Ôn tập Văn học trung đại Lớp 9

1.Tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Dữ là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, là người đặt nền móng cho văn chương tự sự nước nhà. Ông sống ở thế kỉ XVI - giai đoạn xã hội phong kiến lâm vào cảnh loạn li, suy yếu.

- Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi từ quan, ở ẩn. Ông là một ẩn sĩ tiêu biểu, một nhà nho luôn sống thanh cao trọn đời.

- Với tập truyện ngắn “Truyền kì mạn lục” ông thực sự đã mang đến cho nền văn học dân tộc một “Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó.

- “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ mười sáu và là thiên tiêu biểu trong tập truyện này.

 .

2. Hoàn cảnh sáng tác

- Vào thế kỉ 16: chế độ phong kiến đang suy vong, bất công, tàn bạo, gây nhiều đau khổ cho mọi người, nhất là người phụ nữ .

- Đây là tác phẩm được sáng tác theo thể ruyện truyền kỳ. Tác giả mượn yếu tố hoang đường để phản ánh văn đề của hiện thực, dựa vào cơ sở một truyện cổ tích thêm nội dung mang yếu tố thời đại.

- Xuất xứ: Đây là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

 

docx 30 trang cucpham 02/08/2022 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Văn học trung đại Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Văn học trung đại Lớp 9

