Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Các phương châm hội thoại

KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.

– Có 5 phương châm hội thoại chính:

+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

+ Phương cliâm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.

– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

 

docx 21 trang cucpham 02/08/2022 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Các phương châm hội thoại

Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Các phương châm hội thoại
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
– Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.
– Có 5 phương châm hội thoại chính:
+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
+ Phương cliâm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.
+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.
– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
II – LUYỆN TẬP
1. Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong các trường hợp sau?
a) Việc này là tuyệt mật nhất đấy!
b) Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ tôi.
c) Cửa hàng này bán nhiều hải sản biển ngon lắm.
d) – Bạn là học sinh trường nào?
-Tớ là học sinh trường trung học cơ sở.
2. Đọc truyện cười sau và cho biết câu nói được in đậm đã vi phạm phương châm hội thoại nào. Vì sao người nói lại vi phạm phương châm đó?
Trứng vịt muối
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:
 Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ?
– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
– Thế trứng vịt muối ở đáu ra?
Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:
– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
3. Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:
Ai tìm ra châu Mĩ?
Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:
– Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.
– Thưa thầy đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.
-Tốt lắm! Thê bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mĩ?
– Thưa thầy, bạn Hà ạ!
(Sưu tầm)
a) Trong truyện cười trên, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm?
b) Nếu tuân thủ phương châm hội thoại thì trò Bi phải trả lời thầy giáo như thế nào? Hãy viết lại câu trả lời đó.
c) Tìm một câu thành ngữ để nhận xét về trường hợp hội thoại trên.
4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới.
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
– Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Lão cười nhạt bảo:
– Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy Thế nào rồi cũng xong.
(Nam Cao)
a) Câu nói Thế nào rồi cũng xong của lão Hạc đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
b) Vì sao lão Hạc lại vi phạm phương châm đó?
c) Nhận xét về cách nói đó của lão Hạc bằng một çâu thành ngữ.
5. Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có nội dung liên quan đến phương châm lịch sự trong giao tiếp.
6. Xây dựng một đoạn hội thoại giữa một bạn HS và một người cao tuổi trong đó có tuân thủ các phương châm hội thoại.,
Gợi ý
1. Các trường hợp nêu trong đề bài đều vi phạm phương châm về lượng do sử dụng các từ ngữ trùng lặp, gây thừa thông tín (câu a, b, c) hoặc thiếu thông tin (câu d).
a) Thừa từ nhất vì từ tuyệt mật đã hàm chứa ý nhất, tuyệt đối.
b) Thừa từ ngày vì từ sinh nhật có nghĩa là ngày sinh.
c) Thừa từ biển vì từ hải sản có nghĩa là các sản vật lấy từ biển.
d) Câu trả lời thiếu thông tin: tên một trường trung học cơ sở cụ thể.
2. Vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để xác định phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Câu nói của người anh đã không tuân thủ phương châm về chất. Do thiếu hiểu biết nên người anh đã trả lời như vậy và chính vì thế mà truyện gây cười.
3. a) Truyện cười Ai tìm ra châu Mĩ? đã vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại. Câu hỏi của thầy giáo đã được trò Bi hiểu theo một hướng hoàn toàn khác (thầy hỏi ai là người tìm ra châu Mĩ trong lịch sử địa lí thế giới; trò trả lời về người tìm và chỉ ra châu Mĩ trên bản đồ trong giờ học Địa lí).
b) Nếu tuân thủ phương châm hội thoại, trò Bi phải trả lời thầy giáo như sau:
Thưa thầy, Cô-lôm-bô là người đã có công tìm ra châu Mĩ ạ.
c) Gâu thành ngữ nói về trường hợp vi phạm phương châm quan hệ như trong truyện: ông nói gà, bà nói vịt.
4. a) Câu nói của lão Hạc đã vi phạm phương châm cách thức.
b) Đây là trường hợp người nói cố tình vi phạm phương châm hội thoại bởi lão Hạc nói vậy chỉ cốt làm yên lòng ông giáo chứ không nêu rõ ràng, chính xác ý định, việc làm của lão cho ông giáo biết.
c) Nhận xét về cách nói của lão Hạc trong trường hợp này bằng một thành ngữ: nửa kín nửa hở..:
5. Ví dụ:
– Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
