Ôn tập văn nghị luận xã hội

I. YÊU CẦU CHUNG:

- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:

+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý.

+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).

+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!

- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).

- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?

- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.

II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống

- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi

- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em

- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn

- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

 

docx 18 trang cucpham 02/08/2022 620
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập văn nghị luận xã hội

Ôn tập văn nghị luận xã hội
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!
- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.
II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề ()
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài ()
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) ()
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (). 
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận ()
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận ()
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm
- Đề xuất phương châm đúng đắn
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ()
- Lời nhắn gửi đến mọi người ()
MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1 Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ.
Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Câu nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp.
- Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn”: gợi liên tưởng, suy nghĩ về môi trường sống khắc nghiệt, đầy gian khó. Nói cách khác, đó là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.
- Hình ảnh “cây hoa dại”: Loại cây yếu ớt, nhỏ bé, cũng là loại cây bình thường, vô danh, ít người chú ý.
- Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở hoa”: Cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường. Nó thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa. Những bông hoa là thành quả đẹp đẽ, kết tinh từ sự chắt chiu, thể hiện sức sống mãnh liệt.
- Như vậy, câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi ra suy nghĩ về thái độ sống của con người. Cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
- Đây là một hiện tượng mà ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong thế giới tự nhiên quanh mình. Cây cối, cỏ hoa xung quanh ta luôn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, bền bĩ. Chúng sẵn sàng thích nghi với mọi điều kiện sống khắc nghiệt:
+ Nơi xa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình dưới xù xì gai nhọn.
+ Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi phát hiện dưới lớp băng dày vẫn có những đám địa y.
- Từ hiện tượng này, có thể liên hệ với những hiện tượng tồn tại trong cuộc sống con người:
+ Những thử thách, những khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra đối với mỗi con người. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng, luôn chứa đựng những bất ngờ, biến cố ngoài ý muốn. Vì vậy, quan trọng là cách nhìn, thái độ sống của con người trước thực tế đó. Ta không nên đầu hàng hoàn cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận. Trong hoàn cảnh “khắc nghiệt”, vẫn có những con người đích thực vẫn vươn lên.
+ Chính trong thách thức của hiện thực cuộc sống, nghị lực và sức sống của con người càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đóng góp, cống hiến hay những thành tựu, kết quả đạt được trong điều kiện đó rất cần được tôn vinh như những tấm gương sáng cho mọi người học tập:
o Nhà văn Nga vĩ đại M. Go-rơ-ki đã có một cuộc đời sớm chịu nhiều cay đắng, gay go, đã không ngừng tự học, tự đọc để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công.
o “Hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hoàng phải sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã: không thể tự mình duy chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị lực, quyết tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học. Cuối cùng anh đã thành công.
o Còn có rất nhiều tấm gương khác nữa, họ chấp nhận đương đầu với hoàn cảnh khắc nghiệt để sống và vươn lên, thể hiện những ước mơ cao đẹp.
