Ôn tập thơ hiện đại - Đồng chí. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”

1. Chép nối tiếp 6 câu thơ nữa và cho biết đoạn thơ em vừa chép được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

2. Xác định các thành ngữ trong đoạn thơ vừa chép. Phân tích tác dụng của thành ngữ đó.

3. Có bạn chép câu thơ “Anh với tôi đôi người xa lạ” thành “Anh với tôi hai người xa lạ”. Em hãy cho biết việc chép sai như thế có ảnh hưởng đến giá trị câu thơ như thế nào?

4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ thứ 5 của đoạn.

5. Vì sao nói câu thơ thứ 7 là một câu đặc biệt.

6. Đoạn thơ trên nói về cơ sở hình thành tình đồng chí. Theo em, tình đồng chí đã được hình thành trên cơ sở nào? Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách tổng – phân – hợp để trình bày điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp. Gạch chân dưới câu ghép và lời dẫn trực tiếp trong đoạn.

7. Hãy kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về anh bộ đội. Nêu tác giả của bài thơ ấy.

8. Có bạn hiểu “đồng chí ” là đồng lòng và quyết chí. Hiểu như thế có đúng không? Tại sao? Vận dụng phương pháp giải nghĩa từ mà em đã học, em hãy giải nghĩa từ “tả thực” và “lãng mạn”.

9. Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

 