(Ca dao)
– Lời chào cao hơn mâm cỗ.
(Tục ngữ)
6. Bài tập này yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức về phương châm hội thoại. Nhân vật tham gia cuộc thoại là một bạn HS và một cụ già. Cần xác định nội dung, tình huống hội thoại và chú ý xây dựruĩ lời thoại tuân thủ các phương châm hội thoại theo yêu cầu của đề bài.
*** 
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I – Kiến thức cơ bản
1. Xưng hô trong hội thoại là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm, Đó là đặc điểm nổi bật của tiếng Việt.
2. Trong giao tiếp, người Việt có thể dùng từ ngữ xưng hô như sau:
– Xưng hô bằng đại từ:
+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, (số ít); chúng tôi, chúng tao, (số nhiều).
+ Ngôi thứ hai: mày, mi, (số ít); chúng mày, bọn bay, (số nhiều).
– Xưng hô bằng tên riêng: Ví dụ: Trang còn nhớ chùm ổi này không?
– Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, ba, bác, chú, cô, thím, anh, chị, èm,
– Xưng hô bằng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo sư, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc,
– Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, cậu (tớ),
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Xưng hô trong giao tiếp thể hiện văn hoá của người Việt. Người Việt có truyền thống “xưng khiêm hô tôn”.
II-LUYỆN TẬP
1. Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô trong bài ca dao sau:
Mình nói với ta mình hãy còn son,
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò. 
Con mình những trấu cùng tro, 
Ta đi xách nước rửa cho con mình.
2. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn tự xưng là ta và gọi các tướng sĩ là các ngươi. Cách xưng hô đó có ý nghĩa như thế nào?
3. Cách xưng hô được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyên có gì đặc biệt?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời di vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta!
4. Nhận xét về cách xưng hô của nhân vật ông giáo và nhân vật lão Hạc trong đoạn trích sau:
Tôi vui vẻ bảo:
– Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
– Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác
– Việc gì còn phải chờ khi khác? Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm
– Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc
(Nam Cao)
5. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Ngữ văn 9, tập hai), nhân vật trữ tình có sự thay đổi trong xưng hô. Theo em, vì sao có sự thay đổi đó?
Gợi ý
1. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phong phú. Đại từ ta khi là ngôi thứ nhất số ít, khi là ngôi thứ nhất số nhiều (như chúng ta). Đại từ mình khi là ngôi thứ nhất số ít, khi là ngôi thứ hai số ít. Trong bài ca dao trên, người nói là người con trai tự xưng là ta – ngôi thứ nhất số ít – và gọi người nghe (cô gái) là mình – ngôi thứ hai số ít. Ta – mình là cặp đại từ xưng hô đặc biệt trong tiếng Việt, biểu hiện tình cảm rất thân thiết, trìu mến và bình đẳng giữa người nói và người nghe.
2. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc .Tuấn xưng ta – đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít và gọi tướng sĩ dưới quyền là cúc ngươi – ngôi thứ ba số nhiều. Đó là cách xưng hô của người bề trên (như vua, vương hầu, quan lại,) với bề dưới (tướng dưới quyền, quân sĩ,) trong xã hội phong kiến. Cách xưng hô đó biểu hiện quyền uy, vị trí xã hội cao của người nói đối với người nghe.
3. Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, người nói gọi người bạn già lâu ngày gặp lại là bác và xưng ta.
– Đại từ bác là từ chỉ quan hệ gia đình, thường dùng trong cặp đôi bác – cháu, ở đây có hiện tượng thay ngôi (gọi thay cho con cháu trong nhà), tạo không khí gần gũi, thân mật, coi người bạn như người ruột thịt trong gia đình.
– Đại từ ta: Trong câu “Bác đến chơi đây, ta với ta!” có thể hiểu từ ta thứ nhất là người nói, ở ngôi thứ nhất số ít; từ ta thứ hai là người nghe, ở ngôi thứ hai số ít. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của bài thơ, có thể hiểu ngược lại hoặc hiểu theo nghĩa là ngôi thứ nhất số nhiều. Ta là một nhưng cũng là hai, tuy hai nhưng là một. Cách dùng từ xưng hô như vậy đã xoá đi khoảng cách trong giao tiếp, thể hiện được tình cảm gắn bó thân thiết của hai người bạn già.
4. Trong đoạn trích cũng như trong truyện Lão Hạc, nhân vật ông giáo ít tuổi hơn nên xưng hô với lão Hạc là tôi – cụ; còn lão Hạc lại xưng hô tôi – ông, ông giáo. Nhân vật ông giáo chọn cách xưng hô với lão Hạc theo tuổi tác, thể hiện thái độ tôn kính, lễ phép với người cao tuổi. Lão Hạc gọi ông giáo, một người ít tuổi hơn nhưng có địa vị xã hội cao hơn, bằng từ chỉ quan hệ tuổi tác ông và từ chỉ nghề nghiệp ông giáo, thể hiện thái độ tôn trọng, kính nể. Cách xưng hô đó đã xác lập rõ quan hệ xã hội và quan hệ tuổi tác giữa hai người tham gia giao tiếp.