c. Bình luận, đánh giá:
- Khẳng định sự sâu sắc của bài học: Đây là một bài học quý báu, bổ ích về thái độ sống của con người xuất phát từ hiện tượng tự nhiên.
- Phê phán: 
+ Sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi, có người biết tận dụng nó để phát triển tối đa năng lực của mình, đóng góp cho cuộc sống. Song cũng có những người ỷ lại mà không nỗ lực cố gắng, chỉ biết hưởng thụ, dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc, tâm huyết, tình cảm của người thân. Sự lãng phí ấy là vô cùng đáng trách.
+ Không gặp được những thuận lợi trong cuộc sống, có người đã sống chán nản, buông xuôi và dẫn tới thất bại. Trường hợp này có thể cảm thông song không nên đồng tình vì tuy hoàn cảnh có vai trò quan trọng song những nỗ lực cố gắng của con người càng quan trọng hơn.
- Bài học rút ra:
+ Để có thể vượt lên khó khăn mà có những đóng góp, cống hiến trong cuộc sống, con người cần có nghị lực, ý chí, năng lực. Song cũng rất cần sự động viên, khích lệ, tình yêu và niềm tin của những người thân và cả cộng đồng.
+ Cộng đồng nên có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về những đóng góp của những người ở hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời nên có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để họ nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
3. Kết bài:
- Sẽ thật bất hạnh khi gặp phải hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc sống, nhưng sẽ bất hạnh hơn nếu như chúng ta thôi không cố gắng.
- Cũng như cây hoa dại kia rễ của nó đã đâm sâu dưới đất sỏi đá khô cằn nhằm tìm nguồn nước dẫu ít ỏi để tiếp tục tồn tại mà nở những chùm hoa đẹp.
- Hãy nhìn vào tấm gương của những bạn học sinh nghèo vượt khó, những hoàn cảnh bất hạnh nỗ lực vươn lên để tự soi lại chính mình.
Đề2 : "Tình thương là hạnh phúc của con người"
Bài làm.
Trong cuộc sống giữa con người và con người chúng ta luôn tồn tại tình yêu thương. Tình yêu thương là cội nguồn đầu tiên của con nguời chúng ta cho đến ngày nay. Những tình yêu thương đẹp đẽ đó mang đến niềm hạnh phúc cho chúng ta. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu " tình thương là hạnh phúc của con nguời là gì?".
Tình thương là sự cảm thông chia sẻ trong phạm vi gia đình, xã hội, nhà trường. Hạnh phúc là niềm vui, niềm sung sướng khi ta đạt được niềm mơ ước, phấn đấu trong cuộc sống. Khi chúng ta cho nguời khác tính thương hoặc khi chúng ta biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác thì chúng ta sẽ nhận lại được từ họ sự sự biết ơn bởi cuộc sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Tình thương còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh, ta thấy gần guũinhất là gia đình, tình cảm của cha mẹ đối với con cái là vô cùng lớn lao vô bờ bến. Từ ngàn xưa cha ông ta đã có nhưữngcâu ca dao đề cao tính yêu thương của cha mẹ; Công cha như núi thái sơn, gnhĩa mẹ như nườc trong nguốn chảy ra. Núi cao to đồ sộ nước chảy nhiều như thế ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ lớn lao như thế nào bởi ta khôngbao giờ đong đo đếm được.Điều đó đã trở thành đạo lí bổn phận con chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn của cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập thật tốt để làm cha mẹ vui lòng.Ta có thể thấy trong văn học, thuý Kiều vì thương cha mình đã phải bán thân chuột cha, Nguyễn Đình Chiểu khóc đến mù cả mắt khi hay tin mẹ mất. Ngoài ra tình yêu thương còn được thể hiện trong nhà trường: vâng lời, lẽ phép với thầy cô người lớn tuổi hoàng thành nhiệm vụ mà thầy cô gáo,ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy cho ta những bài học đầu tiên,nhưng chữ đầu đời. Trong quan hệ bạn bè: cảm thông chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khoókhăn, giúp đỡ các bạn học yếu. Tong xã hội, biết chia sẻ cảm thông với những số phận bất hạnh, vận động kêu gọi mọi người quyên góp giúp đỡ đồng bào lũ lụt, quỹ nhà tình thương, vì người nghèo...
Vì sao chúng ta sống phải có tình thương: Vì tình thương là một trong nhưng thứ cao đẹp nhấ ... à không nhận lại mới là hạnh phúc lâu dài”. “Cho’ là biết trao đi,dưng tặng những gì quý giá của bán thân cho người khác, biết hy sinh cống hiến những gí tốt đẹp nhất của mình dành cho gia đình, bạn bè, xã hội.
“Nhận” là cách sống chỉ biết mình mà quên người một cách sống ích kỉ biệt nhận về mình những điều tốt đẹp, đó là một cách sống chỉ vì mình.