docx 5 trang cucpham 01/08/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập thơ hiện đại - Đồng chí. Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập thơ hiện đại - Đồng chí. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Ôn tập thơ hiện đại - Đồng chí. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
ĐỀ LUYỆN : ĐỒNG CHÍ
Đề I. Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”
Chép nối tiếp 6 câu thơ nữa và cho biết đoạn thơ em vừa chép được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Xác định các thành ngữ trong đoạn thơ vừa chép. Phân tích tác dụng của thành ngữ đó. 
Có bạn chép câu thơ “Anh với tôi đôi người xa lạ” thành “Anh với tôi hai người xa lạ”. Em hãy cho biết việc chép sai như thế có ảnh hưởng đến giá trị câu thơ như thế nào?
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ thứ 5 của đoạn.
Vì sao nói câu thơ thứ 7 là một câu đặc biệt.
Đoạn thơ trên nói về cơ sở hình thành tình đồng chí. Theo em, tình đồng chí đã được hình thành trên cơ sở nào? Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách tổng – phân – hợp để trình bày điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp. Gạch chân dưới câu ghép và lời dẫn trực tiếp trong đoạn.
Hãy kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về anh bộ đội. Nêu tác giả của bài thơ ấy.
Có bạn hiểu “đồng chí ” là đồng lòng và quyết chí. Hiểu như thế có đúng không? Tại sao? Vận dụng phương pháp giải nghĩa từ mà em đã học, em hãy giải nghĩa từ “tả thực” và “lãng mạn”. 
Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Đề II. Cho câu thơ: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”.
Chép tiếp 9 câu thơ để hoàn thành đoạn thơ.
Em hiểu từ “mặc kệ” có nghĩa như thế nào?
Hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh ẩn dụ hay hoán dụ? Hình ảnh đó chỉ điều gì?
Cho biết đoạn thơ em vừa chép có nội dung gì?
Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách Tổng – phân – hợp phân tích 10 câu thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một phép nối.
Đề III. Cho hai câu thơ: 
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Hai câu thơ trên gợi em nhớ tới câu thơ nào trong bài thơ Đồng chí?
Câu thơ em vừa chép với hai câu thơ trên giống nhau ở điểm nào?
Đề IV. 
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
Có người còn chưa hiểu hết câu thơ được coi là hay nhất trong bài thơ “Đồng chí”, câu : “Đầu súng trăng treo”. Vì sao trăng vốn vời vợi trên cao lại có thể treo trên đầu ngọn súng nơi mặt đất? Nhà thơ đặt trăng bên cạnh súng nhằm gợi tả vẻ đẹp gì về tâm hồn của người lính? Xét trong mối quan hệ với hai câu thơ trước đó, tứ thơ “Đầu súng trăng treo” giúp cho người đọc có thể cảm nhận được gì về đời sống và tình đồng chí của những người lính? Em hãy giải thích ngắn gọn câu hỏi trên.
Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách quy nạp phân tích làm nổi bật biểu tượng đẹp đẽ về người lính. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép thế.
PHIẾU BÀI TẬP : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Câu 1. Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào? 
Câu 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ có gì độc đáo và mới lạ?
Câu 3. Cho câu thơ : “Không có kính rồi xe không có đèn”
Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.
Cho biết đoạn thơ vừa chép thuộc bài thơ gì? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào?
Viết một đoạn văn diễn dịch 10 – 12 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ trên.
Câu 4. 
Phân tích giá trị biểu cảm của từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy / Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
Chỉ với hai câu thơ : “Võng mắc chông chênh đường xe chạy / Lại đi, lại đi trời xanh thêm”, PTD đã cho ta hiểu vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe thời chống Mĩ.
Hãy viết tiếp từ 8 – 10 câu để tạo thành đoạn văn diễn dịch hoàn chỉnh. Trong đó có sử dụng phép nối và một câu ghép.
Câu 5. 
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ. Vậy có cần thiết phải dùng chữ “bài thơ” trong nhan đề tác phẩm không? Vì sao?
Chép lại chính xác hai khổ cuối của bài thơ này.
Xác định và chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng ở câu cuối cùng của bài thơ?
Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa được hình tượng người chiến sĩ lái xe sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm.
Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu quy nạp có độ dài khoảng 10- 12 câu. Trong đó có sử dụng câu chứa lời dẫn trực tiếp và một câu bị động.
Câu 6. Cho câu thơ “Những chiếc xe từ trong bom rơi”
Chép tiếp các khổ thơ từ câu trên cho đến hết bài thơ.
Các khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào ? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Đoạn thơ gợi nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình ngữ văn 9. Nêu điểm giống nhau cơ bản về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ đó . 
Phân tích khổ thơ cuối cùng trong bài thơ em vừa gợi nhớ trên.
Câu 7. Cho câu thơ : “Không có kính rồi xe không có đèn”
Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ cuối bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
Viết đoạn văn 10 -12 câu để làm rõ niềm tin và tinh thần chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn thời kháng chiến chống Mĩ lúc ấy.
Câu 8. Triển khai câu chủ đề sau: Cả bài thơ là dòng cảm xúc của người lính lái xe trên đường ra tiền tuyến thành đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. 
Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ.
Câu 10. Hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đã kế thừa và phát huy truyền thống ấy của cha ông như thế nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề này. 
ĐỀ LUYỆN: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Câu 1. Bài thơ “Cành phong lan bể” của Chế Lan Viên có câu: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”, bài “Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận cũng có câu giàu hình ảnh tương tự.
Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Con cá song và ngọn đuốc vốn là những sự vật khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng hợp lí. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ?
Dưới đây là câu chủ đề cho đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép theo yêu cầu ở câu a:
“Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương”
Em hãy viết tiếp khoảng 8 – 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có câu ghép và một câu có thành phần tình thái. 
Câu 2. Cho câu chủ đề:
 Khổ 2,3,4 của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá ” đã miêu tả cảnh biển đẹp, biển giàu.
Triển khai câu chủ đề trên thành một đoạn văn T – P – H khoảng 12 – 15 câu.
Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong bài thơ.
Câu 4. Trong câu thơ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” từ “đông” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít nhất hai nghĩa của từ đông và cho VD. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích. Tìm hai ví dụ về phép tu từ đó mà em đã được học.
Câu 5. Cho câu chủ đề:
Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động.
Đề tài của đoạn văn sắp viết là gì? Đề tài của đoạn văn đã viết là gì?
Hãy viết tiếp từ 9 -15 câu để tạo thành đoạn văn T – P – H hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng phép thế.
Câu 6. Hai câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then, đêm sập cửa” được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 7. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Cá nhụ, cá chim cùng cá đé / Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”
Tìm một ví dụ trong chương trình đã học cũng sử dụng biện pháp tu từ giống như câu thơ trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_tho_hien_dai_dong_chi_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_ki.docx