Cách xưng hô của hai nhân vật trong truyện cũng là cách xưng hô thường gặp trong cuộc sống.
5. Nhân vật  ... u trên là “điều này” nó có nghĩa nhấn mạnh và gây chú ý cho người đọc điều mà tác giả muốn nói đến.
Ví dụ 2: Tôi đi đến đâu thì người ta đều thương. Còn nó, nó đi đến đâu thì người ta đều ghét tuy không ai nói ra.
Khởi ngữ là “ Còn nó”, có tác dụng duy trì chủ đề và liên kết phát triển chủ đề của đoạn văn.
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Trong một câu thì vai trò các bộ phận thường không giống nhau, và chúng ta có thể phân chia thành 2 loại chính gồm: Những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa của câu và những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu. Và cách thành phần biệt lập sẽ không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng nó có tác dụng giúp người đọc, người nghe hiểu được câu chuyện.
Có thể phân chia các thành phần biệt lập thành nhiều loại khác nhau gồm:
Thành phần tình thái
Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Vị trí thường linh hoạt, có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.
Các từ thường thể hiện trong thành phần tình thái nhưng thể hiện sự tin cậy thấp của người nói đối với sự việc là các từ gồm: dường như, hình như, có vẻ như,
Các từ tình thái thể hiện sự tin cậy cao gồm: chắc chắn, chắn hẳn, chắc là
Ví dụ: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều ( Trích tác phẩm Làng – Kim Lân)
Thành phần tình thái trong câu là có lẽ.
Thành phần cảm thán
Dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói như vui, khóc, buồn, cườiNó thường đứng vị trí đầu trong câu.
Ví dụ: Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác là một chặng đường dài. (Trích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Thành phần cảm thán là cụm từ chao ôi.
Cách phân biệt thành phần cảm thán với dạng câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc.
Đây là 2 dạng câu rất dễ gây hiểu lầm mà các bạn học sinh gặp phải. Hãy cùng mình xem qua hai ví dụ sau để phân biệt chính xác nha.
Ví dụ 1: Ôi, hôm nay tôi vui quá!
Ví dụ 2: Ôi! Hôm nay tôi vui quá!
Nếu xét về ngữ nghĩa thì hai câu trên có nghĩa hoàn toàn giống nhau, nhưng về cấu trúc ngữ pháp thì khác nhau hoàn toàn.
Chúng ta cần chú ý đến dấu trong 2 ví dụ trên, trong ví dụ 1 thì sau từ Ôi là dấu phẩy, nên là thành phần trong câu. Nên ta kết luận ví dụ 1 có sử dụng thành phần cảm thán.
Trong ví dụ 2 thì sau từ Ôi là dấu chấm than nên chia tổ hợp từ thành 2 câu độc lập nhau. Vì vậy ví dụ 2 là câu cảm thán hay câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc.
Từ 2 ví dụ trên, chúng ta cần lưu ý cách sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt, nếu dùng không hợp lý có thể làm ngữ pháp và cấu trúc câu thay đổi.
Thành phần gọi đáp
Thành phần gọi đáp dùng để dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Nó không tham gia vào diễn đạt nghĩa của sự việc, chỉ có tác dụng phân chia vai vớ.
Nếu trong câu có các từ như này, dạ, thưa, ơiNhưng các từ này không có nghĩa diễn đạt nghĩa cho câu thì đó là thành phần gọi đáp.
Ví dụ: 
Này, bảo bác ấy cứ trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chút nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho phải hồn. 
Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn mấy húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
( Trích tác phẩm Tắt Đèn – Ngô Tất Tố)
Trong ví dụ trên thì 2 từ là thành phần gọi đáp là từ này và từ vâng. Câu đầu sử dụng từ này là vai vế người bà hàng xóm lo lắng cho người chồng của chị Dậu. Còn câu sau sử dụng từ vâng là thể hiện vai vế nhỏ hơn.
Vì vậy, chúng ta cần phân biệt rõ vai vế, địa vị và mối quan hệ trước khi sử dụng các thành phần gọi đáp cho hợp lý nhất.
Thành phần phụ chú
Là thành phần biệt lập đã được thêm vào câu, để có thể bổ xung cho một nét nội dung nào đó của câu. Khác với thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu, thành phần phụ chú thường đứng giữa hoặc cuối câu.
Nó dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu. Nó thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ: Trích một đoạn trong bài thơ Quê Hương của Giang Nam:
Cô bé nhà bên ( có ai ngờ đâu)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn( Thương thương quá đi thôi)
Trong ví dụ trên thì thành phần phụ chú đặt ở cuối câu và nằm trong dấu ngoặc đơn.
Kết luận: Các thành phần biệt lập không tham gia vào ngữ nghĩa và diễn đạt ý nghĩa trong câu, nhưng nó có tác dụng quan trọng.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý có thể có trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí, vãn chương, nhưng trong văn bản khoa học, hành chính – công vụ thì không nên dùng hàm ý.