	Sống không phải chỉ biết hướng thụ không thôi mà cần phải biết cống hiển, biết sống vì mọi người xung quanh đó là quan hệ giữa “cho” và “nhận”. Thành quả của mỗi người trong cuộc sống không phải tự nhiên mà có mà nó phải trái qua một quá trình. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân còn là sự hy sinh cống hiến của bao người.Vậy nên chúng ta phải “cho” đâu chỉ “nhận” không thôi: Cho đi là một biếu hiện của cách sống đẹp sống có lí tưởng mục tiêu đúng đắn và tốt đẹp. Biết quan tâm giúp đỡ người khác để cuộc sống thêm xanh, thên vui và có ý nghĩa hơn,Chúng ta có thế “cho’ đi bằng nhiều hình thức như vật chất hoặc tinh thần hoặc những cách khác. Sống cần phải biết xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình để thức hiện đúng đắn nhiệm vụ của mình và đặt quyền lợi tập thể lên trên quyền lợi cá nhân “một nhười vì mọi người”. biết quên đi nỗi buồn của bản thân để vui cùng niềm vui của mọi người đó cũng là một trong những cách “cho” riêng của nhiều người 
	Chúng ta ai cũng biết đến một người luôn yêu thương, luôn hy sinh hạnh phúc của mình vì những đứa con trong đất nước Việt Nam.Đó là vị cha già của dân tộc Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu người là vừng dương tỏa sáng khắp muôn nơi,người luôn cho đi tất cả những gì bản thân có đế đem lại cuộc sống yên bình ấm no cho nhân dân.Cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca bất tử về sự hy sinh cống hiến cao cả cho nhân dân cho nước bác đã phải xa quê hương,gia đình người thân bạn bè đẻ ra đi tìm đường cuus nước với biết bao gian lao vất vả, luôn kề cận bên sự nguy hiểm rình rập ngưng với một khát khao cháy bỏng Bác đã cam chịu và vượt qua tất cả để rồi giải phóng dân tộc khói xiềng xích nô lệ của thực dân dành chủ quyền độc lập tự do,thành lập nên nước Việt Nam dân chũ cộng hòa.Sau ngày độc lập Bác kêu gọi đồng bào cả nước mỗi tuần nhịn ăn một bữa để góp phần cứu đói và bác là người gương mẫu thực hiện đầu tiên. Cũng sau khi miền bắc hoàn toàn giải phóng trong cuộc sống thời bình, bác vẫn sống trong căn nhà sàn đơn sơ, ăn uống thanh đạm như bao người khác. Bác vẫn đau đáu trong mình một tâm huyết mà suốt đời bác phấn đấu để biến thành hiện thực là làm sao giữ vững được chũ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước, dân tộc. chiến đấu quét sạch giặc ngoại xâm, giải phóng miền nam thống nhất đất nước.Tư tưởng phẩm chất đạo đức tuyệt vời cao,tuyệt vời trong sáng của chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học nhân sinh sâu sắc là bài học về cách “cho” cao cả và lớn lao mà chúng ta vẫn phải cố gắng noi theo.
	Tiếp theo đó Nguyễn Đình Chiếu cả cuộc đời của ông cũng gặp vô vàn khó khăn lận đận, tuy học rộng tài cao nhưng con đường thi cứ của ông cũng không mấy thuận lợi khi vào năm 1849 ông sắp thi thì nhận được tin mẹ mất.Ông bỏ thi về Nam để chịu tang mẹ. Dọc đường vất vả, lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị đau mắt nặng và sau đó thì bị mù cả hai đôi mắt.Nhưng ông không hề đầu hàng trước số phận mà vẫn khao khát cống hiển,khát khao làm được những diều tốt đẹp cho đời.Mù nhưng vừa ông lại vừa dạy học vừa bóc thuốc chữa bệnh cho dân, vừa làm thơ khuyễn khích tinh thần đánh giặc ngoại xâm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp ở Gia Định vào năm 1859 Nguyễn Đình Chiếu trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn bất hạnh nhưng cũng luôn vì gia đình người dân và dân tộc, ông đã quên đi hạnh phúc của cá nhân, ông đã hy sinh tất cả để đem lại cuocj sống yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.Cả cuộc đời ông luôn “cho” và chỉ biết cho không chỉ ở ngày xưa mà hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sãn sàng hy sinh bản thân đẻ cống hiến hết sức mình cho tổ quốc.Những hoạt động tổ chức nhân đạo luôn giúp đỡ những người dân khó khăn.Các cả nhân tổ chức đã và đang cùng nhau chung tay góp sức tổ chức những chương trình nhân đạo “trái tim cho em” những hoạt động cứu trợ đồng bào thiên tai bão lũ, hỗ trợ, giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam.Ngoài ra còn có những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương xóa bỏ nhà tranh tre dột nát.Tất cả những hành động cao cả đó của biết bao con người đều là những cách sống đẹp, những cách sống luôn vì mọi người, cống hiến mình cho xã hội.