Ôn tập Văn học trung đại Lớp 9
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 - Nguyễn Dữ- 
I/ KHÁI QUÁT CHUNG
1.Tác giả, tác phẩm
Nguyễn Dữ là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, là người đặt nền móng cho văn chương tự sự nước nhà. Ông sống ở thế kỉ XVI - giai đoạn xã hội phong kiến lâm vào cảnh loạn li, suy yếu. 
Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi từ quan, ở ẩn. Ông là một ẩn sĩ tiêu biểu, một nhà nho luôn sống thanh cao trọn đời. 
Với  tập truyện  ngắn  “Truyền kì  mạn  lục” ông  thực  sự đã  mang  đến cho  nền  văn học  dân  tộc một “Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ mười sáu và là thiên tiêu biểu trong tập truyện này. 
.
2. Hoàn cảnh sáng tác
Vào thế kỉ 16: chế độ phong kiến đang suy vong, bất công, tàn bạo, gây nhiều đau khổ cho mọi người, nhất là người phụ nữ . 
Đây là tác phẩm được sáng tác theo thể ruyện truyền kỳ. Tác giả mượn yếu tố hoang đường để phản ánh văn đề của hiện thực, dựa vào cơ sở một truyện cổ tích thêm nội dung mang yếu tố thời đại. 
 Xuất xứ: Đây là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
3. Tóm tắt 
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu. 
Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi.
 Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được thần Rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. 
Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan. ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. 
Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.
4.Nhan đề : 
Truyền kì mạn lục: (ghi chép tản mạn những truyện lạ được lưu truyền trong dân gian ) là một tác phẩm văn xuôi tự sự, viết bằng chữ Hán. Tác phẩm được coi là áng “thiên cổ kì bút ”( áng văn hay của ngàn đời). 
5. Ngôi kể : ngôi thứ 3. 
7. Phương thức biểu đạt : Tự sự + biểu cảm. 
8. Khái quát nội dung và nghệ thuật:
*Giá trị hiện thực:
Phản ánh hiện thực XHPK bất công với chế độ nam quyền, chà đạp lên số phận người phụ nữ
Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc.
Phản ánh XHPK với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên, làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.
*Giá trị nhân đạo:
Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
Thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ và ước mơ, khát vọng về 1 cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho họ 
Gián tiếp lên án, tố cáo XHPK bất công:
*Giá trị nghệ thuật:
Nghệ thuật dựng truyện: kịch tính, hấp dẫn và sinh động.
Chi tiết nghệ thuật đắt : cái bóng
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được khắc hoạ tâm lí và tính cách thông qua lời nói (đối thoại) và lời tự bạch (độc thoại). 
Sử dụng yếu tố truyền kì ( kì ảo) làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Kết hợp các Phương thức biểu đạt: tự sư và biểu cảm làm nên 1 áng văn xuôi tự sự còn sống mãi với thời gian.
II/ PHÂN TÍCH
1. Nhân vật Vũ Nương
a. Vẻ đẹp hoàn hảo
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.
Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau.
* Với Trương Sinh: Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt trong tình nghĩa vợ chồng
Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực!
Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng:
“ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị; lời lẽ mới tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha biết chừng nào! Nó chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. 
Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.”.
Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Đúng là lời nói, cách nói của một người vợ hết mực thùy mị, dịu dàng. 
Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!
Khi xa chồng
Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức . Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi,thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. 
Câu văn đã sử dụng nghệ thuật đối lập giữa cảnh thì đông vui, quấn quýt, giao hòa còn lòng người thì lẻ loi trống vắng. 
Qua đó tác giả diễn tả thật tinh tế chân thực nỗi nhớ nhung, niềm mong mỏi kín đáo, âm thầm mà da diết của Vũ Nương. 
Nó chứng tỏ nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ.
Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
 " Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
     Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
     Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
(Chinh phụ ngâm)
Nàng còn giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”.
Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.
Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. 
Khi người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. 
Nàng đã viện đến cả  thân phận và tấm lòng của mình để  thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ  khó được nương tựa nhà giàu.....cách biệt ba năm giữ  gìn một tiết.....”  
Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ  trân trọng chồng, trân trọng gia đình nhà chồng, tình cảm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.
Thậm chí, ngay cả những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sung sướng nàng vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng  con. 
Bởi thế, vừa  gặp lại  Phan  lang, nghe  Lang  kể về  tình  cảnh gia  đình  nàng đã  ứa  nước mắt  xót thương. 
Mặc dù đã nặng lời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng con trong giây lát để  nói lời đa tạ tấm lòng chồng. 
Rõ ràng trong trái tim người phụ nữ ấy, không có chút thù hận, chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha.
Nàng đúng là người vợ hiền thục, thủy chung
* Với mẹ chồng, với con: Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ  chồng, một người mẹ  hiền đầy tình yêu thương con. Trong  ba  năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.
Với mẹ  chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo.
Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. 
Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ  bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để  khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. 
Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. 
Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".
Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. 
Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. 
Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ : Nàng muốn gieo vào long người con tình cảm về người cha mà nó chưa hề gặp mặt. Để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha.
Quả thực, Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật Vũ Nương một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.
* Là người trọng nhân phẩm và tình nghĩa
Khi bị nghi oan nàng Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ. Bởi một người đức hạnh như VN, nàng k thể chấp nhận sống mà bị mọi người coi thường, phỉ nhổ. Chỉ có cái chết mới giúp nàng bảo toàn được nhân phẩm.
Ở dưới thủy cung, dù nhớ thương quê hương da diết, nàng vẫn giữ lời hứa với Linh Phi. Điều đó chứng tỏ nàng rất coi trọng tình nghĩa.
Vũ Nương quả là người phụ nữ hoàn hảo, mang trong mình nét đẹp truyền thống của người phụ nữ VN.
Phản ánh vẻ đẹp của nàng, tác giả thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng sâu sắc.
b. Số phận bất hạnh
*Có cuộc sống vất vả, cô đơn
Lấy chồng nàng phải một mình gánh vác giang sơn nhà chồng, phải một mình sinh con, nuôi dậy con thơ, phải chăm sóc mẹ chồng lo ma chay cho bà.
Lấy chồng chẳng được bao lâu thì chồng đi lình. Ở nhà nàng sống thui thủi một mình, cô đơn vò võ k có chồng ở bên để dỡ đần tâm sự.
Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một phụ nữ, người vợ, người mẹ, người con, ở cương vị nào nàng cũng làm rất hoàn hảo. Nàng đúng là người  ... ãi.
CẢNH NGÀY XUÂN
I/KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Tác giả-tác phẩm
Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm rất đồ sộ trong đó nổi bật nhất là kiệt tác ”Truyện Kiều”. 
Tác phẩm đã phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị chà đạp lên quyền sống của con người, phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đ.biệt là người phụ nữ.
Qua đó, tác giả bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước số phận bi kịch của con người, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở điêu đứng. Đồng thời, tác giả cũng trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người.
Với “Truyện Kiều”, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ. nghệ thuật tự sự đã có sự phát triển vượt bậc.
.
2. Vị trí đoạn trích+bố cục
* Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần đầu “Truyện Kiều”. Sau khi giới thiệu gia cảnh và tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đó là cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh,chị em Kiều đi chơi xuân. Cảnh ngày xuân cứ hiện dần ra theo trình tự cuộc “bộ hành chơi xuân” của chị em Thúy Kiều.
*Bố cục: 3 phần
- Bốn câu thơ đầu: gợi tả cảnh đẹp ngày xuân
- Tám câu tiếp theo: gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Sáu câu cuối: cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trở về.
Đoạn thơ được kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
II/PHÂN TÍCH
1.Bốn câu đầu: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.
a.Hai câu đầu
Bằng bút pháp chấm phá kết hợp với gợi tả, hai câu thơ đầu vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian. 
 “ Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Trước hết “con én đưa thoi” là một hình ảnh tả thực, trong tháng ba- tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng chao đi chao lại giữa bầu trời trong sáng.
Tiếp đó là hình ảnh là “thiều quang”, gợi lên cái màu tươi sáng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời. Hình ảnh này cho thấy mùa xuân như đang ở độ đẹp nhất, chín nhất, sung mãn nhất. 
Chỉ bằng 2 nét vẽ cảnh sắc đặc trưng, tiêu biểu là chim én và ánh nắng, bức tranh xuân đã bừng lên tươi tắn. 
Bên cảnh hình ảnh, màu sắc, đường nét là cảm xúc. Cảm xúc được kín đáo thể hiện qua ý niệm về thời gian. 
Hình ảnh “con én đưa thoi” không chỉ mở ra một không gian cao rộng của bầu trời mùa xuân mà còn gợi sự trôi chảy của thời gian – thời gian “thấm thoắt thoi đưa”. Câu thành ngữ “Thời gian thấm thoắt thoi đưa/ Như ngựa chạy, như nước chảy qua cầu” đã “nhập” vào hồn thơ Tố Như tự bao giờ?
Ở câu thơ thứ hai những từ xác định về lượng “chín chục”, “ngoài sáu mươi” và phó từ “đã” chỉ thời gian quá khứ đã cho thấy mùa xuân có chín mươi ngày, mới đó thôi mà giờ đã sang tháng ba. Vì thế lời thơ hình như còn bộc lộ sự tiếc nuối khôn nguôi của con người trước bước đi vội vã của thời gian. 
b.Hai câu sau
Thiên nhiên mùa xuân càng đẹp hơn bởi sắc “xanh” của cỏ non, sắc ” trắng” của một vài bông hoa” lác đác. Đây mới thực sự là bức tranh tuyệt mĩ. 
” Cỏ non  xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Hình ảnh này gợi tả những thảm cỏ xanh non đang lan ra, phủ khắp, nối liền mặt đất với chân mây. Lời thơ mở ra một bức tranh rộng lớn, bát ngát, không giới hạn. 
Ở đó có sự lan tỏa của sắc xanh: xanh cỏ, xanh trời. Tất cả cho thấy sức sống của mùa xuân đang tuôn trào mãnh liệt. 
Trên cái nền xanh của cỏ xuân và trời xuân trong sáng ấy, nhà thơ điểm xuyết những bông hoa lê trắng muốt như những trang sức quý giá tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. 
Nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm” trong câu thơ này vừa tạo ra sự đối ứng của hình ảnh, màu sắc “cỏ non xanh – cành lê trắng” vừa nhấn tả trạng thái đang mở ra của bông hoa. 
Cách phối màu xanh – trắng hài hòa ấy gợi cảm giác nhẹ nhàng, thanh khiết, trong sáng, trẻ trung, căng tràn sức sống. Vì thế, cảnh rộng lớn mênh mông mà không đìu hiu, quạnh vắng; sinh động, có hồn chứ không hề tĩnh tại. Cái thần tình của ngòi bút Nguyễn Du là ở chỗ đó.
