Ôn tập và kiểm tra Lịch sử Lớp 8
Cuộc Duy tân Minh Trị
* Nguyên nhân:
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
-Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
* Nội dung cải cách Minh Trị:
- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.
*Về chính trị :
-Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
-Ban hành Hiến pháp 1889.
*Về kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
-Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
-Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
*Về quân sự:
-Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
-Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
-Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
*Về giáo dục:
-Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
-Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.
-Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây
* Tính chất – ý nghĩa:
-Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
-Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
Một công xưởng của Nhật theo công nghệ phương Tây khoảng thập niên 1880
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập và kiểm tra Lịch sử Lớp 8
To Nhung J from uyên J 1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868. - Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu. * Về kinh tế: -Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. - Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. -Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. *Về xã hội: -Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có. -Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị. -Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột. *Về chính trị: -Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân. -Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”. -Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây. Bàn tay của Perry của Mỹ vươn tới nước Nhật Minh Trị 2. Cuộc Duy tân Minh Trị * Nguyên nhân: - Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ. - Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. -Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách. * Nội dung cải cách Minh Trị: - Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu. *Về chính trị : -Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do. -Ban hành Hiến pháp 1889. *Về kinh tế: - Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến. -Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. -Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc. *Về quân sự: -Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây. -Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. -Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược. *Về giáo dục: -Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. -Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,. -Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây * Tính chất – ý nghĩa: -Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản. -Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. Một công xưởng của Nhật theo công nghệ phương Tây khoảng thập niên 1880 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. -Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sauchiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. -Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản. - Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng: +Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan. +Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật +Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên. -Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á. - Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động. - Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến” Bài 3 TRUNG QUỐC I. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược *Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược: + Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. + Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu nên trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc. + Chế độ phong kiến Mãn Thanh đang suy yếu. *Quá trình đế quốc xâm lược Trung Quốc: -Thế kỉ XVIII các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, cắt đất. -Đi đầu là thực dân Anh : -Anh thực hiện “Chiến tranh thuốc phiện”(6-1840 đến 8-1842) -Chúng đã buộc nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh Năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi ( bồi thường chiến phí, nhượng Hồng Kông , mở 5 cửa biển ) - Đi sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc: +Đức chiếm Sơn Đông. +Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử. +Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây,Quảng Đông. +Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc. *Hậu quả: xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản: +Nhân dân Trung Quốc với đế quốc. +Nông dân với phong kiến . +Dẫn đến phong trào đấu tranh chống phong kiến , đế quốc II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 1.Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc: - Diễn biến:Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây) ,lan rộng khắp cả nước, bị phong kiến đàn áp, năm 1864 thất bại - Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn - Lực lượng: Nông dân - Tính chất: là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh. 2. Phong trào Duy Tân 1898: - Diễn biến: Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế. - Lãnh đạo: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. - Lực lượng: quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự. - Tính chất: Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, chỉ tồn tại 100 ngày . 3. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn: - Diễn biến: Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. -Bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại. - Lực lượng: Nông dân. - Tính chất: Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc. * Nguyên nhân thất bại + Chưa có tổ chức lãnh đạo + Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến. + Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp Nội dung khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc Phong trào Duy Tân Phong trào Nghĩa Hòa đoàn Diễn biến chính -Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây), lan rộng khắp cả nước. -Bị phong kiến đàn áp -Năm 1864 thất bại -Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế . -Diễn ra 100 ngày Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại Lãnh đạo Hồng Tú Toàn Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu Lực lượng Nông dân Quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự Nông dân Tính chất - ý thức Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc. III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911 * Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội : - Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. - Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội- chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc. - Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn - Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc,thực hiện bình đẳng về ruộng đất .. bình quân địa quyền - Lực lượng : trí thức tư sản, tiểu tư sản ,địa chủ , thân sĩ bất bình với nhà Thanh. * Cách mạng Tân Hợi 1911 * Nguyên nhân : + Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến + Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh. + Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung. + Ngày 19/12/1911 Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc. + Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp. + Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống. *Tính chất - ý nghĩa + Tính chất cuộc cách mạng tư sản không trịêt để. + Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến Châu Á. * Hạn chế : +Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến . + Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược. + Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Bài 4 :Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) Thứ Hai, 10/01/2011, 02:58 CH | Lượt xem: 13464 Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. - Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời. Bài 4 :Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á. * Nguyên nhân: Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. - Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời. - Chế độ phong kiến khủng hoảng . Kinh tế kém phát triển. -Khủng hoảng triền miên về chính trị , kinh tế, xã hội *Quá trình xâm lược: Tên các nước Đông Nam Á Thực dân Xâm lược Thời gian hoàn thành xâm lược In-đô-nê-xi-a Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan Giữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị Phi-lip-pin Tây Ban Nha, Mĩ Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị - Nă ... Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam). Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là: + Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia. + Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng. +Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng. Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhấ Câu 4: Trình bày những nét chung về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối TK XIX đến đầu TK XX? Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây Siêm trở thành nước duy nhất ở ĐNA ko bị nô lệ vì: - chính sách ngoại giao mềm dẻo: + Siêm chấp nhận nhường lại phần đất Campuchia cho Pháp. Chỉ riêng vùng đất CPC giàu có và màu mỡ ấy đã đủ cho Pháp thỏa mãn từ số lượng vàng/ khoáng sản cũng như các kim loại quý khác được người Pháp khai thác. + Trở thành đồng minh trung thành khi các nứoc lớn cần đến: trong thời kỳ cả đông dương rơi vào tay người Mỹ, Siêm trở thành chư hầu của Mỹ. họ cho Mỹ mượn các vùng đất để làm căn cứ quân sự trong thời chiến tranh VN. - có những nhà lãnh đạo giỏi: +một trong những lời thề của nhà Vua Thái Lan trước khi nhậm chức đó là phải gìn giữ nền hòa bình cho đất nước bằng mọi giá. + chăm lo đời sống cho nhân dân của 1 nước nông nghiệp bằng những cải tiến nông nghiệp để đời sống người dân được ấm no.đức vua Thái lan hiện nay là một kỹ sư nông nghiệp. ông đã có những chính sách lớn lao để cải thiện đời sống của nhân dân Thái. =>khi họ đã thực sự làm tốt 2 điều này thì an ninh chính trị và sự thanh bình về đời sống vật chất của người dân càng được nâng cao. Câu 5: Trình bày nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất? Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất ? Trả lời: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh - CNTB phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh LL giữa các ĐQ ở cuối XIX đầu XX - Sự phân chia thuộc địa giữa các ĐQ cũng không đều. ĐQ già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. ĐQ trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa => Mâu thuẫn giữa các ĐQ về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt - Các cuộc đấu tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi - Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa. Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Aùo – Hung, Italia thành lập “Phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại TG - Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những hiệp ước tay đôi hình thành phe hiệp ước (đầu XX) - Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại TG => chiến tranh ĐQ không thể tránh khỏi - Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo – Hung Kết quả: Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất * Hậu quả : - CTTG I kết thúc với sự thất bại của phe liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tiêu tốn 85 tỉ đôla - CM tháng 10 Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện TG * Tính chất: - CTTG I là cuộc chiến tranh ĐQ phi nghĩa Nói: "chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh phi nghĩa và là chiến tranh đế quốc" Vì hai lý do cơ bản sau: Xét về mục đích của cuộc chiến tranh: Như chúng ta đã biết cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc chủ yếu là mâu thuẩn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh. Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra chiến tranh còn có một âm mưu khác: cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 ở Châu Âu và cuộc cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẩn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Xôvanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới. Xét về mặt tính chất của cuộc chiến tranh: Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết. Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là cuộc chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền. Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. không chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che dấu mục đích thực sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ tổ quốc. Tóm lại, nói chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa là vì nó xuất phát từ mục đích không chính đáng, tính chất không chính nghĩa giữa các nước đế quốc với nhau. Câu1: Trình bày những nội dung chính cuộc Duy Tân Minh Trị trên các mặt: Kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục? (2 điểm) Câu 2: Nêu cương lĩnh và mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội? (1 điểm) Câu 3: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX là gì? (2 điểm) Câu 4: Vì sao gọi cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? (1,5 điểm) Câu 5: Vì sao khi tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ lại đứng về phe Hiệp ước? (1,5 điểm) Câu 6: Vì sao nói cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa? (2 điểm Câu trả lời Nội dung Thang điểm Tổng điểm Câu 1 + Cuối năm 1867 đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm chính quyền tiến hành cải cách trên các mặt: + Chính trị: Xác lập quyền thống trị của quí tộc tư sản hoá, ban hành Hiến pháp 1898 qui định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến. + Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn + Quân sự: Huấn luyện quân đội theo khuôn mẫu phương Tây, đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng. + Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung giáo dục khoa học kĩ thuật. Cử học sinh giỏi đi du học ở nước ngoài. 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 2 điểm Câu 2 + Cương lĩnh của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. + Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. 0,5 đ 0,5 đ 1 điểm Câu 3 + Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản có sự phát triển không đều nhau về kinh tế, Anh và Pháp từ vị trú dẫn đầu thế giới vào năm 1860 đến giai đoạn này tụt xuống vị trí thứ 3 và thứ 4 thế giới. Mĩ và Đức trước năm 1860 đứng thứ 3 và thứ 4 đến giai đoạn này vươn lên đứng đầu và thứ 2 thế giới. + Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc cũng không đều nhau: Anh và Pháp có hệ thống thuộc địa đứng đầu và thứ hai thế giới, Mĩ và Đức thì có rất ít thuộc địa. + Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa nảy sinh dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã nổ ra: Mĩ – Tây Ban Nha, Anh – Bô-ơ, Nga – Nhật. + Tình hình chung giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là căng thẳng với nhau, nhất là Đức với các nứơc đế quốc Anh và Pháp. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 2 điểm Câu 4 + Cách mạng Tân Hợi 1911 chưa đụng chạm đến quyền lợi các nước đế quốc + Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến + Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày như đã hứa trong cương lĩnh của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,5 điểm Câu 5 + Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập để bán vũ khí cho hai bên tham chiến thu lợi nhuận. + Năm 1917 Mĩ tuyên chiến với Đức tham gia chiến tranh, Mĩ muốn ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. + Mĩ thấy ưu thế quân sự ở giai đoạn hai (19167 – 1918) đang nghiêng về phe Hiệp Ước, Mĩ muốn chia phần thắng lợi sau chiến tranh. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,5 điểm Câu 6 + Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa. + Cuộc chiến tranh này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận mà thôi (Mĩ, Anh và Pháp) + Cuộc chiến tranh này gây tổn hại nghiêm trọng cho nhân dân thế giới. + Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều nhà cửa, phố xá, nhiều công trình văn hoá bị thiêu huỷ trong chiến tranh . Chi phí cho cuộc chiến tranh này lên tới 85 tỉ đôla. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 2 điểm Tổng điểm 10.0 điểm 10.0 điểm
File đính kèm:
- on_tap_va_kiem_tra_lich_su_lop_8.doc