	Nhưng cũng thật đáng buồn chê trách những con người sống vô cảm, sống chỉ biết “nhận” chứ không hề “cho”. Sống mà chỉ biết hướng thụ, luôn tính toán cạnh tranh để nhận về mình những điều tốt nhất mà bỏ qua nỗi buồn, sự bất hạnh của người khác.Những con người chỉ biết vì mình, chỉ biết hưởng thụ thì đó là những con người ích kỉ vô hồn.Xét về đạo lí thì đó là những con người sống vô ơn bội nghĩa, xét về quy luật xã hội thì đó là những con người sống lạc hậu cố kìm hãm sự phát triển của đất nước.
	“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đây là một quan niệm sống phù hợp với đạo đức con người nói riêng.Đay là một quan niệm đúng đắn và phù hợp với mọi thơi đại.Chúng ta cần phải sống vì người khác, phải biết “cho” đi để cống hiển cho xã hội phát triển khi đã cho đi thì đừng toan tính sẽ nhận lại được cái gì mà hãy “cho” đi một cách tự nguyện và thật tâm.Chúng ta cũng phải kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm giữa “cho” và “nhận”, phải nhận thức rõ được sự đem lại hạnh phúc cho người khác là như thế nào.
	“Bạn sẽ thấy niềm vui khi đỡ người khác bằng cả tấm lòng” (Poul newman). Chúng ta sống và có quyền “nhận” nhưng đừng bao giờ quên trước khi “nhận” bạn phải xem bạn đã “cho” được những gì để xứng đáng “nhận” hay chưa
ĐỀ 12: 	Phía sau lời nói dối...
1. Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống. 
2. Phía sau lời nói dối có thể là:
	- Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn của kẻ
không trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện sự thật;
né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người khác...
	- Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau khổ - hạnh
phúc, hối hận - hả hê,...
	- Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: lời nói dối
có thể kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,...
3. Bài học:
- Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực, không được nói dối.
- Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những hành vi gian dối. Nhưng cũng nên có cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải nghe những lời nói dối.
- Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Bởi suy cho cùng, trong cuộc sống không ai muốn nghe hoặc phải nói những lời gian dối và sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.
Đề 13“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
 (Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38)
1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối...
2. Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích.
- Nhưng phải luôn ý thức rằng:
 + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.
 + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm...
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
ĐỀ 14: Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống từ hai câu thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
a. Giải thích ý nghĩa của câu thơ:
- Nơi đất ở: mảnh đất ta từng sống, từng có những kỷ niệm gắn bó.
- Đất đã hóa tâm hồn: nơi đó trở thành niềm thương nỗi nhớ, những kỷ niệm thiêng liêng sâu nặng trong tâm hồn ta.
- Sự đối lập giữa “Khi ta ở” và “Khi ta đi” thể hiện rõ ý nghĩa của câu thơ: mảnh đất không phải là nơi ta sinh ra, lớn lên, nhưng đó là nơi ta đã ở, đã từng có những kỷ niệm gắn bó, thì khi đi xa, nó trở thành nỗi nhớ của lòng ta, trở thành quê hương thứ hai trong ta.
- Chế Lan Viên viết “Tiếng hát con tàu” để thể hiện niềm nhớ thương đối với Tây Bắc, cũng là với những miền quê đã từng gắn bó trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.
b. Phân tích, bàn bạc đánh giá: 
- Câu thơ giản dị nhưng mang ý nghĩa triết lý sâu sắc, vì nó được đúc kết từ trải nghiệm thực tế và từ tình cảm chân thành của nhà thơ Chế Lan Viên.
+ Con người không phải chỉ sống ở nơi chôn rau cắt rốn, mà có thể ở nhiều miền quê khác do yêu cầu của công việc và hoàn cảnh.
+ Những miền đất ấy đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn qua những kỉ niệm buồn vui.
+ Chỉ khi xa miền đất ấy, kỉ niệm mới sống dậy, khắc khoải, da diết trong lòng người, trở thành nỗi nhớ không nguôi.
- Quy luật tình cảm này chỉ có ở những tâm hồn biết trân trọng cuộc sống, biết nâng niu những kỉ niệm bình dị mà đẹp đẽ, biết sống theo đạo lý nghĩa tình chung thủy
c. Bài học về cuộc sống rút ra từ hai câu thơ:
- Trong cuộc sống, những điều đơn giản gần gũi quanh ta tưởng như bình thường, nhưng sẽ trở nên vô cùng quý giá khi ta đã rời xa chúng.
- Trân trọng quá khứ, trân trọng những giá trị bình dị của cuộc sống.

File đính kèm:

  • docxon_tap_van_nghi_luan_xa_hoi.docx