ra vừa có màu đẹp, lại vừa rắn, vừa dai, nếu có bị “om” quay cũng khó vỡ c) Phương pháp nêu ví dụ Là phương pháp dẫn ra, đưa ra những dẫn chứng lấy từ sách báo, từ đời sống thực tiễn để làm sáng rõ cho điều mình trình bày. Dẫn chứng này càng mang tính phổ biến bao nhiêu càng có giá trị cao bấy nhiêu. Trong văn bản thuyết minh, các ví dụ đưa ra càng mang tính khách quan, tính phổ biến thì sự giải thích càng rõ ràng và càng có cơ sở tạo niềm tin cho bạn đọc về tính xác thực của sự vật, hiện tượng Trong lao dộng sản xuất, thời nào làng Dương Lôi cũng là “điểm sáng điển hình” về phong trào thâm canh tăng năng suất lúa. Là lá cờ đầu đạt 8 tấn thóc 1 ha của tỉnh Hà Bắc cũ. Mục tiêu “đưa chăn nuôi lên thành ngành chính”, Dương Lôi cũng là hợp tác xã điển hình của toàn quốc, được tặng thưởng nhiều huân chương, bằng khen và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước về động viên khen ngợi. d) Phương pháp dùng số liệu Đây là việc đưa vào văn bản những con số mang tính chất định lượng chính xác để giải thích, chứng minh hay giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó. Bao thế kỉ qua, Dương Lôi đã được đánh giá là một làng quê có truyền thống văn hiến, cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, hơn 300 con người làng Dương Lôi đã lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ; 69 liệt sĩ đã hiến trọn cuộc đời, 46 thương binh để lại một phần cơ thể nơi chiến trường và 2 người mẹ anh hùng đã dâng hết những đứa con yêu quỷ của mình cho non sông đất nước. e) Phương pháp so sánh Đây là phương pháp đem so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật sự gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy để giúp người đọc nhận thức, hiểu về sự vật, hiện tượng đó một cách cụ thể, dễ dàng hơn. Nước ào ạt phóng qua núi rồi đổ xuống, tạo nên thác Y-a-li. Thác nước thẳng đứng, chảy mòn đá, thành mười hai bậc từ trên đỉnh núi xuống mặt nước. Nước trút từ trên trời xuống, trông như một biển mù sương, đẹp tuyệt vời. Nhất là lúc sắp hoàng hôn, mặt trời xói thẳng vào dòng nước lấp lánh như người ta dát một mẻ vàng vừa luyện xong. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh 1. Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng - Cấu tạo đối tượng - Các đặc điểm của đối tượng - Tính năng hoạt động - Cách sử dụng, cách bảo quản - Lợi ích, công dụng của đối tượng Lưu ý: + Trước hết phải quan sát, tìm hiểu kĩ đặc điểm cấu tạo, tính năng, tác dụng, cơ chế hoạt động của đối tượng đó. + Khi nêu đặc điểm cần lựa chọn các đặc điểm tiêu biểu, quan trọng có những miêu tả cụ thể làm sáng tỏ các đặc điểm ấy( cấu tạo, kiểu dáng, màu sắc từng chi tiết và từng công dụng của mỗi bộ phận) 2. Thuyết minh về 1 thể thơ, một thể loại văn học hay một văn bản cụ thể - Nêu một định nghĩa chung về thể thơ, thể loại văn học cần thuyết minh. - Nêu đặc điểm của thể thơ, thể loại văn học đó. + Về kết cấu, số câu, chữ. + Quy luật bằng trắc, cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong thơ. - Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ; nghệ thuật sử dụng câu từ, hình ảnh trong văn 3. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - Xác định đối tượng thuyết minh( thường gắn với một địa phương, hoặc có thể liên quan tới những sự kiện lịc sử, những nhân vật lịc sử) - Huy động, lựa chọn tri thức để thuyết minh( vị trí địa lí, những cảnh quan đặc sắc, những truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với đối tượng; cách thưởng ngoạn đối tượng) - Về cách diễn đạt: + Trình tự các ý trong bài có thể sắp xếp theo quan hệ thời gian( các thời kì, các nước, lịch sử), theo quan hệ không gian( từ bao quát chung đến cụ thể, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong);theo sự kiện gắn với danh lam thắng cảnh( hình thành – tồn tại – những thay đổi) + Khi thuyết minh người viết có thể kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm, giải thích khái niệm, bình luận + Có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp thuyết minh. 4. Thuyết minh về một phương pháp, cách làm Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,) người ta thường trình bày: + Nguyên liệu + Cách làm + Yêu cầu về thành phẩm - Cách trình bày được thể hiện: từ điều kiện, cách thức trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra. Lưu ý: - Lời văn rõ ràng, ngắn gọn. - Có sử dụng phương thức miêu tả để bài viết thêm sinh động. 5. Thuyết minh về một Danh nhân văn hóa - Hoàn cảnh xã hội - Thân thế sự nghiệp - Đánh giá của xã hội về danh nhân Lưu ý: Trong các phần bên, phần thân thế sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài 6. Thuyết minh về một Loài vật - Giới thiệu nguồn gôc của loài vật: có từ bao giờ, từ đâu tới?... - Đặc điểm cuarb loài vật: + nét đặc trưng + điều kiện hình thành + sinh trưởng + thích nghi - Hình dáng: cấu tạo, màu sắc - Lợi ích( đối với cuộc sống con người) 7. Thuyết minh về một Đặc sản địa phương - Nguồn gốc, ý nghĩa, tên gọi món ăn, đặc sản - Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản:, dáng vẻ, màu sắc, hương vị - Cách thức chế biến, thưởng thức Tham Khảo Đề 1. Thuyết minh về một thể loại văn học: Thể thơ lục bát Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người. Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau. Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau: Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B Ví dụ: Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B) Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B) (Tố Hữu) Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại: Một cây làm chăng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể. Ví dụ: Có xáo thì xáo nước trong T-T-B Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B Hay: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B Cách gieo vần trong thơ lục bát: T ... t nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy ngắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Một vài tài liệu cho rằng việc ra đời của chiếc ái dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Vào năm 1930, một họa sĩ đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau. Vạt trước được họa sĩ nối dài châm đất để tăng thêm dáng vẽ uyển chuyển trong bước đi, đồng thời trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài mới có nhiều cải biến mà nhiều người thời đó cho là “lai căng” thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa, áo dài mới mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo dài mới, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ hân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên. Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan. Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặt từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thấm mỹ. Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân, đồng thời khi bước đi thấy thấp thoáng ẩn hiện mũi giầy dưới sóng lụa. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương và đã làm xao xuyến lòng bao chàng trai. Khác với Kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp lễ tết mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, “phụ tùng lệ bộ” cũng đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn vành truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc sắc của thứ trang phục truyền thống có một không hai này. Chiếc áo dài hình như có cách riêng đế tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chít trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn bật nữ tính, vừa kín kẽ vì toài) thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa hở hang. Nó cho thấy thấp thoáng sông eo giữa hai tà vạt rất gợi cảm và quyến rũ. Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ sản xuất riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy sổ đo thật kĩ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để việc chỉnh nửa mới hoàn thiện. Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, tráng hoặc lam thẫm. Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thông thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn. Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục. Áo dài sẽ mãi mãi tượng trứng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam đối với bạn bè trên thế giới. 10. Thuyết minh về một loại cây trồng Cây tre Việt Nam DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE MỞ BÀI Giới thiệu về cây tre Việt Nam: loài cây truyền thống gắn với dân tộc 2. THÂN BÀI Cấu tạo, đặc điểm của cây tre(dáng tre thẳng, họ tre đông, rễ tre, lá tre, thân tre,) Công dụng của cây tre + Trong đời thường(làm nhà, làm đồ dùng, làm đồ chơi cho trẻ,...) + Trong lao động(làm cán cuốc, làm cán cày) + Trong chiến đấu(vũ khí lợi hại) Biểu tượng của cây tre(tinh thần đoàn kết, tính kiên cường, bất khuất,...) 3. KẾT BÀI Khẳng định sự gắn bó lâu bền keo sơn của thế hệ người Việt với cây tre Tôn vinh giá trị vĩnh cửu của cây tre trong nền văn hóa Việt. BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tư hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà. Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già, Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay. Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc. Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam. Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc. Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc.
File đính kèm:
- on_tap_van_thuyet_minh.docx