Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Khởi ngữ. Các thành phần biệt lập
– Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với,
– Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khởi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó với các thành phần khác của câu:
+ Quan hệ trực tiếp: khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế.
Ví dụ: – Hiểu, tôi cũng hiểu rồi.
– Bộ phim này, tôi xem nó rồi.
+ Quan hệ gián tiếp:
Ví dụ: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp
(Phạm Văn Đồng)
– Trong tiếng Việt có những trường hợp mang tính trung gian. Cần phân biệt khởi ngữ và các thành phần câu khác trong những trường hợp này:
+ Trung gian giữa khởi ngữ và chủ ngữ:
Ví dụ: Quyển sách này bìa rất đẹp.
Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi sau nó có dấu phẩy ngãn cách.
Ví dụ: Quyển sách này, bìa rất đẹp.
+ Trung gian giữa khởi ngữ và bổ ngữ đảo:
Ví dụ: Quyển sách này tôi đọc rồi.
Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi trong nội bộ cụm chủ – vị có bổ ngữ.
Ví dụ: Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Khởi ngữ. Các thành phần biệt lập
KHỞI NGỮ - CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP – Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. – Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với, – Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khởi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó với các thành phần khác của câu: + Quan hệ trực tiếp: khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế. Ví dụ: – Hiểu, tôi cũng hiểu rồi. – Bộ phim này, tôi xem nó rồi. + Quan hệ gián tiếp: Ví dụ: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp (Phạm Văn Đồng) – Trong tiếng Việt có những trường hợp mang tính trung gian. Cần phân biệt khởi ngữ và các thành phần câu khác trong những trường hợp này: + Trung gian giữa khởi ngữ và chủ ngữ: Ví dụ: Quyển sách này bìa rất đẹp. Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi sau nó có dấu phẩy ngãn cách. Ví dụ: Quyển sách này, bìa rất đẹp. + Trung gian giữa khởi ngữ và bổ ngữ đảo: Ví dụ: Quyển sách này tôi đọc rồi. Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi trong nội bộ cụm chủ – vị có bổ ngữ. Ví dụ: Quyển sách này, tôi đọc nó rồi. 2. Các thành phần biệt lập – Thành phần biệt lập là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, được dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. Khác với thành phần phụ là trạng ngữ và khởi ngữ, các thành phần biệt lập không có quan hệ trực tiếp với các thành phần khác trong câu. – Các thành phần biệt lập gồm: + Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình thái khác nhau. Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như,); yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy,); yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (à, ừ, nhỉ, nhé,). + Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,). Ví dụ: Trời ơi! Nóng quá! + Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. Ví dụ: – Này, thầy nó ạ. (Kim Lân) —» Thành phần gọi. – Vâng, mời bác và cô lên chơi. —> Thành phần đáp. + Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. (Nguyên Hồng) II -LUYỆN TẬP 1. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau: a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (Nguyễn Thành Long) b) Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời. (Thanh Hải) c) Bỗng nhận ra hương Ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh) d) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào. (Kim Lân) e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? (Nguyễn Huy Tưởng) f) – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ) g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng) h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát. (Nguyễn Thành Long) 2. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ: a) Tôi không đi chơi được. b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được. c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa. 3. Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai. Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. 4. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng. a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (Thanh Tịnh) b) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. (Khánh Hoài) Gợi ý 1. Vận dụng hiểu biết về đặc điểm và công dụng của các thành phần khỏi ngữ và các thành phần biệt lập, HS nhận diện các thành phần đó trong các câu đã cho. a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên. b) Thành phần gọi – đáp: ơi. c) Thành phần tình thái: hình như. d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông. e) Thành phần cảm thán: chết nỗi. f) Thành phần cảm thán: than ôi! g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi. h) Thành phần tình thái: thì ra. 2. HS tự chọn đối tượng cần nhấn mạnh trong câu (nêu ở chủ ngư, vị ngữ hoặc bổ ngữ,) và tạo khởi ngữ phù hợp. Ví dụ: Câu có thể tạo thành các câu có khởi ngữ như sau: – Con thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa. – Mặc thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa. – Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nó nữa. 3. Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Điều đó có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao. 4. Nhận diện thành phần phụ chú và nêu ý nghĩa: a) Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy b) Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em.
File đính kèm:
- on_tap_tieng_viet_lop_9_khoi_ngu_cac_thanh_phan_biet_lap.docx