Có thể nói bốn câu thơ tả cảnh thiên nhiên mùa xuân của Nguyễn Du quả là điêu luyện! Ngòi bút của ông thật tài hoa, giàu chất tạo hình, kết hợp giữa tả và gợi. Qua đó, ta thấy tâm hồn con người vui tươi phấn chấn, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên. 
Điều này chứng tỏ phải là người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên lắm, tác giả mới có thể viết được những câu thơ hay như vậy.
2. Tám câu thơ tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
Mở đầu cảnh lệ hội tác giả viết: “Thanh minh..đạp thanh”
Lời thơ trần thuật kết hợp với nghệ thuật tiểu đối và cách tách từ “lễ”, “hội” đã giúp tác giả diễn tả hai hoạt động trong ngày tết thanh minh. 
Lễ tảo mộ: viếng mộ, sửa sang, quét dọn, hương khói phần mộ của người thân.
Hội đạp thanh là cuộc vui chơi, du xuân trên đồng cỏ xanh.
Câu thơ gợi nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc ta tưởng nhớ về công ơn của những người đã mất. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân ta “Uống nước nhớ nguồn”.
Tiếp đó, không khí lễ hội được Nguyễn Du miêu tả sống động bằng cả một hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt.
Những danh từ như: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân -> gợi tả lễ hội có rất nhiều người, mà chủ yếu là trai thanh gái lịch.
Những động từ, tính từ như: sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức -> gợi không khí rộn ràng, nào nhiệt của ngày hội, gợi tả tâm trạng háo hức, hào hứng của người đi hội.
Ở đây, Nguyễn Du còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh”. Hình ảnh này một mặt gợi đoàn người nhộn nhịp đi du xuân như đàn chim én, chim oanh bay ríu rít. Mặt khác gợi lên những tiếng xôn xao, những cuộc trò chuyện, gặp gỡ, làm quen của những đôi uyên ương trong lần đầu gặp gỡ. 
Không chỉ rộn ràng mà không gian còn vô cùng đông đúc: “Ngựa xe như nước, áo quân như nêm”. Đây là hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung trong lễ hội ngựa xe nối đuôi nhau như dòng nước bất tận, người dự hội mặc trang phục đẹp đi lại đông đúc, chật như nêm cối. 
Trong lễ tảo mộ, người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất nên mới có cảnh: “Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”. 
Qua tám câu thơ tiếp, thi nhân không chỉ khắc họa thành công nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mà đằng sau đó còn là không gian tạo nên cuộc gặp gỡ định mệnh giữa nàng Kiều tuyệt sắc giai nhân và chàng Kim nho nhã, phong lưu.
 Tám câu thơ tả cảnh lễ hội ngày thanh minh mà khắc họa được cả truyền thống văn hóa lễ hội xưa.
3. Sáu câu thơ cuối: Khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
”Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thần dan tay ra về
.............................................
 Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Buổi chiều, mặt trời từ từ (tà tà) ngả bóng về tây. Ngày lễ hội đông vui đã đi qua, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau ra về. 
Cảnh ở đây vẫn thơ mộng, hữu tình, vẫn mang cái thanh, cái nhẹ của mùa xuân. Mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời chầm chậm ngả bóng, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. 
Nhưng thời gian đã khác – một đằng là sáng xuân, một đằng là chiều tà; một đằng là lúc vào lễ hội, một đằng là lúc tan hội. 
Không khí cũng khác: không còn bát ngát, không còn đông vui, náo nhiệt như lúc lễ hội nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. 
Những từ láy “tà tà”, “’thơ thẩn”, “nao nao”, “thanh thanh” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn giàu giá trị biểu cảm. 
Từ “thơ thẩn“ có sức gợi lớn, nã kh«ng chØ gîi b­íc ch©n ®i thong th¶, chËm r·i, nã cßn gîi t©m tr¹ng b©ng khu©ng, ng¬ ngÈn tiÕc nuèi, ch©n b­íc ®i mµ t©m tr¹ng cßn vÊn v­¬ng, cßn muèn nÝu kÐo kh«ng khÝ nhén nhÞp cña buæi lÔ héi.
Ấn tượng nhất là từ láy “nao nao” – tính từ chỉ tâm trạng con người được dùng để tả dòng nước trôi có vẻ chậm chạp, lững lờ, ngập ngừng, lãng đãng chứ không giống như khi gặp Kim Trọng
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Dáng vẻ “nao nao” ấy của dòng nước có lẽ cũng chính là tâm trạng nao nao trong lòng Kiều. Tâm trạng Kiều có gì đó luyến tiếc, bâng khuâng, xao xuyến về một cuộc du xuân đã tàn, lễ hội tưng bừng náo nức đã chấm dứt và có linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra. 
Trên cái nền “nao nao” của tâm trạng con người, ta bắt gặp một dịp cầu “nho nhỏ” góp vào bức tranh thiên nhiên nhỏ bé, êm đềm. Tâm hồn con người như bỗng chuyển điệu cùng cảnh vật, cũng nhỏ bé đến nao nao trong buổi chiều tà. – 
Hai câu cuối: Nguyễn Du tả cảnh mà dự báo trước điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Quả nhiên, dòng nước “nao nao” đã dẫn bước chân Kiều đến với nấm mồ hoang lạnh của Đạm Tiên – một kĩ nữ với kiếp đời tài hoa, bạc mệnh: 
Sè sè nầm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh,
Kiều sẽ gặp chàng thư sinh “Phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng, sẽ khởi đầu giấc mộng Tiền Đường đeo đẳng suốt 15 năm sau, khởi đầu một cuộc tình dep nhung đầy dở dang tiếc nuối với Kim Trọng, khởi đầu những ngày tháng bạc mệnh.
Tả cảnh, tả tình như thế là rất khéo. Chuyển đoạn, chuyển ý như thế là rất tinh. Nguyễn Du bậc thầy tả cảnh là ở đó, thiên tài cũng là ở đó.
Như vậy sáu câu thơ cuối của đoạn trích với việc sử dụng từ láy đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình- cảnh gắn với tình – cảnh tình tương hợp đã làm cho lòng người hòa vào cảnh vật như đang lắng lại cùng cảnh vật. 
III/Tổng kết
Tóm lại đoạn trích “Cảnh ngày xuân” có bố cục cân đối, hợp lí. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Ông đã sử dụng hệ thống từ ngữ giàu chất tạo hình, giàu sức biểu cảm.	Đây là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. 
Đồng thời, đoạn trích cũng thể hiện được tài năng của ND trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.	

File đính kèm:

  • docxon_tap_van_hoc_trung_dai_lop_9.docx