Dựa vào nghĩa tường minh để xác định hàm ý trong câu.Tuy nhiên, không phải bao giờ người nghe cũng nhận ra hàm ý. Do đó, muốn sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện:
– Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.
– Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
 Có nhiều cách để tạo hàm ý trong câu:
+ Một trong những cách phổ biến là cố tình vi phạm các phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô.
Ví dụ: 
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giư nguy vạt áo ra, bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Lợn cưới, áo mới)
Các từ ngữ in đậm vi phạm phương châm về lượng, có hàm ý khoe khoang.
+ Sử dụng hành động nói gián tiếp cũng là một cách để tạo hàm ý.
Ví dụ: 
– Củ gì thế này? – Bác lái xe hỏi.
– Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?
(Nguyền Thành Long)
Câu in đậm là câu hỏi nhưng được dùng với hàm ý khẳng định: Hôm trước bác bảo bác gái vừa ốm dậy nên cháu biếu bác gái để bổi bổ sức khoẻ.
– Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng như thể hiện tính lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp cho cách diễn đạt trở nên phong phú, linh hoạt.
II – LUYỆN TẬP
1. Đọc các đoạn trích sau và cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao? Xác đinh hàm ý của câu (nếu có).
a) Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
– Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại
– Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thẳng chủ tịch mà đi cơ ông ạ.
(Kim Lân)
b) Đê khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
– Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giói thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!
(Nguyễn Thành Long)
2. Cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích dưới đây. Hàm ý đó được tạo nên bằng cách nào? Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
(R. Ta-go)
3. Tìm câu chứa hàm ý trong các đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó.
a) Chuột chù chê khỉ rằng hôi,
Khỉ mới trả lời: “Cả họ mày thơm”.
(Ca dao)
b) Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
 Để ta chiếm lấy riêng phẩn bí mật?
 – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
c) Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
(Nam Cao)
4. Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong những câu ca dao sau. Vì sao em hiểu được hàm ý đó?
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
5. Viết một đoạn hội thoại trong đó có câu chứa hàm ý. Chỉ ra hàm ý đó.
Gợi ý
1. Cần nắm vững khái niệm hàm ý, tìm hiểu hoàn cảnh xuất hiện câu nói để xác định câu in đậm nêu trong đề bài có hàm ý hay không.
a) Câu Hay là chỉ lại không chứa hàm ý. Đó chỉ là một câu nói dở dang.
b) Câu nói của người con trai có hàm ý: cháu không xứng đáng để bác vẽ, ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa mới xứng đáng.
2. Cần xác định người nói và người nghe, tìm hiểu hoàn cảnh giao tiếp để tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích.
– Hàm ý của câu nói: mình không thể đến “rìa biển cả” để vui chơi cùng các bạn vì mình không thể xa mẹ được (từ chối lời mời mọc, rủ rê của những người trong sóng).
– Hàm ý đó được tạo nên bằng cách vi phạm phương châm quan hệ (câu trả lời của em bé có vẻ không liên quan đến lời rủ rê của những người trong sóng) và sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp (câu hỏi nhưng được dùng với mục đích khẳng định).
– Người nghe là những người trong sóng hiểu rõ hàm ý của em bé nên họ mỉm cười và nhảy múa lướt qua.
3. a) – Câu chứa hàm ý: Cả họ mày thơm.
– Hàm ý: mỉa mai, châm biếm chuột chù. Qua đó, bài ca dao ngụ ý phê phán những người không những không nhận thức rõ về khuyết điểm của bản thân mà còn hay chê bai người khác.
b) – Câu chứa hàm ý: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
– Hàm ý: Sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt của con hổ.
c) – Câu chứa hàm ý: Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
– Hàm ý: Tôi cũng không sung sướng hơn cụ.
4. HS cần phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý trong một phát ngôn.
– Phần nghĩa tường minh ở đây là: Bao giờ cá chạch đẻ ở trên ngọn cây đa, chim sáo đẻ trứng à dưới nước thì ta sẽ lấy mình.
– Hàm ý trong câu ca dao: Không bao giờ ta lấy mình
– Căn cứ vào phần nghĩa tường minh để xác định hàm ý. Phần tường minh nêu điều kiện dẫn đến hôn nhân: bao giờ cá chạch đẻ trên ngọn cây đa, chim sáo đẻ trứng dưới nước thì ta lấy mình. Nhưng vì không bao giờ có chuyện đó nên không bao giờ có chuyện ta lấy mình.
5. Hs tự chọn chủ đề, đưa ra tình huống giao tiếp cụ thể và xây dựng đoạn hội thoại có câu chứa hàm ý rồi chỉ ra hàm ý đó.

File đính kèm:

  • docxon_tap_tieng_vie_lop_9_cac_phuong_cham_hoi_thoai.docx